Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 7)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 7)

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường .

- Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại.

- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

 1. Kiến thức:

 

doc 35 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết:1 
Ngày soạn: 10/8/2011 Bài 1 - VĂN BẢN:
Ngày dạy: 15/8/2011	 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA 
 ( Lý Lan )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường .
- Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại.
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 
 1. Kiến thức: 
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đùnh đối với con cái ,ý nghĩa lớn lai của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đốh với tuổi thiếu niên nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ .
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. 
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
 Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2. Kiểm tra : (3’) 
 Kiểm tra sách vở của HS.
3. Giôùi thieäu: (1’)
 Em đã học nhiều bài hát về trừơng lớp, hãy hát một bài nói về ngày đầu tiên đi học. HS hát “Ngày đầu tiên đi học”. Tâm trạng của em bé trong ngày đầu đi học là vậy đó. Thế còn em bé và người mẹ trong văn bản này có những suy nghĩ và tình cảm gì trong ngày khai giảng đầu tiên? Ta cùng tìm hiểu.
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA 
Hoaït ñoäng 1: Tìm hieåu chung. (15’)
 ? Văn bản này thuộc loại văn bản gì ? 
? Giống văn bản nào chúng ta đã học ở lớp 6?
? Nhắc lại khái niêm về văn bản nhật dụng?
Gv Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.
GV: Hướng dẫn HS đọc và đọc mẫu
- Đọc giọng trầm lắng, tập trung diễn đạt tâm trạng của người mẹ.
GV: Đọc sau đó mời lần luợt khoảng 3 Hs đọc
? Em hãy xác định một vài từ khó?
? Văn bản có thể chia bố cục làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Hs: Nhật dụng
Hs: Động phong nha, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Cầu Long biên chứng nhân lịch sử.
Hs: Có nội dung đề cập đến những vấn đề có tính chất bức thiết của đời sống xã hội.
Hs đọc mỗi em 1 đoạn.
Hs: Chia làm 2 phần.
- Phần1: Từ đầu-> Ngày đâu năm học. Tâm trạng của hai mẹ con buổi tối trước ngày khai giảng.
- Phần 2: Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên tửơng cuả mẹ.
A/ Tìm hieåu chung. 
I. Tác giả: Lý Lan.
II. Thể loại: Cổng trường mở ra là một bài kí thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
III. Bố cục :
 Chia làm 2 phần.
- Phần1: Từ đầu-> Ngày đâu năm học. Tâm trạng của hai mẹ con buổi tối trước ngày khai giảng.
- Phần 2: Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên tửơng cuả mẹ.
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. (22’)
GV :Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1.
? Theo dõi văn bản , em hãy cho biết : người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ?
? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con , hãy tìm những từ ngữ trong văn bản thể hiện điều đó
? Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau ? ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
? Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được ?
GV gợi mở : Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình 
. Hay vì lí do nào khác ?
? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn trong tâm hồn người mẹ ?
? Từ những trăn trở suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường của con , em thấy người mẹ là người ntn?
? Em nhận thấy ở nước ta , ngày khai trường có diễn ra như ngày lễ của toàn xã hội không ?
? Trong đoạn cuối văn bản xuất hiện câu tục ngữ “sai một li đi một dặm” . Em hiểu câu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục ?
? Học qua văn bản này , có những kỉ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em ?
*Tích hợp với giáo dục: Em sẽ làm gì để đền đáp lại tình cảm của mẹ dành cho em?
? Nét nghệ thuật độc đáo của văn bản trên là gì?
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
Hs: Đọc sgk.
Hs : Trong buổi tối trước ngày khai trường.
Hs: - Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp 1( Giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ)
- Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
Hs: - Mẹ: thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
 - Con: thanh thản, vô tư.
-> Tương phản.
Hs:
 - Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được:
 + Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự co ý nghĩa.
 + Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quyên của bản thân về ngày đầu tiên đi học. 
Hs:
 - Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả
- Mẹ lên giường trằn trọc  không ngủ được
- Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại nỗi chơi vơi hốt hoảng.
Hs: Yêu thương con , tình cảm sâu nặng đối với con.
Hs: Có
Hs : Bộc lộ.
Hs : Tự bạch.
Hs: 
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
Hs: Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. 
B/ Đọc - hiểu văn bản.
 I. Nội dung.
 1/ Diễn biến tâm trạng của người mẹ:
- Những tình cảm dịu ngọt của mẹ dành cho con:
+ Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp 1( Giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ)
+ Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được:
 + Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự co ý nghĩa.
 + Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quyên của bản thân về ngày đầu tiên đi học. 
 ® Yêu thương con , tình cảm sâu nặng đối với con
2/ Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường.
- Từ câu truyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai
“ Đi đi con , hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là thế giới diệu kì sẽ mở ra”
 ® Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người và tin tưởng ở sự nghiệp giáo duc. 
II. Nghệ thuật.
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
III. Ý nghĩa.
Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại suy nghĩ cảu bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
- Đoc thêm,sưu tầm một số văn bản về ngày khai trường . 
4. Củng cố:	(3’)
- Tóm tắt và nêu bố cục của văn bản, nêu ý chính của từng phần?
 - Tâm trạng của nguòi mẹ và con có gì khác nhau trước ngày khai trừơng của con?
5. Dặn dò: 	(2’)	
* Bài cũ:
- Viết đoạn văn kể về những kỉ niệm trong ngày khai trừơng đầu tiên.
 - Nắm chắc suy nghĩ, tâm trạng của người mẹ và vấn đề mà văn bản muốn nói đến.
 * Bài mới:
 + Chuẩn bị cho bài: “Mẹ tôi”.
+ Đọc văn bản; Trả lời các câu hỏi.
 + Tìm hiểu về thái độ và tâm trạng của bố.
GV nhaän xeùt tieát hoïc.
C/ Hướng dẫn tự học.
- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại suy nghĩ cảu bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
- Đoc thêm,sưu tầm một số văn bản về ngày khai trường . 
 ------------------------------------------
Tuần 1
Tiết:2 
Ngày soạn: 11/8/2010
Ngày dạy: 15/8/2010 
 VĂN BẢN:
	 MẸ TÔI
 ( Ét-môn-đô đơ A-mi-xi )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 Qua bức thư của người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG .
 1. Kiến thức: 
- Sơ lựơc về tác giả Ét - môn - đô đơ A - mi - xi 
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi 
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư .
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
 Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2. Kiểm tra : (5’) 
 ? So sánh tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường?
 ? Vài trò của nhà trường đối với nền giáo dục ntn?
3. Giôùi thieäu: (1’)
Từ xưa đến nay người VN luôn có truyền thống “ Thờ cha, kính mẹ” . Dù xã hội có văn minh tiến bộ ntn nữa thì sự hiếu thảo , thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu . Tuy nhiên lúc nào ta cũng ý thức được điều đó , có lúc vì vô tình hay tự ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ . Chính những lúc đó cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta đã làm . VB “ Mẹ tôi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ giúp ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình .
Hoaït ñoäng 1: Tìm hieåu chung. (15’)
 Yêu cầu HS đọc chú thích (*) sgk. để nắm hiểu về tác giả.
? Em hãy nêu ngắn gọn, dầy đủ thông tin về tác giả . 
? Văn bản được trích từ tác phẩm nào ? 
GV: Hướng dẫn HS đọc - giọng đọc phải bộc lộ rõ tâm tư tình cảm của người cha với con..
GV: Đọc mẫu, gọi HS đọc
GV: Nhận xét, uốn nắn, sửa chữa.
? Giải nghĩa của các từ khó?
? Em hãy nêu bố cục của văn bản ? Nêu nội dung từng phần?
HS đọc.
- Ét - môn - đô đơ A - mi - xi (1846-1908)là nhà văn I-ta-li-a.
- Những tấm lòng cao cả Là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.
HS đọc theo yêu cầu của GV.
HS dựa vào SGK, giải thích từng từ.
Hs: Chia 3 phần
- Từ đầu đến sẽ ngày mất con : Tình yêu thưong của người mẹ đối với En- ri- cô. 
- Tiếp theo đến yêu thương đó : Thái độ của người cha. 
- Còn lại : Lời nhắn nhủ của người cha.
A/ Tìm hieåu chung. 
I. Tác giả: 
 - Ét - môn - đô đơ A - mi - xi (1846-1908)là nhà văn I-ta-li-a.
II. Tác phẩm:
- Những tấm lòng cao cả Là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.
