Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 5)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 5)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Giúp học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

II/ CHUẨN BỊ :

+ Thầy : giáo án + phấn màu, tranh minh họa.

+ Trò : đọc trước văn bản, soạn theo câu hỏi.

 

doc 332 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ I
Tuần :1
Tiết :	1	Bài 1
NS :	Văn bản :
ND :	CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Giúp học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
II/ CHUẨN BỊ :
+ Thầy : giáo án + phấn màu, tranh minh họa.
+ Trò : đọc trước văn bản, soạn theo câu hỏi.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1. Ổn định : KTSS 
	2. Kiểm tra bài cũ :
- Văn bản nhật dụng là gì? Trong chương trình ngữ văn lớp 6, các em đã đọc những văn bản nhật dụng nào? của tác giả nào?
- Văn bản nhật dụng ấy đề cập tới những vấn đề gì trong cuộc sống con người chúng ta hiện nay?
- Em thích nhất văn bản nào? vì sao?
3. Giới thiệu bài mới:1'
- Tất cả chúng ta đều đã trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc tiểu học. Còn vương vấn trong trí nhớ của ta biết bao bồi hồi, xao xuyến ... cả lo lắng và sợ hãi mơ hồ. Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và ngọt ngào. Tâm trạng của mẹ như thế nào khi cổng trưởng sắp mở ra đón con trai yêu quý của mẹ.
**H*HĐ1: (5') Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc văn bản.
 Giải thích từ khó (háo hức, bận tâm, nhạy cảm)
- Cho biết thể loại văn bản? văn bản trên có nhận vật chính không? 
- Xác định ngôi kể của văn bản ?
* HĐ2 :( 30' ) tìm hiểu chi tiết.
Vì sao trong đêm trước ngày khai giảng để vào lớp một của con, người mẹ không ngủ được? Mẹ đã làm gì trong buổi tối và trong đêm không ngủ ấy?
Tâm trạng của người mẹ được diễn tả cụ thể như thế nào?
 Lời người mẹ "Đi đi con hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra", nên hiểu như thế nào ?
- Bà mẹ nói với ai ? có phải nói trực tiếp với con không ? Cách viết này có tác dụng gì ?
HĐ3 :( 5' ) HD tổng kết
- Từ những phần giáo viên đã phân tích chốt lại phần ý nghĩa bài học
- HS: giọng đọc dịu dàng, chậm rãi.
Háo hức: ở trạng thái tình cảm vui, phấn khởi khi nghĩ đến một điêu hay và nóng lòng muốn làm ngay điều đó.
Bận tâm: đang có điều phải suy nghĩ, lo lắng, không yên lòng.
Nhạy cảm: cảm nhận rất nhanh và tin bằng cái giác quan, bằng cảm tính.
- Thể loại : Bút ký – biểu cảm
- Nhân vật chính : người mẹ, đứa con.
- Rất ít sự việc, chi tiết, chủ yếu là tâm trạng của người mẹ.
- Ngôi kể thứ nhất (người mẹ)
- Suốt buổi tối mẹ đã hồi hộp, bồn chồn suốt đêm trằn trọc không ngủ được.
- Vì mẹ vô cùng yêu thương con, thấy con lo lắng, hồi hộp, xúc động nên mẹ không ngủ được.
- Vì mẹ nhớ lại những ấn tượng tuổi thiếu thời đi học của mẹ.
- Có gì khác thường...
không tập trung được vào việc gì cả...không định làm những việc ấy tối nay... nghĩa là người mẹ cũng chẳng khác bao nhiêu với đứa con : đang phân tâm, đang xúc động, đang đắm chìm trong hồi ức và suy tưởng trước một sự kiện lớn sắp đến với đứa con yêu dấu của mình.
- Đó là mong muốn và ước mơ của mẹ.
- Thế giới kỳ diệu của hiểu biết phong phú, của những tình cảm mới, con người mới, quan hệ mới sẽ mở ra, sẽ đến với con.
-Bà mẹ nói với mình, giọng độc thoại là giọng chủ đạo của bài văn. Nhân vật là nhân vật tâm trạng nhân vật trữ tình. bà mẹ không trực tiếp nói với con mà chỉ đang thầm thì tâm sự với chính mình. cách viết này làm cho việc thể hiện nội tâm nhân vật chân thực hơn.
- Học sinh đọc phần ý nghĩa bài (ghi nhớ) SGK
I/ Đọc hiểu văn bản :
1. Đọc : Giọng đọc dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thầm thì (Khi nhìn con đã ngủ) hết sức tình cảm...
2. Giải thích từ khó :
Háo hức 
Bận tâm SGK
Nhạy cảm
3. Bố cục : 2 đoạn
+ Đoạn1:“Từ đầu...ngày đầu năm học”: tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng.
+ Đoạn 2 : phần còn lại: ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ
II/ PHÂN TÍCH :
1.Tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng
+ Mẹ: Thao thức không ngủ. suy nghĩ triền miên.
+ Con: Thanh thảng, nhẹ nhàng, vô tư.
2. Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ :
- Thế giới kỳ diệu của hiểu biết phong phú, của những tình cảm mới, con người mới, quan hệ mới.
III/ TỔNG KẾT :
- Như những dòng nhật ký tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng.
- Bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người
III/ LUYỆN TẬP : (3' )
	1. Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào lớp một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em rất tán thành ý kiến trên. Vì đó là lần đầu tiên có sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời, em phải sang sinh hoạt một môi trường mới lạ. Ngày ấy, tâm trạng em vừa háo hức vì có quần áo mới, cặp sách mới, vừa hồi hợp lo lắng, rụt rè vụng về trước khung cảnh trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới.
	2. Các em tham khảo phần trích sau đây để viết thành đoạn văn về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.
	- Học sinh tự viết - GV sửa.
	4. Củng cố :(1' ) Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
	5. Dặn dò : (1' ) - Đọc thêm đoạn văn : trường họcï (trang 9). 
 - Soạn bài mẹ tôi
 + Tâm trạng người mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường ?
 + Lý do khiến người mẹ không ngủ được
Tuần :1	Văn bản :
Tiết :	 2 MẸ TÔI
NS :	
ND :	
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
 - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.
 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
 - Giáo dục hs lòng kính trọng và thương yêu cha, mẹ
II/ CHUẨN BỊ :
+ Thầy : Giáo án + phương án phát vấn gợi tìm.
+ Trò : Đọc trước văn bản, soạn theo câu hỏi hướng dẫn.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định : KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: (3' )
- Tâm trạng của người mẹ và của đứa con trong đêm trước ngày khai giảng ra sao?
- Em hiểu câu văn : Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra như thế nào? đối với riêng em thế giới kỳ diệu đó là gì?
3. Giới thiệu bài mới: (1' ) Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết điều đó. Thể đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Văn bản mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế.
*HĐ1: (5' ) GV hướng cho học sinh đọc văn bản.
- Chú ý các câu cảm, câu cầu khiến.
- Giải thích từ khó: Khổ hình, vong ân bội nghĩa, bội bạc.
*HĐ2 : (30' )
- Xác định vị trí của đoạn văn và ngôi kể của người kể chuyện?
- Văn bản này có mấy loại?
- Tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của đứa con như thế nào ? Tại sao nhà văn viết : sự hổn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy?
- Tìm câu ca dao, câu thơ mà em thuộc nói về chủ đề này ?
- Người cha đã hình dung trong suốt cuộc đời người con, người mẹ vẫn đóng vai trò to lớn ntn ?
- Trong bức thư , người bố bắt đứa con phải lập tức làm gì để nhận lỗi, để được mẹ tha thứ ?
- Nhưng tại sao người cha không nói trực tiếp với con mà lại chọn hình thức viết thư ?
- Hình ảnh người mẹ qua thái độ và tâm tình của người cha ra sao?
- Theo em chủ đề của đoạn văn là gì ?
- Giọng đọc : chậm rãi, tình cảm, tha thiết và nghiêm.
- Khổ hình: Hình phạt nặng nề.
- Vong ân bội nghĩa: Quên ơn, phản lại đạo nghĩa.
- Bội bạc: Phản lại người tốt.
- HS : Nhân vật "Tôi" (chú bé) kể chuyện dưới dạng nhật ký, ghi chép tâm tình và sự việc riêng tư qua từng ngày.
- Bốn thể loại : Nhật ký, Tư sự - viết thư - nghị luận.
- HS : Trước sai lầm của con, người cha rất đau đớn và bực bội, ông nghiêm khắc phê bình thái độ vô lễ của đứa con mà ông vô cùng yêu quý. 
-"Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
- Thời thơ ấu, lúc con ốm đau, người mẹ có thể hi sinh tất cả, có thể chịu đựng để nuôi con, cứu con.
- Khi con khôn lớn và trưởng thành, mẹ vẫn là người chở che, chổ dựa tinh thần, nguồn an ủi của con.
- Người cha yêu cầu con rất dứt khoát và nghiêm khắc như mệnh lệnh : (từ nay con không được nói nặng lời với mẹ, dù chỉ một lời - một lần - thành khẩn xin lỗi mẹ).
- Có những chuyện nói trực tiếp dễ có kết quả, nhưng có những chuyện phải nói gián tiếp qua người khác, hoặc qua thư từ.
- Hết lòng thương yêu.
- Đau đớn sót xa vì khuyết điểm của con.
- Sẵn sàng tha thứ khi con sự thật ăn năn, sửa chữa.
- HS đọc ghi nhớ.
 I/ Đọc văn bản:
1. Đọc: Chậm, tình cảm, tha thiết và nghiêm.
2.Giải thích từ khó :
Khổ hình.
Vong ân bội nghĩa.
Bội bạc.
II/PHÂN TÍCH :
1.Tâm trạng người cha trước lỗi lầm của đứa con :
- Người cha rất đau đớn và bực bội trước sai lầm của con mình.
2. Hình ảnh người mẹ qua thái độ và tâm tính của người cha :
Thương yêu.
Đau đớn vì khuyết điểm của con.
Tha thứ khi con biết ăn năn sửa chữa.
III. TỔNG KẾT :
"Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhả cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó".
*HĐ3 : (3' )
IV/ LUYỆN TẬP :
1.Vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với người con được thể hiện trong đoạn thư sau của bố En-Ri-Cô "Khi đã khôn lớn trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lời nói của mẹ, được me ... A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
	- Hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất & tinh thần văn hoá truyền thống và hiện nay, trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, gìn giữ và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Sưu tầm tư liệu địa phương.
	* Trò: Mỗi tổ thu thập kết quả sưu tầm ca dao, tục ngữ của từng tổ viên trong tổ, cử đại diện lên trình bày trước lớp.
	-Tập luyện những làn điệu dân ca thi biểu diễn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung hoạt động
* Ổn định : (1’)
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(Không kiểm tra)
* Giới thiệu bài: (1’)
Yêu cầu của tiết chương trình địa phương phần văn và tập làm văn.
* Lớp trưởng báo cáoan5
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
HĐ 1: Khởi động (2’)
* Tổ chức cho các nhóm trình bày.
*Nhận xét, đánh giá, chọn câu hay bình giảng, phân tích, giải thích địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục có trong các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được.
*Biểu dương tổ & cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy.
*Cung cấp thêm một số tư liệu có liên quan (tư liệu sưu tầm được & tư liệu ở Thiết kế giáo án trang 318 đến 320) 
* Các tổ lần lượt cử đại diện lên trình bày kết quả sưu tầm của từng tổ.
* Nhận xét về phần ca dao, ỵuc ngữ đã sưu tầm.
Nghe.
Nghe và ghi chép làm tư liệu.
HĐ2: Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao, tục ngữ: (40’)
-Cho các tổ thi đua biểu diễn & biểu diễn cá nhân.
-Đánh giá, tuyên dương, phát quà (nếu có thể).
-Mỗi tổ tham gia biểu diễn tiết mục của tổ.
-Phần biểu diễn cá nhân.
-Đánh giá, nhận xét.
-Tuyên dương tiết mục tổ, cá nhân có phần biểu diễn hay.
HĐ3: Thi biểu diễn các làn điệu dân ca địa phương: (40’)
** Nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị và tham gia hoạt động trên lớp của HS.
** Nếu có điều kiện cho HS xem băng hình Dân ca 3 miền (dân ca Nam Bộ)
** Luyện đọc các văn bản nghị luận đã học một cách diễn cảm.
* Nghe và tự ghi nhận.
HĐ4 : Đánh giá và dặn dò (8’)
 Tuần :36
 Tiết :135, 136
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
	-Đọc rõ ràng, đúng dấu câu, đúng giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
	-Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng, 
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nhắc nhỡ & hướng dẫn cụ thể cho HS chuẩn bị.
	* Trò: Tìm hiểu cách đọc cả 4 văn bản cụ thể, kĩ lưỡng và tập đọc nhiều lần. Từng học sinh khắc phục được nhược điểm riêng trong cách đọc của bản thân.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung hoạt động
* Ổn định : (1’)
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(Không kiểm tra)
* Giới thiệu bài: (1’)
Nêu tác dụng của giọng đọc có tác dụng rất lớn trong việc truyền tải nội dung và tình cảm của một tác phẩm nào đó đến với người nghe. 
* Lớp trưởng báo cáoan5
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
HĐ 1: Khởi động (2’)
* Nêu yêu cầu:
+ Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.
+ Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản, làm nổi bật các câu nêu tư tưởng, tình cảm gây chú ý, các dẫn chứng.
Nghe.
HĐ2: Nêu yêu cầu cách đọc: (10’)
** Cho các tổ thảo luận cử đại diện lên đọc trước lớp.
Uốn nắn, biểu dương.
** Mỗi tổ cử người đọc hay nhất để đọc trước lớp.
Nhận xét từng bạn.
HĐ3: Hướng dẫn tổ chức đọc: (70’)
** Cho cá nhân xung phong đọc,
Đánh giá, tuyên dương người đọc hay.
Uốn nắn, đọc mẫu 1 số đoạn.
** Mỗi cá nhân xung phong đọc 1 bài đã chuẩn bị
Nhận xét, biểu dương.
Nghe rút kinh nghiệm.
* Tổng kết về số học sinh đọc, kĩ năng đọc, những hiện tượng cần lưu ý khắc phục.
* Rút ra những điểm cần lưu ý khi đọc văn bản nghị luận:
+ Đọc giọng rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận.
+ Vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
** Học thuộc lòng mỗi văn bản một đoạn mà em thích nhất.
** Tìm đọc diễn cảm: Tuyên ngôn độc lập hoặc các văn bản nghị luận đã đọc thêm.
Nghe & tự ghi nhớ.
** Nghe và tự fghi nhận.
HĐ4: Tổng kết chung và hướng dẫn luyện đọc ở nhà (8’)
 Tuần :37
 Tiết :137, 138
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
-Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Sưu tầm một số mẹo chính tả.
	* Trò: Làm các bài tập chính tả trang 148, 149.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung hoạt động
* Ổn định : (1’)
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(Không kiểm tra)
* Giới thiệu bài: (1’)
Nêu yêu cầu của việc rèn luyện chính tả.
* Lớp trưởng báo cáoan5
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
HĐ 1: Khởi động (2’)
* Cung cấp cho HS một số mẹo chính tả.
** Trong các từ láy Tiếng Việt có quy luật trầm- bổng. Nghĩa là trong từ láy 2 tiếng thì 2 tiếng này đều là cúng bổng hoặc cùng trầm. VD?
** Chú ý: Có vài trường hợp ngoại lệ: Ngoan ngoãn, vỏn vẹn, khe khẽ, se sẽ.
 Từ Hán Việt chỉ có 1 ngoại lệ: Ngải cứu ( tên 1 cây thuốc)
Cung cấp các mẹo, yêu cầu HS cho VD.
** Nghe và cho VD:
VD: chặt chẽ, não nùng, lõm bõm, ngơ ngẩn, đủng đỉnh, hối hả.
VD: Mĩ mãn, nhẫn nại, trí não, hùng vĩ, lễ độ, dũng cảm, nghĩa vụ,  Ngoài ra cứ viết dấu hỏi.
Nghe và cho VD.
HĐ2: Cung cấp cho HS các mẹo chính tả: (40’)
I. Các mẹo chính tả:
 1) Mẹo về dấu: Phân biệt
 HỎI – NGÃ.
*Từ láy: 
+ Mẹo: 
- Sắc, hỏi, không (bổng)
- Huyền, ngã, nặng (trầm)
*Từ Hán Việt:
+ Mẹo:
Mình (M) nhớ (NH) nên (N) viết (V) là (L) dấu (D) ngã (NG)
 2) Cách phân biệt:
Khẳng định, cung cấp thêm.
Cung cấp VD:
- Trơ trọi, trần truồng, trơ trẽn, trân tráo ( chủ yếu trơ, chậm trễ: Trệ trong trì trệ, trù trừ, trục trặc)
Cung cấp đưa VD minh hoạ, cho HS tìm thêm.
 VD: Truyện, truyền.
 VD: cha, chú, chàng, cháu, 
 VD: chổi, chai, chão, chiếu, 
 Chum, chõng, chuồng, 
 VD: trên, trong, trước, 
 VD: chưa, chớ, chẳng, 
Nghe và tự ghi nhận.
Nghe, ghi nhận, tìm thêm VD:
VD: liểng xiểng, lao xao, 
VD: Xôi, xúc xích, xà lách, 
VD: Sư, sứ, suối, sông, sỏi, sò, 
 TR & CH
+ Mẹo 1: Viết từ HV có dấu nặng & huyền thì TR.
+ Mẹo 2:
-TR chỉ láy âm với L trong 4 từ sau: Trọc lóc, trẹt lét, trụi lũi, trót lọt.
-CH láy âm đầu với rất nhiều phụ âm khác.
+ Mẹo 3:
- Những chữ chỉ quan hệ trong gia đình đều viết CH.
-Những đồ dùng trong nhà nông dân toàn là: CH.
 ( trừ: Cái tráp)
-Các công cụ ngữ pháp chỉ vị trí: TR
-Các công cụ ngữ pháp chỉ phủ định: CH.
 + Mẹo 4: CH không bao giờ láy âm với TR & ngược lại.
-Số từ điệp âm CH rất nhiều.
-Số từ điệp âm TR rất hạn chế.
3) Phân biệt: S & X
-S không đi với các vần oa, oă, uê, oe (ngoại lệ soát xét)
-S không láy âm với X & những chữ âm khác.
-X láy âm với 1 số âm đầu khác.
-Tên các thức ăn thường đi với X.
-Hầu hết danh từ đi với S (ngoại lệ: xương, cái xe, cây xoan, xoài, trạm
(?) Đọc thuộc lòng câu sau: “Mùa xuân , đi xuồng gỗ xoan, mang xoài đến xã, đổi xẻng ở xưởng để đem đến cho trạm xá” để ghi nhớ những từ ngoại lệ.
Đọc thuộc lòng.
VD: xì, xọp, xẹp,
VD: Sụp, sụt, sẩy chân, 
VD: sự, sẽ, sắp, sao, sẵn, 
xá, mùa xuân)
-Những từ chỉ hơi đi ra X.
-Những từ có nghĩa sụp xuống S.
-Những công cụ ngữ pháp có nhiều chữ đi với S.
*Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập điền vào chỗ trống
*Đánh giá, sửa chữa.
*Cho 2 nhóm thi nhau tìm nhanh (10 từ): Nhóm tìm từ chỉ hoạt động bằng CH, một nhóm bằng TR.
*Đánh giá, sửa chữa.
*Cho 2 nhóm còn lại thi nhau tìm nhanh (10 từ): Nhóm tìm từ chỉ trạng thái, đặc điểm, tính chất có thanh HỎI, một nhóm có thanh NGÃ.
HS lên bảng làm bài tập.
Nhận xét, chữa bài.
Thảo luận, ghi nhanh vào giấy, cử đại diện ghi bảng.
Nhận xét, sửa chữa
Thảo luận, ghi nhanh vào giấy, cử đại diện ghi bảng.
HĐ3: Luyện tập: (40’)
II/Luyện tập:
Điền vào chỗ trống:
 + CH hay TR:
 chân lí, trân trọng, trân châu, chân thành.
 + Dấu HỎI hay NGÃ:
 mẩu chuyện, thân mẫu, mẫu tử, mẩu bút chì.
 + GIÀNH hay DÀNH:
 Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
 + SĨ hay SỈ
 Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả
Tìm từ theo yêu cầu:
 + Từ chỉ hoạt động:
*CH: chạy, chèo, chọc, chẻ, chém, chặn, chen, chộp, 
*TR: trèo, trộn, tranh, treo, trỏ, trồng, trườn, 
 + Tìm từ chỉ đặc điểm, tính chất:
HỎI: Khoẻ, trẻ, lỏng, trong trẻo, 
Đánh giá, sửa chữa.
(?) Tìm những từ có chứa tiếng có thanh HỎI – NGÃ có nghĩa như sau:
Trái nghĩa với chân thật?
Đồng nghĩa với từ biệt?
Dùng chày & cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp ngoài?
Đánh giá.
(?) Đặt câu phân biệt các từ dễ nhầm lẫn: lên – nên, vội – dội.
* Nhận xét, đánh giá.
Nhận xét, sửa chữa
Cá nhân lên bảng thực hiện.
Nhận xét, bổ sung.
Cá nhân lên bảng thực hiện.
Nhận xét, bổ sung.
NGÃ: Rỏõ, loãng, mũm mĩm, tròn trĩnh, nhã nhặn, 
 + Tìm từ có thanh HỎI – NGÃ:
Trái nghĩa với chân thật: giả dối, xảo trá, lừa đảo, 
Đồng nghĩa với từ biệt: giã từ, giã biệt, 
Dùng chày & cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp ngoài: giã gạo, 
c. Đặt câu phân biệt các từ dễ nhầm lẫn:
+ An phải trèo lên dốc cao nên thấy mệt.
+ Khi thấy ngọn lửa bùng lên, Hoà vội múc nước dội lên đám rơm cháy.
** Lập sổ tay chính tả chú ý phân biệt những từ dễ sai về dấu hoặc các âm CH, TR, S, X, 
 + Các phụ âm cuối: c / t ; n / ng
 + Nguyên âm: i / iê ; o / ô 
** Nghe và tự ghi nhận.
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập ở nhà và dặn dò :(8’)
 Tuần :37
 Tiết :139, 140
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 7 CHINH XONG 09-10.doc