Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Văn bản: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Văn bản: Cổng trường mở ra

A. Mục tiêu bài học : Giúp H:

 - Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm tốt đẹp của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống của con ng ười.

B. Các bước lên lớp:

 1. Ổn dịnh lớp:

 2. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, dụng cụ - Kiểm tra bài soạn.

 

doc 328 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1183Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Văn bản: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 – 8 - 
Tuần 1 .Tiết 
A. Văn bản: 
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(L ý Lan)
A. Mục tiêu bài học : Giúp H:
 - Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm tốt đẹp của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.
 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống của con ng ười.
B. Các bước lên lớp:
 1. Ổn dịnh lớp:
 2. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, dụng cụ - Kiểm tra bài soạn.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Tất cả chúng ta ai cũng đều đã trải qua cái buổi tối vào đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc Tiểu học. Cho đến bây giờ nó vẫn như còn vương vấn trong trí nhớ của ta xiết bao bồi hồi, xao xuyến cả lo lắng và sợ hãi mơ hồ. Và mỗi lần nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và ngọt ngào. Thế còn tâm trạng của những người mẹ sẽ như thế nào khi cổng trường sắp mở ra đón đứa con yêu của mình? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp phần nào thắc mắc đó. 
Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu sơ lược văn bản 
G giới thiệu: Đây là bài kí, trích từ báo “Yêu trẻ”- TPHCM, của tác giả trẻ Lí Lan. 
(?)Theo em văn bản này thuộc kiểu văn bản nào ta đã học? (văn bản nhật dụng)
(?)Vậy hãy nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng? 
(là loại văn bản đề cập đến những nội dung có tính cập nhật, đề tài có tính thời sự, đồng thời là những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài)
G nêu vấn đề: Đúng,nó là văn bản nhật dụng nhưng em hãy thử xác định thể loại của văn bản là gì? Đã có những ý kiến rất khác nhau về văn bản này: người cho rằng nó thuộc thể loại truyện-tự sự, người lại nói nó là kí-biểu cảm. Em đồng ý với ai? Vì sao? Văn bản có nhân vật chính không? Đó là nhân vật nào? Có nhiều sự việc không? Có cốt truyện không? Xác định ngôi kể? (Nhân vật chính: người mẹ, đứa con. Rất ít sự việc, chi tiết, chủ yếu là tâm trạng của người mẹ. Ngôi kể thứ nhất, lời người mẹ)
(?)Văn bản này trực tiếp bộc lộ tâm tư, tình cảm của người mẹ qua 2 nội dung, em hãy xác định 2 nội dung đó trong văn bản?
Hoạt động 2: Hướng dẫn H đọc và tìm hiểu chú thích.
Cách đọc: Giọng dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thì thầm (khi nhìn con ngủ), hết sức tình cảm, có khi xa vắng (khi hồi tưởng), hơi buồn buồn.
G và H nối nhau đọc hết một lần.
(?)Hãy tóm tắt đại ý của văn bản bằng một vài câu ngắn gọn? (Bài văn viết về việc gì? → Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.)
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản 
(?)Theo dõi phần đầu văn bản hãy cho biết người mẹ nghĩ đến con trong hoàn cảnh nào?
(?)Thời điểm đó đã gợi cảm xúc gì trong tình cảm của 2 mẹ con? (Hồi hộp, vui sướng, hi vọng, háo hức) Em hiểu như thế nào là “háo hức”? (H đọc chú thích sgk/8) 
(?)Em hãy tìm những từ ngữ trong văn bản biểu hiện rõ tâm trạng đó của hai mẹ con? (+ Con: gương mặt thanh thoát, tựa trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chụm lại như đang mút kẹo. + Mẹ: H đọc lại “Mẹ thường nhân lúc con ngủ thế giới mà mẹ vừa bước vào”) 
(?)Từ đó em nhận thấy tâm trạng của người mẹ và con có gì khác nhau? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (+ Mẹ: hồi hộp, bồn chồn, thao thức, trằn trọc không ngủ được, suy nghĩ triền miên. + Con: thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư + Nghệ thuật: tương phản.
(?)Tại sao người mẹ lại có tâm trạng đó?
H thảo luận: G gợi ý: Người mẹ không ngủ được có phải vì lo lắng cho con hay vì mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường của mình? Hay vì nhiều lí do khác nữa?
+ Thứ 1: Lo lắng cho con vì tuy mẹ đã chuẩn bị rất chu đáo cũng như bé đã làm quen với trường, lớp, thầy cô từ lúc 3 tuổi nhưng tất cả những gì bé tiếp nhận chỉ như một cuộc dạo chơi. Còn giờ đây là một sự dấn thân thực sự vào con đường học vấn, một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời học sinh.
+ Thứ 2: (là yếu tố chính) nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình. → Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn trong tâm hồn mẹ? (+ “Cứ nhắm mắt lại dài và hẹp.”; + “Cho nên ấn tượng bước vào.”)
(?)Tại sao ngày khai trừơng lại để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ? (Có thể là ngày đầu tiên mẹ được đến trường, được bà dắt đi học, nhưng cũng có thể là sự cảm nhận về 1 ngôi trường hoàn toàn mới lạ mà trong đó là 1 thế giới kì diệu đang từng giây từng phút diễn ra trong ngày khai trường đầu đời ấy (không khí, cảnh vật)).
(?)Từ cảm xúc ấy em hiểu tình cảm sâu nặng nào đang diễn ra trong lòng người mẹ? (Nhớ thương bà ngoại. Nhớ mái trường xưa)
(?)Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trường, điều mà mẹ mong muốn cho con ở đây là gì? (+ “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng conxao xuyến”; + Mẹ mong con có những khái niệm đẹp về ngày khai trường đầu tiên bởi những khái niệm đẹp đẽ này sẽ là hành trang theo con suốt cuộc đời.)
(?)Từ sự trăn trở, suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ, em thấy mẹ là người như thế nào? (Tấm lòng thương yêu con sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con. Mẹ đã hết mực thương yêu, lo lắng cho con, không chỉ lo lắng cho con có một cuộc sống vật chất sung túc, đầy đủ mà mẹ còn mong muốn cho con có một tâm hồn trong sáng, rộng mở. Yêu quý biết ơn trường học. Sẵn sàng hy sinh vì sự tiến bộ của con. Tin tưởng ở tương lai con cái.)
(?)Trong văn bản có phải mẹ đang nói trực tiếp với con hay không? Theo em mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
+ Người mẹ không nói trực tiếp với con hoặc với ai cả. Mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thực ra là nói với chính mình.
+ Cách viết này làm nổi bật tâm trạng,khắc họa được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng lời trực tiếp.
(?)Trong đêm không ngủ đó người mẹ đã nghĩ về những điều gì? (Về ngày hội khai trường. Về sự ảnh hưởng của giáo dục đối với con cái.)
(?)Câu văn nào nói lên vai trò & tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
(?)Trong câu văn đó em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu tục ngữ “sai một li đi một dặm” khi gắn với sự nghiệp giáo dục của n ước ta? (Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước.)
(?)Kết thúc văn bản người mẹ nói với con điều gì?
(?)“Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? (H thảo luận.)→ Nhà trường mang lại cho em tri thức, tư tưởng, đạo lí về tình bạn, tình thầy trò.
(?)Từ đó em thấy được những suy nghĩ gì của người mẹ về nhà trường?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
(?)Văn bản viết về tâm trạng của mẹ trong ngày khai trường của con, qua tâm trạng đó của người mẹ,em hiểu được gì về vấn đề mà tác giả muốn nói ở đây?( H đọc ghi nhớ SGK/9 )
(?)Em nhận thấy ở nước ta, ngày khai trường có diễn ra như là một ngày lễ của toàn xã hội không? Hãy miêu tả quang cảnh một ngày hội khai trường của em?
(?)Luyện tập: Kể 1 kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với mẹ & phát biểu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó bằng 1 đoạn văn.
I. Tác giả - Tác phẩm: 
- Là bài kí.
- Trích từ báo “Yêu trẻ”- TPHCM.
- Thể loại: Bút kí-biểu cảm
- Bố cục:
Từ đầu  “thế giới mà mẹ vừa bước vào”: Nỗi lòng yêu thương của mẹ.
Còn lại: Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em.
II. Đọc - tóm tắt - tìm hiểu chú thích:
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Nỗi lòng người mẹ:
- Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng: đêm trước ngày khai trường con vào lớp Một.
- Diễn biến tâm trạng của mẹ:
Mẹ không tập trung vào việc gì cả.
Mẹ lên giường và trằn trọc.
nhưng vẫn không ngủ được.
 ấn tượng về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm.
 nhớ sự nôn nao, hồi hộp, nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại
→ Thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
Þ Tấm lòng thương yêu con, tình cảm đẹp đẽ, sâu nặng đối với con. 
2. Suy nghĩ của người mẹ về ngày mai “ khi cổng trường mở ra ”:
- “Ai cũng biết rằng sau này” → giáo dục có ý nghĩa quyết định tương lai của đất nước.
- “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
Þ Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người, tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục, khích lệ con đến trường học tập
*) Ghi nhớ: (SGK/9)
IV. Luyện tập: (SGK/9)
 4. Củng cố: - Cho H đọc lại từ “ Thực sự mẹ không bước nào”
 - Theo em, em sẽ làm gì để bù đắp lại tình cảm mà mẹ dành cho em?
 5. Dặn dò: - Học phần Ghi nhớ SGK/9, vở ghi – Làm luyện tập.
 - Xem trước và soạn bài “ Mẹ tôi ” theo câu hỏi SGK/11-12
 - Đọc thêm bài “Trường học” SGK/9 
Ngày soạn: 
Tuần .Tiết: 
A. Văn bản: 
MẸ TÔI
( Etmônđô đơ A-mi-xi )
A. Mục tiêu:Giúp H:
 - Cảm nhận và hiểu được, thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó.
 - Nghệ thuật biểu hiện thái độ, tình cảm và tâm trạng gián tiếp qua một bức thư. Ngôi thứ nhất, xưng “tôi” - nhân vật kể chuyện.
B. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp
 2. Bài cũ: - Tóm tắt ngắn gọn VB “Cổng trường mở ra”?
 - Bài học sâu sắc nhất mà em học tập được là gì?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một ví trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi nhận được lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Văn bản hôm nay sẽ cho ta một bài học như thế.
Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu phần chú thích.
a. Đọc phần giới thiệu tác giả- tác phẩm.
b. Đọc toàn văn bản.
Cách đọc: Khi đọc thể hiện những tâm tư & tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự tôn trọng của ông đối với con mình.Giọng chậm rai, tình cảm, tha thiết và nghiêm. Chú ý các câu cảm thán, đọc với giọng thích hợp.
H đọc. G uốn nắn
c. Đọc phần chú thích (Thống kê từ ngữ khó hiểu lên bảng, hướng dẫn tìm hiểu kĩ)
d. Tìm hiểu sơ lược văn bản: 
(?)Xác định kiểu thể loại của văn bản? (Thư từ-biểu cảm)
(?)Văn bản kể lại chuyện gì? (Enricô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ tôi có nhỡ thốt ra 1 lời thiếu lễ độ” Người cha bộc lộ thái độ buồn bã, tức giận của mình qua bức thư gửi con trai.)
(?)Em hãy tóm tắt văn bản “Mẹ tôi”? (Văn bản kể lại việc Enricô đã phạm lỗi lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ cậu nhỡ thốt ra 1 lời thiếu lễ độ. Thư gửi cho Enricô, người cha đã bộc lộ thái độ buồn bã, tức giận. Đồng thời nói đến công lao to lớn của mẹ cậu bé và ông đưa ra lời khuyên nhủ rất chân tình, sâu sắc đối với con trai. 
(?)Nhân vật chính trong văn bản là ai? Vì sao em xác định được như thế? (Người bố. Vì hầu hết lời nói trong văn bản này là lời tâm tình của ông.)
(?)Trong tâm trạng của người bố có: Hình ảnh người mẹ. Những lời nhắn nhủ dành cho con. Thái độ dứt khoát của bố dành cho con. Em hãy xác định các nội dung đó trên văn bản? 
(?)Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho co ... rưng bày.
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
5. Luận điểm của đoạn văn nói lên điều gì?
Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.
Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc kháng chiến.
Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân miền Bắc nước ta.
Nhiệm vụ của mỗi H là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
6. Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
A. Một 	B. Hai 	C. Ba	D. Bốn
7. Trong câu “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc kháng chiến” tác giả sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hoá	B. Tăng cấp	C. Tương phản, đối lập 	D. Liệt kê
8. Câu “Bộ phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đặc biệt	B. Câu chủ động	C. Câu bị động	D. Câu có cụm C - V mở rộng
9. Nhận xét nào đúng với 2 câu văn “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”?
A. Là 2 câu chủ động 	B. Vừa là 2 câu bị động vừa là 2 câu rút gọn.
C. Là 2 câu ghép chính phụ	D. Là 2 câu đặc biệt.
10. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của đoạn văn này là gì?
A. Sử dụng biện pháp so sánh	B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ 	
C. Sử dụng biện pháp nhân hoá	D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ đến”
Phần II: Tự luận (5đ)
	Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”.
C. Đáp án:
Phần I: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
1.C	2.D	3.A	4.B	5.B	
6.C	7.D	8.C	9.B	10.A
Phần II: (5 điểm) cần chú ý các yêu cầu sau:
1. Thể loại: Nghị luận giải thích 
2. Dàn ý:
a. MB: Nêu tầm quan trọng của việc học tập trong đời sống. Dẫn câu nói.
b. TB: + Luận cứ: - Giải nghĩa từ học: là sự tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo (liên hệ với từ “học hỏi”, “học hành”, “học tập”)
 - Vì sao phải luôn học hỏi? Vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của con người chúng ta chỉ nhỏ như giọt nước.
	 - Vì mỗi giây phút trôi qua thì trên hành tinh chúng ta lại có một phát minh ra đời, vì thế chúng ta không bao giờ học hết được.
 + Luận chứng: - Những người có tinh thần học hỏi đều thành công (dẫn chứng xưa: các nhà bác học VN như: Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn ; hoặc trên thế giới như Newton ; dẫn chứng nay: tấm gương của Bác Hồ )
 	 - Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được: (dẫn chứng nay: thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả 2 tay; dẫn chứng thơ văn: “Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” “Học khôn, học đến chết. Học khéo, học đến già”; “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”;)
c. KB: Khuyên mọi người phải học tập không ngừng, nhất là ngày nay đất nước ta, sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá, đang phải đuổi kịp đà tiến bước của nhân loại.
3. Biểu điểm:
4,5-5: Đảm bảo tốt, đầy đủ những yêu cầu trên, lời văn sáng sủa, cách diễn đạt trôi chảy mạch lạc, không có lỗi chính tả, không vi phạm về cú pháp (dùng từ, đặt câu, kiến thức)
3,5-4: Thực hiện khá tốt các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng cụ thể, biết cách chuyển ý, có thể có 1-2 lỗi chính tả.
2,5-3: Thực hiện ở mức trung bình hoặc trên mức trung bình một chút, có lỗi chính tả và cách diễn đạt có thể còn một đôi chỗ lủng củng.
1,5-2: Thực hiện có thể thiếu một vài ý, phân tích dẫn chứng còn sơ sài hoặc chỉ diễn đạt chung chung, vi phạm về chính tả, diễn đạt.
0-1: Thực hiện còn thiếu nhiều yêu cầu, thiếu nhiều hoặc chưa biết cách đưa dẫn chứng, chưa hiểu về thể loại văn nghị luận chứng minh, lạc đề. 
Ngày soạn: 23.04
Tuần 34. Tiết 133-134
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN (TT)
(TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG SƯU TẦM CA DAO TỤC NGỮ)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục chương trình ngữ văn địa phương ở lớp 6, giúp H hiểu biết sâu sắc hơn, rộng lớn hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay, đặc biệt là tổng kết phần sưu tầm ca dao, tục ngữ của địa phương từ bài 18; trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước.
- Về nội dung: có thể chọn khai thác những mặt mạnh của địa phương mình.
- Về hình thức: cần đa dạng, linh hoạt và thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, phô trương, lãng phí.
B. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: G giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của tổ viên trong tổ như sự phân công ở bài 18.
Hoạt động 2: G cho các nhóm trưởng phụ trách việc biên soạn (loại bỏ những câu không phù hợp với yêu cầu) và sắp xếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ.
Hoạt động 3: Tổ chức cho H nhận xét về phần ca dao, tục ngữ đã sưu tầm: chọn câu hay cho H tự bình giảng; sau đó G giảng câu hay, giải thích địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục có trong các bài ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được.
Hoạt động 4: Biểu dương hoặc trao quà cho các tổ, cá nhân sưu tầm được nhiều câu ca dao, tục ngữ hay và giải thích đúng nội dung của các câu ấy.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
	- Chuẩn bị cho tiết hoạt động Ngữ văn tiếp theo.
 	- Tìm hiểu cách đọc 4 văn bản nghị luận đã học và tập đọc trước ở nhà nhiều lần
Ngày soạn: 29.04.
Tuần 34. Tiết 135-136
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
(ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp H đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
- Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng
B. Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động 1: G nêu yêu cầu về cách đọc
	- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.
	- Đọc rõ: đọc rõ tiếng, không lí nhí, lắp bắp, nghỉ đúng nhịp.
	- Đọc diễn cảm: thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản, biết cách nhấn mạnh, thể hiện tình cảm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn, tổ chức đọc.
	I. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
	Giọng chung của toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
	1. Đoạn mở bài (đặt vấn đề): Gọi từ 2-3 H đọc đoạn này, G nhận xét, sửa.
	(1-2): Nhấn mạnh các từ ngữ: “nồng nàn” “đó là”, giọng khẳng định, chắc nịch.
	(3): Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1-2); cụm C-V chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ: “sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm, tất cả ”
	(4-5-6): Nghỉ giữa câu 3 và 4. (4) đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ “có, chứng tỏ”. (5) giọng liệt kê. (6) giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các điệp ngữ, đảo: “Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.”
	2. Đoạn thân bài (giải quyết vấn đề): Gọi từ 4-6 H đọc đoạn này, G nhận xét, sửa.
	Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.
	Câu “Đồng bào ta ngày nay  ” cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ: “cũng rất xứng đáng” tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.
	Câu “Những cử chỉ cao quý đó ” cần đọc nhấn mạnh các từ: “giống nhau, khác nhau”, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.
	Chú ý các cặp quan hệ từ “từ  đến ”
	3. Đoạn kết (kết thúc vấn đề): Gọi 3-4 H đọc đoạn này, G nhận xét, sửa.
	Giọng chậm và hơi nhỏ hơn.
	3 câu trên: Đọc nhấn mạnh các từ ngữ “cũng như, nhưng”.
	2 câu dưới: Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ “nghĩa là phải” và các động từ làm vị ngữ: “giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho”
	II. Sự giàu đẹp của tiếng Việt:
	Giọng chung cho toàn bài: giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.
	1. Đọc 2 câu đầu chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ: “tự hào, tin tưởng”
	2. Đoạn “Tiếng Việt có những đặc sắc  thời kì lịch sử”: chú ý từ điệp “tiếng Việt”; các ngữ mạng tính chất giảng giải: “Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng ”
	3. Đoạn “Tiếng Việt  văn nghệ ”: đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng: “chất nhạc, tiếng hay”
	4. Câu cuối cùng của đoạn: đọc giọng khẳng định, vững chắc.
	III. Ý nghĩa văn chương :
	Giọng chung của văn bản : Giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía.
	1. Hai câu đầu: Giọng kể chuyện lâm li, buồn thương; câu thứ ba giọng tỉnh táo, khái quát.
	2. Đoạn: “Câu chuyện có lẽ chỉ là  gợi lòng vị tha.”: Giọng tâm tình, thủ thỉ như lời trò chuyện.
	3. Đoạn “Vậy thì hết”: Tiếp tục giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2. Lưu ý câu cuối cùng, giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra.
	G đọc trước 1 lần, H khá đọc tiếp theo, sau đó lần lượt gọi 4-7 H đọc từng đoạn cho đến hết.
Hoạt động 3: G tổng kết chung 2 tiết luyện đọc văn bản nghị luận.
	- Số H được đọc trong 2 tiết; chất lượng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tượng cần lưu ý, khắc phục.
	- Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận. Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên, vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện đọc ở nhà.
	- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất.
	- Tìm đọc diễn cảm “Tuyên ngôn độc lập” của Bác Hồ.
4. Củng cố:
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài “Chương trình địa phương phần tiếng Việt” sgk/148-149.
Ngày soạn: 29.04.
Tuần 35.Tiết 137-138
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp H khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
B. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn H luyện tập viết chính tả 
	G đọc cho H viết. Thu chấm, nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn H làm bài tập chính tả trong sgk/148-149
	Cho H lên bảng làm, G nhận xét, sửa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
	Lập sổ tay chính tả cho riêng mình, đặc biệt chú ý đến các từ thường sai, các từ địa phương.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Ngày soạn: 29.04.
Tuần 35. Tiết 139-140
TRẢ BÀI THI HKII
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua điểm số và nhận xét của G, H tự đánh giá kết quả và chất lượng bài làm của mình về các mặt: kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kĩ năng làm bài, hình thức diễn đạt với 2 kiểu đề kiểm tra chủ yếu: Trắc nghiệm và Tự luận.
- Luyện và sơ kết kĩ năng lựa chọn nhanh, trả lời gọn, đúng; Các kĩ năng nhận diện kiểu văn bản, lập dàn ý, viết đoạn văn và phát triển đoạn thành bài, kĩ năng sửa chữa bài viết.
B. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận xét chung
Hoạt động 2: Sửa bài (có đáp án kèm theo)
Hoạt động 3: Đọc bình một số bài hay.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 7(2).doc