Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 29: Qua đèo ngang

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 29: Qua đèo ngang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận được cảnh tượng hoang vắng của đèo Ngang và tâm trạng cô đơn nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

- Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; Cách tả cảnh ngụ tình.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích thơ bát cú.

*.Giáo dục tư tưởng: Giáo dục lòng yêu th/nh, đất nước.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: tìm hiểu chi tiết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh Đèo ngang

*Học sinh: Học bài cũ và xem trước bài mới ở nhà

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 29: Qua đèo ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 8
 Tiết : 29 Qua đèo ngang 
 Bà Huyện Thanh Quan 
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận được cảnh tượng hoang vắng của đèo Ngang và tâm trạng cô đơn nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan. 
- Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; Cách tả cảnh ngụ tình.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích thơ bát cú.
*.Giáo dục tư tưởng: Giáo dục lòng yêu th/nh, đất nước. 
II.Trọng tâm của bài: tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh Đèo ngang
*Học sinh: Học bài cũ và xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’) 
Đọc thuộc đoạn trích “Sau phút chia ly” ? Nêu cảm nhận của em ?
Đoạn thơ gián tiếp lên án, tố cáo chiến tranh và nói lên khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong XHPK.
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Quát có bài “ Đăng Hoành Sơn ” 
( Lên núi Hoành Sơn ), Nguyễn Khuyến có bài “ Quá Hoành Sơn ” ( Qua núi Hoành Sơn ), Nguyễn Thượng Hiền có bài “ Hoành Sơn xuân vọng”( Mùa xuân trông núi Hoành Sơn ) .... Nhưng tựu chung, được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Dựa vào chú thích * sgk em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
GV đọc mẫu hướng dẫn HS đọc
Cách đọc: Giọng đọc buồn man mác, chậm dãi
Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà GV yêu cầu HS giải thích một số từ khó
? Em hãy cho biết đại ý của VB ?
? Có thể chia VB thành mấy đoạn ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Trong bài thơ, cảnh Đèo Ngang thể hiện qua những câu thơ nào?
( Hai câu đề, thực và luận ).
? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời gian nào? Thời điểm đó có ý nghĩa gì? ( Gợi buồn ). 
? Cảnh hiện ra như thế nào?
? Em hiểu nghĩa của từ “ chen ” như thế nào? Việc lặp lại từ “ chen ” có ý nghĩa gì ?
(“ chen ”: Lẫn vào nhau, xâm lấn nhau không ra hàng lối). 
* Gv chốt, chuyển ý:
 Giữa thời gian gợi buồn, ko gian hoang sơ, chỉ có cỏ, cây, hoa, lá chen chúc nhau như thế, cảnh Đèo Ngang xuất hiện con người và đâu đó có sự sống. Nhưng con người và sự sống ở đây ra sao ? 
- Hs đọc hai câu thực.
? Em hãy nhận xét cách dùng từ, biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ ? Tác dụng ? 
 ( + “ lom khom ”: Tư thế cúi thấp, ẩn đi trước tự nhiên.
 + “ lác đác ”: Thưa thớt.
 + “ Đảo “ lom khom ”, “ lác đác ”, “ dưới núi ”, “ bên sông ” lên đầu câu: Nhấn mạnh sự thưa thớt, uể oải của nhịp sống ).
? Bức tranh Đèo Ngang đến hai câu luận xuất hiện thêm điều gì? 
( Âm thanh ).
? Âm thanh là biểu hiện của sự sống sôi động, nhưng ở đây là âm thanh tiếng chim quốc, chim đa đa lại gợi điều gì? ( Não nuột, tái tê ).
* Gv bình: 
 Cảnh Đèo Ngang vào buổi chiều tà, chỉ có cỏ, cây, hoa, lá chen chúc nhau. Rất buồn, hoang vắng. Tưởng xuất hiện thêm con người, cảnh chợ và âm thanh, cảnh đó sẽ vui lên. Nào ngờ, con người thì “ lom khom ” dưới núi, có vài người; chợ thì “ lác đác ” ven sông, mấy nhà; âm thanh lại là âm thanh não nuột, tê tái của chim quốc, chim đa đa ... Tất cả càng làm cho cảnh thêm buồn hơn, hoang vu hơn.
? Cảnh ấy, trước hết hé mở cho em thấy tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
( Tâm trạng buồn của thi sĩ ).
* Gv bình thêm: 
 Đó chính là tâm cảnh - nỗi buồn từ lòng người mà tràn ra cảnh vật, nói như Nguyễn Du: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”. 
? Ngoài gián tiếp bộc lộ qua cảnh vật, tâm trạng của nhà thơ còn trực tiếp bộc lộ qua những câu thơ nào? (Hai câu luận, câu kết ).
- Hs đọc hai câu luận, giải thích từ “quốc quốc”, “ gia gia ”? 
- Gv nhấn mạnh: Cách sử dụng từ ngữ như thế được gọi là chơi chữ.
? Ngoài chơi chữ ra, ở hai câu luận, tác giả còn sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra? (Đảo ngữ )
? Các thủ pháp nghệ thuật đó nhấn mạnh tâm trạng gì của Bà Huyện Thanh Quan?
 ( Đó cũng là nỗi nhớ thời xưa cũ đầy vàng son ).
? ở hai câu kết, nhà thơ tiếp tục sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
? Đại từ “ ta ” ở đây chỉ ai ?
* Gv: Nhà thơ chỉ có một mình đối diện với chính mình, chỉ có một mình, cô đơn, ko biết ngỏ cùng ai. Đây có lẽ là nỗi buồn của cả một lớp người trước cảnh đời, thời thế thay đổi ).
? Em cảm nhận được những nội dung, ý nghĩa nào từ bài thơ ?
? Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật nào ?
? Qua bài thơ, em thấy Bà Huyện Thanh Quan là người như thế nào ?
( Tài hoa, nặng lòng với thời cuộc, với đ/nước )
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả : tên thật: Nguyễn Thị Hinh.(TK 19)
- Quê ở Nghi Tàm - Hà Nội.
- Là nhà thơ tài hoa, trang nhã, tinh tế.
- Thơ mang nặng tâm tư hoài cổ, buồn kín đáo.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết khi bà vào kinh đô làm việc.
Thể thơ:Thất ngôn bát cú Đường luật
II. Đọc hiểu văn bản
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó:
2. Đại ý : Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang và thể hiện tâm trạng nhà thơ.
3. Bố cục: Đề - thực - luận - kết
 - Nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3.
 - Vần: Cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
 - Đối: Câu 3 - 4; Câu 5 - 6.
4.Tìm hiểu chi tiết:
a. Cảnh Đèo Ngang.( 6 câu )
+ Hai câu đề.
- Nhà thơ đặt chân đến Đèo Ngang vào lúc chiều tà ( trời chiều, bóng xế -> Thời gian dễ gợi buồn nhớ trong tâm trạng)
- Điệp từ “ chen ” -> Gợi cảnh vật hoang sơ, cỏ cây, hoa lá rậm rạp, tươi tốt.
+ Hai câu thực.
- Từ láy “ lom khom ”, “ lác đác ”.
- Đảo ngữ, đối ngữ.
-> Con người và sự sống xuất hiện nhưng thưa thớt, nhỏ nhoi, tiêu điều.
+ Hai câu luận.
- Cảnh có thêm âm thanh: Tiếng chim quốc, tiếng chim đa đa -> Đó là những âm thanh buồn, khắc khoải, tái tê, triền miên ko dứt.
-> Cảnh thêm người, có âm thanh nhưng càng vắng vẻ, mênh mông, lặng lẽ, hoang vu, heo hút -> Thêm buồn.
b. Tâm trạng nhà thơ.
a. Tả cảnh ngụ tình.
 Cảnh Đèo Ngang buồn hoang vắng -> Nỗi buồn của 
nhà thơ.
b. Hai câu luận.
- Chơi chữ, đảo ngữ -> Nhấn mạnh nỗi nhớ nước, thương nhà; tạo sự cân đối cho lời thơ.
c. Hai câu kết.
- Đối: mênh mông >< nhỏ bé.
- Điệp: ta
-> Cảnh trời mây, non nước mênh mông, xa lạ, tĩnh vắng.
-> Nhấn mạnh nỗi cô đơn ,sự nhỏ bé, đơn chiếc của con người trước cảnh vật.
* Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
+ Đối: * trời, non nước >< một mảnh tình riêng.
* mênh mông, rộng lớn >< nhỏ bé.
 + Điệp: ta với ta 
5 - Tổng kết 
1.Nghệ thuật:
- Kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Từ ngữ gợi tả.
- Nghệ thuật đảo, đối, chơi chữ được sử dụng điêu luyện. 
2.Nội dung: 
- Cảnh Đèo Ngang đẹp mà buồn.
- Nỗi buồn, nhớ, nỗi cô đơn của thi sĩ.
* Ghi nhớ: (104)
C.Luyện tập(3’)
 - Đọc diễn cảm bài thơ.
 - Nét độc đáo của bài thơ? Hàm ý của cụm từ “Ta với ta”?
D.Củng cố(1’) Nhắc lại ND và nghệ thuật của bài thơ ? 
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm chắc bài học.
- Soạn bài “ Bạn đến chơi nhà ”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29 - Qua deo ngang.doc