III. Thể loại : Văn bản nhật dụng .
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. (22’)
 ? Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến việc người bố viết thư ?
? Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi ?
? Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào ?
? Lí do gì đã khiến ông có thái độ ấy ?
? Em hãy tìm những chi tiết nói lên thái độ tức giận của người bố ?
- Nhận xét, nói thêm : Ông bố đã chỉ cho đứa con thấy rằng tình thương yêu kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
? Em hãy tìm những câu ca dao quen thuộc nói về chủ đề này ?
? Trong truyện có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô ?
? Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri ...  gồm có ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Hoạt động 2: Luyện tập. (15’)
- Gọi HS đọc bài tập 1.
? Tìm những VD thực tế để chứng tỏ rằng nếu chúng ta chú ý đến việc sắp xếp các ý cho bài viết thì bài viết ( lời nói ) sẽ đạt hiệu quả. Còn không biết sắp xếp thì bài văn sẽ không được chấp nhận.
- Gọi HS đọc bài tập 2.
? Hãy ghi lại bố cục của văn bản Cuộc chia tay với những con búp bê. Theo em, bố cục đó đã rành mạchvà hợp lí chưa ?
- Gọi HS đọc bài tập 3.
? Bố cục trên đã rành mạch và hợp lí chưa ? Vì sao ? Theo em có thể bổ sung thêm điều gì ?
* Bài tập 1: 
 Khi viết bài TLV, khi phát biểu ý kiến, khi giao tiếp, viết đơn từ,.
* Bài tập 2:
Bố cục của văn bản Cuộc chia tay với những con búp bê :
- Phần I : từ đầu đến “đã ưa ra”.
- Phần II : “ Bỗng Thuỷ . cảnh vật ”.
- Phần III: đoạn còn lại .
Ø Bố cục trên đã rành mạch và hợp lí.
* Bài tập 3 : 
 Bố cục của bản báo cáo chưa rành mạch, hợp lí. Ở các điểm 1,2,3 của than bài mới chỉ kể lại việc học tố. Trong khi đó, điểm (4) lại không nói về học tập.
+ Bổ sung : nêu từng kinh nghiệm htập của bản thân, nguyện vọng muiốn được nghe ý kến trao đổi, góp ý và chúc hội nghị thành công.
II/. Luyện tập.
* Bài tập 1: 
 Khi viết bài TLV, khi phát biểu ý kiến, khi giao tiếp, viết đơn từ,.
* Bài tập 2:
Bố cục của văn bản Cuộc chia tay với những con búp bê :
- Phần I : từ đầu đến “đã ưa ra”.
- Phần II : “ Bỗng Thuỷ . cảnh vật ”.
- Phần III: đoạn còn lại .
Ø Bố cục trên đã rành mạch và hợp lí.
* Bài tập 3 : 
 Bố cục của bản báo cáo chưa rành mạch, hợp lí. Ở các điểm 1,2,3 của than bài mới chỉ kể lại việc học tố. Trong khi đó, điểm (4) lại không nói về học tập.
+ Bổ sung : nêu từng kinh nghiệm htập của bản thân, nguyện vọng muiốn được nghe ý kến trao đổi, góp ý và chúc hội nghị thành công. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
 Xác định bố cụa một bài văn tự chọn, nêu nhận xét bố cục của văn bản đó.
4. Củng cố:	(3’)
+ Em hiểu thế nào là bố cục trong văn bản?
+ Một văn bản có bố cục rành mạch và hợp lí cần phải có những điều kiện gì?
 5. Dặn dò: 	(2’)	
*Bài cũ: 
- Hoàn tất các bài tập vào vở.
- Học phần ghi nhớ.
*Bài mới:
 Chuẩn bị cho bài: Mạch lạc trong văn bản
 + Đọc, trả lời các câu hỏi.
 + Tìm hiếu về tính mạch lạc trong văn bản.
GV nhaän xeùt tieát hoïc.
III/. Hướng dẫn tự học.
 Xác định bố cụa một bài văn tự chọn, nêu nhận xét bố cục của văn bản đó.
Tuần 2
Tiết: 8	
Ngày soạn: 20/8/2011 
Ngày dạy: 24/8/2011 TẬP LÀM VĂN:
 MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Có nhũng hiểu biết bước đầu về mạch lac trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc 
- Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong văn bản vào đọc - hiểu văn bản và thực tiễn tạo lập văn bản viết, nói
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 
 1. Kiến thức: 
- Mạch lạc trong văn bnả và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
- Điều kiện cần thiết để văn bản có tính mạch lạc.
