Mục tiêu : Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Nắm được cách làm bài nghị luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi quen thuộc
2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề, tìm ý và viết các phần đoạn trong bài văn chứng minh
3. Tư tưởng:
- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gẫn gũi, quen thuộc
Ngày soạn: 05 /02/2011 Ngày giảng: / 02/2011 Tiết 92 Tập làm văn Luyện tập lập luận chứng minh A. Mục tiêu : Giúp HS: 1. Kiến thức: - Nắm được cách làm bài nghị luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi quen thuộc 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, tìm ý và viết các phần đoạn trong bài văn chứng minh 3. Tư tưởng: - Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gẫn gũi, quen thuộc B. Chuẩn bị: 1. Thầy: SGK,TLHDTH chuẩn KTKN 2. Trò: chuẩn bị bài ở nhà: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài. C. Phương pháp: - P.P: Vấn đáp, thảo luận, tổ chức cho HS tự tiếp thu KT - KT: Động não D. Tiến trình giờ dạy I. ổn định tổ chức (1’) II. Kiểm tra bài cũ (3’) ? Nêu các bước làm bài văn chứng minh? Bố cục? - Các bước làm bài văn lập luận CM: 4 bước: - Bố cục : 3 phần: III. Bài mới: *Một bài văn lập luận chứng minh gồm ba phần với những nhiệm vụ cụ thể của từng phần; thông qua các bước làm một bài nghị luận chứng minh chúng ta đã nắm được ở tiết học trước, để nắm chắc hơn lí thuyết vừa học chúng ta sẽ luyện tập thông qua đề văn cụ thể Hoạt động 1: P.P: Vấn đáp, thuyết trình, KT: Động não GV chép đề lên bảng ?) Phân tích đề? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu như thế nào về nội dung ý nghĩa 2 câu TN? ?) Lập luận chứng minh như thế nào? - Lí lẽ -> Dẫn chứng ?) Đạo lí sống trong 2 câu TN đó là gì? - Phải biết ơn... ?) Nếu “ăn quả” mà không “nhớ kẻ trồng cây” thì sẽ như thế nào? - Là kẻ vô ơn... ?) Tìm những biểu hiện trong cuộc sống để chứng minh cho đạo lí đó? ?) Người Việt Nam có thể sống thiếu các phong tục, lễ hội ấy được không? Vì sao? - Không -> bản sắc dân tộc của người Việt Nam ?) Đạo lí sống này gợi cho em suy nghĩ gì? I. Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “ăn quả...”, “Uống nước nhớ nguồn” II. Cách làm 1. Tìm hiểu đề, tìm ý (3’) a) Tìm hiểu đề * Thể loại: Chứng minh * Nội dung (luận điểm): Lòng biết ơn những người đã tạo thành quả để mình được hưởng – một đạo lí sống đẹp của dân tộc VN... * Giới hạn: trong cuộc sống + văn học b) Tìm ý ( 5’) * Lí lẽ: ý nghĩa 2 câu tục ngữ (nghĩa bóng) * Dẫn chứng: - Con cháu biết ơn ông bà - Các lễ hội văn hóa: giỗ tổ Hùng Vương... - Các ngày lễ, kỉ niệm: thương binh liệt sĩ, nhà giáo Việt Nam... - Các câu ca dao khuyên: ghi nhớ công ơn ông bà, cha mẹ... - Các phong trào đền ơn đáp nghĩa... * Suy nghĩ về đạo lí sống * HS lập dàn bài GV lưu ý HS: các dẫn chứng phải nêu theo trình tự thời gian: từ xưa -> nay - Từ xưa: người VN luôn nhớ cội nguồn, biết ơn... - Đến nay: đạo lí vẫn được giữ gìn, tiếp tục phát huy 2. Lập dàn bài(7’) a) Mở bài: luận điểm: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng là một đạo lí sống tố đẹp của dân tộc Việt Nam. b) Thân bài: Chứng minh - Lí lẽ - Dẫn chứng c) Kết bài: suy nghĩ, bài học rút ra Hoạt động 2 P.P: Thực hành, tổ chức cho HS tự tiếp thu KT KT: Động não - HS tham khảo các mở bài, kết bài Tiết 91 - HS viết -> GV thu chấm một số bài - HS đọc, nhận xét -> GV uốn nắn 3. Viết bài(24’) a.Viết đoạn văn mở bài. b. Viết một đoạn thân bài c. Viết kết bài IV. Củng cố (1’) Duyệt 08/02/2011 - Cách làm bài lập luận chứng minh? Tổ trưởng - Dàn bài một bài văn chứng minh? V. Hướng dẫn về nhà (1’) - Hoàn thành bài tập - Ôn tập văn chứng minh - Chuẩn bị các đề (58, 59) để viết bài số 5 Phạm Thị Phúc - Chuẩn bị: Đức tính giản dị của Bác Hồ E. Rút kinh nghiệm . . *********************************
Tài liệu đính kèm: