Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 2 : Mẹ tôi (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 2 : Mẹ tôi (Tiếp theo)

I.Mục tiêu cần đạt :

1.Mức độ cần đạt:Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ,hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.

2.Kiến thức: giúp HS :

- Sơ giản về tác giả Et-môn-đô đơ A-mi-xi.

- Cách giáo dục vừa nghiem khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.

- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.

3.Kĩ năng:

-Đọc hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 2 : Mẹ tôi (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 2 : MẸ TÔI
Ngày soạn:20/8	 (Et-môn-đô đơ A-mi-xi)
Ngày dạy: 23/8
I.Mục tiêu cần đạt :
1.Mức độ cần đạt:Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ,hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
2.Kiến thức: giúp HS :
- Sơ giản về tác giả Et-môn-đô đơ A-mi-xi.
- Cách giáo dục vừa nghiem khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
3.Kĩ năng: 
-Đọc hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
-Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
4.Thái độ: Có thái độ cư xử đúng mực đối với cha mẹ.
II.Chuẩn bị :
1.GV :Soạn giáo án + ĐDDH
2.HS :Soạn bài.
III.Tiến trình bài giảng :
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài Cổng trường mở ra là gì?
Câu 2: Kiểm tra BTVN – đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ trong ngày khai trường.
*Đáp án : 
Câu 1:Tình thương yêu con sâu nặng của người mẹ và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người ( 10 đ)
Câu 2:Đoạn văn nêu được cảm xúc về ngày khai trường : nôn nao, hồi hộp, lo lắng Không sai lỗi chính tả. ( 10 đ)
3.Bài mới:
*Giới thiệu bài :Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng, cao cả.Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó.Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Văn bản Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế.
* Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài ghi
HĐ1 :Tìm hiểu tác giả - tác phẩm
Mục tiêu: HS nhớ được tên tác giả
-Đọc chú thích sao/11: 
Bài văn của tác giả nào ?
HĐ2 :Hướng dẫn đọc hiểu văn bản: 
Mục tiêu: HS đọc và tóm tắt được nội dung văn bản.
-Khi đọc cần thể hiện được những tâm tư tình cảm buồn, khổ
của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông
đối với vợ.
-GV đọc một đoạn – HS đọc – nhận xét
?Tác phẩm thuộc thể loại gì ?
-Hướng dẫn tìm hiểu trong chú thích từ khó
? Hãy tóm tắt văn bản Mẹ tôi?
-Văn bản kể lại việc En-ri-cô đã phạm lỗi “ lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có thốt ra một lời thiếu lễ độ”. Người cha bộc lộ thái độ của mình qua bức thư gửi con trai, đồng thời nói đến công lao to lớn của mẹ. Và ông đưa ra lời khuyên nhủ chân tình sâu sắc với con. 
-Phân đoạn văn bản ? -Chia làm ba đoạn 
HĐ3 :Tìm hiểu nội dung
Mục tiêu: HS nắm được nội dung văn bản
?Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề Mẹ tôi ? Hình như giữa nội dung và nhan đề không thống nhất với nhau?
-Nhan đề của đoạn trích do chính tác giả đặt. Mỗi chuyện nhỏ trong Những tấm lòng cao cả đều có một nhan đề riêng.
-Điểm nhìn xuất phát từ người bố. Qua cái nhìn của bố mà thấy hình ảnh và phẩm chất của người mẹ. Mẹ chính là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết hướng tới để làm sáng tỏ.
?Nguyên nhân bố viết thư?Thái độ của người bố đôí với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu em biết được thái độ đó?
-Qua từ ngữ biểu cảm trong văn bản :Con thiếu lễ độ..hỗn láoxúc phạmcon không đượccon phải bốtức giậnthà rằng không có conkhông hôn con rất yêu con..Không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng mẹ.Con phải xin lỗi mẹ.
?Vì sao ông có thái độ ấy?
-Ông không thể ngờ En-ri-cô, lại có thái độ như vậy với mẹ.
?Để con thấy được lỗi lầm của mình, người cha đã nhắc lại kỉ niệm về mẹ. Em hãy tìm những câu văn, đoạn văn nói về kỉ niệm đó?
-Mẹ thức suốt đêmquằn quại lo sợkhóc..hi sinh tính mạng để cứu con.
?Trước tấm lòng thương yêu, hi sinh vô bờ bến của mẹ dành cho En-ri-cô, người bố đã khuyên con điều gì? Lời khuyên nhủ cho thấy tình cảm của người cha với En-ri-cô như thế nào?
?Vậy mẹ của En-ri-cô là người thế nào?Căn cứ vào đâu em có nhận xét ấy?Từ hình ảnh người mẹ của En-ri-cô,em cảm nhận gì về tấm lòng của các bà mẹ nói chung? 
-Mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng qua cái nhìn của người bố thì hình ảnh, phẩm chất của mẹ lại xuất hiện rất rõ đó là người mẹ cao cả và lớn lao.
Thảo luận: câu hỏi 4 SGK/12
Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô “ xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?
-Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
-Vì thái độ nghiêm khắc mà chan chưá tình yêu thương của bố.
-Vì những lời nói chân tình sâu sắc của bố .
?Theo em vì sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư? 
-Tình cảm sâu sắc thường tế nhị kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được. Hơn nữa viết thư là chỉ nói riêng với người mắc lỗi, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất long tự trọng. Đây chính là một bài học về cách ứng xử trong cuộc sống.
HĐ4 :Hướng dẫn tổng kết
Mục tiêu:HS khái quát lại được nghệ thuật và nội dung văn bản.
? Qua tìm hiểu văn bản, cho biết bài học giáo dục mà tác giả A-mi-xi muốn gửi gắm, nhắc nhở với mỗi chúng ta là gì?
? Nhận xét về nội dung và nghệ thuật chính của văn bản
HĐ5 :Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu:Giúp HS mạnh dạn, tự tin trình bày một vấn đề trước tập thể.
Chia nhóm để HS thảo luận. 
I.Giới thiệu tác giả -tác phẩm: 
1.Tác giả: Et-môn-đô đơ A-mi-xi–nhà văn Ý
2.Tác phẩm:Tác phẩm Mẹ tôi được trích từ Những tấm lòng cao cả
II. Đọc – Hiểu văn bản:
-Thể loại : Văn bản nhật dụng
III.Phân tích : 
1.Nguyên nhân dẫn đến việc bố viết thư:
Lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, En-ri -cô nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ.
2.Thái độ của người bố:
-Buồn bã, tức giận và nói cho con biết nỗi đau của mình .
-Nhắc lại công lao to lớn,tình thương và hi sinh tất cả vì con của người mẹ .
-Cảnh báo con khi mẹ không còn.
3.Lời khuyên của bố:
-Không được tái phạm lỗi, phải cầu xin mẹ tha thứ.
-Lời khuyên nhủ chân tình sâu sắc, cho thấy người bố yêu thương con nhưng nghiêm khắc.
IV. Tổng kết:
-Nghệ thuật : Dùng hình thức viết thư
-Nội dung:tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả,
không ai được chà đạp lên tình thương yêu đó.
 V.Luyện tập:
Bài tập :Liên hệ bản thân: Hãy kể một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền. Suy nghĩ, tình cảm của em sau khi sự việc xảy ra?
-HS phát biểu , GV nhận xét 
4.Củng cố :Tìm những câu ca dao, bài hát ca ngợi tấm lòng của cha mẹ mà em biết ?
5.Dặn dò: 
-Nắm vững nội dung bài giảng
-Xem bài mới :Từ ghép
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần 1Tiết 3 	 TỪ GHÉP
Ngày soạn:22/8
Ngày dạy: 25/8
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1.Mức độ cần đạt:
-Nhận diện được hai loại từ ghép :từ ghép đẳng lập và ghép chính phụ 
-Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập.
-Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí
2.Kiến thức:
-Cấu tạo của hai loại từ ghép: chính phụ và đẳng lập. 
-Phân tích và hiểu được nghĩa của hai loại từ ghép trên.
3.Kĩ năng: 
-Nhận diện các loại từ ghép.
-Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ghép trong đặt câu, viết văn.
4.Thái độ:Giáo dục HS lòng yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt
II.Chuẩn bị :
1.GV : Soạn giáo án + ĐDDH
2.HS : Học bài và làm bài.
III.Tiến trình bài giảng
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 	
Câu 1:Cấu tạo từ đơn ?Cho ví dụ?
Câu 2: Cấu tạo từ phức ? Cho ví dụ?
*Đáp án : 
Câu 1:Từ đơn là những từ chỉ có một tiếng có nghĩa. Ví dụ : Mưa.( 5 đ)
Câu 2:Từ phức là những từ có hai tiếng trở lên, trong từ phức có từ ghép và từ láy.( 5 đ)
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài :Ở lớp 6 các em đã biết cấu tao của từ đơn và từ phức .Vậy có những loại từ ghép nào, nghĩa của nó ra sao? Bài học hôm nay sẽ cho các em biết điều đó.
* Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 :Tìm hiểu các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép. 
Mục tiêu: HS nắm được các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép .
Gọi HS đọc ví dụ 
?Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức .Tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về cấu tạo và trật tự các tiếng trong các từ ghép ấy? 
-Tiếng chính: Bà , thơm; Tiếng phụ : ngoại, phức
-Tiếng chính đứng trước ,tiếng phụ đứng sau
Gọi HS đọc tiếp ví dụ 
?Các tiếng trong từ ghép quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? 
- Không , hai tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
?Vậy từ ghép có mấy loại ? Cho ví dụ.
?So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ ba, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của từ thơm em thấy có gì khác nhau?
-Bà ngoại với bà : Bà ngoại chỉ người sinh ra mẹ, bà chỉ người sinh ra cả cha lẫn mẹ.
-Thơm phức với thơm : Thơm phức chỉ mùi thơm đậm đặc, gây ấn tượng mạnh ; thơm chỉ mùi thơm nói chung.
? Lý do của sự khác nhau trên ?
-Phạm vi biểu vật của bà, thơm rộng hơn của bà ngoại và thơm phức
? So sánh nghĩa của từ quần áo với quần, áo ; nghĩa của từ trầm bổng với trầm, bổng có gì khác nhau ?
-Quần áo chỉ chung , các tiếng quần, áo chỉ từng sự vật riêng lẻ.
-Trầm bổng chỉ âm thanh lúc cao, lúc thấp còn trầm, bổng chỉ từng cao độ cụ thể.
?Từ đó em hiểu nghĩa của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ như thế nào ?
HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu:Giúp HS phân loại được từ ghép.
Chia nhóm để HS thảo luận
I.Bài học
1.Các loại từ ghép:Từ ghép có hai loại : 
a.Từ ghép chính phụ :có tiếng chính, tiếng phụ.Tiếng chính đứng trước ,tiếng phụ đứng sau.
b.Từ ghép đẳng lập: Không
phân ra tiếng chính, tiếng phụ 
hai tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
2. Nghĩa của từ ghép:
a.Từ ghép chính phụ :có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
b.Từ ghép đẳng lập :có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
II. Luyện tập:
Bài tập 1/15: Xếp các từ ghép cho trước vào bảng phân loại.
Từ ghép chính phụ
 Nhà máy, nhà ăn, cười nụ, xanh ngắt
Từ ghép đẳng lập
 Suy nghĩ, lâu đời, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi
Bài tập 2/15: Điền thêm tiếng vào sau các tiếng để tạo từ ghép chính phụ.
Bút máy	ăn cơm 	thước kẻ	trắng tinh
Mưa rào	vui tai	làm thơ	nhát dao
Bài tập 3/15: Điền thêm tiếng vào sau các tiếng cho trước để tạo từ ghép đẳng lập.
Núi non, núi sông	ham muốn, ham hố	xinh xắn, xinh xinh
Mặt mũi, mặt.	Học hành, học hỏi	tươi tỉnh, tươi tắn
Bài tập 4/15: Lí giải vì sao
-Có thể nói: một cuốn sách, một cuốn vở – vì sách, vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được.
-Không thể nói: một cuốn sách vở - vì sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp không kết hợp với số từ
Bài tập 5/15 Để làm được bài tập này cần hướng dẫn HS sử dụng từ điển tiếng Việt
a.Hoa hồng: cây cảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có răng , hoa nhiều cánh, màu trắng hồng hoặc đỏcó hương thơm.
-> Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng.
VD: hoa mười giờ, hoa móng tay
b.Nam nói “ Cái áo dài của chị em ngắn quá”: đúng
- Áo dài: kiểu áo có thân dài quá đầu gối, có thể dài đến gót chân, khuy cài từ cổ xuống nách và một bên hông.
a.Nói “ quả cà chua này ngọt quá”: được
-Cà chua: một loại cây thân cỏ, thân và lá có lông mịn, lá xẻ hình chân vịt, hoa màu vàng, quả chín có màu vàng đỏ, vị hơi chua.
b.Không phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng. VD: cá chép vàng.
-Cá vàng: một loại cá cảnh, vây to, đuôi lớn và xòe rộng, thân thường có màu vàng đỏ(có những con cá vàng mà thân không có màu vàng)
Bài tập 6/16
1.Mát tay: chỉ người thường dễ đạt kết quả tốt, dễ thành công trong công việc
VD. Một thầy thuốc mát tay, chị ấy nuôi lợn rất mát tay.
2.Nóng lòng: nóng ruột, sốt ruột không chờ được lâu.
3.Gang thép: cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được.
4.Tay chân: kẻ giúp việc đắc lực, tin cẩn ( hàm ý không coi trọng)
-> Các từ ghép trên được hiểu theo nghĩa bóng so với nghĩa gốc của các tiếng tạo nên no.
Bài tập 7/16: Phân tích cấu tạo từ ghép có 3 tiếng theo mẫu
 Máy 	hơi	nước	than	tổ	ong	bánh	đa	nem
4.Củng cố : 
- Có mấy loại từ ghép ?
- Nghĩa của từ ghép?
5. Dặn dò : 
- Nắm vững nội dung bài giảng.
- Xem bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 1 Tiết 4 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
Ngày soạn: 23/8
Ngày dạy: 27/8
I. Mục tiêu cần đạt
1.Mức độ cần đạt:
-Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản.
-Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
2.Kiến thức:
-Khái niệm liên kết trong văn bản.
-Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
3.Kỹ năng :
-Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản.
-Viết các đoạn văn bài văn có tính liên kết.
4.Thái độ:Giáo dục ý thức trong giao tiếp, nói viết.
II. Chuẩn bị :
1.GV : Soạn giáo án + ĐDDH
2.HS : Học bài và xem bài mới.
III.Tiến trình bài giảng
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Phân tích cấu tạo của những từ ghép sau : máy hơi nước , than tổ ong, bánh đa nem.
*Đáp án :Phân tích chính xác theo sơ đồ( 10đ )
3.Bài mới:
*Giới thiệu bài :Khó có thể tạo lập được những văn bản tốt nếu chúng ta không tìm hiểu kĩ về một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản - đó là liên kết văn bản
* Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Tìm hiểu liên kết và phương tiện liên kết
Mục tiêu:HS hiểu được thế nào là liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
VD: Gọi HS đọc đoạn văn :
? Nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như trích dẫn thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói không? 
-Không – vì đó chỉ là một số câu rời rạc được chắp nối từ các phần của văn bản đã học, thiếu tính liên kết.
? Đọc câu hỏi b/17 chọn đáp án đúng?
-Vì các câu chưa có sự liên kết – có 100 đốt tre chưa phải là có một cây tre trăm đốt; có những câu văn đúng ngữ pháp mà không có sự lien kết thì chưa phải là có một văn bản.
? Muốn hiểu được đoạn văn thì đoạn văn phải có tính chất gì? 
?Đọc kĩ đoạn văn 1a/17 và cho biết do thiếu ý gì mà đoạn văn trở nên khó hiểu? ( thứ tự sự việc) Hãy sửa lại để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố?
-Bảng phụ – đoạn trích nguyên văn văn bản MẸ TÔI.
?Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Nội dung của các câu, các đoạn trong văn bản phải như thế nào với nhau? 
-Nội dung các câu, các đoạn phải thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
?Đọc câu hỏi 2b/18. Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn? 
-Thiếu phương tiện liên kết.
? Hãy sửa lại để thành đoạn văn có nghĩa?
-Một ngày kiakhông ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến dễ dàng
-Đã có nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ, các câu, các đoạn trong văn bản còn cần được liên với nhau bằng các phương tiện ngôn ngữ thích hợp.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu: HS nhận biết và xây dựng văn bản có tính liên kết.
Chia nhóm để HS thảo luận 
I.Bài học:.
1.Tính liên kết của văn bản: 
Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
2.Phương tiện liên kết trong văn bản: 
Để có văn bản tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp
II.Luyện tập
Bài tập 1/ 18: Sắp xếp các câu theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ:1, 4, 2, 5 ,3.
Bài tập 2/19: Nhận xét tính liên kết của các câu văn -lí giải vì sao ?Có các phương tiện liên kết bằng ngôn ngữ.
-Nội dung không thống nhất ( rời rạc, không cùng nói về một nội dung)
Bài tập 3/19: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trốngtạo sự liên kết:
Bà ơi! Cháuhình bóng của bà,ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảobà sẽ dành cho cháu.. thế là bà ôm cháu
Bài tập 4/19: Nhận xét sự liên kết giữa 2 câu. Lí giải vì sao?
Nếu tách khỏi văn bản, 2 câu có vẻ rời rạc.Để trong mối liên hệ với các câu khác trong văn bản, vẫn đảm bảo tính liên kết.
4.Củng cố : 
-Liên kết là gì ? 
-Phương tiện liên kết trong văn bản?
5.Dặn dò :
 -Nắm vững nội dung bài giảng
 -Soạn bài : Cuộc chia tay của những con búp bê
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 chuan KTKN 3 tiet.doc