 2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
Kiểm tra sĩ số, tác phong HS. 
2. Kiểm tra : (5’) 
 - Câu hỏi: Một bố cục như thế nào được coi là rành mạch và hợp lí?
3. Giôùi thieäu:(1’)
Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt , sự phân chia nhưng vb lại không thể không liên kết . Vậy làm thế nào để các phần , các đoạn của một văn bản vẫn được phân cách rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau ? Để làm được điều đó thì cô cùng các em tìm hiểu tiết học này.
- Trả lời: Nội dung các phần và các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi; Trình tự xếp đặt các phần các đoạn phải giúp người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
Hoaït ñoäng 1: Tìm hieåu chung. (20’)
 - Gọi HS đọc mục I.1 SGK / 31.
? Dựa vào hiểu biết về khái niệm mạch lạc, em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong số các tính chất kể dưới đây :
- Trôi chảy thành dòng, thành mạch.
- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản.
- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
? Có người cho rằng : Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS đọc mục 2.a
? Em hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào ?
? “Sự chia tay” và “những con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện ?
- Yêu cầu Hs tìm hiểu kĩ mục 2.b
? Các từ ngữ : chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, chia rẽ, xa nhau, khóc,..Một loạt từ ngữ khác biểu thị ý không muốn phân chia : anh cho em tất, chẳng muốn chia bôi, chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau, không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau,cứ lặp đi lặp lại trong bài. Theo em, dó có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không ?
- Chốt ý : Trong mối văn bản, cần phải có một mạch văn thống nhất, trôi chảy liên tục qua suốt các phần, các đoạn. Về mặt này, mạch lạc và liên kết có sự thống nhất với nhau.
? Hãy cho biết các đoạn trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê được nối với nhau bằng các mối liên hệ nào trong các mối liên hệ dưới đây :
- Liên hệ thời gian.
- Liên hệ không gian.
- Liên hệ tâm lí ( nhớ lại ).
- Liên hệ ý nghĩa ( tương đồng, tương phản )
? Những mối liên hệ ấy có tự nhiên và hợp lí không ?
- Đọc 
- Mạch lạc được xác định bao gồm các tính chất trên.
- Ý kiến trên là đúng. Vì mạch lạc là một mạng lưới về ý nghĩa nối liền các phần, các đoạn, các ý tứ của văn bản.
- Đọc.
- Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc, nói về nhiều nhân vật. Nhưng nội dung truyện vẫn luôn luôn bám sát đề tài, luôn xoay quanh một sự việc chính với những nhân vật chính. Đó là sự chia tay của Thành & Thuỷ.
- Sự chia tay nói lên hai anh em Thành & Thuỷ buộc phải chia tay. Những con búp bê tượng trưng cho hai anh em, chúng cũng pahỉ xa nhau nhưng cuối cùng vẫn ở bên nhau như tình cảm của Thành & Thuỷ.
- Đọc.
- Mạch văn ở văn bản này chính là sự chia tay : hai anh em Thành và Thuỷ buộc phải chia tay. Nhưng hai con búp bê của các em, tình anh em của các em thì không thể chia tay. Không một bộ phận nào trong truyện này lại không liên quan đến chủ đề đớn đau và tha thiết đó. 
- Bao gồm các mối liên hệ trên.
- Là tự nhiên và hợp lí. Mạch văn được thể hiện dần dần trong văn bản. Ngay từ đầu ta không thể biết được hai anh em và những con búp bê có chia tay nhau không. Cuộc chia tay (của hai anh em) và không chia tay (của những con búp bê) luôn luôn có những diễn biến mới mẻ qua mỗi phần, mỗi đoạn.
I/. Tìm hieåu chung về mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc.
 1/ Mạch lạc trong văn bản.
 Văn bản cần phải mạch lạc.
 2/ Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc.
 - Các phần, các đoạn trong văn bản đều nói về một đề tài, thể hiện một chủ đề xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc ( người nghe )
Hoạt động 2: Luyện tập. (15’)
- Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
? Em hãy tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản Mẹ tôi .
? Em hãy đọc và tìm tính mạch lạc trong văn bản : Lão nông và các con.
? Em hãy đọc và tìm tính mạch lạc trong đoạn văn b (2)
- Gọi HS đọc bài tập 2.
? Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả không miêu tả cuộc chia tay của người lớn. Theo em như vậy có thiếu tính mạch lạc không ?
v Bài tập 1:
a/ - Chủ đề: giáo dục người con phải biết yêu thương, kính trọng mẹ.
 - Văn bản được sắp xếp theo trình tự :
 + Nói đến việc thiếu lễ độ của người con.
 + Kể đến công lao người mẹ, thái độ tức giận của người bố.
 + Liên hệ một ngày En-ri-cô không còn mẹ.
 + Khuyên con xin lỗi mẹ.
b/ (1) 
- Chủ đề : Khuyên các con lấy công sức của mình để làm việc.
- Trình tự sắp xếp :
+ Mở bài: (2 dòng đầu): lời khuyên hãy cố gắng lao động.
+ Thân bài : (14 dòng tiếp theo): diễn tả thống nhất, nhịp nhàng " các người con lao động và hưởng bội thu.
+ Kết bài: (4 dòng cuối): đề cao sức lao động quý như vàng bạc.
b/ (2)
- Ý tứ chủ đạo xuyên suốt : sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa.
- Câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian ( mùa đông,giữa ngày mùa ) và không gian (làng quê). Các câu tiếp theo nêu lên những biểu hiện của sắc vàng. Hai câu cuối là nhận xét, cảm xúc về màu vàng.
v Bài tập 2:
 Ý tứ chủ đạo của truyện là xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê Việc không miêu tả tỉ mỉ như vậy là đúng, làm cho văn bản được mạch lạc. Việc thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân cuộc chia tay của người lớn có thể làm cho ý tứ chủ đạo trên bị phân tán, không giữ đựoc sự thống nhất, làm mất sự mạch lạc của câu chuyện.
II/. Luyện tập.
v Bài tập 1:
a/ - Chủ đề: giáo dục người con phải biết yêu thương, kính trọng mẹ.
 - Văn bản được sắp xếp theo trình tự :
 + Nói đến việc thiếu lễ độ của người con.
 + Kể đến công lao người mẹ, thái độ tức giận của người bố.
 + Liên hệ một ngày En-ri-cô không còn mẹ.
 + Khuyên con xin lỗi mẹ.
b/ (1) 
- Chủ đề : Khuyên các con lấy công sức của mình để làm việc.
- Trình tự sắp xếp :
+ Mở bài: (2 dòng đầu): lời khuyên hãy cố gắng lao động.
+ Thân bài : (14 dòng tiếp theo): diễn tả thống nhất, nhịp nhàng " các người con lao động và hưởng bội thu.
+ Kết bài: (4 dòng cuối): đề cao sức lao động quý như vàng bạc.
b/ (2)
- Ý tứ chủ đạo xuyên suốt : sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa.
- Câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian ( mùa đông,giữa ngày mùa ) và không gian (làng quê). Các câu tiếp theo nêu lên những biểu hiện của sắc vàng. Hai câu cuối là nhận xét, cảm xúc về màu vàng.
v Bài tập 2:
 Ý tứ chủ đạo của truyện là xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê Việc không miêu tả tỉ mỉ như vậy là đúng, làm cho văn bản được mạch lạc. Việc thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân cuộc chia tay của người lớn có thể làm cho ý tứ chủ đạo trên bị phân tán, không giữ đựoc sự thống nhất, làm mất sự mạch lạc của câu chuyện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
 Tìm hiểu tính mạch lạc trong một bài văn đã học.
4. Củng cố:	(3’)
- Em hiểu như thế nào là mạch lạc trong văn bản?
- Một văn bản có tính mạch lạc cần có điều kiện gì?
 5. Dặn dò: 	(2’)	
*Bài cũ:
 - Hoàn tất các bài tập vào vở.
- Học phần ghi nhớ.
*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình
+ Đọc, trả lời các câu hỏi
+ Tìm hiểu khái niệm ca dao, dân ca.
GV nhaän xeùt tieát hoïc.
III/. Hướng dẫn tự học.
 Tìm hiểu tính mạch lạc trong một bài văn đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 Tuần 1-2.doc