Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Khái quát chung về văn bản

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Khái quát chung về văn bản

A.Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp học sinh nắm được khái niệm văn bản và đặc điểm của văn bản

- Biết nhận diện văn vản theo đặc điểm

 - Biết sáng tạo văn bản hoàn chỉnh

B.Tiến trình bài giảng:

* Tổ chức lớp: 7A1 7A5: 7A7:

* Kiểm tra: Vở của học sinh.

* Bài mới: Giới thiệu bài:

 

doc 71 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Khái quát chung về văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- tiết 1:	 khái quát chung về văn bản
Ngày dạy:.
A.Mục tiêu cần đạt:
	- Giúp học sinh nắm được khái niệm văn bản và đặc điểm của văn bản
- Biết nhận diện văn vản theo đặc điểm
	- Biết sáng tạo văn bản hoàn chỉnh
B.Tiến trình bài giảng:
* Tổ chức lớp: 	7A1 	7A5: 7A7:
* Kiểm tra: Vở của học sinh.
* Bài mới: Giới thiệu bài:
? Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6, em hãy cho biết văn bản là gì?
* GV:
- VB có thể ngắn, thậm chí chỉ có một câu, có thể dài gồm rất nhiều câu.
- Là sản phẩm giao tiếp bằng ngôn ngữ trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.
- VB tồn tại dưới 2 dạng: + Nói thành lời
 + Viết thành bài
? Nêu những đặc điểm chung về văn bản.
* GV: 
1. + Các câu trong VB cùng hướng về một nội dung.
 + Đầy đủ không thừa, không thiếu.
 + Đầu đề khái quát nội dung VB, nội dung VB thuyết minh cho đầu đề, làm sáng tỏ đầu đề.
2. + Không cần, không nên thêm hoặc bớt chi tiết nào trong VB
	+ Các câu được liên kết bằng phương tiện liên kết
? Dựa trên căn cứ nào để phân loại văn bản.
? Dựa theo căn cứ trên có những kiểu văn bản nào.
*GV: Có 6 kiểu VB ứng với 6 PTBĐ khác nhau 
và 6 mục đích giao tiếp khác nhau.
? Thế nào là văn bản nhật dụng.
*GV: Nội dung gần gũi, bức thiết đối vói cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý,
- - Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các phương thức biểu đạt cũng như các kiểu văn bản.
I. Khái niệm văn bản:
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay viết có chủ đề thống nhất, được liên kết, mạch lạc nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
II. Đặc điểm của văn bản: 
1. VB là một thể thống nhất có T/chất trọn vẹn về nội dung
2. VB là một thể thống nhất có T/chất hoàn chỉnh về hình thức
đ Khi 1 đơn vị ngôn ngữ thoả mãn 2 đặc điểm trên, không phụ thuộc độ ngắn dài, nội dung phản ánh ị VB
	VD: 1 cuốn tiểu thuyết, 1 bài thơ
1 câu tục ngữ, 1 bức điện, 1 khẩu hiệu, áp phích.đ VB Đ.biệt 
III. Phân loại văn bản
1.Căn cứ để phân loại:
- Theo mục đích giao tiếp
- Theo tính chất thực tiễn trong nội dung phản ánh.
2.Các kiểu văn bản
a) Theo mục đích giao tiếp:
1. VB Tự sự: Kể diễn biến sự việc
2.VB Miêu tả: Tả trạng thái SV, con người. 
3.VB Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
4.VB Nghị luận: Nêu ý kiến bàn luận, đánh giá.
5.VB Thuyết minh:Giới thiệu, đặc điểm, tính chất vấn đề.
6.VB Hành chính, công vụ: Thể hiện quyền hạn, trách nhiệm
b)Theo tính chất thực tiễn trong nội dung phản ánh: 
-Văn bản nhật dụng: 
	* Luyện tập, củng cố.
Bài tập 1: Theo mục đích giao tiếp có những kiểu văn bản nào? Mỗi loại cho một ví dụ.
Bài tập 2: Truyền thuyết" Con Rồng cháu Tiên" thuộc kiểu văn bản nào.
Bài tập 3: Kể tên những văn bản nhật dụng em được học ở lớp 6.
 *Hướng dẫn học làm bài:
Nắm chắc các thể loại văn bản theo phương thức biểu đạt
Làm tiếp bài tập .
 Phả Lại, ngày.tháng9 năm 2009.
 Kí duyệt:
 Phạm Minh Thoan
Tuần 2- tiết 2:	 
Ôn tập văn bản tự sự
Ngày dạy:..........................
 A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp H/s nhớ lại những kiến thức về văn tự sự đã học ở lớp 6.
Nắm chắc đặc điểm phương thức tự sự, sự việc nhân vật và dàn bài văn tự sự.
Trên cơ sở đó làm tốt kiểu bài tự sự.
B. Tiến trình bài giảng:
* Tổ chức lớp: 	7A1 	7A5: 7A7:
* Kiểm tra: Vở của học sinh.
* Bài mới: Giới thiệu bài:
? Văn tự sự là gì? Kể tên một số văn bản tự sự em đã học.
? Nêu khái quát những đặc điểm cơ bản của văn tự sự.
- VD: Văn bản: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
? Sự việc và nhân vật trong văn tự sự có điều gì đáng lưu ý.
- GV: Phân tích truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
Chỉ rõ nhân vật chính, phụ
? Em hiểu chủ đề là gì?
? Nêu dàn ý chung của văn tự sự.
? Khi kể chuyện có mấy ngôi kể chính? Nêu ưu nhược điểm của từng ngôi kể.
? Kể tên những văn bản được kể theo ngôi thứ nhất? Thứ ba.
? Có những cách kể nào.
? Có thể kết hợp cả hai ngôi kể trong cùng một câu chuyện không.
1.Khái niệm, đặc điểm của văn bản tự sự:
- Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
2.Sự việc và nhân vật:
-Sự việc trong văn bản tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. (Sự việc xảy ra trong một thời gian, địa điểm cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả)
- Nhân vật trong văn bản tự là người thực hiện các sự việc có tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của nhà văn, nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.
3.Chủ đề và dàn bài:
- Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản (đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt)
Dàn bài: 3 phần
+ Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc
+ Thân bài: Kể diễn biến của sự việc
+ Kết bài: Kể kết cục của sự việc
4. Ngôi kể: 
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
- Có hai ngôi kể chính:
Ngôi thứ nhất: Người kể xưng tôi, ta, mình, tớ, tao, 
 + Ưu điểm: Dễ bộc lộ cảm xúc (người trong cuộc)
+ Nhược điểm: Tính chân thật không cao
đ Muốn có bài văn hay: Kể chân thật, xúc động, không tô hồng, không giấu giếm, né tránh sự thật.
- Ngôi thứ 3: Người kể giấu mình đi trong vai trò người chứng kiến (người ngoài cuộc)
+ Ưu điểm: Tính chân thật cao
+ Nhược điểm: Khó miêu tả cảm xúc, tâm lí nhân vật
đMuốn có bài văn hay: phải nhập thân vào nhân vật và miêu tả sâu diễn biến tâm lí, cảm xúc của nhân vật.
5.Thứ tự kể:
Kể xuôi: Kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, sự việc xảy ra trước kể trướccho đến hết
Kể ngược: kể kết quả sự việc sau đó nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó đ gây bất ngờ, thu hút sự chú ý của người nghe, người đọc
6.Các kiểu bài kể chuyện:
- Kể chuyện đời thường.
- kể chuyện tưởng tượng.
* Luyện tập:
Bài tập 1: Kể lại một truyện(truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn cảu em.
Bài tập 2: Một việc làm tốt của em trong mùa hè vừa qua.
Bài tập 3: Kể một kết thúc khác cho truyện tấm Cám.
 *Hướng dẫn học làm bài:
Nắm chắc đặc điểm và cách làm bài văn tự sự.
Làm nốt các bài tập còn lại.
Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập làm văn bản tự sự, miêu tả.
 Phả Lại, ngày.tháng 9 năm 2009.
 Kí duyệt: 
 Phạm Minh Thoan.
Tuần 3- tiết 3:	 
Ôn tập cách làm bài văn tự sự và miêu tả
Ngày dạy:............................. 
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp H/s nhớ lại những kiến thức về văn tự sự và miêu tả đã học ở lớp 6.
Nắm chắc cách làm hai kiểu bài trên.
Vận dụng kiến thức về tạo lập văn bản vừa học ở lớp 7 để làm tốt kiểu bài tự sự, miêu tả.
B. Tiến trình bài giảng:
* Tổ chức lớp: 7A2: 7A3: 7A4:
