Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh: cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương và kính trọng mẹ, có ý thức học tập tu dưỡng đạo đức để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Tích hợp với phân môn tiếng Việt ở một số khái niệm: Từ ghép, với phân môn tập làm văn ở khái niệm liên kết trong văn bản.
- Rèn kỹ năng khai thác nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng, kỹ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết xây dựng văn bản viết.
Tuần 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 1 Văn bản : Cổng trường mở ra (Theo Lý Lan) I. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh: cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người. - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương và kính trọng mẹ, có ý thức học tập tu dưỡng đạo đức để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. - Tích hợp với phân môn tiếng Việt ở một số khái niệm: Từ ghép, với phân môn tập làm văn ở khái niệm liên kết trong văn bản. - Rèn kỹ năng khai thác nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng, kỹ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết xây dựng văn bản viết. II. Chuẩn bị GV: Hệ thống câu hỏi, tư liệu có liên quan tới bài học, bảng phụ, soạn giáo án HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình lên lớp: 1. Ôn định tổ chức (1') 2. Kiểm tra bài cũ (2’) (?) Thế nào là văn bản nhật dụng. ở lớp 6 các em đã được học những văn bản nhật dụng nào? Trong các văn bản đó em thích nhất văn bản nào? 3. Bài mới *Giới thiệu bài: Đã là học sinh mỗi chúng ta dều có những kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp. Song có lẽ, kỉ niêm về ngày khai trường đầu tiên là kỉ niệm khó phai.Vậy trong ngày khai trường đó, người mẹ đã làm gì, đã suy nghĩ như thế nào để chuẩn bị cho con vào lớp một ... Để hiểu được phần nào điếu đó giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra” Phương pháp Nội dung ? Hãy nhắc lại hiểu biết của em về văn bản nhật dụng? - Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trứớc mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em,ma tuý GV: Văn bản nhật dụng có thể dùng trong tất cả các thể loại cũng như tất cả các kiểu văn bản. ? Nói đến văn bản nhật dụng người ta nói đến mặt nào của văn bản - Nốiđến tính chất của nội dung văn bản. GV: Nêu yêu cầu đọc: đọc với giọng nhẹ nhàng tha thiết. ? Em có nhận xét gì về giọng đọc của bạn? HS nhận xét, GV nhận xét ? Các em hãy đọc thầm phần chú thích ? Qua phần chú thích em thấy có mấy từ Hán Việt? - Từ can đảm ? Em hiểu "can đảm" có nghĩa là gì? Em hãy đặt câu với từ đó? ? Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? - Ngôi thứ I ? Tại sao em lại cho là văn bản kể theo ngôi thứ nhất? ? Toàn bộ văn bản là lời kể của mẹ về tâm trạng của mình trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con. ? Với cách kể này có tác dụng gì? - Bộc lộ tâm tư tình cảm của người mẹ. ? Nếu kể theo ngôi thứ nhất thì nhân vật chính là ai? - Nhân vật chính là người mẹ ? Theo dõi diễn biến tâm tư của người mẹ. Em hãy tìm bố cục của văn bản? - Văn bản chia làm 2 phần + Phần 1: Từ đầu ... Mẹ vừa bước vào + Phần 2: Còn lại ? Em hãy nêu nội dung khái quát từng phần? - Phần 1: Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con. - Phần 2: Cảm nghĩ của người về vai trò của xã hội và trường trong việc giáo dục trẻ em. GV chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết bố cục của văn bản GV yêu cầu học sinh đọc thầm phần đầu của văn bản ? Theo dõi phần đầu ta thấy người mẹ nghĩ tới đứa con trong hoàn cảnh nào? - Vào đêm trước ngày con chính thức bước vào lớp 1 ? Khi nghĩ đến con người mẹ có tâm trạng ntn? - Không ngủ được ? Trong đêm mẹ không ngủ được còn đứa con thì ra sao? Con: Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. ? Những chi tiết nào nói đến điều này? - Gương mặt thanh thoát, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo - Trong lòng con như không có một chút bận tâm nào ? Em có suy nghĩ gì về giấc ngủ của đứa con? - Giấc ngủ của đứa con thật ngon lành và vô tư GV Trở lại với tâm trạng của người mẹ. Theo em vì sao người mẹ lại không ngủ được? - HS thảo luận Mẹ : + Mừng vì con đã lớn + Háo hức chờ đợi ngày khai trường của con + Lo lắng cho con ? Trong các lý do trên, lý do nào khiến cho người mẹ không ngủ được? - Tất cả các lý do trên ? Em có nhận xét gì về giọng kể ở đoạn văn này? ? Với cách kể này có tác dụng gì? - Thể hiện rõ nét tâm trạng của người mẹ ? Qua đây em thấy tâm trạng của người mẹ ntn? GV: Đây không phải là lần đến trường đầu tiên của con nhưng mẹ vẫn háo hức chờ đợi mong cho chóng đến ngày mai. Mặc dù những ngày trước đó con đã từng đến trường. Nhưng ngày mai lại có một ý nghĩa khác đối với con. Ngày mai như một cái mốc quan trọng trong đời con. Ngày mai là ngày chính thức bước vào bậc học cao hơn mầm non, là ngày khai trường đầu tiên của con trong bậc tiểu học. GV: Theo dõi tiếp văn bản ? Trong đêm không ngủ được mẹ đã làm gì cho con? - Đắp mền, buông mùng: xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ? Em có suy nghĩ gì về những việc làm của mẹ? GV: Những việc làm của mẹ không chỉ lo lắng cho con mà qua những việc làm của mẹ thể hiện sự ân cần chu đáo của người mẹ. GV bình: Những việc làm của mẹ thật là bình dị âm thầm và lặng lẽ nhưng đã toát lên được tình cảm rất đỗi yêu thương của người mẹ dành cho con của mình. Vậy sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ cho con mẹ có yên tâm ngủ ngon hay không. Các em đọc thầm từ chỗ: "Mẹ thường... dài và hẹp" ? Qua đoạn văn này em nhận thấy người mẹ vẫn ở trạng thái nào? - Mẹ vẫn trằn trọc không ngủ được GV: Tưởng rằng sau khi đã chuẩn bị chu đáo những thứ cần thiết cho con thì mẹ có thể yên tâm ngủ được. Thế mà mẹ vẫn trằn trọc không ngủ được. ? Vậy theo em mẹ không ngủ được vì lẽ gì? HS thảo luận - ý 1: Nhớ ngày mẹ còn nhỏ và ngày khai trường - ý 2: Nhớ sự nôn nao hồi hộp khi cùng bà ngoại đến gần cổng trường ? Mẹ nhớ lại khi bằng tuổi con thì mẹ có tâm trạng ntn khi bước vào ngày khai trưòng? - Mẹ nôn nao, hốt hoảng, chơi vơi và hồi hộp ? Vậy đối với mẹ ký ức về ngày khai trường đầu tiên là một kỷ niệm ntn? - Đó là một ấn tượng sâu sắc về tuổi học trò. ? Khi nhớ về những kỷ niệm ấy mẹ có tâm trạng ntn? - Mẹ thấy trong lòng rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ trong đoạn văn trên của tác giả? - Dùng từ láy như bâng khuâng, xao xuyến ... để miêu tả tâm trạng của tác giả. ? Dùng từ láy như vậy có tác dụng gì? - Gợi cảm xúc trong lòng người mẹ vui lẫn nhớ thương về ngày đầu tiên đến trường ? Khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường mẹ còn nhớ đến ai nhớ về cái gì nữa? + Nhớ về bà ngoại + Nhớ về mái trường xưa GV có lẽ những kỷ niệm về ngày khai trường đầu tiên của mẹ đã để lại một dấu ấn thật sâu đậm. Khi nhớ lại, mẹ thấy trong lòng rạo rực, xao xuyến nhẹ nhàng. Mẹ như muốn truyền cho con những cảm xúc ấy. Muốn con khắc ghi trong lòng ngày khai trường đầu tiên này. ? Qua đây em có nhận xét gì về tâm trạng của người mẹ nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình? - Mẹ nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình với tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến như được sống trong vòng tay yêu thương của bà ngoại. ? Bản thân các em cũng được dự ngày khai trường và đặc biệt là ngày khai trường đầu tiên. Lúc đó tâm trạng của chúng ta như thế nào? - Cũng rạo rực xao xuyến, bồi hồi xúc động. Gv phải chăng trong mỗi cuộc đời chúng ta kỷ niệm về ngày khai trường đầu tiên là một dấu ấn khó phai và đây là bước ngoặt trong cuộc đời chúng ta. Bắt đầu từ đây chúng ta bước vào một lĩnh vực hoàn toàn mới. Đó là lĩnh vực tri thức. Để rồi từ đây những kiến thức mà hàng ngày chúng ta lĩnh hội dược mai ngày sẽ góp công sức để bảo vệ Tổ quốc - Và qua diễn biến tâm trạng của người mẹ chúng ta cũng hiểu thêm về tình cảm của người mẹ dành cho con rất sâu đậm, mẹ luôn yêu thương trìu mến đối với con. Và mỗi năm học mới đến khắp nơi trên thế giới đều tưng bừng làm lễ khai giảng. Vậy người mẹ nghĩ gì về ngày khai trường chúng ta sang phần 2 ? Từ ngày khai trường ở nước ta mẹ nghĩ đến ngày khai trường ở đâu? - Nghĩ đến ngày khai trường ở Nhật GV từ tâm trạng đang miên man nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình người mẹ lại chuyển sang nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên của Nhật. Câu văn nào đã nói về sự chuyển biến một cách tự nhiên như vậy? - Mẹ nói: ngày khai trường ở Nhật Gv đây chính là phương tiện liên kết trong văn bản. ? Ngày khai trường của Nhật diễn ra ntn - Người lớn nghỉ việc đưa trẻ đến trường - Đường phố dọn quang đãng - Các quan chức chia nhau dự lễ khai giảng và gặp gỡ ban giám hiệu. ? Theo em mẹ đang nghĩ gì về trách nhiệm của xã hội ở Nhật đối với ngày khai trường nghành giáo dục? Gv từ sự lo lắng chuẩn bị cho con ngày mai vào lớp 1 mẹ đã nhớ về kỷ niệm ngày xưa và nghĩ đến vai trò của xã hội trong việc giáo dục trẻ em. Dòng suy nghĩ cứ miên man làm cho người mẹ không sao ngủ được. ? Từ suy nghĩ của người mẹ em hiểu gì về vai trò của nghành giáo dục? Gv yêu cầu học sinh quan sát bức tranh sgk ? Bức tranh này miêu tả điều gì? Gv trong bức tranh này có nhiều ông bố bà mẹ đang đưa con đến trường trong ngày khai giảng. ? Qua bức tranh này tác giả muốn nói lên điều gì? - Muốn nói lên sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Đồng thời nói lên tầm quan trọng của nhà trương trong việc giáo dục trẻ em. GV Như vậy không chỉ có ở nước Nhật mà ngay cả ở nước ta xã hội và gia đình cũng quan tâm đến trẻ em, quan tâm đến giáo dục. Chính vì vậy ngày 5-9 đã trở thành ngày hội của toàn dân đưa trẻ đến trường được cả xã hội quan tâm. Giáo dục quyết định đến tương lai của mỗi con người. ? Theo dõi vào cuối văn bản em thấy trong những lúc không ngủ được mẹ muốn tâm sự với con điều gì? - Mẹ nói: Mẹ sẽ đưa con đến trường cầm tay con dắt tay con qua cánh cổng. ? Em hiểu thế giới kỳ lạ mà mẹ muốn nói với con là thế giới nào? - Đó chính là thế giới tri thức. Thế giới đó chứa đựng cả một tương lai tươi sáng cùng bao nhiêu kỷ niệm của tuổi học trò đang chờ đón các em. ? Qua câu nói của người mẹ với con ở cuối đã nói nên tình cảm gì của người mẹ? - Câu nói này không những thể hiện tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho con mà còn thể hiện niềm tin của người mẹ tin vào đứa con yêu quý của mình. ? Vậy người mẹ đã đặt niềm tin này vào những ai? - Con, nhà trường, xã hội ? Em hiểu suy nghĩ của người mẹ lúc này ntn? GV đoạn văn ngắn gọn giàu chất trữ tình đã giúp ta hiểu được tấm lòng của người mẹ yêu con tha thiết luôn mong cho con mình gặp nhiều điều tốt đẹp nhất. Câu nói của người mẹ một lần nữa khẳng định cái vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ của đất nước. ? Từ đây em liên tưởng đén câu nói nào của Bác Hồ nói đến tàm quan trọng việc giáo dục thế hệ trẻ của đất nước? - "Non sông...chính là phần lớn nhờ công học tập của các cháu” I. Giới thiệu văn bản (2') - Đây là một văn bản nhật dụng Lý Lan trích trong báo yêu trẻ 166 TPHCM (1-9-2000) I. Đọc và tìm bố cục văn bản (8') II. Tìm hiểu chi tiết văn bản (25') 1. Tâm ... húng vẫn có nghĩa không phân biệt đâu là tiếng chính đâu là tiếng phụ. ? Vậy em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập? ? Hãy tìm một sốví dụ về từ ghép đẳng lập? - Sách vở, nhà cửa ... ? Hãy nhắc lại nghĩa của từ ghép "bà ngoại" ? Tiếng bà có nghĩa ntn? - Bà là chỉ người phụ nữ cao tuổi có quan hệ gần gũi với chúng ta. ? So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà từ nào có nghĩa rộng hơn? - Nghĩa của từ bà rộng hơn. ? Hãy so sánh nghĩa của từ thơm và từ thơm phức? - Thơm là 1 thứ mùi dễ chịu làm cho ta dễ thích nghi - Thơm phức là một thứ mùi bốc lên mạnh, hấp dẫn. - Nghĩa của từ thơm rộng hơn nghĩa của từ thơm phức ? Vậy em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ so với nghĩa của tiếng chính? Gv như vậy từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa thành các cấp độ khác nhau Vd từ: Thơm, thơm phức ... ? Qua đây em rút ra kết luận gì về nghĩa của từ ghép chính phụ? Gv cho học sinh quan sát vd ? Hãy cho biết nghĩa của từ ghép "quần áo" và nghĩa của từng tiếng "quần", "áo". ? Khi hai tiếng này kết hợp lại với nhau thì tạo nên nghĩa ntn? - Chỉ quần áo nói chung. ? Hãy so sánh nghĩa của từ quần áo và nghĩa của từng tiếng "quần" "áo"? - Nghĩa của từ "quần áo” là sự tổng hợp nghĩa của hai tiếng "quần" "áo" (Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn so với nghĩa của từng tiếng " quần " + " áo") ? Từ ví dụ vừa phân tích em hiểu gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập? Gv gọi hs đọc ví dụ ? Hãy tìm các từ ghép đẳng lập ở các ví dụ trên? - Từ "Trầm bổng" ? Hãy giải nghĩa từng tiếng trong từ ghép này? - Trầm âm thanh có thang độ thấp và ấm - Bổng là âm thanh có thang độ cao và vang. ? Vậy "trầm bổng" có nghĩa là gì? - Là âm thanh lúc cao lúc thấp. ? Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điếu gì? I. Các loại từ ghép (20') 1. Ví dụ 1 sgk Ví dụ 2 sgk + Có hai loại từ ghép - Từ ghép chính phụ - Từ ghép đẳng lập 1. Từ ghép chính phụ a. Ví dụ b. Khái niệm sgk 2. Từ ghép đẳng lập. - Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp II. Nghĩa của từ ghép (15') 1. Nghĩa của tư ghép chính phụ - Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. 2. Nghĩa từ ghép đẳng lập. - Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên nó. * Ghi nhớ sgk III. Luyện tập (15') 1. Bài tập 1/15 sgk ? Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập. ? Để giải quyết được bài tập này em phải làm ntn? - Hiểu được nghĩa của tư ghép và so sánh với nghĩa của từng tiếng trong từ ghép đó. -TGCP: Xanh ngắt, nhà máy - TGĐL: Suy nghĩ , chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi. 2. Bài tập 2 / 15sgk ? Em đọc và xác định yêu cầu bài tập? ? Bài tập này cho chúng ta biết điều gì? - Cho chúng ta biết tiếng chính ? Có tiếng chính rồi ta chỉ làm gì nữa để có được từ ghép chính phụ? - Thêm tiếng phụ vào đằng sau tiếng chính Gv chia lớp thành bốn nhóm mỗi nhóm làm hai từ.- Hs làm 3. Bài tập 3/15sgk ? Đọc và xác định yêu cầu bài tập? ? Bài tập cho ta biét điều gì? ? Để làm được bài tập em phải ntn? - Tìm thêm các tiếng có quan hệ ngữ nghĩa ngang hàng với các từ đã cho. Gv gọi học sinh làm mẫu 1 từ - Học sinh làm - Núi + đồi Mặt + mũi Ham + muốn Học + hành + rừng + mày + thích + hỏi 4. Bài tập 4 /15. ? Em hãy đọc bài tập. Xác định yêu cầu của bài? Gv gợi ý cho học sinh làm. Một cuốn sách, một cuốn vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa chỉ chung cả hai loại nên không thể nói một cuốn sách vở. 4. Củng cố (3') ? Em hãy đọc lại hai phần ghi nhớ sgk ? Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập khác nhau ở điểm nào? 5. Hướng dẫn (1') - Về nhà làm lại bài tập 1,2,3,4 và làm tiếp những bài còn lại - Viết một đoạn văn có độ dài khoảng 5 dòng về chủ đề tự chọn. Gạch chân những từ ghép đã sử dụng. Phân loại những từ ghép đó. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4 Liên kết trong văn bản I. Mục tiêu bài học. - Giúp học sinh hiểu được thế nào là liên kết trogn văn bản và việc sử dụng các phương tiện liên kết trong văn bản. - Rèn luyyện kỹ năng sử dụng các phương tiện liên kết trong văn bản. - Giáo dục ý thức sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu sgk, sgv, soạn giáo án dùng bảng phụ chép một số vd, lấy thêm ví dụ ngoài sgk để hs tham khảo Trò: Tìm hiểu trước bài học ở nhà III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức (1') 2. Kiểm tra (4') ? Thế nào là văn bản. Nêu các tính chất của văn bản? 3. Bài mới * Giới thiệu bài - Vănbản là chuỗi lời nói hoặc viết có chủ đề thống nhất, được liên kết mạch lạc nhằm đạt được mục đích giao tiép .một trongnhững tính chất quan trọng nhất khi tạo văn bản là liên kết. Vậy liên kết trong văn bản là gì, giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về liên kết trong văn bản. Phương pháp Nội dung Gv ghi ví dụ ra bảng phụ gọi học sinh đọc ? Đoạn văn này gồm mấy câu. Xác định giới hạn của từng câu? - Gồm 5 câu ? Những câu văn trong đoạn văn này trích trong văn bản nào -Văn bản Mẹ tôi ? Hãy xác định cấu trúc các câu văn trên bảng? ? Em có nhận xét gì về cấu trúc ngữ pháp của các câu văn này? - Các câu văn này đều được viết đúng theo cấu trúc ngữ pháp CN- VN Gv như vậy cá câu văn này đễu được viết đúng cấu trúc ngữ pháp. Bây giờ chúng ta xét sang mặt ý nghĩa của các câu văn. ? Câu văn 1 có nội dung gì? - Nói về việc thiếu lễ độ của En-ri-cô đối với mẹ. ? Câu văn 2, 3, 4 diễn tả điều gì? - Nhắc lại sự lo lắng sẵn sàng hi sinh vì con của người mẹ và mong En-ri-cô có suy nghĩ về điều đó. ? Câu văn số 5 thông báo nội dung gi? - Thể hiện sự buồn giận của bố đối với En-ri-cô. ? Qua đây em có nhận xét gì về nọi dung ý nghĩa của các câu văn này? - Các câu văn đếu có nội dung chính xác rõ ràng. ? Nội dung các câu văn này có liên quan đến nhau không? - Không có liên quan đến nhau. Gv cả câu trúc ngữ pháp và nội dung của các câu văn đều rõ ràng. Nhưng qua đoạn văn này em có hiểu được bố En-ri-cô điêù gì không? - Không hiểu bố En -ri-cô muốn nói điều. ? Vì sao ta lại không hiểu được? - Vì các câu văn rời rạc, không gắn bó với nhau về mặt ý nghĩa. ? Vậy để đoạn văn dễ hiểu thì phải đảm bảo nội dung gì? - Các câu văn trong đoạn văn phải nối liền với nhau gắn bó với nhau về mặt nội dung ý nghĩa và ngữ pháp. Gv người ta gọi là các câu văn phải có tính liên kết với nhau. - Đúng vậy nếu một đoạn văn chỉ có các câu văn viết đúng cấu trúc ngữ pháp, nội dung rõ ràng, chính xác thì vẫn chưa đủ mà các câu văn ấy cần phải được liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung và ý nghĩa mới tạo thành một doạn văn hoàn chỉnh ? Từ đây em thấy tính liên kết có vai trò ntn trong văn bản cũng như trong doạn văn? - Liên kết là tính quan trọng nhất của văn bản cũng như trong đoạn văn ? Đối với đoạn văn vừa tìm hiểu liên kết có vai trò gì? Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ sgk Chuyển: Liên kết có vai trò rất quan trọng nhưng làm cách nào để dảm bảo tinh liên kết đó chúng ta chuyển sang phần hai. ? Hãy so sánh đoạn văn ở vd với đoạn văn trong sgk ở văn bản "Mẹ tôi" ? Hai văn bản này có điểm nào khác nhau? - Hs làm ? Qua đây em thấy đoạn văn trên không đảm bảo được tính liên kết? - Đoạn văn đã bỏ đi một số câu, một số cụm mà những câu văn đó, cụm từ đó lại có vai trò liên kết các vần trong đoạn văn với nhau làm cho nội dung đoạn văn có ý nghĩa và dễ hiểu. Gv để đảm bảo tính liên kết giữa các câu văn trong đọan văn và liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản lại với nhau người ta phải dùng những câu văn hoặc những cụm từ có tác dụng liên kết (tức là phải làm cho câu văn, thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Gọi là phương tiện liên kết). ? Vậy để đảm bảo tính liên kết chặt chẽ về hình thức trong văn bản ta phải làm gì? -Dùng phương tiện ngôn ngữ: từ, cụm từ, câu ? Để câu văn và các đoạn văn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau ta làm như thế nào? - Cần đảm bảo liên kết cả nội dung lẫn hình thức ? Qua bài ta cần ghi nhớ điều gì? GV: Tuy nhiên trong thực tế, có những đoạn văn không sử dụng phương tiện liên két về hình thức vẫn có thể đảm bảo được nội dung thông báo trọn vẹn, dễ hiểu. Vì vậy khi tạo văn bản không phải khi nào ta cũng phải phụ thuộc cả hai yếu tố liên kết đó * Lưu ý: Nội dung bài học hôm nay ta mới chỉ nghiên cứu tính liên kết trong một đoạn văn. Còn trong văn bản, khi tạo lập văn bản ta cũng có thể sử dụng phương tiện này và nhiều phương tiện khác nữa để tạo tính liên kết, những bài học sau chúng ta sẽ tìm hiểu. I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản (20') 1. Ví dụ sgk - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản - Liên kết làm cho văn bản trở nên có ý nghĩa và dễ hiểu. 2. Phương tiện liên kết trong văn bản . - Để văn bản có tính liên kết người ta viết phải làm cho nội dung câu văn, đoạn văn thống nhất và gắn bố chặt chẽ với nhau. - Phải kết nối các câu văn đó bằng phương tiện ngôn từ (từ, câu...) thích hợp gọi là phương tiện liên kết * Ghi nhớ sgk II. Luyệh tập (15') 1. Bài tập 1 Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập? ? Các câu văn trong đọan văn ở bài tập đã liên kết chưa? - Chưa có tính liên kết ? Đề bài yêu cầu ta làm gì? ? Sắp xếp lại các cụm từ để doạn văn đảm bảo tính liên kết? - Một quan chức, ra khỏi đây, và ông đưa tay, nghe lời, các thầy cô giáo. 2. Bài tập 2. ? Em hãy đọc và xác định yêu cầu của đề bài? ? Bài tập cho ta biết điều gì? - Về hình thức câu văn có vẻ rất liên kết. Tức là câu văn có cấu trúc ngữ pháp đúng và cùng nói về người mẹ. Gv như vậy về hình thức đã đảm bảo tính liên kết. Nhưng để biết nội dung ý nghĩa giữa các câu văn này có tính liên kết hay không chúng ta tìm hiểu từng câu một. ? Hai câu văn đều nói điều gì? - Sự hồi tưởng của người con về người mẹ quá cố. ? Câu văn thứ 3 có nội dung gì? - Sự hồi tưởng của người con về hành vi sai trái của mình với mẹ lúc sáng nay. ? Còn câu văn cuối cùng nói về vấn đề gì? - Kể về việc làm của mẹ chiều nay với mình. ? Em có nhận xét gì về các đối tượng nói tới trong câu văn? - Các đối tượng được nói tới trong các câu văn này hoàn toàn khác nhau dẫn đến nội dung của chúngcũng hoàn toàn khác nhau, không có sự liên kết với nhau. ? Vậy đoạn văn này có tính liên kết chưa? - Đoạn văn này chưa có tính liên kết. 4. Củng cố (4') ? Thế nào là liên kết trong văn bản. Muốn văn bản liên kết được với nhau ta cần những phương tiện gì? 5. Hướng dẫn (1') Nắm chắc các yêu cầu về liên kết đoan văn - Về nhà học bài làm những bài tập còn lại? - Tìm hiểu trươc văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê Quỹ Nhất, ngày tháng năm Hiệu trưởng ký duyệt
Tài liệu đính kèm: