Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Rèn luyện kĩ năng nghe, nói theo chủ đề biểu cảm.

- Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

- Cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm

- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.

2. Kĩ năng.

- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật con người

- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật con người trước tập thể.

- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.

3. Thái độ : HS có ý thức tham gia luyện nói

III. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: giáo án

- Học sinh: bài soạn, chuẩn bị tốt ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..// 2012 
Ngày giảng: .// 2012
Tiết 40: 
Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 
- Rèn luyện kĩ năng nghe, nói theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
- Cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
2. Kĩ năng.
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật con người
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ : HS có ý thức tham gia luyện nói
III. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: giáo án
- Học sinh: bài soạn, chuẩn bị tốt ở nhà 
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Ghi đề luyện nói
? Xác định thể loại của đề?
? Đối tượng biểu cảm là gì?
? Xác định cảm xúc với đối tượng trên?
? Hãy tìm ý cho đề trên?
 (HS thảo luận nhóm theo tổ thời gian 5 phút)
- Ghi kết quả ra giấy rồi cử nhóm trưởng trình bày.
- GV chắt lọc ý ghi lên bảng.
? Lập dàn ý cho đề trên?
(Học sinh thảo luận nhóm tổ).
? Mở bài có nhiệm vụ gì?
? Thân bài có nhiệm vụ gì?
Để miêu tả vườn và lai lịch của nó ta sẽ làm rõ các ý gì?
? Kết bài bộc lộ cảm xúc gì của bản thân về khu vườn?
I. Đề bài: Cảm xúc vườn nhà.
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: biểu cảm.
- Đối tượng biểu cảm: vườn nhà.
- Cảm xúc: yêu quý, gắn bó.
2. Tìm ý cho bài văn
- Xác định, hình dung khu vườn từng có, đang có hoặc mơ ước.
- Xác định vị trí không gian, thời gian của người viết đối với khu vườn:
+ Nếu ở xa thì hoài niệm về vườn.
+ Nếu ở gần có thể quan sát, suy nghĩ.
- Miêu tả khu vườn gắn bó với đời sống của gia đình em, nếu thiếu nó thì cuộc sống của gia đình em sẽ ra sao?
- Có thể nghĩ đến công lao, ý nguyện của người tạo lập ra khu vườn -> bày tỏ lòng biết ơn. Nếu chẳng may phải bán cho người khác thì bày tỏ sự nuối tiếc.
3. Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu khu vườn và tình cảm gắn bó với vườn nhà.
b. Thân bài: Miêu tả vườn, lai lịch vườn -> tình cảm.
- Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình em.
- Vườn và lao động của ba mẹ.
- Vườn qua bốn mùa.
c. Kết bài: Bộc lộ cảm xúc của bản thân về khu vườn sự gắn bó, tình yêu.
II. Luyện nói
- Yêu cầu: Nói lần lượt từ mở bài -> thân bài -> kết bài
 - Nhóm trưởng quản lý
Sau mỗi lần bạn trình bày các bạn trong nhóm nhận xét về tư thế, tác phong, nội dung và cách diễn đạt.
 - Khi nói yêu cầu phải biết thưa gửi: thưa cô, thưa các bạn em xin phép trình bày bài nói của mình.
 - Hết bài: Xin cảm ơn cô và các bạn chú ý nghe.
- Giáo viên quan sát chung và nhắc nhở. 
 - Các nhóm thảo luận, trình bày.
- Gọi 3 - 4 em trình bày trước lớp.
 - Học sinh nhận xét.
 - Gv NX, sửa chữa, bổ sung.
1. Học sinh nói trước tổ nhóm
a. Mở bài:
Mặc dù đã xa cách nhiều năm nhưng khu vườn trong kí ức tuổi thơ của em vẫn chưa hề phai mờ.
b. Thân bài:
Đó là khu đất rộng hơn một nghìn m2 do ông bà em để lại. Trong đó, ông em trồng đủ các loại cây. Những cây vải lục ngạn xum xuê thấp lè tè mà mùa nào cũng sai trĩu quả. Những hàng nhãn lồng, khế ngọt, đu đủ, hồng xiêm, trứng gà sai lúc lỉu. Đặc biệt là cây xoài cát ông em lấy giống ở miền Nam khi vào thăm mộ chú em.. Cây không to nhưng năm nào cũng cho quả.. Mỗi lần đứng ở dưới gốc cây đón nhận những quả xoài vàng xộm thơm lừng em lại bùi ngùi nghĩ về chú kính yêu đã anh dũng hi sinh ở chiến trường miền Nam. Từ khi ông bà mất, bố mẹ em ra sức chăm sóc nên vườn cây quanh năm tốt tươi, mỗi mùa lại cho quả ngọt. Nhìn vườn cây em lại bùi ngùi nhớ bóng dáng cặm cụi vun xới của ông, nhớ những giọt mồ hôi vất vả của bà. Mỗi lúc buồn, nhớ ông bà em lại ra vườn ngắm nhìn những cây tốt tươi. Khi ấy em thấy nó thật thân thiết.
c. Kết bài:
Em yêu quý vườn nhà biết bao vì nó gắn bó với cuộc sống gia đình em, gắn bó với những kỉ niệm về ông, về bà.
2. Nói trước lớp
Hoạt động 4: Củng cố.
4 Củng cố: Nội dung bài. 
5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 MO TIET 40 LUYEN NOI.doc