Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Con rồng cháu tiên (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Con rồng cháu tiên (tiếp)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Giúp học sinh bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết.

 - Hiểu nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.

 - Rèn kĩ năng kể, tóm tắt truyện dân gian.

 - Phân tích và cảm thụ được những chi tiết của truyện, rút ra được ý nghĩa truyện.

 - Giáo dục lòng yêu nước,lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.

B.CHUẨN BỊ:

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Con rồng cháu tiên (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :1 
Tiết :1 	 BÀI:1 
NS: 4/9/2007
ND :6/ 9/ 2007	
 (Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Giúp học sinh bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
 - Rèn kĩ năng kể, tóm tắt truyện dân gian.
 - Phân tích và cảm thụ được những chi tiết của truyện, rút ra được ý nghĩa truyện.
 - Giáo dục lòng yêu nước,lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
 + Soạn giáo án, đọc sách tham khảo
 + Dự kiến khả năng tích hợp: - Tích hợp với phần tiếng việt : Từ và cấu tạo từ tiếng việt . 
 - Tích hợp với phần TLV : Văn bản và các phương thức biểu đạt
2.Học sinh:
 - Đọc kĩ phần văn bản và soạn vb , trả lời các câu hỏi SGK
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp:.
2. Bài cũ: 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của h/s. 
 - Nhắc nhở, dặn dò về phương pháp học và soạn bài ở cấp ptcs , nề nếp học tập theo chương trình mới 
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Người Việt Nam ta, ai ai cũng tự hào mình là con Rồng, cháu Tiên, tự hào về nguồn gốc của mình. Nhưng dòng giống Rồng – Tiên ra sao, nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc như thế nào? Truyện “Con Rồng, cháu Tiên”sẽ mở đầu phần truyền thuyết các vua Hùng mà hôm nay chúng ta sẽ có dịp đựơc tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung.
 -Đọc phần chú thích (*) SGK
? Dựa vào chú thích ở SGK/ 7 , em hiểu thế nào là truyện truyền thuyết?--> (Là loại truyện cổ dân gian, kể về những nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử quá khứ của dân tộc. Truyện có yếu tố kì ảo hoang đường, có sự đánh giá của nhân dân về các sự kiện, nhân vật lịch sử ấy)
GV: Tham khảo thêm bài “Những điều cần lưu ý” ở sách GV, giảng thêm cho HS về định nghĩa thể loại.
- Gọi HS đọc truyện(GV nhận xét, góp ý về cách đọc của HS.)
+ Hướng dẫn h/s tóm tắt văn bản
? Theo em truyện có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu?-->Truyện có thể chia làm 3 đoạn:
 +Từ đầuLong Trang: Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ. 
 + Tiếp đólên đường: Cuộc sống của gia đình Lạc Long Quân và Âu Cơ. 
 + Phần còn lại: Nguồn gốc dân tộc việt Nam.
? Dựa vào chú thích SGK em hãy giải thích các từ: Ngư tinh, Thuỷ tinh khôi ngô?
? Mở đầu truyện giới thiệu cho em những vị thần nào?
? Tìm những chi tiết thể hiện tích chất kì lạ,lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân & Aâu Cơ?
? LQ được giới thiệu như thế nào về nguồn gốc, tài năng, sức khoẻ?
? LQ đã giúp dân làm những công việc gì?
? Qua những chi tiết vừa tìm hiểu em có nhận xét gì về vị thần này?
? Hình ảnh Âu Cơ có điều gì làm em thích thú? (Nguồn gốc, nhan sắc, phong cách sinh hoạt)=> Vẽ đẹp cao quí của người phụ nữ.
? Truyện kể về cuộc tình duyên của hai nhân vật này ntn? Cuộc hôn nhân đó và sự sinh nở của Ââu Cơ ntn?
? Từ những nét khác thường của từng vị thần, truyện đưa ta đến một sự kiện đặc biệt. Đây cũng là một chi tiết hay nhất, có ý nghĩa nhất của truyện. Đó là chi tiết nào?
? Chi tiết “Bọc trăm trứng” nở ra trăm con trai có ý nghĩa như thế nào? Chi tiết này người xưa muốn biểu lộ điều gì?
GV: Với trí tưởng tượng của người xưa đã sáng tạo ra một chi tiết đặc sắc và có ý nghĩa. Chi tiết này mang đậm tính chất hoang đường của thần thoại nhưng ý nghĩa của nó thì sâu sắc biết nhường nào. Cái bọc trăm trứng ngụ ý một ý nghĩa sâu xa rằng: Toàn thể nhân dân Việt Nam đều sinh ra trong một bọc, cùng chung một nòi giống, tổ tiên.
