Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Văn tự sự

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Văn tự sự

1. Chuyện là gì? Là các sự việc do nhân vật gây ra, cũng gọi là các tình tiết, diễn biến liên tục trong một thời gian nhất định, trên không gian nhất định, thể hiện tư duy và phẩm chất con người mang ý nghĩa đời sống.

2. Thế nào gọi là văn tự sự?

Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện sao cho người đọc, người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy.

 

doc 47 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần thứ nhất
A. VĂN BẢN
 Văn tự sự
I. Định nghĩa
1. Chuyện là gì? Là các sự việc do nhân vật gây ra, cũng gọi là các tình tiết, diễn biến liên tục trong một thời gian nhất định, trên không gian nhất định, thể hiện tư duy và phẩm chất con người mang ý nghĩa đời sống.
2. Thế nào gọi là văn tự sự? 
Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện sao cho người đọc, người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy. 
II- Cách xây dựng truyện
1. Truyện là một thể loại là văn bản kể được tác giả sáng tác. VD: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Cái được kể trong văn bản truyện thì gọi là câu chuyện, được viết là “ch”
2. Xây dựng nhân vật
- Trong truyện phải có nhân vật. Nhân vật có ngoại hình, có ngôn ngữ hành động, tâm lí- tính cách, có xung đột, có tình huống giữa các nhân vật mới có “chuyên” xẩy ra trong thời gian và không gian nhất định. Nhân vật phải cụ thể, cá tính hoá, tiêu biểu cho một lớp người nào đó trong xã hội. Viết truyện phải biết xây dựng nhân vật. Đọc truyện phải biết nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
3. Xây dựng tình tiết truyện: Tình tiết truyện là những mạch, những chặng, những sự việc diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm truyện. Tình tiết có thú vị thì truyện mới hay. Bằng phẳng quá thì nhạt nhẽo, vô vị.
VD: Truyện “Tấm lụa và cây roi” có mấy tình tiết sau:
- Một là, thân mẫu Trần Bích San nhận được tấm lụa con đi làm quan xa gửi về tặng mẹ, bà buồn và giận lắm.
- Hai là, bà trả lại con tấm lụa kèm theo cái roi
- Ba là, Án San lập bàn thờ lạy sống mẹ và nghiêm khắc tự xử phạt mình
4. Tình huống của truyện
Tình huống được thể hiện qua các tình tiết, sự cố bất ngờ, giầu kịch tính đem đến cho người đọc nhiều lí thú, hấp dẫn.
 Cô bé hái nấm
Hai em bé gái trên đường về nhà, mang theo một giỏ đầy nấm vừa hái trong rừng. Chúng phải đi ngang qua đường tàu. Tưởng rằng tàu hoả còn xa, chúng băng ngang đường ray. Không ngờ tàu hoả xuất hiện. Em gái lớn nhảy lùi lại, con em nhỏ đánh đổ giỏ nấm và cúi xuống nhặt. Tàu hoả đã đến quá gần. Em lớn kêu lê: “Bỏ hết nấm, chạy đi!”. Nhưng em nhỏ không nghe thấy và tiếp tục nhặt nấm. Người lái tầu không thể dừng lại được và tàu chẹt em gái nhỏ. Em gái lớn gào khóc sướt mướt. Hành khách đổ xô đến cửa sổ các toa tầu. Khi tàu chạy qua, người ta thấy em gái nhỏ nằm bất động giữa các thanh ray mặt úp xuống.
Một lúc sau, cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm vào giỏ và chạy đến chỗ chị. 
- Em bé đánh đổ nấm cúi xuống nhặt. Tàu chạy qua chẹt lên em bé nhỏ. Chị khóc. Hành khách vô cùng lo sợ, thương cảm. Tàu chạy qua, em bé nằm bất động giữa các thanh ray, mặt úp xuống. Ai cũng ngỡ là em đã bị chết.
=> Đó là tình huống thứ nhất.
- Ai ngờ, “một lúc sau cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm bỏ vào giỏ và chạy đến chỗ chị”.
=> Đó là tình huống thứ hai. 
Từ lo âu, sợ hãi mà người đọc vui mừng vì em bé may mắn, do khôn ngoan mà thoát chết. Hai tình huống trên đã tạo nên tính hấp dẫn của truyện. Đồng thời giá trị nhân bản của truyện được tô đậm.
III- Lập dàn bài cho một bài văn tự sự
1. Mở bài: 
Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xẩy ra câu chuyện.. Cũng có lúc người ta bắt đầu từ một sự cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu.
2. Thân bài: Kể các tình tiết làm nên câu chuyện. Nếu tác phẩm truyện có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến của câu chuyện
3. Kết bài: câu chuyện kể đi vào kết cục. Sự việc kết thúc, tình trạng và số phận nhân vật được nhận diện khá rõ.
IV. Phương pháp cụ thể 
1. Miêu tả trong văn tự sự
Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân vật, làm cho chuyện kể trở nên đậm đà, lí thú
Trong văn tự sự thường có 4 yếu tố miêu tả đan xen vào các tình tiết theo diễn biến của câu chuyện:
- Miêu tả cảnh vật- không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ( Dế Mèn phiêu lưu kí - đoạn miêu tả vùng cỏ may, võ đài diễn ra cuộc thì đấu giữa Trũi và Mèn)
- Miêu tả ngoại hình nhân vật ( Miêu tả Dế Mèn)
- Miêu tả hành động nhân vật: ( hành động của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, hành động của chị Dậu)
- Miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật (tâm trạng nhân vật chị Dậu trong cảnh bán con)
2.Biểu cảm trong văn tự sự
a. Sự biểu hiện và giá trị của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự
- Trong văn tự sự, ngoài các yếu tố tình tiết, yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật còn có yếu tố biểu cảm. Những yếu tố biểu cảm (vui, buồn, giận, hờn, lo âu, mong ước, hi vọng, nhớ thương.) luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến. 
- Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường được biểu hiện qua 3 dạng thức sau đây:
+ Tự thân cảnh vật, sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn do người đọc cảm nhận được.
+ Cảm xúc được bày tở, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất.
- Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp. Đó là đoạn trữ tình ngoại đề mà ta thường bắt gặp trong một số truyện.
Chú ý: lúc đọc, lúc cảm thụ, lúc phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thơ, nhất là tuỳ bút) ta phải đặc biệt lưu ý tới các yếu tố biểu cảm. 
Luyện tập: Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
Lão Hạc ra về rồi. Nước mắt ứa ra nơi hai hõm mắt. Như một kẻ mất hồn. Thương lão quá. Cảnh già cô đơn chỉ có con chó làm bạn sớm khuya, giờ lại bán đi. Cảnh cậu Vàng bị thằng Xiên, thằng Mục bất ngờ túm lấy hai chân sau dốc ngược lên rồi trói lại, đôi mắt đờ ra, dại đi, rên ư ử như khóc như van cứ hiện ra trước mắt tôi. Và hình ảnh lão Hạc, sau khi báo tin “cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!, “Mặt co rúm lại, cái đầu ngọeo về một bên, cái miệng móm mém cất tiếng khóc hu hu của lão làm cho tôi đau đớn và xúc động vô cùng. Tôi nghĩ về kiếp chó, kiếp cậu Vàng, nghĩ về kiếp người. Câu nói của lão Hạc làm tôi day dứt và thảng thốt mãi: “thì ra tôi già bằng ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”.
VĂN THUYẾT MINH
I. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
1.Thuyết minh là gì? 
- Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu
- Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng
2. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
VD: -Giới thiệu về một nhân vật lịch sử
- Giới thiệu một miền quê, một vùng địa lý
- Giới thiệu một đặc sản, một món ăn
- Giới thiệu một vị thuốc
- Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú
3. Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
4. Một văn bản thuyết minh hay, có giá trị là một văn bản trình bày rõ ràng hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
5. Văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động. 
Bài tập 1: Hai văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Hãy đặt tên cho các văn bản ấy? 
Văn bản 1: Ở nước ta, tiền giấy được phát hành lần đầu tiên dưới thời nhà Hò (1400 – 1407) nhưng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Sau khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, ngân hàng Đông Dương ra đời năm 1875 và tiền giấy bắt đầu được phát hành ở Nam Kì và Hải Phòng vào khoảng những năm 1891 – 1892. Sau khi nước VNDCH ra đời, ngày 31-1 -1946, Chính Phủ đã kí nghị định phát hành tiền giấy VN và đến ngày 30- 11 – 1946 tờ giấy bạc đầu tiên của nước VNDCH ra đời. Ngày 5-6-1951, Ngân hàng quốc gia VN được thành lập và phát hành loại tiền giấy mới. Từ đó đến nay, nước ta đã trải qua hai lần đổi tiền (1959 và 1985) và một lần thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc theo loại tiền mới (1978)
Văn bản 2: Cá đuối thường sống ở vùng biển nhiệt đới. Thân hình chúng nom dẹt và mỏng, do hai vây ngực rộng và phẳng ở hai bên, gắn liền với thân. Khi cá bơi, các vây ngực mềm này chuyển động lên xuống trong nước trông rất đẹp. Cá đuối màu xanh sẫm, nhưng cũng có loài đuối lưng có những đốm màu trắng nom rất nổi bật. Chiếc đuôi dài giúp cá đuối giữ thăng bằng dưới nước. Tuy nhiên, đuôi cá đuối có nọc độc, có thể châm đốt gây nguy hiểm cho người và các động vật khác. Cá đuối thích sống thành từng đàn. Người ta có khi nhìn thấy bầy cá đuối ba đến bốn con bơi cạnh nhau. Chúng cũng rất thích nhảy múa nữa. Lúc “cao hứng”, cá đuối còn nhảy vọt lên trên mặt nước, cao đến vài mét. Song, cá đuối cũng biết giấu mình dưới cát để tránh kẻ thù. 
Gợi ý: Cả hai văn bản trên đều là văn bản thuyết minh
Văn bản 1: Về tiền giấy Việt Nam
Văn bản 2: Loài cá đuối ở vùng biển nhiệt đới.
II. Tính chất của văn thuyết minh
- Một văn bản thuyết minh hay có giá trị là một văn bản trình bầy rõ ràng, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
- Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản thuyết minh phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng và sinh động. Cách viết màu mè, dài dòng sẽ gây cho người nghi ngờ, khó chịu, cần hết sức tránh.
VD: (xem trang 95,96,97 sách cảm thụ ngữ văn THCS 8 – Tạ Đức Hiền)
III. Yêu cầu và phương pháp thuyết minh
1. Yêu cầu: 
- Trước hết phải hiểu rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh
- Phải quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đối tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bầy các biểu hiện không phải tiêu biểu, không quan trọng. 
- Phải sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Cần chú ý thời gian được thuyết minh, đối tượng đọc, nghe bài thuyết minh của mình.
2. Phương pháp
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa, mô tả sự vật, sự việc, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh, đối chiếu phân tích, phân loại, dùng số liệu, nói vừa phải, tránh đại ngôn
Tham khảo ví dụ trong sách trên (như mục III)
Bài tập:
Bài 1. Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Cho biết người viết đã phải huy động kiến thức gì và sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? 
1. Dơi là động vật ngủ đông. Vì thế ta thường bắt gặp chúng vào mùa hè. “Nhà” của dơi là những nơi tối ẩm như vách đá, hang động, đặc biệt là trong những thân cây lớn đã chết. Ở nơi có dân cư, dơi thường trú trên mái nhà, vách tường ẩm và không có ánh sáng”
	(Theo Thanh Huyền- Báo hoạ mi)
2.Hiện nay, cứ 8 người Mĩ, có một người ở độ tuổi 65 hoặc cao hơn. Tới ...  thơ hay nhất, bừng sáng nhất là : Mặt trời chân lí chói qua tim
Nhà thơ đã dùng cách nói mới du nhập từ phương tây : «Mặt trời chân lí » là một ẩn dụ có cấu tạo mới khiến cho lí tưởng cách mạng giống như mặt trời toả sáng rực rỡ. Dùng hình ảnh mặt trời để biểu trưng cho cách mạng thật không gì đúng và đẹp bằng. Chính Bác Hồ đã nói : « những sai lầm đều như bóng mây qua, còn chân lí của chủ nghĩa Mác Lê Nin thì như mặt trời, sáng mãi ». Tố Hữu, Lê Anh Xuân, Viễn Phương.... đều dùng mặt trời để biểu trưng cho cách mạng trong những bài thơ sau này. Nhưng « mặt trời chân lí » là hình ảnh đầu tiên Tố Hữu đã dùng trong bài thơ « Từ ấy » để ghi lại cái giây phút bừng sáng của lí tưởng trong tâm hồn ông. « Mặt trời chân lí » ấy đã « chói qua tim » (chứ không phải chói trong tim) bởi mặt trời như chiếu xuyên qua tim làm tâm hồn nhà thơ bừng sáng.
Nếu hai câu thơ trên chói chang rực rỡ ánh sáng của lí tưởng thì hai câu dưới lại xanh mát tươi vui hương sắc của cuộc sống. Hoa lá, hương thơm, tiếng chim là trạng thái đầy sinh khí của thiên nhiên trong một khu vườn, nó thể hiện tâm trạng say sưa, náo nức, rộn ràng của một tâm hồn đang vui sướng tràn ngập khi bắt gặp lí tưởng cách mạng : Hồn tôi là một vườn hoa lá
	Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Nhà thơ đã cảm nhận lí tưởng với trái tim ngây ngất của tình yêu, đây cũng là một đặc điểm của hồn thơ Tố Hữu, đặc biệt trong thuở ban đầu với bút pháp thơ giàu chất lãng mạn.
2. Hai khổ cuối : Lời tâm nguyện chân thành của người thanh niên mới giác ngộ lí tưởng.
Lí tưởng như ngọn lửa thắp sáng tâm hồn nhà thơ, khiến tâm hồn ông thêm rộng mở. Tố Hữu tự nguyện đến với cuộc sống cách mạng, với quần chúng lao khổ như một lẽ tự nhiên : 
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Nhà thơ đến với « mọi người », với « trăm nơi », « với bao hồn khổ », tạo thành một khối đời liên kết với nhau mạnh mẽ. Ông không còn cảm thấy cô đơn, riêng lẻ, yếu đuối nữa. Đó là điểm khác biệt với các thi nhân trong « thơ mới » lúc bấy giờ, chưa tìm được hướng đi cho mình, nên họ thường bơ vơ, lạc lõng, bi quan giữa cuộc đời. Bốn câu thơ tuôn chảy từ một trái tim tự nguyện chân thành, ngỡ như không hề có chút vướng bận, băn khoăn. Bởi lòng nhà thơ đã thuộc về lòng quần chúng cách mạng, hồn nhà thơ đã nằm trong hồn những người lao khổ để « gần gũi nhau thêm mạnh khối đời ». Câu thơ giống như lời nói thường ngày, mộc mạc biết bao, mà cũng đằm thắm tính giai cấp biết mấy.
Khi đã « buộc lòng tôi với mọi người » thì cũng là lúc nhà thơ đã thực sự gắn bó với quần chúng lao khổ. Và ông đã tự hào nói lên điều đó với tình cảm thiết tha của mình : Tôi đã là con của vạn nhà
	Là em của vạn kiếp phôi pha
	Là anh của vạn đầu em nhỏ
	Không áo cơm cù bất cù bơ.
Vẫn là gắn bó với gia đình nhân loại rộng lớn : « vạn nhà », « vạn kiếp », « vạn đầu em nhỏ »... nhưng nhà thơ nghiêng về những kiếp người bất hạnh : những « kiếp phôi pha », những trẻ em « không áo cơm cù bất cù bơ ». Ông mở lòng đón nhận những kiếp người đau khổ vào trong gia đình bao la của mình. « Tôi đã là » nghĩa là dứt khoát rồi, đã thực sự hoà mình vào quần chúng rồi, đã trở thành ruoot thịt của họ rồi. Nhưng nếu để ý thì sẽ thấy trong khổ thơ 4 câu này, nhà thơ đã dành hai câu cho các em nhỏ ( các đối tượng khác chỉ 1 câu). Phải chăng đó là những con người mà ông quan tâm, yêu thương nhất ? Như ta đã thấy trong phần đầu « máu lửa » của tập « Từ ấy »,ông đã viết liền một mạch đến 5 bài thơ rất thương tâm về những em bé bất hạnh đang sống bơ vơ, trôi nổi giữa cuộc đời ? Và 3 chấm lửng kết thúc câu thơ cuối gợi nhiều liên tưởng về những em bé bất hạnh đó, khi nhà thơ đã mở rộng cánh tay thương yêu đón các em vào lòng mình.
- Nghệ thuật : Hai khổ thơ có 8 câu thơ, nhưng chỉ có hai kiểu câu và tập trung nói thiết tha một ý chính. Việc lặp đi lặp lại một kiểu câu, một loạt từ ngữ như vậy đã có một hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ. Nó cho thấy đó là lời tâm niệm thiết tha, sự khẳng định dứt khoát, là nhiệt tình hăm hở của người chiến sĩ trẻ nguyện tìm về chỗ đứng của mình ở phía những người khốn khổ », tha thiết được trở thành thành viên ruột thịt của cái đại gia đình to lớn ấy.
Chưa thể nói ở hai khổ thơ này, ngòi bút thơ của Tố Hữu đã đạt tới độ tinh luyện. Lời thơ còn dàn trải, có những từ ngữ còn sách vở, khuôn sáo (hồn khổ, khối đời, kiếp phôi pha) ; song với cảm xúc chân thành, giọng thơ sôi nổi, thiết tha, liền mạch, những câu thơ ấy vẫn đầy sức truyền cảm.
	« Từ ấy » có thể xem như một cột mốc trong đời thơ và đời cách mạng của Tố Hữu. Bài thơ « không chỉ » là kỉ niệm về một thời điểm mở đầu, là tâm nguyện gắn bó với nhân dân lao khổ, mà còn là khởi đầu của thế giới thơ Tố Hữu. Ở đây đã xuất hiện những hình ảnh thơ quen thuộc sau này của ông : tâm hồn, là mảnh vườn đầy nhành non lá mới, nắng chói, hoa thơm, chim hót, những hình ảnh ấy sẽ còn xuất hiện sau này trong nhiều bài khác nữa của nhà thơ. Và phải chăng những hình ảnh đầy sức sống này, cùng với ngọn lửa lí tưởng cháy sáng tỏng tim, đã làm nên chất lãng mạn say người của bài thơ : đó là lãng mạn cách mạng trong thơ Tố Hữu.
	==============================
BÀI 2 : KHI CON TU HÚ
I- Giới thiệu
Bài thơ « khi con tu hú » được Tố Hữu sáng tác tháng 7/1939, sau bài thơ «Từ ấy » vừa đúng một năm. Khoảng cách thời gian giữa hai bài thơ chưa dài, nhưng hoàn cảnh sáng tác thì đã đổi khác. « Từ ấy » được viết khi Tố Hữu còn tự do, sống giữa cuộc sống cách mạng, say mê với lí tưởng Đảng ; còn « khi con tu hú » lại được viết ra khi nhà thơ đã bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) giữa bốn bức tường ngột ngạt của nhà tù đế quốc. Cảm hứng của thi nhân là niềm khao khát tự do cùng với khát vọng hành động, tháo cũi, sổ lồng. 
	Nhưng tất cả đều được bắt đầu từ một tiếng chim tu hú vọng vào nhà lao như nhan đề bài thơ đã ghi : « Khi con tu hú ». Người đọc hiểu đây là khi con tu hú kêu... và tiếng kêu ấy đã gọi dậy trong lòng người chiến sĩ trẻ bị giam trong tù niềm khao khát tự do cháy bỏng, giục giã anh hành động. Cho nên, cả bài thơ, chỉ có hai câu nói về tu hú kêu (câu đầu và câu cuối) mà sao tiếng kêu ấy vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi đến tận hồm nay, khi ta đọc những dòng này của ông. Người chiến sĩ trẻ bị giam trong tù, bưng bít giữa bốn bức tường kín mít, chỉ còn có âm thanh là mối dây liên hệ với bên ngoài : khi là tiếng chim kêu, tiếng dơi chiều đập cánh, khi là tiếng guốc đi về dưới đường xa hay tiếng rao đêm lảnh lót... Những âm thanh đó chinh là cuộc sống bên ngoài đã ùa vào thơ Tố Hữu trong những ngày bị xiềng xích. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của thế giới tự do. Và ở bài thơ này là tiếng chim tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Cả bài thơ được xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó. Tiếng chim tu hú là điểm khởi đầu, điểm kết thúc, nó chính là « cái tứ » của bài thơ trong tù của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.
II- Phân tích :
1. Cảnh thiên nhiên tươi vui, rộn ràng đầy quyến rũ đối với người chiến sĩ trong tù
Bài thơ mở đầu bằng tiếng kêu chim tu hú gọi hè :
Khi con tu hú gọi bầy...
Câu thơ không nhằm mô tả tiếng chim kêu mà nhấn mạnh cái thời điểm tu hú gọi bầy : khi tu hú gọi bầy thì sẽ ra sao, sẽ xuất hiện những điều gi ?... Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Một tiếng trống trường ngày khai giảng, một khúc nhạc ve ran khi vào hè đủ cho ta nhớ lại những ngày mực tím, áo trắng một thuở học trò náo nức đến trường.... Âm thanh ấy lại càng cồn cào, da diết biết bao khi nó đến với những người bị cách biệt với cuộc sống đồng loại : những chiến sĩ cách mạng bị giam trong tù. Ta hiểu vì sao, chỉ một tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên đã làm hiện ra trong tâm trí Tố Hữu một thế giới đồng nội thân thuộc và quyến rũ đến thế : 
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Một bức tranh đồng nội tuyệt đẹp vào vụ tháng năm, tháng sáu :lúa chín, trái ngọt, ngô vàng, ve ngân dậy vườn, nắng đào đầy sân, trời xanh cao rộng và sáo diều bay lượn... Có đủ âm thanh, sắc màu, cái gì cũng đẹp, cũng tươi vui, đầy sức sống, và tất cả đều hài hoà với nhau trong một không gian cao rộng mà êm ả của làng quê. Nếu « thi trung hữu hoạ » (trong thơ có vẽ) thì đây chính là một bức hoạ bằng thơ. Nhưng khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Càng cảm thấy ngột ngạt chết uất trong phòng giam chật chội, anh càng cảm thấy cảnh mùa hè ngoài kia mới tưng bừng rộng rãi, mới quyến rũ biết bao ! Với niềm khao khát tự do, thèm khát sự sống cháy ruột, người tù cách mạng đã huy động mọi giác quan căng ra đón nhận mọi tín hiệu của thế giới sự sống bên ngoài. Vì vậy đây chỉ có thể là bức tranh của hoài niệm được gọi dậy trong lòng nhà thơ từ một tiếng chim tu hú gọi bầy. Hoài niệm sống dậy bao giờ cũng lung linh đẹp đẽ. Đó là nhờ sức mạnh của liên tưởng và tưởng tượng. Điều này chỉ có thể có được khi tâm hồn nhà thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Tố Hữu là một người như thế nên trong đoạn thơ này, ông đã đem đến cho ta một điều kì diệu : sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền trong các câu thơ. Đầu tiên là tiếng chim tu hú gọi mùa hè. Tiếng chim ấy đánh thức cả một mùa hè thôn dã sống dậy trong kí ức ông và chảy ra theo ngòi bút thơ, để cho câu chữ vẫy gọi nhau, hình ảnh nối tiếp nhau mà đan dệt thành bức tranh đồng nội đầy quyến rũ. Thực ra, không phải câu chữ, hình ảnh, mà chính là kí ức, hoài niệm gọi nhau theo một phản ứng dây chuyền trong các câu thơ : tiếng chim gọi bầy gợi lúa đang chín, trái cây chín dần- biết bao là hương vị của đồng quê. Trái cây ngọt dần lại gợi đến những khu vườn râm mà ở đấy dậy lên tiếng ve ngân- khúc nhạc xao xuyến của mùa hè. Cái tiếng ve ngân ấy báo hiệu mùa hè đã đến, ấy là lúc bắp rây vàng hạt đang phơi đầy sân nắng đào- cái sắc mầu quê kiểng sao mà rực rỡ chói chang ! Nắng đào là nắng hồng rực rỡ lại gợi nhớ đến bầu trời xanh trong cao rộng, và một bầu trời êm ả như thế ở làng quê thì không thể vắng bóng sáo diều bay lượn trên không. Từ một tiếng chim mà gợi nhớ đến bao điều, đến bao âm thanh vui tươi, bao sắc màu đẹp đẽ của làng quê, của cuộc sống bên ngoài nhà tù như đang lên hương ngây ngất trong lòng nhà thơ. Cuộc sống ấy được hồi tưởng lại đẹp bao nhiêu thì cũng có nghĩa là ông đang khao khát nó bấy nhiêu- và ta hiểu đây là niềm khao khát tự do của người ciến sĩ trẻ đang bị giam trong tù. Có phải vì thế mà đoạn thơ đã chốt lại, nhưng chính là để mở ra một không gian cao rộng, tự do : 

Tài liệu đính kèm:

  • docDay he van khoi 7.doc