Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 3: Từ ghép (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 3: Từ ghép (tiết 1)

 A/Mục tiêu :Giúp hs nắm đươc các loịa từ ghép, nghĩa của từ ghép

-Rèn luyện kỷ năng nhận biết từ ghép, vận dụng vào đặt câu

B/Chuẩn bị -gv:giáo án ,bảng phụ tài liệu tham khảo

 -hs:dụng cụ học tập,chuẩn bị bài, phiếu học tập

c/Tiến trình

1/Ổn định lớp

2/KTBC ?Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ bài “Mẹ tôi”là gì

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 3: Từ ghép (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 TỪ GHÉP 
Tiết 3 Ngày :15/08/08
 A/Mục tiêu :Giúp hs nắm đươc các loịa từ ghép, nghĩa của từ ghép
-Rèn luyện kỷ năng nhận biết từ ghép, vận dụng vào đặt câu
B/Chuẩn bị -gv:giáo án ,bảng phụ tài liệu tham khảo
 -hs:dụng cụ học tập,chuẩn bị bài, phiếu học tập
c/Tiến trình
1/Ổn định lớp
2/KTBC ?Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ bài “Mẹ tôi”là gì 
3/Bài mới 
 Phương Pháp
 Nội dung 
 Bổ sung
HD1:HD tìm hiểu các loại từ ghép
?Trong các từ ghép “bà ngoại , thơm phức” tiếng nào là tiếng chính , tiếng nào là tiếng phụ, tiếng nào bổ sung cho tiếng nào, nhận xét về trật tự của các tiếng trong những từ ấy.
-“Bà, thơm” là tiếng chính, đứng trước
-“Ngoại, phức” là tiếng phụ, đứng sau, bổ sung cho tiếng chính
?Các từ ghép “quần áo , trầm bổng”có tiếng chính , tiếng phụ không
-Cả hai từ ghép trên bình đẳng với nhau, không phân ra tiếng chính tiếng phụ
?Vậy ta hiểu thế nào là từ ghép chính phụ, đẳng lặp
-Hs phát biểu, gv chốt, hs đọc ghi nhớ(sgk)
HĐ2: Hd tìm hiểu nghĩa của từ ghép
?So sánh nghĩa của từ ghép “Bà ngoại”với nghĩa của từ “bà”
-Nghĩa của từ “Bà” rộng hơn nghĩa của từ “Bà ngoại” →do có tiếng chính, phụ nên có tính chất phân nghĩa
?So sánh nghĩa của từ ghép “trầm bổng với nghĩa của “trầm, bổng” và tương tự cho trường hợp “quần áo”
-Là từ ghép đẳng lặp nên có tính hợp nghĩa, vì vậy nghĩa của từ “trầm bổng, quần áo” khái quát hơn, rộng hơn nghĩa của từng yếu tố tạo nên nó
-Hs đọc ghi nhớ (sgk)/14
Hđ3: Hd luyện tập
?Hãy xếp các từ trong bt1 vào bảng phân loại
-Từ ghép đẳng lặp: Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi, cây cỏ.
-Từ ghép chính phụ:Cười nụ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn
?Thêm từ vào bt2 để có từ ghép chính phụ
-bút chì, thước kẻ, mưa phùn, làm quen, ăn bám, trắng xóa, vui tai , nhát gan.
?Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lặp
-núi sông, núi đồi, ham thích, ham vui, xinh đẹp, xinh tươi, mặt mũi, mặt mài, học hỏi, học tập, tươi đẹp, tươi vui
?Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở, mà không thể nói một cuốn sách vở.
-Vì “một cuốn sách, một cuốn vở”→cá thể, điếm được
-Còn “một cuốn sách vở” →khái quát tổng họp, không điếm được
?Có phải mọi thứ hoa có màu hồng điều gọi là hoa hồng không
-Không, vì có nhiều loại hoa có màu hồng nhưng không gọi là hoa hồng như: hoa dâm bụt, hoa giấy, hoa chuối.
?Nói như em Nam có đúng không
-Đúng, vì: cái áo dài bị ngắn so với chiều cao của chị Nam
?Có phải mọi quả cà chua điều chua
-Không, vì : nói như thế để phân biệt vị chua ,vị ngọt của quả cà chua.
?Có phải tất cả cá có màu vàng đều là cá vàng
-Không ,vì có cá có màu vàng như cá trê nhưng không phải là cá vàng
-Mát tay: chỉ những người có kinh nghiệm, hoặc chuyên môn giỏi 
Vd: Chị ấy nuôi lợn rất mát tay
-Còn nghĩa tạo nên chúng thì rất khác hẳn
-Mát: trái nghĩa với nóng, chỉ cảm giác về nhiệt độ
-Tay: chỉ bộ phận cơ thể của con người
-Các trường hợp còn lại tương tự như trên
?Thử phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng “ máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu sau
-Máy hơi nước
 -Than tổ ong 
-Bánh đa nem
I.Các loại từ ghép
1.Tìm hiểu bài tập
a.bt1
-“Bà, thơm”→Tiếng chính
-“Ngoại , phức” →tiếng phụ
→Cả hai là từ ghép chính phụ
b.bt2
-Từ “trầm bổng, quần áo” lá từ ghép đẳng lặp
2.KL (ghi nhớ)
II. Nghĩa của từ ghép
1Tìm hiểu bt
-Nghĩa của tiếng chính rộng hơn nghĩa của từ ghép chính phụ
-Nghĩa của từ “trầm bổng, quần áo”khái quát hơn nghĩa của từng yếu tố tạo nên nó
2.Kl (ghi nhớ)/14
III. Luyện tập
Bt1
Bt2
Bt3
Bt4
Bt5
Bt6
Bt7
 *Củng cố: Thế nào là từ ghép chính phụ , đẳng lập
 *Dặn dò : Học thuộc bài, sọan bài “Liên kết trong văn bản” ,trả lời câu hỏi (sgk) , bài tập 
 Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7T3.doc