Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 40)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 40)

A.Mục tiêu : Giúp HS:

1. Kiến thức

Học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái; thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời con người .

2. Kỹ năng:

 Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích văn bản nhật dụng.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng lòng yêu kính cha mẹ.

 

doc 231 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 40)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01
Tuần : 1 Ngày soạn : 15 -08-2009
Tiết : 1 Ngày giảng : 17 -08-2009
	Văn bản:	 
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 -Lý Lan- 
A.Mục tiêu : Giúp HS:
1. Kiến thức
Học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái; thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời con người .
2. Kỹ năng:
 Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích văn bản nhật dụng.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng lòng yêu kính cha mẹ.
B. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, gợi mở vấn đề, phân tích, giảng bình.
C.Chuẩn bị :
 	- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, giáo án.
 - Học sinh: SGK, xem trước bài, trả lời các câu hỏi/SGK. 
	- ĐDDH:
D.Các bước lên lớp :
1.Ổn định lớp : 
- ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: sách vở, bài soạn .
3.Bài mới:
H:	- Ân tượng và kỉ niệm đáng nhớ về ngày khai trường?
Tâm trạng và sự chuẩn bị của em trước ngày khai trường? Ai đưa em đến trường?
Em đã dự 7 lần khai giảng, lần nào khiến em nhớ nhất?
GV giới thiệu bài hát “ Ngày đầu tiên đi học” liên hệ với văn bản “ Cổng trường mở ra”.
Phương pháp
 Nội dung 
Hoạt động1:GVHDHS đọc, tìm hiểu chung văn bản.
H: Theo em giọng đọc của văn bản “ Cổng trường mở ra “ như thế nào?
GV: HDHS cách đọc văn bản, đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét cách đọc của HS. 
GV: HDHS giải nghĩa các từ khó/văn bản.
GV: Giới thiệu sơ qua về văn bản (Thể loại, nội dung)
H: Sau khi đọc văn bản, em hãy cho biết văn bản này kể về nội dung gì? ( Chuyện con người, nhà trường hay biểu hiện tâm tư, tình cảm của người mẹ)
H: Nhân vật chính của văn bản này là ai?
( Người mẹ)
H: Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản?
GV: Gọi HS trả lời -> nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: GVHD HS phân tích văn bản.
H : Tìm những chi tiết cho biết tâm trạng của người con ?
H : Nhận xét tâm trạng người con và theo em thì vì sao lại như vậy ?
H:- Tình thương của Mẹ biểu hiện qua những hành động nào?
H : Tâm trạng của người mẹ được bộc lộ qua những chi tết nào ? 
H: Theo em tại sao người Mẹ không ngủ được?
H: Khi nhớ lại những kỉ niệm ấy lòng Mẹ lại “rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”.Nhận xét cách dùng từ và tác dụng của nó?
( dùng từ bộc lộ tâm trạng và gợi cảm xúc :vui,nhớ thương...)
H: Qua những chi tiết trên,em có nhận xét gì về hình ảnh người Mẹ?
H: Tâm trạng của người Mẹ và con có khác nhau không?
H: Đêm không ngủ được Mẹ đã nghĩ đến điều gì?
H: Ở nước ta ngày khai trường có diễn ra như một ngày hội không? Trường học có tầm quan trọng ntn đối với chúng ta?
GVLHGD: ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học, của việc học.
GV: HDHS quan sát tranh/SGK 
H : Em hiểu như thế nào về bức tranh/văn bản ?
H : Phần còn lại của văn bản nói về vấn đề gì ? câu nào thể hiện rõ nhất điều đó ?
H : Em hiểu thế nào về câu nói của người mẹ : " Bước qua ...mở ra "?
H : Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? 
H : Có phải cứ đến trường là tự nhiên thế giới kì diệu mở ra không ? 
GV: LHGDHS ý thức học tập. 
Hoạt động 3: GVHDHS tổng kết văn bản. H : Nhận xét giọng văn của văn bản ?
H : Trong bài người mẹ nói với ai? cách viết này có tác dụng gì ?
H : Bài văn giúp em hiểu được gì ?
 GV: Gọi HS đọc ghi nhớ/SGK.
Hoạt động 4: GVHDHS luyện tập văn bản.
 GV:Gọi HS lần lượt đọc, thảo luận, trả lời các câu hỏi/SGK phần luyện tập,nhận xét -bổ sung. 
I. Đọc, hiểu văn bản: 
1 . Đọc: 
2. Chú thích: 
3. Tóm tắt: Bài văn viết về tâm trạng lo lắng không ngủ được của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai giảng vào lớp Một.
II. Phân tích:
1.Tâm trạng của người con 
- Ngủ dễ dàng, háo hức nhưng không bận tâm 
-> Con rất vô tư 
2.Tâm trạng của người mẹ
 - Chuẩn bị chu đáo những vật dụng và dụng cụ học tập cho con: quần áo mới, giày nón mới, cặp sách...
- Chăm lo đến giấc ngủ của con: đắp mền, buông mùng, ém góc...
- Thu dọn đồ chơi của con gọn gàng
® đức hi sinh, vẻ đẹp của tình mẫu tử 
- Tâm trạng của Mẹ: trằn trọc, không ngủ được
- Mẹ nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình
- Mẹ nghĩ đến ngày khai trường ở Nhật
- Nghĩ về ngày hội khai trường (đưa con vào thế giới kì diệu)
® nội tâm của người Mẹ được bộc lộ sâu sắc thể hiện tình thương đối với con và gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc
3. Vai trò của nhà trường đối với mỗi người:
- Nhà trường: cung cấp tri thức, hiểu biết,giáo dục đạo đức, tình cảm, đạo đức làm người.
- Giáo dục có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy cần quan tâm hơn đến giáo dục thế hệ trẻ
III. Tổng kết 
* Ghi nhớ:SGK
IV. Luyện tập 
 4.Củng cố : 
H:Học xong bài em cần ghi nhớ gì? Em tự rút ra bài học gì? Em hiểu thế nào về nhan đề văn bản: " Cổng trường mở ra "?
5.Dặn dò : 
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài : " Mẹ tôi " 
* Nhận xét rút kinh nghiệm:
.
Tuần : 1 Ngày soạn : 15 -08-2009
Tiết : 2 Ngày giảng : 17 -08-2009
 Văn bản: 
MẸ TÔI
 A.Mục tiêu : Giúp HS:
1. Kiến thức:
 Cảm nhận được tình cảm sâu sắc của cha mẹ đối với con cái.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng cảm nhận, phân tích văn bản nhật dụng.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng, giáo dục lòng biết ơn, kính trọng, lễ độ với cha mẹ .
B. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, gợi mở vấn đề, phân tích, giảng bình.
C.Chuẩn bị :
 	- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, giáo án.
 - Học sinh: SGK, xem trước bài, trả lời các câu hỏi/SGK. 
	- ĐDDH:
D.Các bước lên lớp :
1.Ổn định lớp : 
- ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ : 
H: Nêu nội dung văn bản " Cổng trường mở ra”? Em rút ra được bài học gì qua văn bản này?
3.Bài mới: GV giới thiệu bài mới.
H:	-Trong gia đình em gần gũi với ai nhất? Vì sao? 
Em đã bao giờ phạm lỗi với Mẹ chưa? Lúc ấy, suy nghĩ và hành động của em như thế nào?
 GV: Mẹ là người có vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó và đôi khi làm Mẹ buồn. Khi mắc sai lầm ta mới nhận ra điều đó. Văn bản “Mẹ tôi” là một bài học như vậy.
Phương pháp
Nội dung
 Hoạt động 1: GVHDHS đọc, hiểu văn bản.
GV: HDHS chú ý vào phần chú thích */SGK.
 H : Nêu những nét chính về tác giả và xuất xứ văn bản ? 
GV: Gọi HS trả lời -> nhận xét -> bổ sung.
GV: HDHS cách đọc văn bản: Giọng đọc: thể hiện được tâm tư, tình cảm buồn khổ của người Cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ mình.
GV: Đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét cách đọc của HS. 
GV: HDHS giải nghĩa các từ khó/văn bản.
H : Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
( Tự sự)
Hoạt động 2: GVHDHS phân tích văn bản.
H: Nội dung được viết dưới dạng một lá thư. Lá thư ấy có nội dung gì?
H: Tại sao nội dung văn bản là bức thư người Bố gửi cho con mà lại có nhan đề là Mẹ tôi? Có phải nội dung và nhan đề không phù hợp?
H: Vì sao người Bố không nói trực tiếp với En-ri-cô?
(Sâu sắc, tế nhị)
H: Những chi tiết nào thể hiện tình cảm thiêng liêng của Mẹ? Em thấy Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào ?
H: Sau khi En-ri-cô gây lỗi lầm với Mẹ, người Bố có thái độ như thế nào? Sao em biết? 
H: Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng?
H:Theo em lý do gì mà người Bố có thái độ như vậy? 
H: Qua lá thư người Bố giáo dục En-ri-cô điều gì?
H: Điều gì khiến En-ri-cô “vô cùng xúc động” khi đọc thư Bố?
H: Qua lá thư người Cha mong ước ở con điều gì?
H: Qua thái độ, suy nghĩ của người Bố. Em rút ra được bài học bổ ích gì cho riêng mình?
(Đạo làm con).
GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo -> Gọi HS trả lời -> nhận xét.
Hoạt động 3: GVHDHS tổng kết văn bản
H : Học xong văn bản em cảm nhận được gì về nghệ thuật? Về nội dung?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ/SGK
 Hoạt động 4: GVHDHS luyện tập văn bản.
 GV:Gọi HS đọc bài tập -> thảo luận -> trả lời
 -> nhận xét -> bổ sung 
I Đọc, hiểu văn bản:
 1. Tác giả, tác phẩm:
2 . Đọc
3. Chú thích 
II. Phân tích:
1., Nhan đề:
- Hình tượng người mẹ cao cả, lớn lao
- Thái độ, tình cảm quý trọng của người Bố đối với Mẹ
2, Nội dung:
a, Mẹ của En-ri-cô:
- Hiền hậu, dịu dàng: “hình ảnh .....bị khổ hình”.
- Thương yêu con,lo lắng, chăm sóc, hi sinh: “thức suốt đêm..”, “có thể ăn xin...hi sinh tính mạng”
b, Bố của En-ri-cô:
- Thái độ: buồn, tức giận
- Thể hiện qua biện pháp so sánh: 
 + Sự hỗn láo ....đâm vào tim Bố
 + Thà rằng...bội bạc
® Sự thay đổi trong nhân cách của đứa con là nỗi đau lớn nhất đối với cha mẹ.Chúng xuất phát từ tình thương,sự quan tâm,lo lắng và nghiêm khắc của Bố.
® tác động mạnh mẽ đến tình cảm và tâm hồn En-ri-cô® phải có thái độ lễ độ, tình cảm kính yêu đối với cha mẹ.
 C, En-ri-cô:
- Thiếu lễ độ, xúc phạm Mẹ.
- Nhận ra lỗi lầm, hối hận.
- Thành khẩn xin lỗi Mẹ ® xuất phát từ lòng yêu thương thực sự chứ không bị ép buộc.
III . Tổng kết 
* Ghi nhớ:SGK
IV . Luyện tập 
4.Củng cố : 
H:Học xong bài em cần ghi nhớ gì? Em có suy nghĩ gì về vấn đề này ?
 GV: GD lòng yêu kính cha mẹ, biết nhận lỗi, sửa lỗi. 
5.Dặn dò : 
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài : Cuộc chia tay của những con búp bê 
* Nhận xét rút kinh nghiệm:
.
_________________________
Tuần : 1 Ngày soạn : 16 -08-2009
Tiết : 3 Ngày giảng : 18 -08-2009
TỪ GHÉP
A.Mục tiêu : Giúp HS:
1. Kiến thức:
 Nắm được cấu tạo, ý nghĩa của hai loại từ ghép.
2. Kỹ năng:
 	Rèn kĩ năng sử dụng từ ghép.
3. Thái độ:
 	Bồi dưỡng ý thức làm giàu vốn từ, dùng từ ghép phù hợp. 
B. Phương pháp:
	Phân tích mẫu, gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề, luyện tập.
C.Chuẩn bị :
 	- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, giáo án.
 - Học sinh: SGK, xem trước bài , trả lời các câu hỏi/SGK. 
	- ĐDDH: Bảng phụ
D.Các bước lên lớp :
1.Ổn định lớp : 
- ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ : 
- GV hướng dẫn HS phương pháp học phân môn TV.
 - Học lí thuyết, làm bài tập bài cũ, xem trước bài mới .
3.Bài mới:
	GV giới thiệu bài mới.
Phương pháp
Nội dung
 Hoạt động 1: GVHDHS ôn lại khái niệm từ ghép. 
H: Thế nào là từ đơn? Từ ghép? Cho vd?
GV: HDHS ôn lại định nghĩa từ ghép
Hoạt động 2: GVHDHS tìm hiểu các loại từ ghép. 
GV: Gọi HS đọc vd1, chú ý từ ghép in đậm.
H: Em hãy cho biết từ Bà-Bà ngoại; vui- vui lòng khác nhau như thế nào?
H: Dựa vào đâu để phân biệt nghĩa của từ này hẹp hơn từ kia? 
(nghĩa của tiếng sau bổ sung cho nghiã của tiếng trước)
H: Qua vd, em hiểu như thế nào về từ ghép chính phụ?
GV: Gọi HS trả lời -> nhận xét, bổ sung.
H: Nhận xét về vị trí của tiếng chính và tiếng phụ?
GV nâng cao: Một số từ ghép có hiện tượng mất nghĩa, mờ nghĩa. Tiếng phụ tuy có tác dụng là phân nghĩa từ ghép nhưng không nên dựa vào tiếng phụ để suy luận máy móc.
Vd: “cà chua” là loại cây chứ không phải là “quả có vị chua”
*GVHDHS thực hiện bài tập 2/luyện tập
.GV: Gọi HS đọc bài tập 2/SGK -> HDHS thực hiện theo yêu cầu của bài tập -> gọi HS trình bày  ...  Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm.
a. Có 3 cụm C- V
- 01 nòng cốt.
- 02 cụm làm phụ ngữ sau của cụm danh từ.
b. Có 3 cụm C - V
- 01 nòng cốt
- 1 làm chủ ngữ
- 1 làm phụ ngữ sau của cụm động từ.
cụm C - V còn lại trong ví dụ làm gì ? Các cụm C - V này có hình thức giống loại câu nào ?
H: Các ví dụ có dùng cụm C-V để mở rộng câu, vậy em hiểu thế nào là dùng cụm C -V để mở rộng câu ?
Gọi Hs đọc ghi nhớ
Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu.
Gọi Hs đọc yêu cầu ví dụ.
GV : Ddưa bảng phụ ghi các ví dụ cho HS thảo luận lên gạch các cụm C -V - nhận xét - bổ sung.
2. Ghi nhớ
II. Các trường hợp dùng cụm C- V để mở rộng câu.
1. Tìm hiểu ví dụ.
... nhân dân ta tinh thần rất hăng hái
H : Qua tìm hiểu em hãy cho biết các trường hợpdùng cụm C -V để mở rộng câu.
Gọi HS đọc ghi nhớ
Luyện tập
GV : Đưa bảng phụ - cho HS xác định - gạch lên bảng - nhận xét - bổ sung.
2. Ghi nhớ 
III. LUYỆN TẬP 
* Bài c, d (II)
c. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá Sen để bao bọc cốm , cũng như trời sinh 
ra cốm nằm ủ trong lá sen.
d. Nói cho đúng thì phẩm giá của Tiếng Việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách mạng tháng 8 thành công.
Gọi Hs đọc yêu cầu BT trong SGK - Cho mỗi tổ làm làm một PHT lớn - đưa kết quả lên bảng - nhận xét - bổ sung.
* Bài tập SGK
a, Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.
b. Trung đội trưởng Bính, khuôn mặt đầy đặn 
c. Khi các cô gái vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá Sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá 
cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không mảy may một chút vị nào.
d. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình 
GV đưa 4 câu chưa mở rộng yêu cầu mỗi tổ dùng cụm C - V mở rộng 1 câu (làm vào PHT lớn - đưa kết quả - nhận xét)
* Bổ sung 
a. Chúng tôi tin bạn ấy sẽ thành công
b. Tôi rất thích chú cún này
 Bạn Thi tặng
4. Củng cố : - Tiết học giúp em biết gì ? 
- Giáo dục ý thức dùng câu phù hợp mục đích.
5. Dặn dò : 	- Học bài .
- Chuẩn bị tiết sau trả bài kiểm tra - Về nhà ôn tập các 
kiến thức đã kiểm tra.
* Rút kinh nghiệm bổ sung :
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Tuần : 26 	Ngày soạn : 
Tiết : 103 	Ngày dạy : 
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I/ MỤC TIÊU :
- Cũng cố hệ thống lập luận, chứng minh; câu rút gọn, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ; văn bản nghị luận. 
 - Rèn kỹ năng làm bài thấy được ưu, nhược của bài làm.
- Bồi dưỡng ý thức học bài, làm bài nghiêm túc.
II/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên : Chấm bài - thống kê lỗi sai. 
 - Học sinh : Ôn tập kiến thức đã học, đã kiểm tra.. 
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
Trả, sửa bài tập làm văn.
GV nhận xét
GV gọi HS lên - GV đọc cho HS viết (Mỗi em vài từ)
GV cho HS khái quát các lỗi chính tả thường mắc phải :
ng - n ; t - c ; x - s
? - ~ ; l - n
Gv : Lần lượt đưa bảng phụ ghi các lỗi sai của học sinh - gọi hs sửa - nhận xdét - bổ sung .
Tập làm văn
I. Nhận xét chung
a. Ưu :
- Đa số HS biết cách làm bài văn lập luận, chứng minh.
- Đa số làm bài đúng nội dung, phạm vi yêu cầu.
- Một số bài làm rất tốt.
b. Tồn tại :
- Một số bài làm quá sơ sài, cẩu thả :
+ B2 : 
+ B6 : 
+ B9 :
- Một số bài làm văn chứng minh
nhưng không có dẫn chứng để chứng minh, toàn dùng lí lẽ diễn giải.
- Một số bài trình bày quá cẩu thả.
II. Sữa lỗi sai :
1. Lỗi chính tả: 
Mài sắc - Mài sắt .
Cuộc sống - Cuộc sống .
Bền bĩ - Bền bỉ .
Xâu xắc - Sâu sắc
2. Lỗi dùng từ đặt câu :
- Cái câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta là ...
Điền câu tục ngữ ngày ....
- Không bao giờ không vứt câu tục ngữ ...
Không bao giờ quên ... luôn vận dụng phù hợp ...
- Cha ông ta sinh ra câu tục ngữ đúc kết .
- Nguyễn Ngọc Ký bị liệt do nhiễm chất độc da cam.
- Để mmuốn cây sắt thành một cây định nhỏ .
- Trong kho tàng tục ngữ .
- Có những người như :
- Ca sĩ ..
Giáo viên nhận xét (nêu tên cụ thể những em thiếu điểm) .
- Mỗi đề gọi 2 em, mỗi em làm 4 câu - nhận xét .
- Gọi mỗi câu 1 em làm - nhận xét - bổ sung .
Giáo viên nêu một số sai sót cơ bản cho hs khắc sâu, rút kinh nghiệm .
- Cho hs phát bài .
- Giải quyết thắc mắc (nếu có)
- Vào điểm .
- Lu - i Bat - xtơ ...
- Như : Ca sĩ ..., Lu - i Bat - xtơ ...
- Trong tục ngữ, câu ca dao có câu có ...
- Trong kho tàng tục ngữ có câu ...
- Câu tục ngữ đã nói lên chúng ta phải ...
- Câu tục ngữ đã nhắc nhở chúng ta cần phải ...
- Điều đó được sáng tỏ qua các ví dụ ...
- Diệu đó được sáng tỏ qua ...
- Có công mài sắt có ngày nên kim giúp chúng ta hoàn thành ...
Có công ... kim là một bài học dạy chúng ta cần ... và điều đó giúp ta hoàn thành công việc ...
III/ Trả bài :
- Phát bài .
- Giải quyết thắc mắc của học sinh (nếu có) .
- Vào điểm .
TIẾNG VIỆT :
I/ Nhận xét chung :
- Đa số có học bài, làm bài được .
- Một số em không thuộc bài .
II/ Sửa lỗi sai :
1. Trắc nghiệm .
2. Tự luận .
Câu 1 :
- Nội dung : Thiếu một số chữ -> sai nội dung .
- Bài tập : Thêm trạng ngữ .
 * Trạng ngữ không phù hợp .
 * Đầu câu không viết hoa .
 * Cuối câu không chấm câu .
Câu 2 :
- Ví dụ : Lời thoại không gạch đầu hàng; câu hỏi không có dấu (?) .
Câu 3 : 
- Cuối câu đặc biệt dùng dấu phảy (,) không chỉ rõ câu đặc biệt .
III/ Trả bài :
- Phát bài .
- Giải quyết thắc mắc của học sinh (nếu có ) .
- Vào điểm .
- Giáo viên nhận xét .
- Giáo viên nêu tên các em thiếu điểm (theo bài đã xếp riêng ) .
Gọi 2 em mỗi em làm 4 câu - Nhận xét .
Gọi mỗi câu 1 em đã làm được hoàn chỉnh nhât câu đó lên trình bày - Nhận sét - Bổ sung .
- Cho hs phát bài .
- Giải quyết thắc mắc (nếu có)
- Vào điểm .
Văn
I/ Nhận xét chung :
- Đa số có học bài, làm được bài .
- Một số em không thuộc bài, không làm được bài nhất là câu 2 tự luận .
II/ Sửa lỗi sai :
1. Trắc nghiệm :
( có em khoanh 2 đáp án )
2. Tự luận :
III/ Trả bài :
- Phát bài .
- Giải quyết thắc mắc (nếu có) .
- Vào điểm .
4. Củng cố : 	
- Tiết học giúp em biết gì ?
- Giáo dục ý thức học bài, làm bài nghiêm túc .
5. Dặn dò : 	
- Ôn lại bài .
- Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích .
* Rút kinh nghiệm bổ sung :
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Tuần : 25 	Ngày soạn : 
Tiết : 104 	Ngày dạy : TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I/ MỤC TIÊU :
- Học sinh nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích .
 - Rèn luyện kỹ năng 
- Có ý thức tìm hiểu, giải thích những hiện tượng,vấn đề trong cuộc sống; ý thức học hỏi, tích lũy kiến thức .
II/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên chuẩn bị : Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài .
	 Bảng phụ ghi những câu văn giải thích (theo từng cách)
	- Học sinh chuẩn bị : Xem trước bài - Trả lời câu hỏi .
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là văn nghị luận ?
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
Tìm hiểu mục đích và phương pháp giải thích .
H : Trong đời sống khi nào người ta cần được giải thích ?
H : Để được giải thích cần phải làm gì ?
H : Em hãy nêu một số câu hỏi cần giải thích ?
H : Muốn giải thích ( trả lời ) những câu hỏi ấy, người giải thích cần có gì ? dùng gì ?
H : Muốn có kiến thức cần phải làm thế nào ?
H : Qua tìm hiểu em hãy cho biết trong đời sống, giải thích là làm gì ? nhằm mục đích gì ?
Gọi hs đọc ghi nhớ 1 .
Gọi hs đọc bài văn :
H : Bài văn giải thích vấn đề gì ?
H : Vì sao em lại cho đây là giải thích ?
H : Vấn đề giải thích ở đây có gì khác với giải thích ở phần 1 ?
H : Mục đích của bài giải thích này ?
( Đọc bài văn em thấy nó có tác dụng gì với mình ?
I/ Mục đích và phương pháp giải thích :
1. Giải thích trong đời sống :
a. Bài tập :
- Trước hiện tượng, sự vật ... mới lạ, chưa hiểu -> cần được giải thích
- Muốn giải thích được phải có kiến thức chuẩn xác -> cần phải học hỏi, tích lũy .
b. Ghi nhớ :
2. Giải thích trong văn nghị luận :
a. Bài tập :
* Vấn đề giải thích : Lòng khiêm tốn .
Vấn đề mang tính tư tưởng, đạo lý làm cho người đọc hiểu rõ ... nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm .
-> Giải thích trong văn nghị luận .
Gv lần lượt gọi hs đọc lại từng phần, nêu cách giải thích - Nêu các câu cụ thể của các giải thích đó .
Gv đưa bảng phụ ghi sẵn các câu theo từng cách giải thích cho hs theo dõi - gạch SGK .
Gọi hs đọc và trả lời câu c, d .
H : Vì sao em lại cho đó cũng là cách giải thích ? (làm rõ ) .
Gv bổ sung bằng một số câu văn .
H : Đó có phải là cách giải thích không ? Vì sao ?
H : Nhận xét cách sắp xếp ý ? Cách sử dụng ngôn từ trong bài ?
Qua tìm hiểu bài tập, em hãy cho biết :
H : Giải thích trong văn nghị luận là gì ?
H : Người ta thường giải thích bằng những cách nào ?
H : Bài văn giải thích phải được viết như thế nào ?
H : Muốn làm bài văn giải thích tốt cần phải làm gì ?
H : Có phải mỗi bài văn chỉ được sử dụng một cách giải thích không ? 
H : Có phải càng sử dụng nhiều cách giải thích bài càng hay không ?
Luyện tập :
Gọi hs đọc bài tập - cho hs thảo luận - gọi hs trả lời, nhận xét, bổ sung .
H : Em hãy giải thích bổ sung bằng cách khác ?
* Cách giải thích :
+ NÊU ĐỊNH NGHĨA .
+ Kể ra biểu hiện .
+ So sánh, đối chiếu .
+ Chỉ ra mặt lợi .
- Chỉ ra cái hại, nguyên nhân, đưa ý đối lập -> cũng là giải thích .
- Ngoài ra còn có thể nêu cách thực hiện (nếu là vấn đề tốt), cách đề phòng (nếu là vấn đề không tốt ) -> Cách giải thích .
* Xếp ý mạch lạc :
- Ngôn từ trong sáng, dễ hiểu .
b. Ghi nhớ :
- Giải thích trong văn nghị luận .
- Các cách giải thích .
- Yêu cầu bài văn giải thích .
- Muốn giải thích cần
II/ Luyện tập :
- Vấn đề : Lòng nhân đạo .
- Cách giải thích .
 + Định nghĩa .
 + Nêu biểu hiện .
 + Ý nghĩa .
4. Củng cố : - Tiết học giúp em biết gì ? Em tự ruts ra bài học gì cho bản thân ? Giáo dục ý thức học bộ môn - ý thức học hỏi, tích lũy kiến thức .
5. Dặn dò : 	- Học bài .
- Chuẩn bị bài : Sống chết mặc bay . cầu SGK .
* Rút kinh nghiệm bổ sung :
..........................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 cn ha.doc