Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 42)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 42)

Mục tiêu cần đạt :

 - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 a. Kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

 

doc 19 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 42)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . .
 Tuần :1 
Tiết : 1
I. Mục tiêu cần đạt :
	- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.
	- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 a. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
 b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
III. Chuẩn bị :
 1.Phương pháp:
 Đọc diễn cảm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở.
 2.Phương tiện:
 - Thầy : dự kiến dạy tích hợp trong bài : ( V – TLV: văn biểu cảm, V – TV : giải nghĩa từ, từ láy, bài hát về nhà trường, mẹ.
 - Trò : Đọc văn bản, soạn trước nội dung trả lời câu hỏi, đọc – hiểu, sưu tầm bài hát.
IV. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs .
3.Giới thiệu bài : (1’)Từ lớp 1 đến lớp 7 em đã dự 7 lần khai trường , ngày khai trường nào làm em nhớ nhất ? Hôm nay học bài này , chúng ta hiểu được đêm hôm trước vào ngày khai trường lớp 1 của em , mẹ đã làm gì và nghĩ gì ?
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
10’
28’
2’
I.Giới thiệu:
1) Tác giả : Lí Lan .
2 Tác phẩm: Văn bản in trên báo yêu trẻ , số 166. TP. HCM, ngày 1-9-2000.
3.Kiểu văn bản:
- Văn bản nhật dụng .
4. Bố cục:
2 phần:
 + Từ đầu -> bước vào: Diễn biến tâm trạng người mẹ.
+ Còn lại: Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi cổng trường mở ra:
- Vào đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
II/ Tìm hiểu văn bản : 
1/ Đại ý :
Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của con
2. Nỗi lòng của người mẹ 
Cảm xúc : Hồi hợp, vui sướng, hy vọng.
Kỷ niệm sống dậy trong lòng mẹ : Bà ngoại, mái trường xưa.
à Tình yêu con đến độ quên mình, đức hi sinh, vẻ đẹp tình mẫu tử.
3. Cảm nghĩ của mẹ :
- Ngày hội khai trường.
- Không được phép sai lầm trong giáo dục.
- Ggd có vai trò quan trọng trong mỗi con người.
4. Ý nghĩa.
- Bài ca về tình mẫu tử.
- Bài ca hy vọng về con và nhà trường.
III. Tổng kết
Ghi nhớ sgk.
HOẠT ĐỘNG 1. Đọc và tìm hiểu chú thích : đọc, nêu v đề
Giáo viên đọc văn bản hướng dẫn học sinh đọc. * Giọng đọc : nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm rãi.
H : Văn bản kể chuyện nhà trường, chuyện đưa con đến trường hay biểu hiện tâm tư của người mẹ ? 
H : Nhân vật chính là ai ?
H : Văn bản thuộc kiểu văn bản nào ?
H : Trong đêm trước ngày khai trường tâm tư của người mẹ và đứa con có gì khác nhau ? Biểu hiện qua những chi tiết
 nào ?
- Lệnh : Hãy xác định 2 phần nội dung văn bản.
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu văn bản : đọc, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận
H : Theo em tại sao mẹ không ngủ được, cảm xúc của người mẹ như thế nào ?
H : Trong đêm không ngủ được người mẹ đã làm gì ?  
H : Qua những cử chỉ đó em cảm nhận gì về tình mẫu tử ? 
H : Trong đêm không ngủ được, tâm trí mẹ đã sống lại những kỉ niệm quá khứ nào ?
H : Trong đêm không ngủ được, mẹ nghĩ về điều gì ?
Thảo luận
H : Em nhận thấy ngày khai trường ở nước ta có diễn ra như là ngày lễ của toàn XH không ?
Hãy diễn tả quang cảnh ngày hội khai trường ở trường em.
H : Trong đoạn văn bản cuối có xuất hiện thành ngữ “Saidặm”
TN này có ý nghĩa như thế nào khi gắn với sự nghiệp giáo dục ?
H : Em hiểu như thế nào về câu nói của người mẹ “Bướcra” Theo em người mẹ đã dành tình yêu và lòng tin ấy cho ai ?
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết: gợi mở, hỏi đáp
Hãy nêu nội dung và nghệ thuật tác phẩm
- Lệnh : đọc ghi nhớ và rút ra bài học. 
4 học sinh đọc, mỗi em một đoạn văn bản.
- TL : Biểu hiện tâm tư của người mẹ.
- TL : Nhân vật chính là người mẹ.
- TL : Văn bản biểu cảm.
- TL : Mẹ : Thao thức, suy nghĩ triền miên.
 Con:Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư
TL : Phần ( I ) Từ đầu bước vào 
Phần II : Phần còn lại.
- TL : Mừng vì con đã lớn. Hy vọng những điều tốt sẽ đến với con, thương yêu con, luôn nghĩ về con, thức canh giấc cho con ngủ.
Cảm xúc hồi hợp, vui sướng, hy vọng.
- TL : Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
- TL : Một lòng vì con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui.
- TL : Bà ngoại dắt tay mẹ vào lớp 1. Tâm trạng hồi hợp trước cổng trường.
- TL : Ngày hội khai trường.
- HS tả miệng.
Ngày khai trường là ngày lễ của toàn XH.
-Trả lời . gd có vai trò quan trọng trong đời sống con người.
- TL : Người mẹ đã dành tình yêu cho con, nhà trường, XH tốt đẹp.
- HS : 2 học sinh đọc.
3’
IV. Luyện tập.
Bài tập SGK
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập. hỏi đáp
- H : KN sâu sắc nhất của em trong ngày vào lớp 1.
- Lệnh : Tìm những bài hát có chủ đề về trường và mẹ.
- HS kể lại kỉ niệm.
- TL : Bụi phấn, mái trường mến yêu, mong ước kỉ niệm xưa, ru con
4. Củng cố :(2’) GV treo bảng phụ.
	5 Văn bản cổng trường mở ra viết về nội dung gì?
	A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
	B. Bàn về vai trò của nhà trương trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
	C. Kể về tâm trang của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
	D. Tái hiện lại tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
5. Hướng dẫn tự học: (1’)
*Bài cũ: -Viết đoạn văn kể về những kỉ niệm trong ngày khai trừơng đầu tiên.
 -Nắm chắc suy nghĩ, tâm trạng của người mẹ và vấn đề mà văn bản muốn nói đến.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài: “Mẹ tôi”.
+Đọc văn bản; Trả lời các câu hỏi.
+Tìm hiểu về thái độ và tâm trạng của bố.
Ngày soạn : . . . . . . . .
Ngày dạy : . . . . . . . .
Tuần :1 
Tiết : 2
I. Mục tiêu cần đạt :Giúp HS:
- Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng,sâu nặng của mẹ đối với con cái.
- Giáo dục tình cảm gia đình.
- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Et – môn – đô Đơ A – mi – xi.
- Cách giáo dục vừ nghiêM khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
b. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
III. Chuẩn bị :
 1.Phương pháp:
 Đọc diễn cảm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở, thảo luận, hỏi đáp
 2.Phương tiện:
	- Thầy : dự kiến dạy tích hợp trong bài : ( V – TLV: văn biểu cảm, V – TV : giải nghĩa từ, từ láy, bài hát về mẹ.
	- Trò : Đọc văn bản, soạn trước nội dung trả lời câu hỏi, đọc – hiểu, sưu tầm bài hát.
IV. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV:Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài cổng trường mở ra là gì? 
HS:Bài văn giúp em hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
GV treo bảng phụ.:Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào? 
	A. Phấp phỏng, lo lắng. C. Vô tư, thanh thản.
	B. Thao thức, đợi chờ. D. Căng thăng, hồi hộp.
3.Giới thiệu bài mới: (1’)
 Trong cuộc đời mỗi chúng ta,người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao và thiêng liêng.Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó.Thường thìcó những lúc ta mắc lỗi lầm thì ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
 8’
23’
2’
I. Giơi thiệu:
1. Tác giả: Et-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846-1908) nhà văn Ý.
2.Tác phẩm: VB trích trong “Những tấm lòng cao cả”.
3. Thể loại:
Bức thư
4. Bố cục: 2 phần:
+ Là lời kể của En –ri – cô.
+ Toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là En – ri – cô.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Thái độ của bố đối với En-ri-cô qua bức thư.
