Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước (Tiếp)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Hình thể đẹp, thân phận chìm nổi, đau khổ, bất hạnh và bản lĩnh sắt son, thuy chung của người phụ nữ trong bài vịnh Bánh trôi nước. Bước đầu cảm nhận nét độc đáo của thơ Hồ Xuân Hương.

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng đọc thơ Thất ngôn tứ tuyệt.

3. Thái độ:

+ Biết thông cảm, yêu thương với người phụ nữ.

B: CHUẨN BỊ:

GV: Thơ và đời của Hồ Xuân Hương, bảng phụ

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:...../......./...... 
NG:.........../......./.....
Tiết: 26
 Bánh trôi nước
-Hồ Xuân Hương-
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Hình thể đẹp, thân phận chìm nổi, đau khổ, bất hạnh và bản lĩnh sắt son, thuy chung của người phụ nữ trong bài vịnh Bánh trôi nước. Bước đầu cảm nhận nét độc đáo của thơ Hồ Xuân Hương.
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng đọc thơ Thất ngôn tứ tuyệt..
3. Thái độ:
+ Biết thông cảm, yêu thương với người phụ nữ.
B: chuẩn bị:
GV: Thơ và đời của Hồ Xuân Hương, bảng phụ
HS: Vở soạn, vở bài tập.
C. phương pháp:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp..
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: 7B...........
II. Kiểm tra bài cũ:
? Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của HS?
? Đọc diễn cảm bài thơ: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và cho biết nội dung chính của văn bản.
III. Bài mới:
G: Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ có cá tính khác thường đầy bản lĩnh và tài năng độc đáo, đã được mệnh danh là Bà chúa thơ nôm của Việt Nam. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về những phẩm chất đó của bà.
Hoạt động của Thầy
Trò
Nội dung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
H đọc diễn cảm bài thơ: 2 – 3 lần.
G: Hướng dẫn H tìm hiểu từ khó.
 Bánh trôi nước:
Rắn = cứng.
Nát = nhão mềm.
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
? Bài thơ có mấy lớp ý nghĩa? Đó là những lớp ý nghĩa nào?
? Bánh trôi nước được miêu tả ntn?
G: Hình dáng và màu sắc của chiếc bánh trôi: trắng và tròn, đơn giản, mộc mạc, không pha tạp. tiếp theo là việc luộc bánh trong nồi nước sôi. ..
Việc nhào nặn bánh khéo vụng, rắn nát như thế nào gần như phu thuộc vào bàn tay, con mắt và kinh nghiệm của người làm bánh.
- Nhân bánh bằng ‘đường phên’ đỏ tươi( nấu từ mật mía), cắt thành viên vuông để phân biệt với bánh chay nhân bằng đỗ xanh xay nhỏ mịn.
? Qua các chi tiết miêu tả trên em có nhận xét gì về chiếc bánh trôi trong thơ HXH?
? Từ việc tả thực chiếc bánh trôi tác giả muốn nói đến điều gì?
? Người phụ nữ ở đây được nói đến ở những phương diện nào?
? Hình thức người phụ nữ được miêu tả qua câu thơ nào?
? Qua câu thơ em thấy đây là người phụ nữ ntn?
? Với một vẻ đẹp như vây, người phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong một xã hội công bằng?
? Vậy mà người phụ nữ ở đây lại có cuộc sống ntn?
? Tại sao họ lại không được làm chủ cuộc đời mình?
GV: Do họ sống dưới chế độ phong kiến, trọng nam khinh nữ, những phẩm hạnh và giá trị của người phụ nữ không được đề cao. 
? Em hiểu thành ngữ Bảy nổi ba chìm cả về nghĩa đen và nghĩa bóng ntn?
G: Thành ngữ Bảy nổi ba chìm thường nói về sự trôi nổi, lênh đênh của kiếp người. Hai chữ nước non mang nghĩa chỉ hoàn cảnh sống, chỉ cuộc đời...
? mặc dù số phận của họ như vậy nhưng người phụ nữ vẫn giữ được phẩm chất gì?
? ở câu thơ cuối tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
G: Nhân bánh đã được ẩn dụ, nhân hoá thành tấm lòng son – Tấm lòng son sắt thuỷ chung, ấm áp, nhân hậu, nghĩa tình nồng thắm – phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
? Những ngôn từ nào trong bài thơ bộc lộ lòng quyết tâm giữ vững giá trị phẩm hạnh của người phụ nữ?
G: Mặc dầu hoàn cảnh có nghiệt ngã, có đưa đẩy, xô dạt nhưng người phụ nữ ở đây vẫn quyết tâm cao độ giữ vững sự trong trắng, thuần khiết của mình.
? Khi ví mình với bánh trôi nước, người phụ nữ nhận thức được giá trị cùng với thân phận của mình. Theo em, trong nhận thức của họ có chứa những tình cảm nào sau đây?
- Cảm xúc tự hào
- Cảm xúc thương thân
- Cảm xúc oán ghét xã hội
? Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
2 – 3 H đọc to, rõ phần ghi nhớ.
G: hướng dẫn H luyện tập bài 1 SGK T96.
H: Hồ Xuân Hương ( ?...? ) ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Bài thơ là một trong những bài thơ nôm truyền tụng nổi tiếng của bà.
H: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật...
H: 2 lớp ý nghĩa: 
+ Tả thực bánh trôi.
+ Nghĩa tượng trưng.
H: - Hình dáng: tròn.
- Màu sắc: trắng
- Nhân bánh: lòng son
- Cách làm bánh, luộc bánh, rắn nát, chìm nổi...
H: Chiếc bánh trôi được miêu tả chi tiết, đầy đủ từ hình dáng đến nhân bánh, cách làm bánh.
H: Hình ảnh, phẩm chất, thân phận, người phụ nữ.
H:- Hình thức, thân phận, phẩm chất.
H: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
H: Trong trắng, xinh đẹp, khoẻ mạnh...
H: - Quyền được nâng niu, trân trọng, quyền được hưởng hạnh phúc; quyền được làm đẹp cho đời.
H: Có cuộc sống bấp bênh, trôi nổi, không có quyền làm chủ cuộc đời mình, cuộc đời mình do người khác quyết đinh.
HS giải thích
H: Tả sự chìm nổi của chiếc bánh trôi thật. Từ đó gợi liên tưởng đến thân phận phụ nữ trôi nổi, bấp bênh
H: Tấm lòng son sắt, thuỷ chung...
H: ẩn dụ, nhân hoá.
H: - Mặc dầu; mà em vẫn giữ.
- Có cả 3 cảm xúc ấy nhưng rõ nhất là: Cảm xúc thương thân
I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả:
ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
2. Tác phẩm:
3. Đọc, Tìm hiểu chú thích.
3. 
II. Phân tích:
1. Thể loại- bố cục:
Thể loại.
- Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
2. phân tích
a/Hình ảnh chiếc bánh trôi
- Hình dáng: tròn.
- Màu sắc: trắng
- Nhân bánh: lòng son
- Cách làm bánh, luộc bánh, rắn nát, chìm nổi...
" Tả thực bánh trôi.
b/ Hình ảnh người phụ nữ.
- Hình thức: xinh đẹp
- Thân phận: Chìm nổi, bấp bênh.
- NT: ẩn dụ, nhân hoá.
- Phẩm chất: trong trắng, tấm lòng son sắt, thuỷ chung.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Miêu tả bành trôi nước
- Phản ánh thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.
2. Nghệ thuật: 
3. Ghi nhớ: SGK.
V. Luyện tập:
IV. Củng cố:
- Đọc phần đọc thêm.
? Trong văn bản này có sự đan xen của nhiều phương thức biểu đạt như: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Theo em xác định phương thức biểu đạt nào là chính?
- Biểu cảm là phương thức chính vì các yếu tố miêu tả, tự sự ở đây có chức năng phục vụ cho biểu cảm.
V: Hướng dẫn:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, chú ý những nét chính về nội dung và NT của bài thơ.
- Soạn bài: Hướng dẫn đọc thêm Sau phút chia ly
E. Rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT25.doc