* Kiểm tra: Nêu đặc điểm của văn bản tự sự.
* Bài mới: Giới thiệu bài:
? Nêu các bước cần thiết khi làm văn.
? Những điều lưu ý khi làm văn tự sự.
? Nêu dàn ý của văn tự sự.
? Khi làm văn miêt tả cần làm như thế nào.
? Nhắc lại dàn ý chung của văn miêu tả.
I. Các bước tạo lập văn bản:
 1.Tìm hiểu đề.
 2. Lập dàn ý.
 3. Viết thành văn
 4. Đọc và sửa lại bài viết.
II. Cách làm văn tự sự.
 1.Xây dựng nhân vật và các sự việc.
 2.Lựa chọn ngôi kể.
 3. Lựa chọn thứ tự kể.
 4. Lập dàn ý: 3 phần
+ Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc
+ Thân bài: Kể diễn biến của sự việc
+ Kết bài: Kể kết cục của sự việc
III. Cách làm bài văn miêu tả.
1.Lưu ý:
 - Xác định rõ đối tượng miêu tả.
 - Quan sát kỹ đối tượng.
 - Lựa chọn từ ngữ thích hợp.
 - Lựa chọn trình tự tả hợp lí.
 - Bộc lộ được tình cảm của mình với cảnh, hoặc người được tả.
 - Nếu tả cảnh thiên nhiên thì tả cảnh vật là chính.
 - Nếu tả cảnh sinh hoạt thì chủ yếu là tả hoạt động của con người xen kẽ một chút tả cảnh vật.
 - Tả chân dung người : Gồm tả ngoại hình và tính cách.
2.Dàn ý chung: 3 phần.
a) MB: - Giới thiệu đối tượng tả.
b) TB: - Tả chi tiết đối tượng
c) KB: - Cảm nghĩ của em.
IV.Luyện tập:
+ Lập dàn ý cho các đề văn sau:
*Đề1: Kể cho bố mẹ nghe chuyện lí thú( hoặc cảm động, buồn cười) mà em đã gặp ở trường.
*Đề2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ)theo những ngôi kể khác nhau.
*Đề3: Miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương em.
*Đề 4: Miêu tả chân dung một người thân của em.
	+ Yêu cầu: - Lớp chia 4 nhóm( mỗi tổ một nhóm),
 - Nhóm trưởng bốc phiếu chọn đề cho nhóm mình.
 - Thảo luận nhóm: lập dàn ý.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
 *Hướng dẫn học làm bài:
Nắm chắc đặc điểm và cách làm bài văn tự sự, miêu tả.
Viết thành bài văn một trong 4 đề trên.
Chuẩn bị giờ sau: Ôn về từ láy.
 Ngày. tháng 9 năm 2009. 
 Kí duyệt
 Phạm Minh Thoan
Tuần 4- tiết 4:	 
Thủ pháp nhận diện và phân biệt 
từ ghép với từ láy.
Ngày dạy:.........................
 A.Mục tiêu cần đạt:
- Trên cơ sở học sinh nắm vững khái niệm và một số đặc điểm cơ bản của từ ghép và từ láy. Biết được một số thủ pháp phân biệt từ láy và từ ghép có hình thức ngữ âm giống nhau.
- Rèn kỹ năng sử dụng từ ghép, từ láy trong nói, viết.
- Giáo dục học sinh ý thức dùng từ đúng và dùng từ hay.
B. Tiến trình bài giảng:
* Tổ chức lớp: 7A2: 7A3: 7A4:
* Kiểm tra: ? Trình bày bố cục của văn tự sự, miêu tả.
 ? Vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt, thuyết minh về sơ đồ đó.
* Bài mới: Giới thiệu bài:
? Hãy trình bày những hiểu biết của em về từ ghép, từ láy? Cho ví dụ mỗi loại.
 ? Khái niệm.
 ? Phân loại.
? Nghĩa của từ ghép.
 ? Khái niệm từ láy.
 ? Cho ví dụ.
 ? Có mấy loại từ láy.
 ? Đặc điểm về nghĩa của từ láy.
? Theo em các từ:máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nởlà từ ghép hay từ láy?
? Có cách nào để phân biệt chúng.
GV: Có 5 thủ pháp người ta thường dùng để nhận diện và phân biệt từ láy và từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy, đó là
- GV cho học sinh tìm hiểu 5 thủ pháp nhận và phân biệt
? Cho các từ phức sau: hàng hoá, lả lơi, rạng rỡ, rờ rỡ, hộc tốc, khin khít, lục đục.
 ? Em hãy dựa vào những thủ pháp phân biệt và nhận diện từ láy và từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy ở trên, xác định các từ ghép và từ láy ?
I. Đặc điểm của từ ghép, từ láy.
 1.Từ ghép: 
- Là từ được tạo bởi phương thức ghép hai hay nhiều tiếng lại với nhau, giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa.
VD: Sách vở, quần áo,vô tuyến truyền hình
- Từ ghép có hai loại:+ghép chính phụ.
 +ghép đẳng lập.
- Nghĩa của từ ghép:
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
+ Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa.
 2. Từ láy:
- Là từ được tạo bởi phương thức láy hai hay nhiều tiếng, bao gồm một tiếng gốc có nghĩa và các tiếng lá ...  cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, các văn bản nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá... đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai.
5. Giá trị văn chương: không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó vẫn là một yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về một kiểu văn bản nhất định: miêu tả, kể chuyện thuyết minh, nghị luận, điều hành... nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
6. Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng: Có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt thuộc nhiều kiểu văn bản và thể loại khác nhau.
VD: - Cổng trường mở ra – Kiểu văn bản biểu cảm – thuộc thể loại: Hồi kí.
 - Cuộc chia tay của những con búp bê – Kiểu văn bản tự sự – Thể loại truyện ngắn.
7. Tác dụng của việc học văn bản nhật dụng : HS học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp HS hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội .
II. Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng đã học:
Lớp
Tên văn bản
Nội dung
6
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Động Phong Nha
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử.
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh
-Quan hệ giữa thiên nhiên và con ngời
7
Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những con búp bê
Ca Huế trên sông Hương
- Vai trò giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội đối với trẻ em.
- Vai trò của người phụ nữ
-Văn hoá dân gian (ca nhạc cổ truyền)
III. Luyện tập:
Bài 1:Lựa chọn đáp án đúng.
Đặc điểm của văn bản nhật dụng là gì?
 A. Không phải là khái niệm thể loại, không chỉ kiểu văn bản.
 B. Đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật về nội dung.
 C. Mang tính thời sự và tính lâu dài.
 D. Cả 3 đáp án trên.
* Đáp án: D
Bài 2: Đọc kỹ và trả lời theo yêu cầu sau?	
	1. Tìm hiểu một trong các vấn đề cập nhật sau (ở đâu, bằng cách nào, trình bày cụ thể)
	+Tăng giá xăng dầu từ đầu năm 2005 đến tháng 7-2005. Nguyên nhân, ảnh hưởng, giá tăng tỉ lệ?...(7000-750-8000-8800 1 lít xăng A92...)
+Bỏ thi tốt nghiệp Tiểu học và THCS.
2. Vấn đề mới nhất mà em vừa cập nhật đêm qua hoặc sáng, trưa nay là gì? từ nguồn nào?
3. Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi, nạn hút thuốc lá ở lớp em, thôn, phố em ?
4. Tổ chức tham quan một danh lam thắng cảnh, hoặc di tích lịch sử, hoặc mời một chuyên gia nói chuyện về bảo vệ môi trường hoặc chống ma tuý...
 4.Củng cố:
 ? Thế nào là văn bản nhật dụng.
 ? Những điểm cần chú ý về văn bản nhật dụng? 
 5. Hướng dẫn về nhà. Ngày 20/4/2009
 - Nắm chắc nội dung kiến thức cơ bản của bài. Kí duyệt
 - Hoàn thành nốt bài tập.
	 - Chuẩn bị tiết sau :
 Tìm hiểu thêm về nghệ thuật sân khấu chèo.
	 Phạm Minh Thoan
Tuần 33:
Tiết 33:
Tìm hiểu thêm về nghệ thuật sân khấu chèo
Ngày: / 4 /2009 
A.Mục tiêu: 
- Mở rộng thêm cho học sinh những hiểu biết về nghệ thuật sân khấu"Chèo" trong một số vở chèo cổ đặc sắc.
- Học sinh có những hiểu biết thêm về loại hình nghệ thuật đặc sắc này trên những phương diện: Nhân vật trong chèo, dạo cụ, nghệ thuật dựng cảnh, nghệ thuật hát chèo...
B. Chuẩn bị: Bảng phụ
C: Tiến trình bài giảng :
 1. ổn định lớp : 7A2: 7A6
 2. Kiểm tra:
? Thế nào là văn bản nhật dụng? Kể tên những văn bản nhật dụng mà em đã được học.
? Trình bày những điểm của văn bản nhật dụng? 
 3.Bài mới.
I. Tìm hiểu thêm về thể loại chèo cổ Việt Nam:
 1.Khái niệm về Chèo:
Là loại kịch hát múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu, thường được biểu diễn ở sân đình làng (còn gọi là chèo sân đình) để khuyến giáo đạo đức, châm biếm những xấu xa, bất công trong xã hội.
Chèo thuộc loại sân khấu có sự kết hợp giữa cái bi và cái hài .
2. Nguồn gốc: 
- Từ thời xã hội PK, cách đây hàng nghìn năm, nảy sinh và phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ rồi sau đó lan truyền ra cả nước.
3. Đặc trưng cơ bản của chèo: 
a, Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức:
-Tục chính của cốt truyện: Bĩ cực-thái lai(Oan khổ-yên vui, tốt đẹp) có tính giáo huấn theo quan niệm "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác".
 Tích truyện được lấy từ truyện Nôm, hay truyện cổ tích: Tấm Cám, Từ Thức gặp Tiên, Trương Viên, Lưu Bình Dương Lễ...
- Thông cảm với số phận người lao động.
b, Chèo thuộc loại sân khấu tổng hợp các yếu tố NT:
- Lời ca, điệu nhạc: Từ các làn điệu dân ca miền Bắc, những điệu múa dân gian.
- Hề: Lời của vai này lấy từ rừng cười dân gian, truyện tiếu lâm.
- Nghệ thuật tổng hợp: hát-nhạc-múa-diễn tích.
c. Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu cao:,
-Thể hiện ở nghệ thuật hoá trang, nghệ thuật hát và múa.
d. Chèo thuộc loại sân khấu có sự kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hài:
- Cái bi: Hình ảnh cuộc đời đau thương, người nông dân, người phụ nữ. Với họ: Tu là giải thoát, trần gian là bể khổ.
- Cái hài: tập trung ở tiếng cười lạc quan, sảng khoái của vai hề.
 4. Nhân vật trong chèo:
* Các loại vai:
- Nhân vật thư sinh: nho nhã, điềm đạm, ham học, học giỏi.
- Nữ chính: Đức hạnh nết na, xinh đẹp, chịu nhiều oan khổ, sau mới được hưởng hạnh phúc.
- Nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn.
- Mụ ác: tàn nhẫn, độc địa
- Hề chèo : là những vai hài mang đến tiếng cười thông minh, hả hê, sâu sắc cho người xem.
*Hoá trang, cử chỉ, điệu bộ :
 - Hoá trang ước lệ : quần áo, râu tóc, mặt mũi...
- Biểu diễn : nói-hát- múa, cử chỉ, ngôn ngữ lời ca, động tác ước lệ, cách điệu.
- Đạo cụ ước lệ : Cái quạt...
- Nhân vật ra sân khấu lần đầu trước khi biểu diến thường phải xưng danh, giao lưu trực tiếp với khán giả.
- Chèo thường có tiếng đế: Có thể là tiếng đế của khán giả, hoặc của đội chèo đứng ở hai bên cánh gà.
 5.Gi á trị của chèo: 
- Cảm thông sâu sắc với số phận bi kịch của người lao động, đề cao những phẩm chất và tài năng của họ ; đặc biệt là người phụ nữ.
- Châm biếm đả kích mạnh mẽ những bất công ngang trái trong xã hội phong kiến.
 II. Luyện tập :	
 1. Trong những nhân vật nào dưới đây, nhân vật nào chỉ có trong chèo cổ :
- Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật hề, nhân vật nam, nhân vật nữ.
 2 : Kể tên một vài vở chèo cổ mà em biết ?
 3 : Vở chèo Quan Âm Thị Kính có nguồn gốc từ đâu ?
- Có nguồn gốc từ Truyện Nôm : Quan Âm Tân truyện.
 4. Nhân vật chính của vở chèo :Quan Âm Thị Kính là ai ? Hãy kể tóm tắt câu chuyện về cuộc đời của nhân vật ấy ?
 5. Trong đoạn trích Thị Kính kêu oan mấy lần ? Là những lần nào ? Kêu với những ai ?
- Thị Kính kêu oan năm lần.
tt
Đối tượng kêu oan
Nội dung lời kêu oan
Kết quả
1
Mẹ chồng
Giời ơi! Mẹ ơi! Oan cho con lắm mẹ ơi!
Càng bị vu thêm tội
2
Mẹ chồng
Oan cho con lắm mẹ ơi!
Bị sỉ vả
3
Chồng
Oan thiếp lắm chàng ơi!
Thờ ơ, bỏ mặc
4
Mẹ chồng
Mẹ xét tình cho con, oan cho con lắm mẹ ơi!
Bị đẩy ngã
5
Cha đẻ(Mãng ông)
Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!
được cảm thông, nhưng bất lực.
 6: Trình bày giá trị của vở chèo: Quan Âm Thị Kính.
 7. Giải thích thành ngữ:
 - Oan Thị Kính: oan cùng cực, bế tắc không có cách nào thanh minh, hoá giải.
 - Oan Thị Mầu: không oan, oan giả vờ để giăng bẫy, lừa bịp trắng trợn.
4.Củng cố:
 ? Trình bày những hiểu biết của em về thể loại chèo? Ngày 27/4/2009
 5. Hướng dẫn về nhà: Kí duyệt
- Học bài nắm chắc kiến thức cơ bản.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về dấu câu.	
Tuần 34:
Tiết 34:
ôn tập về dấu câu
Ngày: / 5 /2009 
A.Mục tiêu: 
- Củng cố cho học sinh kiến thức về dấu câu:Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.
- Biết dùng dấu câu hợp lí khi viết văn.
B. Chuẩn bị: Bảng phụ
C: Tiến trình bài giảng :
 1. ổn định lớp : 7A2: 7A6
 2. Kiểm tra:
? Chèo là gì? Trình bày những đặc điểm cơ bản của chèo.
 ? Tóm tắt và nêu giá trị của vở chèo: Quan Âm Thị Kính.
 3.Bài mới.
I. Ôn tập về các loại dấu câu
- GV: Phát phiếu học tập kẻ sẵn mẫu
-HS: Thảo luận nhóm - điền vào bảng.
yêu cầu: Liệt kê các loại dấu câu, chức năng,
cho ví dụ từng loại.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên chữa.
STT
Các loại dấu câu
Chức năng
ví dụ
1
2
 3
4
5
6
7
Dấu chấm (.)
Dấu chấm than (!)
Dấu chấm hỏi (?)
Dấu phẩy (,)
Dấu chấm lửng (...)
Dấu chấm phẩy (;)
Dấu gạch ngang(_)
- Kết thúc câu trần thuật, miêu tả
- Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
- Kết thúc câu nghi vấn.	
- Đánh dấu ranh giới một số bộ phận trong câu.
- Đánh dấu bộ phận phụ với nòng cốt câu.
.......
- Dùng ở giữa câu, cuối câu, đầu câu để biểu thị một mục đích của người viết như:
 + tỏ ý chưa liệt kê hết.
 + thể hiện chỗ ngập ngừng hay ngắt quãng.
 + ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi( làm dãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm).
- Đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu.
- Đặt trước những lời hội thoại.
- Đặt trước những bộ phận liệt kê.
- Đặt giữa các liên danh, liên số.
- Mây bay.
- Em hãy cố lên.
- Em học bài chưa?
- Tre, nứa, trúc, mai,
vầu đều xanh tốt.
- Trong vườn, các loại cây cam, xoài, na, mít... đều đã ra quả.
 II.Bài tập.
 Bài 1: Đặt dấu câu vào dấu ngoặc đơn cho thích hợp.
Giời chớm hè(.) Cây cối um tùm(.) Cả làng thơm(.) 
Cá ơi(,) giúp tôi với(!) thương tôi với(!)
Nơi đây vừa hoang sơ vừa bí hiểm(;) lại vừa thanh thoát giàu chất thơ.
Chị Cốc liền quát lớn(:)
 (-) Mày nói gì(?)
 (-) Lạy chị(,) em nói gì đâu(!)
 Rồi Dế Choắt lủi vào(.)
 (-) Chối hả(?) Chối này(!) Chối này(!)
 Mỗi câu “ Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống(.)
 đ. Hôm đó(,) chú Tiến Lê(-) hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi(-) đưa theo bé Quỳnh đến chơi.
 Bài 2: Chỉ rõ tác dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phấy trong những câu sau?
Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...là thói quen tốt.
Sâm để tay lên ngực, hít mấy hơi mới nói được:
- Quên... rút... chốt...
c) Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán-Việt để:
- Tạo sắc thái trang trong, tôn kính;
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục hoặc ghê sợ;
- Tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xưa. 
 * Củng cố:
	? Kể tên các loại dấu câu đã học.
	? Vai trò chức năng của các loại dấu câu đó.
 * .Hướng dẫn về nhà.
	- Học bài nắm chức năng của các loại dấu câu.
	- Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) có sử dụng các 
 loại dấu câu trên.
Ngày 4 tháng 5 năm 2009
Ký duyệt
Phạm Minh Thoan

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon Dung.doc