Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (tiết 2)

1.Mục tiêu:

a.Kiến thức:

- Củng cố khái niệm văn bản nhật dụng ở lớp 6.

- Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa to lớn của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là tuổi trẻ, từ đó các em có ý thức hơn trong học tập, tu dưỡng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, có thái độ kính yêu và biết ơn cha mẹ.

b.Kĩ năng:

- Đọc biểu cảm văn bản nhật dụng.

- Phân tích tình cảm, cảm xúc trong văn bản nhật dụng.

 

doc 415 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 Tuần 1
Tiết PPCT: 1 Văn bản ( Theo LÍ LAN )
Ngay day:
1.Mục tiêu: 
a.Kiến thức:
- Củng cố khái niệm văn bản nhật dụng ở lớp 6. 
- Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa to lớn của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là tuổi trẻ, từ đó các em có ý thức hơn trong học tập, tu dưỡng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, có thái độ kính yêu và biết ơn cha mẹ.
b.Kĩ năng:
- Đọc biểu cảm văn bản nhật dụng.
- Phân tích tình cảm, cảm xúc trong văn bản nhật dụng.
c.Thái độ:
Cảm nhận và thấm thía những hình ảnh thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2.Chuẩn bị: 
- GV: giáo án, tham khảo tài liệu liên quan, tranh, bảng phụ.
- HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
3. Phương pháp dạy học:
Phương pháp thuyết giảng, bình giảng, đọc biểu cảm sáng tạo.
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra SGK, vở BT, Vở ghi bài học.
 4.3 Giảng bài mới:
Từ lớp 1 đến lớp 7 các em đã được 7 lần khai trường. Vậy ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất? Ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không? Để hiểu được tâm trạng chung của những bậc làm cha mẹ cụ thể là trước ngày đưa con vào lớp 1. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh. 
Nội dung bài ghi
 Hoạt động 1
 - GV hướng dẫn cách đọc văn bản: Đọc rõ ràng, diễn cảm để thấy được tâm trạng của người mẹ.
 - GV đọc mẫu- 2 HS đọc tiếp.
- Nhận xét cách đọc. 
? Theo em văn bản này thuộc văn bản gì ?
( Văn bản nhật dụng. )
D Ở lớp 6, các em đã được học văn bản này rồi, em nào nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng?
Văn bản nhật dụng là văn bản đề cập đến những nội dung có tính cập nhật, đề tài có tính thời sự, đồng thời là những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.
1 HS đọc chú thích.
Giải nghĩa các từ: nhạy cảm, háo hức, bận tâm, can đảm.
Hoạt động 2.
? Em hãy tóm tắt văn bản bằng vài câu ngắn gọn. (Bài văn viết về việc gì? Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ trước ngày khai trường để vào lớp 1 của con.)
? Hoàn cảnh nào nảy sinh tâm trạng của mẹ.
? Tìm những chi tiết biểu hiện tâm trạng của hai mẹ con trong văn bản.
Con: gương mặt thanh thoát, ngủ say như uống ly sữa, ăn cái kẹo, tựa ngiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại.
- Mẹ: Lẽ ra làm việc nhưng hôm nay không tập trung được vào việc gì cả, lên giường nằm trằn trọc.
Sử dụng bảng phụ. (Câu hỏi thảo luận )
? Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau.
Mẹ: Không ngủ, suy nghĩ miên man.
Con: Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.
? Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
( Tương phản )
? Tại sao mẹ không ngủ được.
( HS thảo luận: GV gợi ý: Mẹ không ngủ được có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa, lí do nào khác nữa.)
HS trình bày ý kiến.
GV nhận xét diễn giảng.
@ Mẹ không ngủ được vì 2 lý do sau:
+ Lo lắng cho con nên người mẹ cứ miên man suy nghĩ về đứa con mình.
+ Nôn nao nghĩ về ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ. (Kí ức tuổi thơ của mẹ trỗi dậy )
? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.
( Cứ nhắm mắt lại ....hẹp; Cái ấn tượng .... bước vào)
HS đọc 2 đoạn này.
? Tại sao ngày khai trường vào lớp 1 đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ như vậy ? 
( Có thể là lần đầu tiên mẹ được đến trường, được bà dắt đi học. Mẹ nôn nao hồi hộp cảm nhận về một ngôi trường hoàn toàn mới mà trong đó có cả một thế giới kì diệu... )? Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trường điều mà mẹ mong muốn cho con ở đây là gì.
( Mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận ghi vào lòng con những kỉ niệm đẹp ... )
? Từ sự suy nghĩ trăn trở ... đến mong muốn của mẹ ... em thấy mẹ là người như thế nào ?
? Trong văn bản này, người mẹ đang tâm sự với ai.
( Mẹ không trực tiếp nói với con và cũng không trực tiếp nói với ai. Mẹ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với chính mình )
? Cách viết này có tác dụng gì.
( Làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, những điều sâu kín khó nói. )
? Những câu văn nào nói về vai trò và tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
( Ai cũng biết rằng ... Sau này. )
? Kết thúc bài văn người mẹ nói: “ Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” Em hiểu thế giới kì diệu ấy là gì
( HS phát biểu – GV nhận xét )
¨ Nhà trường đã mang lại cho em những gì về tri thức, tình cảm tư tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò ... Thế giới của những niềm vui, hi vọng nhưng cũng không ít nỗi buồn và những vấp ngã khiến ta phải nhớ suốt đời. Nhà trường là tất cả tuổi trẻ của mỗi con người.
Hoạt động 3. Tổng kết
? Qua tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường của con, em hiểu gì về điều tác giả muốn nói.
( HS đọc ghi nhớ )
Hoạt động 4. Luyện tập.
? Hãy đọc đoạn văn mà em thích nhất. Vì sao em thích.
? Em hãy kể lại 1 kỉ niệm đẹp của em đối với cha mẹ.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích.
1/ Đọc.
2/ Chú thích.
- Tác giả: Lí Lan
Văn bản được in trên báo “yêu trẻ” số 166 ngày 1/9/2000 ở thành phố Hồ Chí Minh.
II/ Đọc – phân tích văn bản.
1/ Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng.
Vào đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con, mẹ không ngủ được.
2/ Diễn biến tâm trạng của mẹ.
- Hôm nay, mẹ không tập trung vào việc gì cả.
- Mẹ lên giường và trằn trọc, không ngủ được.
- Lo lắng cho con nên mẹ:
+ Suy nghĩ miên man.
+ Nhớ lại kỉ niệm xưa.
Þ Mẹ yêu thương con sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con
3. Suy nghĩ của mẹ về ngày mai.
- “Đi đi con, hãy can đảm lên ... Thế giới kì diệu sẽ mở ra” --> Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
=>Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
Ghi nhớ SGK/9
III/ Luyện tập:
Đọc.
Kể.
HS keå veà kæ nieäm cuûa mình.
4.4 Củng cố và luyện tập:
? Bài văn đã giúp em hiểu thêm điều gì về bản thân mình ?
.
Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trãi qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn như một lời nhắc nhở những ai quá vô tâm mà quên đi tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng và những hi vọng lớn lao của mẹ đối với con, nó nhắc nhở mỗi con người cần có
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung ghi bài, ghi nhớ.
- Soạn bài: “ Mẹ tôi” theo câu hỏi SGK/11. Đọc trước văn bản:
+ Mẹ của EnriCô là người như thế nào?
+ Thái độ của người bố đối với EnriCô và tình cảm của mẹ dành cho em ra sao? Có thái độ trân trọng, hiểu biết và thông cảm với mẹ mình.
5. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MẸ TÔI
Tuần 1.
Tiết PPCT:2 . Văn bản 	
 Ngày dạy: ........... (Et-môn đô đơ Amixi) 
1.Mục tiêu :
a. Kiến thức:
- Qua bức thư của bố, qua tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của đứa con đối với mẹ, tác giả muốn những đứa con khắc sâu trong lòng rằng mẹ là người đáng kính, đáng yêu nhất. Phạm lỗi đối với mẹ là một trong những lỗi đáng trách đáng lên án, đáng ân hận nhất. Cách giáo dục nghiêm khắc nhưng vẫn có tế nhị, có lý có tình của người cha.
Nghệ thuật biểu hiện thái độ tình cảm và tâm trạng gián tiếp qua một bức thư, ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi”- nhân vật kể chuyện.
Biết nhận ra lỗi lầm là điều đáng quý.
Phải trân trọng tình cảm thiêng liêng nhất đó là tình thương yêu cha mẹ.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng kể văn bản nhật dụng.
c. Thái độ:
 Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
2. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo, tranh, giáo án, bảng phụ; Tìm một số bài thơ, ca dao nói về mẹ (VD: Mẹ hiền, mẫu tử tình thâm ...)
- Học sinh: soạn bài, SGK, tập ghi ...
3. Phương pháp dạy học:
Phương pháp giảng bình, gợi mở, thảo luận đôi bạn, nhóm ...
 4. Tiến trình:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số học sinh
 Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc một đoạn trong văn bản “Cổng trường mở ra”mà em thích nhất. (4đ). Vì sao em thích. (6đ)
HS khác đọc một đoạn trong văn bản. (4đ). Qua văn bản em đã cảm nhận được điều gì. (6đ)
Nhận xét, đánh giá.
HS đọc và giải thích.
Hiểu thêm về tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
4.3 Giảng bài mới:
 Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được hết điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Họat động 1.
 - GV hướng dẫn cách đọc: đọc rõ ràng, diễn cảm thể hiện tâm tư tình cảm đau buồn của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ.
 - GV đọc mẫu- HS đọc tiếp theo.
Nhận xét cách đọc.
Cho biết vài nét về tác giả bài văn.
Giải thích: lễ độ, hối hận, quằn quại, hổn hển.
Hoạt động 2:
 Tìm hiểu văn bản.
? Vì sao người bố viết thư gửi cho En-ri-Cô.
( Bố muốn cảnh cáo vì hành động thiếu lễ độ của En-ri-Cô đối với mẹ.)
? Qua bài văn em thấy thái độ của người bố đối với En-ri-Cô như thế nào.
- GV gợi ý: Thái đ ... dở.
c.
--> đánh dấu ranh giới các vế của 1 câu ghép.
b. c như câu a.
3. BT 3.
Viết đoạn văn.
4.4 Củng cố và luyện tập:
? Công dụng của dấu chấm lửng và công dụng của dấu chấm phẩy.
4.5 Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà:
- Học 2 ghi nhớ.
- Hoàn chỉnh 3 BT vào VBT.
- Ôn lại bài --> Thi HKII.
5. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 30.
Tiết 120. VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ.
Ngày dạy: ...............
1. Mục tiêu:
Kiến thức: Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này; Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị; Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng qui cách; Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
Kĩ năng: rèn kĩ năng viết văn bản đề nghị theo mẫu.
Thái độ: có ý thức đúng đắn, lịch sự trong giao tiếp. 
2. Chuẩn bị:
 GV: giáo án, bảng phụ ghi cách trình bày văn bản.
HS: soạn bài theo yêu cầu.
3. Phương pháp dạy học:
 Phương pháp nêu vấn đề, thực hành, thảo luận ...
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2 Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là văn bản hành chính.
? Nêu cách trình bày văn bản hành chính.
? Nêu tên vài văn bản hành chính thường gặp.
- Là loại văn bản dùng truyền đạt những nội dung, yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ ý kiến nguyện vọng của cá nhân, tập thể tới cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm và ngày tháng ...
+ Họ tên, chức vụ người nhận.
+ Họ tên, chức vụ người gửi.
+ Nội dung thông báo.
+ Kí tên người gửi văn bản.
- Đơn từ, quyết định, giấy khai sinh, giấy kết hôn, bản hợp đồng.
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị.
- HS đọc 2 văn bản SGK.
? Ai đã viết 2 văn bản này.
Lớp 7C và các gia đình trong địa bàn dân cư.
? Tại sao lại viết loại văn bản này.
Vì họ không thể tự quyết định nên phải đề nghị những người, những cấp có thẩm quyền.
? Hai văn bản này trình bày các nguyện vọng gì.
? Các mục trong văn bản đề nghị này có gì giống và khác với các đề mục trong văn bản hành chính.
Nói chung là giống, tuy nhiên ghi cụ thể hơn ...
HĐ 2: Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị.
- HS đọc lại văn bản mục I.
? Nội dung 2 văn bản được trình bày theo trình tự nào.
- GV treo bảng phụ ghi cách trình bày ...
? Hai văn bản này có gì giống nhau.
Các mục và thứ tự của các mục.
? Khác nhau.
Các lí do, sự việc, nguyện vọng.
? Vậy các mục cần phải có trong văn bản đề nghị.
? Vậy khi nào cần viết văn bản đề nghị. Cách trình bày.
- GV chốt lại và gọi 1 HS đọc to ghi nhớ.
HĐ 3. Hướng dẫn luyện tập.
- HS đọc BT 1 SGK. (Thảo luận, đại diện mỗi nhóm trả lời. GV hướng dẫn sửa)
- Đọc yêu cầu BT2. 
? Tìm các lỗi thường gặp trong đơn xin phép ( Thảo luận nhóm)
Nội dung bài học
I/ Đặc điểm của văn bản đề nghị.
VD. Mục I SGK.
a. Mục đích:
- Văn bản 1: sơn lại bảng đen.
- Văn bản 2: giải quyết việc tắt cống, ngập nước.
b. Nội dung.
- Ghi cụ thể.
+ Người đề nghị.
+ Người nhận đề nghị.
+ Nội dung đề nghị.
II/ Cách làm văn bản đề nghị.
VD. Mục 1 II SGK 
Quốc hiệu
Địa điểm, ngày ...
Tên văn bản ...
Nơi gửi đến ...
Sự việc, lí do, ý kiến, đề nghị ...
Kí tên và ghi rõ họ tên người viết.
- Các mục cần có:
Chủ thể: người viết đề nghị.
Khách thể: người tiếp nhận đề nghị.
Nội dung: đề đạt nguyện vọng gì.
Mục đích: nguyện vọng được giải quyết sẽ có ích lợi gì.
Ghi nhớ SGK/ 126.
III/ Luyện tập.
1. BT1:
- Giống: đều trình bày nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.
- Khác:
Nguyện vọng của cá nhân.
Nhu cầu của tập thể
2. BT2.
Các lỗi thường gặp ở đơn xin phép.
4.4 Củng cố và luyện tập:
? Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi nào cần làm văn đề nghị.
A. Khi muốn trình bày kết qủa đạt được của một cá nhân hay tập thể.
B. Khi có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra cần cho mọi người biết.
C. Khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể muốn tổ chức có thẩm quyền giải quyết. X
4.5 Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà:
- Học ghi nhớ.
- Soạn bài “Văn bản báo cáo”.
5. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 31.
Tiết 121. ÔN TẬP VĂN HỌC
Ngày dạy: .............
1.Mục tiêu.
Kiến thức: Nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng thể loại của các văn bản và sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện trong các văn bản đã học.
Kĩ năng: so sánh và hệ thống hóa; Lập bảng hệ thống phân loại.
Thái độ: yêu thích văn học, sống có tình cảm. 
2.Chuẩn bị:
 GV: giáo án, bảng phụ.
 HS: soạn bài theo yêu cầu (Trả lời 10 câu hỏi ôn tập SGK/ 127.
3. Phương pháp dạy học:
Phương pháp so sánh, thực hành, thảo luận ...
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2 Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra phần chuẩn bị của HS)
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
? Từ đầu năm đến nay, ta đã học những văn bản nào.
? Ca dao, dân ca là gì.
Thơ ca dân gian, những bài thơ bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác, biểu diễn và truyền miệng từ đời này sang đời khác.
? Tục ngữ là gì.
? Thơ trữ tình là gì.
Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác.
? Đặc trưng của thơ.
Có vần điệu, ngôn ngữ cô đọng, có tính cách điệu cao.
? Kết cấu, số tiếng, nhịp, vần trong thơ tứ tuyệt đường luật.
? Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú.
? Thế nào là phép tương phản.
Là sự đối lập các hình ảnh chi tiết, nhân vật ... trái ngược nhau để tô đậm nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả 2.
? Tăng cấp trong nghệ thuật.
Tăng dẫn cường độ, tốc độ, mức độ, chất lượng, số lượng, màu sắc, âm thanh.
? Những tình cảm thể hiện trong các bài ca dao dân ca đã học.
Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn, châm biếm, hài hước, dí dỏm đả kích ...
- Gọi vài HS đọc thuộc lòng những bài ca dao yêu thích.
? Những kinh nghiệm của nhân dân trong tục ngữ về thiên nhiên thời tiết như thế nào.
? Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp.
Đất đai qúi hiếm, vị trí các nghề, kinh nghiệm cày cấy ...
? Kinh nghiệm về con người xã hội.
? Những giá trị lớn về tư tưởng tình cảm trong các bài thơ đã học.
- GV hướng dẫn lập bảng thống kê. Các nhóm thi đua điền vào (mỗi nhóm 2 bài).
Nội dung bài học
1. Nhan đề các văn bản đã học trong năm học.
2. Khái niệm, đặc trưng các thể loại văn học.
Ca dao-dân ca.
Tục ngữ.
Thơ trữ tình.
Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.
Thơ thất ngôn bát cú.
Thơ song thất lục bát.
Thơ lục bát.
Phép tương phản nghệ thuật.
Tăng cấp trong nghệ thuật.
3. Những tình cảm thái độ thể hiện trong các bài ca dao-dân ca đã học.
4. Những kinh nghiệm của nhân dân trong tục ngữ.
a. Về thiên nhiên, thời tiết.
- Thời gian ...
- Dự đoán nắng mưa, bão lụt ...
b. Về lao động sản xuất.
c. Về con người xã hội.
5. Những giá trị lớn về tư tưởng tình cảm.
- Lòng yêu nước tự hào dân tộc.
- Ý chí bất khuất.
- Thân dân, yêu dân.
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.
- Ca ngợi tình bạn, tình vợ chồng ...
6. Thống kê tác phẩm.(GV ghi bảng phụ)
4.4 Củng cố và luyện tập:
- HS đọc bài thơ yêu thích. Nêu lí do.
? Các tác phẩm văn nghị luận đã học, em thích nhất tác phẩm nào. Vì sao.
4.5 Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà:
Ôn lại bài, chuẩn bị thi HKII.
5. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 31.
Tiết 122. DẤU GẠCH NGANG.
Ngày dạy: ...............
1. Mục tiêu:
Kiến thức: Nắm được công dụng của dấu gạch ngang. Phân biệt được dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
Kĩ năng: rèn cách sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu gạch.
2. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 7(P-Trâm).doc