? Vì sao LQ không cùng Âu Cơ nuôi đàn con nhỏ?
? Họ đã có quyết định ra sao? Em hãy kể tóm tắt đoạn truyện này?
? LQ và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì?
? Sau khi chia con họ còn có những lời hẹn ướcä gì với nhau không? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
? Câu chuyện kết thúc như thế nào?
GV: Trong truyện có những từ như: Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, Thuỷ Cungmà em đã được tìm hiểu trong phần chú thích. Đó là những từ mượn (Mượn từ tiếng Hán)Phần từ mượn này em sẽ được học kĩ hơn ở bài sau: “Từ mượn.”
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?Chỉ ra các chi tiết kì ảo tưởng tượng trong truyện?
? Các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
GV :Trong truyện cổ dân gian, các chi tiết tưởng tượng kì ảo gắn bó mật thiết với nhau(Tưởng tượng kì ảo:Chi tiết không có thật) – Gắn với quan niệm tín ngưỡng của người xưa về thế giới, về sự đan xen giữa thế giới thần và thế giới người, quan niệm “Vạn vật hữu sinh”(Vạn vật đều có linh hồn). Trong truyền thuuyết “Con Rồng, cháu Tiên”các chi tiết tưởng tượng kì ảo có ý nghĩa:Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, dđẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.; Thần kì hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc;Làm tăng sức hấp dẫn của truyện
GV hướng dẫn h/s tổng kết vb.
? Tổ tiên ta sáng tạo ra truyện này nhằm giải thích điều gì? Ca ngợi ai?Giáo dục nhắc nhỡ chúng ta điều gì?
? Truyện thể hiện nguyện vọng gì của nhân dân ta?
GV : Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là một văn bản tự sự trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc, dẫn đến một ý nghĩa. Kiểu văn bản tự sự này em sẽ được học ở bài sau.
GV: Hướng dẫn làm 2 bài tập ở SGK
- BT2: Kể chuyện với các yêu cầu sau: Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản; dùng lời kể của mình; kể diễn cảm
I. Tìm hiểu chung:
* Khái niệm truyền thuyết 
(SGK/7)
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc & tìm hiểu chú thích:
* Đọc
* Chú thích (SGK/7)
2. Tóm tắt
3. Bố cục: 3 đoạn
4. Phân tích:
4.1/ Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ
* Nguồn gốc và hình dạng:
+ Long Quân : Thần mình rồng, thường ở dưới nước, con trai thần Long Nữ.
+ ÂÂâu Cơ : ở vùng núi cao phương Bắc , thuộc dòng họ Thần Nông , xinh đẹp tuyệt trần, thích hoa thơm, cỏ lạ.
*Tài năng: 
- Lạc Long Quân giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh.
- Dạy dân cách trồng trọt,chăn nuôi và cách ăn ở.
à Nguồn gốc cao đẹp, có tài kì lạ khác thường.
4.2.Cuộc hôn nhân kì diệu và sự sinh nở kì lạ của Aâu Cơ:
- Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng, sống ở cung điện Long Trang.
- Âu Cơ có mang, sinh ra cái “bọc trăm trứng”nở ra một trăm con trai, không cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi, hồng hào koẻ mạnh như thần.
 à Toàn thể dân tộc Việt Nam cùng chung một nòi giống, tổ tiên.
4.3/ Quyết định chia con:
- Năm mươi con theo mẹ lên núi.
- Năm mươi con theo cha xuống biển.
- Chia nhau cai quản các phương .Khi có việc cần thì vẫn giúp đỡ lẫn nhau
à Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta
- Con cháu Tiên –Rồng lập nước Văn Lang, dựng triều đại Hùng Vương 
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ SGK/8)
IV. Luyện tập:
Bài 1: Kể tên một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc?
- Quả trứng to nở ra con người(Mường)
- Quả bầu mẹ(Khơ Mú)
àKhẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên đất nước ta.
Bài 2: Nêu chi tiết em thích.
4. Hướng dẫn về nhà:
 * Hướng dẫn học bài:
- Đọc kĩ nội dung bài học và phần ghi nhớ SGK nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
+ Sau khi học xong truyên “Con Rồng, cháu Tiên” em có suy nghĩ gì?
+ Chi tiết nào trong truyện là cái lõi sự thật lịch sử khiến cho em khẳng định truyện này là truyện truyền thuyết?
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK và tóm tắt kể diễn cảm truyện.
* Hướng dẫn soạn bài:
- Đọc kĩ phần văn bản “Bánh chưng, bánh giày” ; phần chú thích 
- Trả lời các câu hỏi trong bài học.
Tuần :1 
Tiết :2 
NS : 5/9/ 2007 	 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM	 
ND : 8/ 9 / 2007	 	 	
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS hiểu truyện giải thích một tập tục lâu đời của nước ta là làm bánh chưng, bánh giàytrong ngày tết cổ truyền.
- Ca ngợi, đề cao người lao động.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng phân tích, tìm hiểu nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện.
- Giáo dục tình cảm quý trọng những tập tục, giá trị văn hoá của dân tộc.
B. CHUẨNBỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án, hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu văn bản
- Dự kiến tích hợp: + Tích hợp với tập làm văn tự sự.
 + Tích hợp với phần tiếng việt ở bài “Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt.”
2. Học sinh:
- Học thuộc bài cũ:VB “Con Rồng, cháu Tiên”
- Đọc kĩ VB bánh chưng bánh giầy và trả lời các câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp:.
2. Bài cũ: 
- Thế nào là truyện truyền thuyết? Kể tóm tắt và nêu ý nghĩa truyện “Con Rồng, cháu Tiên” . Nêu nội dung chính của truyện (Kết hợp kiểm tra vở bài soạn) .
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài. 
Hằng năm, mỗi khi xuân về, tết đến, nhân dân ta- con cháu của các vua Hùng , từ miền xuôi đến miền ngược,vùng rừng núi cũng như miền biển, lại nô nức chở lá dong, xay đỗ, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quý ,tự hào về nền văn hoá cổ truyền độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng,bánh giầøy”. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng ,bánh giầøy trong ngày tết, đề cao sự thờ kính trời đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng ,phẩm chất của cha ông trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hoá đậm đà màu sắc,phong vị dân tôc. Để hiểu về truyền thuyết này ta sẽ tìm hiểu văn bản...
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Gọi h/s nhắc lại k/n truyền thuyết ở phần tìm hiểu chung.
- Đọc truyện , tìm hiều các  ... “Con Rồng, cháu Tiên”
? Từ là gì? ( Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu )
GV (chốt) : Ghi nhớ sgk/13
* Bài tập nhanh: Đặt một câu với các từ sau:
cái, áo hoa, rất, của, Lan ,đẹp, quá
 Cái áo hoa của Lan rất đẹp.
? Trong câu trên các từ có gì khác nhau về cấu tạo?
(Khác nhau về số tiếng: có từ chỉ có 1 tiếng; có từ có 2 tiếng.)
? Vậy tiếng là gì? (Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ)
? Khi nào một tiếng được coi là một từ? (Khi một tiếng có thể đứng để tạo câu. VD: Gió, mưa
GV: (chốt) Tiếng là đơn vị tạo nên từ.
BT nhanh: Xác định số lượng tiếng của mỗi từ và số lượng từ trong câu sau: Em/ đi / xem / vô tuyến truyền hình / tại / câu lạc bộ / nhà máy / giấy
à Câu trên gồm 8 từ ; từ có 1 tiếng: em, đi, xem, tại, giấy;từ có 2 tiếng : nhà máy; từ có 3 tiếng: câu lạc bộ; từ có 4 tiếng: vô tuyến truyền hình.
 Đọc VD ở mục II “Từ đấybánh giầy”
? Tìm các từ 1 tiếng và các từ 2 tiếng trong ví dụ đó?
(Từ 2 tiếng:trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày; từ 1 tiếng (các từ còn lại)
GV: Ở bậc tiểu học các em đã được tìm hiểu từ đơn và từ phức.Hãy nhắc lại thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức? Tìm ví dụ ở câu trên?
(Từ chỉ có 1 tiếng gọi là từ đơn; từ có 2 hay nhiều tiếng gọi là từ phức)
? Vậy có mấy kiểu cấu tạo từ?
? Hai từ phức: “trồng trọt” và “Chăn nuôi” có gì giống và khác nhau?
(Giống:đều gồm 2 tiếng; 
khác: “Chăn nuôi”gồm 2 tiếng có quan hệ về nghĩa.
 “trồng trọt”gồm 2 tiếng có quan hệ láy âm (tr )
GV : Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại (có quan hệ với nhau về nghĩa)gọi là từ ghép VD: Bánh chưng, hoa hồng; Còn loại từ phức có cấu tạo gồm một tiếng gốc có nghĩa và một tiếng láy lại tiếng gốc gọi là từ láy. VD: đo đỏ, trồng trọt
? Từ việc phân tích trên em cho biết từ phức có mấy loại? Đó là những loại nào?
-Kẻ bảng cấu tạo từ vào vở & nhắc lại phần ghi nhớ SGK / 14 
* GV : Hướng dẫn h/s luyện tập các BT sgk.
HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1
HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập 2
Bài tập 3,4,5 (HS làm ở nhà )
Bài tập bổ trợ: Chia bảng làm 4 cột (Tổ 1,2,3,4) . Mỗi tổ cử 1 đại diên lên bảng; thời gian làm bài 2phút
a.Cho các nhóm từ:ruộng nương, ruộng rẫy, nương rẫy, ruộng vườn, vườn tược, nương náu
Tìm các từ ghép, từ láy trong các nhóm từ trên?
b.Cho trước tiếng “làm”hãy kết hợp với các tiếng khác để tạo thành năm từ ghép, 5 từ láy?
VD: - 5từ ghép:làm việc, làm ăn, làm cho, làm nên, làm ra
 - 5từ láy: làm lụng, làm lành, làm lẽ, làm lấy,  
I. Từ là gì?
1. Ví dụ: 
Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở. 
 (Con Rồng, cháu Tiên)
 Câu văn có : 9 từ
2. Ghi nhớ:
 (Ghi nhớ 1/ SGK-13)
II. Các kiểu cấu tạo từ:
1. Ví dụ:
Từ / đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề / trồng trọt, / chăn nuôi/ va/ ø có / tục/ / ngày/ tết/ làm / bánh chưng,/ bánh giày.
 (Bánh chưng, bánh giày)
à Từ 2 tiếng: Trồng trọt -> Từ láy
 Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày -> Từ ghép
Từ 1 tiếng: (các từ còn lại) -> Từ đơn
2. Ghi nhớ:
a. Từ đơn (gồm 1 tiếng )
 Từ ghép
b. Từ phức:
 Từ láy
 (Ghi nhớ 2 /SGK-14)
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta,
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày
Từ láy
Trồng trọt
III. Luyện tập:
Bài 1: a. Xác định các kiểu cấu tạo từ:
- Nguồn gốc, con cháu ->Từ ghép
b. Tìm từ đồng nghĩa:
Cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, cha ông, nòi giống.
c. Tìm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: 
Ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị
Bài 2: Nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
* Theo giới tính: Oâng bà, cha mẹ, anh chị
 Theo tôn ti trật tự: Bác cháu, chị em
* Bài tập bổ trợ:
-Từ ghép: ruộng nương, ruộng rẫy, ruộng vườn, vườn tược.
- Từ láy: nương náu
4. Hướng dẫn về nhà:
 * Hướng dẫn học bài:
 - Đọc thuộc phần ghi nhớ ; nắm vững 2 nội dung bài học nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: Từ là gì? Các kiểu cấu tạo từ?
 - Làm bài tập 3,4,5(SGK/14;15)
 * Hướng dẫn soạn bài:
 - Học thuộc bài cũ và soạn bài mới : “ Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”
 - Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu SGK- phần bài học.
Tuần :1 
Tiết :4 
NS: 8/9/2007 
ND: 10/ 9 / 2007 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Huy động kiến thức của HS về các loại văn bản mà em biết
- Hình thành sơ bộ các khái niệm:Văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
- Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản.
- Có kĩ năng bứơc đầu về các loại văn bản với mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt khác nhau.
B. CHUẨNBỊ:
1. Giáo viên: - Dự kiến về phương pháp, biện pháp và hình thức dạy học:
- Tích hợp với các đoạn trích ở các văn bản để phân tích tình huống giao tiếp.
2. Học sinh:
- Đọc kĩ bài học và các ví dụ,ø trả lời các câu hỏi SGK; xem trước phần bài tập luyện tập
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp:.
2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: 
 Trong cuộc sống hàng ngày, em thường đọc báo, đọc truyện, viết thư, viết đơnvới các mục đích khác nhau , ta gọi chung là các bài văn, các giấy tơ- ø là “văn bản”; gọi theo mục đích sử dụng là giao tiếp.Vậy văn bản là gì? Có những kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
 GV:Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng(muốn khuyên nhủ người khác một điều gì,muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chứcmà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết em làm thế nào?
à Nói hay viết cho người ta biết có thể nói một tiếng, một câu hay nhiều câu. Khi thực hiện một hành động như vậy là em đã giao tiếp.
? Vậy em hiểu giao tiếp là gì?
? Muốn thực hiện được hoạt động giao tiếp ta phải sử dụng phương tiện gì? (Phương tiện ngôn ngữ)
? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu em làm thế nào?
à Phải tạo lập văn bản, nghĩa là phải nói có đầu có đuôi, có mạch lạc, lí lẽ.
* Vậy em hiểu văn bản là gì?
- Đọc câu ca dao
? Câu ca dao này được sáng tác để làm gì?
(Khuyên nhủ người khác.)
? Câu ca dao này muốn nói lên điều gì?
(Khuyên con người giữ chí cho bền)
? Hai câu 6 & 8 liên kết với nhau ntn? (Về luật thơ và ý thơ)
 GV: Về luật : Gieo vần ( bền- nền )
 Về ý: Hai câu có quan hệ mạch lạc với nhau, quan hệ giải thích của câu sau đối với câu trước, làm rõ ý cho câu trước. 
? Như thế đã trọn vẹn một ý chưa?
 GV: Làm một văn bản gồm 2 câu, viết để nêu ra một lời khuyên. Chủ đề của văn bản là phải giữ chí cho bền. Câu thứ 2 nói rõ thêm giữ chí cho bền tức là không giao động khi người khác không thay đổi chí hướng. Chí là chí hướng, hoài bão lí tưởng. 
? Lời phát biểu của cô hiệu trưởng trong ngày khai giảng năm học mới có phải là văn bản không vì sao? Vì sao?
(Là văn bản nói: Lời phát biểu của cô hiệu truởng là văn bản vì là chuỗi lời có chủ đề nêu lên những thành tích năm học qua và nhiệm vụ năm học mới.
? Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là văn bản không?
 HS: Quan sát một số giáo cụ trực quan do GV chuẩn bị: Thiệp mời, công văn, bài báo, hoá đơn tiền điện, biên lai các giâùy tờ trên có phải là văn bản không?
Kể thêm những văn bản mà em biết
( các giấy tờ trên đều là văn bản vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định)
- Truyện con Rồng cháu Tiên em vừa học trình bày ý kiến sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia
àVăn bản tự sự
- Khi em viết một bài văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một vấn đề nào đó -> Văn bản biểu cảm.
(Tương tự GV hướng dẫn cho HS hiểu thêm vế các kiểu văn bản còn lại.)
? Vậy theo em biết có bao nhiêu kiểu văn bản? 
? Mục đích giao tiếp của chúng ntn? 
? Bài học hôm nay em cần ghi nhớ điều gì?
(Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK – tr 17)
 HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1
 GV: Hướng dẫn h/s làm các bài tập sgk.
. Đọc kĩ văn bản
. Dựa vào mục đích giao tiếp để xác định kiểu văn bản.
- Bài tập 2: GV cho HS trao đổi ý kiến, kích thích sự suy nghĩ của HS gây chú ý để học bài : “ Tìm hiểu chung” ở tiết sau.
I .Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
1.Văn bản và mục đích giao tiếp:
 Ví dụ:
+ Các tình huống giao tiếp :
 Muốn khuyên nhủ, hay trao đổi tình cảm
à Giao tiếp .
Biểu đạt t/c một cách đầy đủ, chi tiết cho người khác hiểu về mình
Viết thư
Viết đơn
Lời phát biểu
Sáng tác một câu ca dao.
à Tạo lập văn bản.
2.. Kiểu văn bản và phương thức của văn bản
Ví dụ:
 ( xem sgk trang 17)
+ Các tình huống giao tiếp
Xin phép sử dụng sân vận động
Tường thuật diễn biến
Tả pha bóng đẹp
Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu
Bày tỏ tình cảm mến yêu
Bác bỏ ý kiến
à 6 kiểu văn bản, 6 phương thức biểu đạt.
II. Ghi nhớ : 
( sgk / tr.17 )
III. Luyện tập:
Bài 1 : Xác định phương thức biểu đạt của các đoạn văn ,đoạn thơ :
Văn bản tự sự
Văn bản miêu tả
Văn bản nghị luận
Văn bản biểu cảm
đ . Văn bản thuyết minh
4. Hướng dẫn về nhà:
 * Hướng dẫn học bài:
Học thuộc phần ghi nhớ ( 3 yêu cầu bài học sgk tr 17)
Em hãy cho biết truyện “ Bánh chưng ,bánh giày” thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết điều đó?
Làm bài tập 2 sgk và bài tập ở sách bài tập ngữ văn.
* Hướng dẫn soạn bài:
 - Đọc kĩ văn bản “Thánh Gióng” và soạn theo yêu cầu hướng dẫn của GV. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc