Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 46)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 46)

- Qua bài học, giúp học sinh cảm nhận, thấm thía tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái; thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con ngừơi.

- Giáo dục HS tình cảm yêu thương, tôn trọng cha mẹ, thầy cô.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản văn.

B. Chuẩn bị: SGK - SGV Ngữ văn 7 tập 1

C. Phương pháp:

 Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, liên hệ thực tế

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 46)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn: 14/8/2010
Tiết 1	 Ngày dạy:16/08/2010
Văn bản: Cổng trường mở ra
 Lý Lan
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua bài học, giúp học sinh cảm nhận, thấm thía tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái; thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con ngừơi.
- Giáo dục HS tình cảm yêu thương, tôn trọng cha mẹ, thầy cô.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản văn.
B. Chuẩn bị: SGK - SGV Ngữ văn 7 tập 1
C. Phương pháp: 
	Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, liên hệ thực tế
D.Tiến trình hoạt động:
 1: Tổ chức lớp:
2: Kiểm tra : Kiểm tra sách vở của học sinh.
 3: Bài mới:
Giới thiệu bài: Tất cả chúng ta đều đã trải qua đêm trước ngày khai giảng trọng đại đầu tiên trong cuộc đời HS khi ta chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Còn vương vấn trong trí nhớ của ta xiết bao bồi hồi, lưu luyến, cả lo lắng và sợ hãi mơ hồ. Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và thật ngọt ngào. Vậy còn tâm trạng của những người mẹ sẽ thế nào khi đứa con yêu quí của mình bước vào lớp 1? Đó cũng là nội dung văn bản Cổng trường mở ra chúng ta học ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1: Hd tìm hiểu chung tác giả và tác phẩm
GV: Đây là một văn bản nhật dụng nằm trong hệ thống các văn bản nhật dụng về vấn đề quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hóa, xã hội sẽ được học trong chương trình lớp 7.
? Nêu vài hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
- giáo viên giới thiệu thêm 
Hoạt động 2: hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung văn bản
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- GV gọi 1 HS đọc văn bản.
- Gọi 1 HS khác nhận xét.
_ Gv lưu ý HS một số chú thích.
? Theo em, văn bản trên thuộc thể loại nào? Có mấy nhân vật chính? Hãy xác định ngôi kể? Nhận xét về số lượng các sự việc trong văn bản?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần?
1. Tâm trạng của mẹ trước ngày con vào lớp 1.
2. Suy nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường.
Hoạt động 3: HD hs phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản
? Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết, người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
? Tâm trạng của người mẹ được diễn tả qua những chi tiết nào?
? Theo em, vì sao người mẹ lại có tâm trạng trên?
? Trong đêm, không ngủ được mẹ đã làm gì cho con? 
? Em cảm nhận tình mẫu tử nào được thể hiện trong các cử chỉ đó?
? Trong đêm không ngủ, tâm trí người mẹ đã sống dậy những kỉ niệm nào trong quá khứ?
? Hãy nhận xét về cách dùng từ trong đoạn văn? Nêu tác dụng của cách dùng từ như vậy?
? Từ cảm xúc trên, em liên tưởng tình cảm sâu nặng nào đang diễn ra trong lòng người mẹ? Em hình dung như thế nào về người mẹ?
? Hãy cho biết, khi nghĩ về đứa con thân yêu, người mẹ đã nghĩ tới điều gì nữa cho tương lai của con?
? Em có nhận xét gì về ngày khai trường ở nước ta?
? Hãy miêu tả lại quang cảnh ngày khai trường ở trường em?
- HS miêu tả ngắn gọn quang cảnh ngày khai trường, chú ý đến sự việc, cảm xúc...
? Trong đoạn cuối văn bản xuất hiện câu tục ngữ: Sai một li đi một dặm. Em hiểu câu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
?Câu nói của người mẹ: Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Thế giới kì diệu đó sẽ bao gồm những gì?
Hoạt động 4: HD HS tổng kết và luyện tập
? Hãy nêu ý nghĩa cơ bản của văn bản? ( gọi HS đọc ghi nhớ sgk- trang 9)
Bài tập 1( sgk - 9 )
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- GV dẫn dắt HS thảo luận nhóm.
I. Giới thiệu tác giả và tác phẩm
- Là một bài kí được trích từ bài báo Yêu trẻ số 166 - Thành phố Hồ Chí Minh, ra ngày 1/9/2000.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Chú thích: 1,2,4,9.
2. Thể loại văn bản và bố cục:
* Thể loại:
- Thể loại: Bút kí - biểu cảm.
- Nhân vật chính: Người mẹ, đứa con.
- Ngôi kể thứ nhất.
- Rất ít sự việc, chi tiết; chủ yếu là tâm trạng của người mẹ và đứa con.
* Bố cục: 2 đoạn
P1. Từ đầu đến ngày đầu năm học.
P2. Còn lại.
III. Phân tích:
1. Tâm trạng người mẹ.
-Thời điểm: Đêm trước ngày con vào lớp 1
-mẹ không tập trung được vào việc gì cả...
- mẹ xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con..
-mẹ tự bảo mình đi ngủ sớm, mẹ lên giường và trằn trọc... 
 Mẹ vui mừng vì con đã lớn, hi vọng những điểu tốt đẹp sẽ đến với con, luôn thương yêu và nghĩ về con.
- đắp mền, buông mùng, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con...
 Một lòng vì con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mẹ: đó là đức hi sinh thầm lặng của người mẹ.
- nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp 1.
- nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường
-lòng mẹ rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến...
 Dùng từ láy liên tiếp để gợi tả cảm xúc trong lòng người mẹ: nghĩ về con mà nhớ về quá khứ
Mẹ luôn tin tưởng ở tương lai của con cái, sẵn sàng hi sinh vì sự tiến bộ của con.
2. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường.
- Mẹ nghĩ về ngày khai trường, về ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em.
- Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của một đất nước.
- Khẳng định vai trò của nhà trường đối với con người.
- Thể hiện niềm tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục.
-->Khích lệ con đến trường học tập.
IV. Tổng kết
Ghi nhớ:SGK - trang 9
V. Luyện tập: 
- Đọc lại văn bản, chú ý diễn cảm.
Bài tập 1: 
 Đây là ngày đầu tiên HS độc lập, chủ động để học tập tìm hiểu kiến thức, xã hội...; là ngày đầu tiên của một chặng đường gian chinh phục những đỉnh cao tri thức...
4: Củng cố: 
1.Bức tranh trong SGK minh họa cho đoạn nào của văn bản? 
2. Trong văn bản, có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con? Theo em, người mẹ đang nói với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
3. Đọc bài thơ hoặc hát bài hát có liên quan tới chủ đề : Ngày đầu tiên đi học?
 5: Hướng dẫn học tập:
- Học bài, luyện đọc diễn cảm.
- Nắm vững nội dung.
- Làm bài tập 2( sgk- 9)
- Soạn bài Mẹ tôi.
 * Rút kinh nghiệm: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 1	Ngày soạn: 14/8/2010
Tiết 2	 Ngày dạy:16/08/2010
Văn bản: 	 Mẹ tôi
 	 E. đơ A-mi-xi
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Qua câu chuyện cụ thể dưới dạng một bức thư, tác giả giúp học sinh cảm nhận tình cảm và công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái; từ đó yêu cầu mỗi người con có thái độ lễ phép, hiếu thảo với cha mẹ.
- Nghệ thuật biểu hiện thái độ, tình cảm và tâm trạng gián tiếp qua một bức thư.
- Rèn kĩ năng đọc. Tìm hiểu văn bản nhật dụng.
B. Chuẩn bị: 
- GV: SGK - SGV Ngữ văn 7
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Phương pháp: 
	Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, liên hệ thực tế
D. Tiến trình hoạt động: 
 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2: Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ý nghĩa của văn bản : Cổng trường mở ra?
- Bài học sâu sắc mà em rút ra sau khi học văn bản trênlà gì?
 3: Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:HD HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
Gọi HS đọc chú thích* trong sgk
? Nêu hiểu biết của em về tác giả E. đơ A-mi-xi
? Hãy giới thiệu vài nét về văn bản Mẹ tôi?
- GV giới thiệu thêm về tác phẩm Những tấm lòng cao cả
Hoạt động 2:HD HS đọc, tìm hiểu chung văn bản
 - GV hướng dẫn cách đọc: cần chú ý thể hiện được những tâm tư và tình cảm của người cha trước lỗi lầm của người con và sự trân trọng của ông với vợ mình.
- GV yêu cầu học sinh chú ý các chú thích.
? Văn bản viết theo thể loại nào?
? Phương thức biểu đạt nào được sử dụng nhiều trong văn bản? 
? Tìm bố cục của văn bản? 
? Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại là Mẹ tôi?
- Người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện, nhưng là tiêu điểm mà các nhân vật và các chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.
- Từ điểm nhìn của người bố, hình ảnh người mẹ hiện lên rõ nét và sinh động...
Hoạt động 3:HD HS tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản
? Hình ảnh người mẹ của En ri cô hiện lên qua chi tiết nào trong văn bản?
? Em cảm nhận phẩm chất cao quí nào của người mẹ sáng lên từ những chi tiết đó?
? Phẩm chất đó thể hiện như thế nào ở mẹ em? Hoặc ở một người mẹ Việt Nam mà em biết?
- GV yêu cầu học sinh chú ý hai câu văn: 
+ Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy.
+ Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
? Qua hai câu văn này, em hiểu gì về cảm xúc của người cha và về tình cảm của người cha đối với người mẹ?
? Sự hỗn láo của người con đối với mẹ đã làm đau trái tim người cha, vậy theo em người mẹ thì sao? Nếu em là bạn của En ri cô, em sẽ nói gì với bạn về việc này?
GV điều khiển để học sinh tự bộc lộ suy nghĩ của mình.
- Yêu cầu HS theo dõi đoạn : Khi con khôn lớn, trưởng thành đến tình yêu thương đó
? Điều mà người cha muốn nói với con là gì qua đoạn văn trên?
- Theo dõi câu văn: Thật đáng xấu hổ nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.
? Em hiểu thế nào về nỗi xấu hổ và nhục nhã trong câu văn trên?
? Từ những lời khuyên này, em hiểu gì về người cha?
? Trước lỗi lầm của con, người cha đã yêu cầu con điều gì?
? Em thấy trong lời nói đó giọng điệu của người cha có gì đặc biệt?
? Tại sao người cha lại nói rằng: con phải xin lỗi mẹ không phải vì sợ bố mà do sự thành khẩn trong lòng?
? Em hiểu gì về người cha qua hai câu văn cuối bài?
? Em có đồng tình với người cha như thế không? Theo em, vì sao En ri cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
- Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En ri cô.
- Vì thái độ kiên quyết, nghiêm khắc và tình cảm chân thành của bố.
? Có gì độc đáo trong cách thể hiện văn bản này? Tác dụng của cách thể hiện đó?
Hoạt động 3:HD HS tổng kết và luyện tập
? Nêu nội dung chính và nghệ thuật đắc sác của văn bản?
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu học sinh học thuộc.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập
? Đọc hoặc hát những bài hát, những câu ca dao ca ngợi công lao của cha mẹ đối với con cái?
? Tác dụng của việc viết thư để bày tỏ tình cảm là gì?
I. Giới thiệu tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả: 
- Et-môn-đô đơ A-mi-xi (1846-1908) là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa lỗi lạc của nước ý
2. Tác phẩm: 
- Trích trong cuốn sách : Những tấm lòng cao cả xuất bản năm 1886. Đây là một cuốn nhật kí của cậu bé En-ri- cô 11 tuổi.
II. Đọc - hiểu chung văn bản.
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Chú ý chú thích: 1,4,7,9.
2. Bố cục: 
- Hình thức: Một bức thư được trích trong một trang nhật kí.
- Phương thức biểu đạt chủ yếu: Biểu cảm.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần đầu: Lí do viết thư ( 3 câu đầu)
+ Phần chính: Thái độ và những điều nhắc nhở của bố về người mẹ.
III. Phân tích:
1. Hình ảnh người mẹ.
- Thức suốt đêm....có thể mất con...
- sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con...
 Người mẹ dành hết tình thương cho con, quên mình vì con...
- Người cha hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của đứa con. Ông hiểu rõ tầm quan trọng và vị trí của người mẹ trong trái tim những đứa con ( mà hiện thời con không nhận ra)
- Hành động của con càng làm đau trái tim người mẹ.
2. Những lời nhắn nhủ của người cha.
- Mẹ vô cùng quan trọng trong cuộc đời của con. Sẽ có những lúc con day dứt, ân hận vì đã hỗn láo với mẹ. 
- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất.
 Người cha là người vô cùng yêu quí , trân trọng tình cảm gia đình, yêu quí, trân trọng mẹ En ri cô, không bao giờ làm điểu xấu để phải xấu hổ.
3. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con.
-Không bao giờ con được thốt ra lời nói nặng với mẹ.
- Con phải xin lỗi mẹ. Hãy cầu xin mẹ hôn con.
- Thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.
Vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ.
- Người cha muốn con thành thật, biết hối hận thực sự vì tình thương yêu mẹ.
--> Người cha hết lòng thương yêu con, Đồng thời là người có tình cảm yêu ghét rõ ràng.
- En ri cô cảm thấy xấu hổ.
* Dùng hình thức viết thư, người viết có thể trực tiếp bày tỏ cảm xúc của mình một cách chân thành.
IV. Tổng kết:
 Ghi nhớ: sgk- trang12
V. Luyện tập:
1. Những câu ca dao , những bài hát ca ngợi tình cảm của cha mẹ đối với con cái:
2. Người bố không nói trực tiếp với En ri cô mà lại viết thư vì dùng hình thức viết thư người bố sẽ giúp En-ri-cô có thời gian và hoàn cảnh để suy nghĩ kĩ về hành động của mình.
4: Củng cố
- Hãy nhắc lại nội dung chính của bài?
- Đọc hai bài đọc thêm trong sgk.
5: Hướng dẫn học tập
- Học bài, nắm chắc nội dung, Làm bài tập 2(sgk -12)
- Soạn bài: Cuộc chia tay của những con búp bê.
* Rút kinh nghiệm: 
...............................................................................................................................................
Tuần 1	Ngày soạn: 14/8/2010
Tiết 3	 Ngày dạy:18/08/2010
Tiếng Việt: 	Từ ghép
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
- Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết để giải bài tập.
B. Chuẩn bị: 
- GV:sgk + sgv Ngữ văn 7 tập 1
- HS: Đọc trước bài.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích mẫu, thực hành...
D. Tiến trình hoạt động:
1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2: Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ minh họa? 
3: Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại từ ghép
- GV gọi HS đọc ví dụ sgk
- GV ghi bảng 2 từ: bà ngoại, thơm phức
? Hãy xác định tếng chính và tiếng phụ trong 2 từ trên?
? Nêu nhận xét của em về trật tự của các tiếng trong 2 từ trên?
- Gv gọi HS đọc ví dụ 2. Ghi bảng từ : trầm bổng, quần áo.
? Quan hệ giữa các tiếng trong 2 từ này có giống với ví dụ 1 không?
- các tiếng trong ví dụ 1 là từ ghép chính phụ, các tiếng trong ví dụ 2 là từ ghép đẳng lập. Em hiểu thế nào về hai loại từ ghép này?
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong sgk. Yêu cầu HS học thuộc
Hoạt động 2: HD tìm hiểu nghĩa của từ ghép
? So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà?
? So sánh nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của từ thơm, em thấy có gì khác nhau?
? Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa của từ ghép chính phụ so với tiếng chính? 
? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng?
? Nhận xét nghĩa của từ ghép đẳng lập so với nghĩa của các tiếng tạo nên chúng?
* Chú ý: Có một số trường hợp, 1 tiếng bị mờ nghĩa, ta căn cứ vào ý nghĩa của từ để kết luận.
VD: dưa hấu, ốc bươu, giấy má...
GV gọi HS đọc ghi nhớ sgk. Yêu cầu HS học thuộc.
Hoạt động 3: HD Hs làm bài tập
GV gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm. Sau 3 phút gọi nhóm trưởng lên bảng trình bày. GV cho điểm.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm phương án trả lời nhanh nhất.
Cho phép học sinh hoạt động nhóm tự do. Sau 3 phút gọi 1 HS trả lời. GV kết luận.
I. Các loại từ ghép
1. Ví dụ: (sgk - 13)
* Ví dụ 1:
- bà ngoại 
 C P 
- thơm phức
 C P
 Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
* Ví dụ 2: 
- Quần áo, trầm bổng: không phân ra tiếng chính và tiếng phụ, các tiếng bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp.
2. Ghi nhớ: sgk - 14
II. Nghĩa của từ ghép.
1. Nghĩa của từ ghép chính phụ:
* Ví dụ: Các từ trong mục I.
+ bà: người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ.
+ bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ.
+ thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu...
+ thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.
 Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
2. Nghĩa của từ ghép đẳng lập:
+ quần áo: quần và áo nói chung.
+ trầm bổng: âm thanh lúc trầm lúc bổng nghe êm tai.
 Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó. 
3. Ghi nhớ: sgk- 14
III. Luyện tập:
Bài tập 1(sgk- 15)
- Từ ghép chính phụ: xanh ngắt, cười nụ, nhà ăn, lâu đời.
- Từ ghép đẳng lập: chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi...
Bài tập 4(sgk-15)
- Nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách, vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được.
- Sách vở là một từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại, không thể đếm được.
Bài tập 6(sgk-16)
- Nghĩa của các tiếng: mang trường nghĩa sự vật.
- Nghĩa của các từ: mang trường nghĩa tính chất.
- Đã bị chuyển nghĩa: trường nghĩa sự vật chuyển sang trường nghĩa tính chất.
4: Củng cố.
- Từ ghép có mấy loại? Đó là những loại nào?
- Nghĩa của từ ghép có gì khác so với nghĩa của các tiếng cấu tạo nên chúng?Cho ví dụ?
5: Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, nắm chắc nội dung. Đọc bài đọc thêm sgk -16
- Làm bài tập 2,3,5,7
 * Rút kinh nghiệm: 
Tuần 1	Ngày soạn: 14/8/2010
Tiết 4	 Ngày dạy:18/08/2010
 Tập làm văn: Liên kết trong văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh thấy: Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
- Cần vận dụng những kiến thứ đã học để bước đầu xây dựng những văn bản có tính liên kết.
- Rèn kĩ năng bước đầu nhận diện các phương tiện liên kết trong văn bản
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 7 tập 1.
- HS: Đọc trước bài.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích mẫu, thực hành...
D. Tiến trình hoạt động:
1: Tổ chức.
2: Kiểm tra bài cũ:
- Văn bản là gì? Văn bản có những tính chất nào?
3: Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: tìm hiểu thế nào là liên kết và các phương tiện để liên kết
- Gọi HS đọc ví dụ sgk - 17
? Với những câu trong đoạn văn trên, En ri cô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa?
? Lí do nào sau đây khiến En ri cô chưa hiểu được ý của bố?
- Có câu văn chưa đúng ngữ pháp?
- Có câu văn nội dung chưa rõ?
- Giữa các câu chưa có sự liên kết?
GV : liên: liền; kết: nối, buộc.
? Vậy muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?
? Em hiểu liên kết là gì? 
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ 1 sgk- 18
? Hãy sửa lại đoạn văn để En ri cô hiểu được ý của bố?
- Gv gọi HS đại diện lên trình bày ý kiến của mình. GV nhận xét.
? Qua thảo luận, em thấy yếu tố nào tạo nên tính liên kết cho văn bản?
Gọi HS đọc ví dụ 2.b.
? Hãy chỉ ra sự thiếu liên kết giữa các câu trong đoạn văn?
? Sự thiếu liên kết này dãn đến hậu quả gì?
? Để sửa lại đoạn văn cần phải làm gì?
? Ngoài việc liên kết vê nội dung, đoạn văn còn cần phải liên kết về mặt nào?
? Phương tiện liên kết trong văn bản là gì?
Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.
? Sắp xếp các câu văn theo thứ tự cho hợp lí?
Hoạt động 2: HD hs luyệnt ập
? Các câu trong bài tập 2 có tính liên kết không? Vì sao?
- Sau 3 phút GV gọi đại diện HS trả lời. Gọi HS khác nhận xét, cho điểm.
Gv chốt lại.
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
1. Tính liên kết của văn bản.
a. Ví dụ: sgk -17
b. Nhận xét:
- En ri cô chưa thể hiểu rõ ý của bố vì giữa các câu chưa có sự liên kết mặc dù không sai về ngữ pháp, không mơ hồ về ý nghĩa.
 Muốn đoạn văn hiểu được thì cần phải tạo được sự liên kết (các câu văn tập trung vào 1 ý)
c. Ghi nhớ: sgk -18
2. Phương tiện liên kết trong văn bản.
a. Ví dụ: sgk-17
b. Nhận xét:
- Đoạn văn trong mục 1: Cần tạo được sự liên kết về nội dung ý nghĩa.( đối chiếu với văn bản gốc )
- Ví dụ 2.b:
+ Câu 1,2: không lô gíc về thời gian.
+ Câu 3, 4: không lô gíc về chủ thể.
 Các câu trong đoạn không tập trung làm rõ vấn đề.
- Sửa lại:
+ Câu 2: thêm còn bây giờ
+ Câu 3: thay đứa trẻ bằng con
 Các câu văn cần phải liên kết về hình thức ngôn ngữ.
3. Ghi nhớ: sgk- 18
II. Luyện tập:
Bài tập 1(sgk-18)
- Các câu trong đoạn văn được sắp xếp như sau: 1-4-2-5-3.
Bài tập2(sgk-19)
- Về hình thức các câu văn có vẻ liên kết nhưng về nội dung chúng lại không có mối quan hệ thống nhất trong cùng một chủ đề, một đối tượng.
 4: Củng cố:
- Nêu vai trò của liên kết trong văn bản? 
- Có các phương tiện nào để liên kết văn bản?
 5: Hướng dẫn học bài:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài. Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 3,4,5sgk)
- Đọc trước bài: Bố cục trong văn bản
 * Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7tuan 1 vha.doc