- Buồn bã, tức giận. khi En-ri-cô nhỡ thốt ra lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ.
- Mong con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ.
-> Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô.
2. Tình yêu thương của mẹ đối với En-ri -cô :
- Chăm sóc, lo lắng, quan tâm đến con.
- Hi sinh mọi thứ vì con.
àLà người mẹ hết lòng thương yêu con. người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh.
3. Thái độ của En-ri-cô khi đọc thư của bố, lời khuyên nhủ của bố:
- En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố.
4. Ý nghĩa.
Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
III. Tổng kết:
Sách gk
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc hiểu văn bản: đọc, nêu vấn đề
GV đọc mẫu văn bản và gợi ý chú thích. ( Lưu ý cách đọc cho HS )
* Giọng đọc trầm buồn, tha thiết.
 H : Tại sao nội dung văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lại lấy là “Mẹ tôi” ?
 Bình : Qua bức thư ngưòi bố gửi cho con, người đọc thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả, lớn lao.
à Thể hiện được TC và thái độ của người kể. 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu văn bản: nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận, hỏi đáp
H : Vì sao người bố viết thư cho En.ricô với nội dung không vui ?
 H : Đọc xong thư bố En.ricô có thái độ gì ?
Thảo luận
 H : Qua đó em thấy thái độ của bố đối với En.ricô như thế nào ?
Dựa vào đâu em biết điều đó ? Lí do nào khiến ông có thái độ ấy.
* Câu hỏi trắc nghiệm :
Theo em điều gì khiến En.ricô “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố ?
Hãy cho biết các lý do mà em cho là đúng.
a. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En.ricô.
b. Vì En.Sicô sợ bố.
c. Vì thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố.
d. Vì những lời nói chân thành sâu sắc của bố.
e. Vì En.ricô thấy xấu hổ.
quyết của bố.
H : Mẹ En.ricô là người như thế nào ? Căn cứ vào đâu mà em có được nhận xét đó ?
Gd học sinh về lòng yêu thương mẹ.
 H : Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp mà viết thư cho En.ricô ?
HOẠT ĐỘNG 3 : Tổng kết: đọc, gợi mở
- GVHD HS đọc ghi nhớ và rút ra ý nghĩa bài học.
HS đọc văn bản : CHS.
 HS : suy nghĩ trả lời.
Tác giả đặt nhan đề cho đoạn trích trong truyện “Những tấm lòng cao cả.”
Nội dung bức thư của người bố muốn nói cho con hiểu về tình yêu cao cả và những đức hi sinh gian khổ mà mẹ dành cho con. Tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng thể hiện tất cả tấm lòng của người mẹ đối với con.
- TL : Bố để ý sáng nay, lúc cô giáo đến thăm khi nói với mẹ En.ricô có nhỡ thốt ra 1 lời thiếu lễ độ.
- En.ricô thấy xúc động vô cùng.
- TL : Thái độ buồn bã, tức giận của người bố. Vì :
 + Lúc  độ.
 + Sự hỗn láo  bố vây.
 + Bố không thể  giận.
 + Con mà lại  cơ ?
 + Thà rằng bố  vớ ... cục trong văn bản. Hỏi đáp, gợi mở, thảo luận
- Lệnh : Đọc câu chuyện 1/29.
- H : So với văn bản ở Ngữ Văn 6 thì câu chuyện trên có bố cục chưa ? Và cách kể chuyện bất hợp lí ở chổ nào ? Theo em nên sắp xếp như thế nào ?.
- H : Vậy nội dung trong bố cục văn bản muốn cho người đọc tiếp nhận thì phải tuân thủ theo ( ) nào ?
- Lệnh : Đọc câu chuyện 2/29.
Thảo luận:
- H : Văn bản được nêu trong ví dụ gồm mấy đoạn văn ?
- H : Nội dung của mỗi đoạn văn ấy có tương đối, có thống nhất, rõ ràng không ?
H : Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chổ nào ?
 H : So với văn bản Ngữ Văn 6 thì câu chuyện 2 có gì thay đổi ? Vậy 1 văn bản không có bố cục rõ ràng thì có đạt được mục đích giao tiếp của người tạo lập văn bản không ?
 H : Vậy yêu cầu trọng tâm để bố cục rành mạch và hợp lí là gì ?
HOẠT ĐỘNG 3: Các phần của bố cục văn bản. Nêu vấn đề, tái tạo, hỏi đáp
- Lệnh : Nêu nhiệm vụ 3 phần của văn bản miêu tả, tự sự.
- H : Cần phân biệt nhiệm vụ ở mỗi phần rõ ràng không ? Vì sao ?
- H : Có bạn nói rằng phần Mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của Thân bài, còn Kết bài là sự lặp lại 1 lần của mở bài. Nói như vậy có đúng không ? Tại sao ?
- H : Một bạn khác lại cho rằng nội dung chung của việc miêu tả được dồn cả vào phần Thân bài, nên Mở bài và Kết bài là những phần không cần thiết lắm. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Có phải văn bản nào cũng có 3 phần không ?
* GV lưu ý HS về cụm từ “thường được xây dựng” ở phần ghi nhớ ( ý cuối ). Vậy bố cục văn bản gồm mấy phần ?
- GV ghi bảng.
- GV lệnh : Học lại ghi nhớ.
- Đọc bài tập 2 trang 30.
- TL : Không thể viết tuỳ tiện và văn bản có bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí.
VD : Kính gởi, họ tên , lí do , cảm ơn.
- TL : Phải viết rõ ràng theo 1 trình tự hợp lí, hệ thống rành mạch.
- TL : Đơn xin nhập học.
Đơn xin phép nghỉ học.
Đơn xin giảm tiền học phí.
Đơn xin gia nhập ĐTNTP.
TL : So với văn bản Ngữ Văn 6 thì còn lộn xộn các câu văn cơ bản giống nhau nhưng không theo 1 trình tự. à Người đọc khó hiểu, khó nắm được nội dung.
- TL : Nội dung các phần, đoạn trong văn bản có thống nhất chặt chẽ với nhau đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rõ.
- TL : 2 đoạn văn.
- TL : Nội dung các ý không thống nhất nhau 
- TL : Cách kể chuyện không nêu bật được ý nghĩa phê phán, không còn buồn cười nữa.
- Nội dung đã thay đổi, không tập trung vào việc nhiệm vụ chính à Bố cục phải hợp lí để giúp cho văn bản đạt mức cao nhất mục đích giao tiếp mà người tạo lập đặ ra.
- TL : Mở bài
 Thân bài.
 Kết bài.
- TL : Cần phân biệt rõ ràng vì nhiệm vụ từng phần khác nhau.
- TL : Mở bài : Thông báo đề tài của văn bản, giúp cho người đọc hình dung được các bước đi của bài.
- TL : Kết bài : Nhắc lại đề tài hay đưa ra lời hứa hẹn, nêu cảm tưởng, làm cho văn bản để lại ấn tượng tốt đẹp cho người đọc ( nghe ) à Bố cục mới đạt tới yêu cầu với sự hợp lí không phải văn bản nào cũng bắt buột phải có 3 phần bố cục.
- TL : Văn bản được xây dựng theo 1 bố cục 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- HS : Chép vào vở.
15’
II. Luyện tập :
1. BT1 :
a.(1) Con nào cũng muốn tranh sang trước không con nào chịu nhường con nào. (2) Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suối. (3) Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. (4) Dê đen đi đằng này lại. (5) Dê trắng đi đằng kia sang.
b.(3); (4); (5);(1);(2).
=> cách a kết quả, sự việc trước nguyên nhân sự việc -> người đọc khó hiểu , người đọc không có hứng thú. 
=>Cách b dễ hiểu.
2. BT2 :
Văn bản đã rành mạch, hợp lí, chặt chẽ. 
3. BT3 :
Bố cục chưa hợp lí, rành mạch và văn bản báo cáo còn thiếu thủ tục.
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập. Hỏi đáp, gợi mở
- Lệnh : Đọc BT2 Tr30..
- H : Hãy ghi lại bố cục của truyện “Cuộc  bê”. Bố cục ấy theo em đã rành mạch và hợp lí chưa ? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo 1 bố cục khác được không ?
- Lệnh : Học sinh đọc BT3.trang 30.	
H : Bố cục trên đã rành mạch và hợp lí chưa ? Vì sao ?
H. Theo em, có thể bổ sung thêm điều gì ?
- TL : Văn bản đã hợp lí vì : Bố cục chặt chẽ, rõ ràng.
-Mẹ bắt 2 anh em phải chia đồ chơi.
-Hai anh em Thành và Thủy rất thương nhau.
-Chuyện về hai con búp bê.
-Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn.
-Hai anh em phải chia tay.
-Thủy để lại hai con búp bê cho Thành.
- TL : Bố cục văn bản chưa rành mạch, hợp lí. Điểm 1, 2, 3 ở TB chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải là trình bày không học tốt, điểm 4 không phải về học tập. 
 Bổ sung : Sau những thủ tục chào mừng HN và tự giới thiệu về mình nên lần lượt nêu từng kinh nghiệm học tập của bạn đó, cuối cùng người báo cáo có thể nói lên nguyện vọng muốn được nghe các ý kiến trao đổi à Sắp xếp lại các kinh nghiệm.
4. Củng cố :(3’) GV treo bảng phụ.
	5Dòng nào sau đây nói đúng khái niệm bố cục của 1 VB?
	A. Là tất cả các ý được trình bày trong 1 VB.
	B. Là ý lớn, ý bao trùm của VB.
	C. Là nội dung nổi bật của VB.
	D. Là sự sắp xếp các ý theo 1 trình tự trong 1 VB.
5. Hướng dẫn HS tự học: (1’)
 Bài cũ: Học bài, xác định bố cục của một văn bản tự chọn, nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó.
 Bài mới: Soạn bài “Mạch lạc trong VB”: Trả lời câu hỏi SGK:
+ Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.
+ Làm BT phần luyện tập.
 Tuần 2. 
 Tiết 8.
Ngày soạn : . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . 
I. Mục tiêu cần đạt :Giúp HS:
 - Có những hiểu biết đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.
 - Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
 - Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạch trong văn bản.
 - Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
b. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc.
III. Chuẩn bị :
 1.Phương pháp: Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở, tái tạo, thảo luận, hỏi đáp
 2.Phương tiện:
 	- Thầy : Giáo án – Nghiên cứu bài. Định hướng dạy tích hợp TLV / văn bản.
	- Trò : Đọc văn bản, soạn trước nội dung trả lời câu hỏi.
IV. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
5Phần MB có vai trò như thế nào trong 1 VB? 
	A. Giới thiệu sự vật – sự việc – nhân vật.
	B. Giới thiệu các nội dung củaVB
	C. Nêu diễn biến của sự việc – nhân vật.
	D. Nêu kết quả của sự việc – câu chuyện.
5Làm BT3 VBT? HS đáp ứng yêu cầu của GV.
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Giới thiệu bài mới: (1’)	
	 Ơ lớp 6 các em đã được giới thiệu về 6 kiểu VB với những phương pháp biểu đạt tương ứng. Ta thấy dù là kiểu VB nào nó cũng đòi hỏi phải có 1 bố cục chặt chẽ, rành mạch và hợp lí. Ngoài bố cục ra, thì VB cũng cần phải mạch lạc để người đọc người nghe thấy dễ hiểu và hứng thú. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu mạch lạc trong VB. 
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
20’
Hình thành kiến thức mới
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc :
1. Mạch lạc trong văn bản 
- Trong một văn bản cần phải mạch lạc.
* Mạch lạc : Là sự tiếp nối của các câu, ý theo 1 trình tự hợp lí.
2. Các điều kiện để 1 VB có tính mạch lạc:
 *Ví dụ :Sgk.
(a)
- Các phần, các đoạn, các câu trong VB nói về 1 đề tài.
(b)
- Các phần, các đoạn , các câu trong VB xoay quanh 1 chủ đề thống nhất.
(c)
- Các phần, các đoạn, các câu VB tiếp nối theo 1 trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi nhiều hứng thú cho người đọc ( người nghe).
HOẠT ĐỘNG 1: Mạch lạc trong văn bản. Nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp
- H : Em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì dưới đây ?
 + Trôi chảy thành dòng, thành mạch. Tuần tụ đi qua khắp các phần , đoạn trong văn bản, thông suốt liên tục, không đứt đoạn.
- GV rút ra : Trong văn bản đảm bảo tính gì ?
HOẠT ĐỘNG 2: Điều kiện một văn bản có tính mạch lạc. Gợi mở, hỏi đáp
H : Hãy cho biết sự việc trong văn bản xoay quanh việc chính nào ? Sự chia tay của những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện, 2 anh em Thành_Thủy có vai trò gì trong truyện ?
- H : Theo em đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc trên thành 1 thể thống nhất không ? Có xem là mạch lạc của văn bản không ?
- H : Những mối quan hệ giữa các đoạn, có tự nhiên và hợp lí không ?
- Lệnh : Đọc ghi nhớ.
- TL : Bố cục là nói đến sự sắp xếp, phân chia, nhưng văn bản thì không thể .
Vậy làm thế nào để cá phần , đoạn cảu 1 văn bản vẫn được cắt rành mạch mà không mất đi sự liên kết chặt chẽ.
à Cả 3 T/c : đều nói về tính mạch lạc trong văn bản
- TL : Có nhiều sự việc, nhân vật nhưng nội dung truyện phải luôn bám sát đề tài luôn xoay quanh 1 sự việc, những nhân vật chính.
- TL : Mạch lạc là sự chia tay của Thành_Thủy và không thể chia tay về tình anh em, những con búp bê là các bộ phận liên quan đến chủ đề đau đớn, tha thiết à Mạch lạc, liên kết có sự thống nhất nhau.
- TL : Vừa có mối liên hệ với thời gian, bên cạnh đó có thể liên hệ với nhau về không gian, tâm lí, ý nghĩ miễn là sự kết hợp ấy tự nhiên và hợp lí.
- HS : Đọc ghi nhớ 
17’
II. Luyện tập :
Bài tập 1a. Tính mạch lạc thể hiện ở từng phần câu, đoạn à Thể hiện chủ đề chung
b3. Trình tự 3 phần thống nhất nhau, phù hợp với nhận thức của người đọc
Bài tập 2/34.
Văn bản mất đi sự mạch lạc, nếu nhắc lại tỉ mỉ câu chuyện người lớn chía tay
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. Thảo luận, gợi tìm
- Lệnh : Tìm tính mạch lạc của văn bản “Mẹ tôi”.
- H : Chủ đề chung các phần, đoạn là gì ? Trình tự sắp xếp các phần, đoạn, câu trong văn bản giúp cho sự thể hiện được chủ đề liên tục, thông suốt và hấp dẫn không ?
- H : Trong văn bản “Cuộc  bê” tác giả đã không thuật lại tĩ mĩ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của 2 người lớn theo em văn bản có tính mạch lạc không ?
- TL : Chủ đề chung : Nói về người mẹ cao cả thiêng liêng.
- Ý tứ chủ đạo xuyên suốt toàn đoàn văn, hợp lí phù hợp với nhận thức người đọc ( Câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian, không gian sau đó. Tác giả nêu lên những biểu hiện của sắc vàng. Hai câu cuối là nhận xét, cảm xúc về màu vàng à trình tự 3 phần nhất quán nhau.è Đoạn văn mạch lạc.
- TL : Ý tứ câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của 2 đứa trẻ vô tội và 2 con búp bê. Nếu thuật lại tĩ mĩ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của người lớn thì làm cho ý tứ chủ đạo bị phân tán, không giữ được sự thống nhất. à Mất đi sự mạch lạc.
4. Củng cố :(3’) GV treo bảng phụ.
	5Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong 1 VB?
	A. Mạch máu trong 1 cơ thể sống. C. Trang giấy trong một quyển vở.
	B. Mạch giao thông trên đường phố. D. Dòng nhựa sống trong một cái cây.	
5. Hướng dẫn HS tự học: (1’)
 Bài cũ: Học bài, tìm hiểu tính mạch lạc trong một văn bản đã học.	 
 Bài mới: Soạn bài “Ca dao Những câu hát về tình cảm gia đình, Câu hát tình yêu quê hương đất nước” 
 Trả lời câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7 4COT TUAN 12 NAM 20112012.doc