Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37:  Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tiếp theo)

- Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật là sâu nặng. Qua đó giúp học sinh thấy được các đặc điểm nghệ thuật nổi bật của nhà thơ.

- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp trong trong một bài thơ tuyệt cú, và biện pháp đối trong thơ

- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Tích hợp với TV ở bài Từ trái nghĩa

 - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước.

 

doc 17 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
tuần 10
 Tiết 37
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Giáo án chi tiết
(Tĩnh dạ tứ)
 - Lý Bạch - 
 I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật là sâu nặng. Qua đó giúp học sinh thấy được các đặc điểm nghệ thuật nổi bật của nhà thơ. 
- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp trong trong một bài thơ tuyệt cú, và biện pháp đối trong thơ
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Tích hợp với TV ở bài Từ trái nghĩa
 - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
 GV: Nghiên cứu sgk, sgv và các tài liệu tham khảo về thơ Lý Bạch, soạn giáo án.
 HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
 III. Tiến trình lên lớp:
 A. ổn định tổ chức lớp (1’).
 B. Kiểm tra bài cũ (4’).
 ? Hãy đọc thuộc bài thơ Xa ngắm thác núi Lư
 ? Em có nhân xét gì về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ này?
 C. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Vọng nguyệt hoài hương (Trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông, cả Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ngay đối với các nhà thơ đời Đường, ta cũng bắt gặp không ít bài, ít câu cảm động, man mác một tình quê vơi đầy sâu nặng. Để các em hiểu được phần nào tình yêu quê, nỗi nhớ quê da diết của người con sống xa quê hàng nghìn dặm, giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu bài thơ Tĩnh dạ tứ của nhà thơ Lý Bạch. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: ở bài trước các em đã được tìm hiểu về nhà thơ Lí Bạch.
 ? Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Lí Bạch?
? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy cho biết bài thơ này viết về chủ đề gì?
GV: Ngay từ thủa nhỏ Lí Bạch đã thường nên núi Nga Mi ở quê nhà để ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi nhà thơ đã xa quê.
 Bởi vậy khi xa quê mỗi lần nhìn thấy ánh trăng nhà thơ lại nhớ đến quê hương. Đây là một bài thơ viết dưới hình thức cổ thể mỗi câu từ 5 đến 7 chữ song không bị ràng buộc bởi luật đối của thơ Đường.
GV: Nêu yêu cầu đọc.
 Các em chú ý đọc với giọng chậm, trầm, buồn, tình cảm và đọc với nhịp 2/3.
GV: Đọc mẫu và gọi học sinh đọc lại và nhận xét.
? Em hiểu đề bài “ Tĩnh dạ tứ” có nghĩa là gì?
 - Tĩnh: yên tĩnh, thanh vắng.
 - Dạ: Đêm.
 - Tứ: Cảm nghĩ.
 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
? Những từ ngữ nào trong bài thơ được nhắc lại nhiều lần.
 - Minh Nguyệt. - Đầu 
? Em hiểu nghĩa của những từ này như thế nào?
- Minh Nguyệt – Trăng sáng.
- Đầu: đầu 
GV: Trong bài này còn một số từ nữa về nhà các em tìm hiểu.
? Căn cứ vào số câu, số chữ em hãy cho biết bài thơ này thuộc thể thơ nào?
- Thuộc thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
? Thể thơ này ta đã gặp trong bài thơ nào đã học.
- Giống bài Phò giá về kinh 
? Nhắc lại một số niêm, luật của thể thơ?
GV về niêm luật thì bài thơ này có điểm giống bài thơ Phò giá về kinh vì số câu, số tiếng, cách gieo vần và lối đối trong cách đối thanh thì bài thơ này không hoàn toàn đúng luật: cụ thể là:
câu 
1
2
3
4
5
1
nguyệt 
2
thị 
thượng 
3
đầu 
minh
4
đầu 
Do vậy không thể xếp bài thơ vào thể thơ Đường luật mà là thơ cổ thể một thể thơ cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng ra đời trước thời Đường, thể thơ này chỉ cần có vần bằng hoặc trắc không càn có đối, cũng không hạn định số câu, số tiếng. Tuy nhiên loại thường được sử dụng là thể thơ 5 chữ hoặc 7 chữ. Bài thơ Tĩnh dạ tứ xếp vào loại thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể. 
 ? Hãy phát hiện trong bản dịch phiên âm và bản dịch thơ có chỗ nào dịch chưa sát nghĩa.
 - Chữ quang là DT chỉ ánh sáng - bản dịch là rọi: động từ chỉ hành động.
 - Chữ thượng (thượng sương) nghĩa là trên (DT) lại dịch là phủ cũng là một động từ.
- Chữ vọng (Ngắm, trông xa) lại chỉ dịch là nhìn cũng chưa biểu đạt hết ý nghĩa của từ vọng 
GV: Vậy việc dịch chưa sát nghĩa ấy có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của bài thơ chúng ta cùng chuyển sang tìm hiểu chi tiết bài thơ.
 GV: Gọi học sinh đọc hai câu thơ đầu cả 3 phần phiên âm, và dịch nghĩa, dịch thơ.
? Hai câu thơ đầu tác giả vẽ ra trước mắt chúng ta khung cảnh gì? 
 - Một đêm trăng rất sáng 
? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
- Minh nguyệt quang: Minh: ánh sáng; Nguyệt: trăng 
 Quang: ánh sáng 
? Em hãy tưởng tượng và miêu tả vẻ đẹp của đêm trăng lúc ấy?
 - Đó là một đêm trăng rất sáng, cả không gian tràn ngập ánh trăng. Trăng như một dòng suối mát dịu bao trùm khắp vũ trụ bao la. Trăng tràn ngập cả vào căn phòng nhỏ.
? Vậy trước khung cảnh đó nhà thơ đã cảm nhận ánh trăng trong tư thế nào? - Nằm trên giường 
? Chữ nào cho em biết điều này? - Sàng tiền 
? Em có suy nghĩ gì về tư thế cảm nhận trăng ấy của nhà thơ?
- Chắc nhà thơ đã vào giường nằm mà chưa ngủ. Cũng có thể nhà thơ đã ngủ rồi nhưng chợt tỉnh giấc phát hiện thấy trăng sáng quá mà không thể ngủ lại được.
GV: Thường thì các nhà thơ khi tả trăng, thưởng thức trăng, người ta chọn những vị trí thích hợp để khơi nguồn cảm hứng như Trần Đăng Khoa Sân nhà em sáng quá - nhờ ánh trăng sáng ngời, còn Bác Hồ Khi ở trong tù thì Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt - (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ). Và nếu như vậy thì Lý Bạch cũng có thể dùng án, trác tức là: bàn hoặc là đình tức hoặc sân để nói về vị trí cảm trăng của mình. Song thật lạ thay tác giả lại dùng sàng tiền - Nằm trên giường. 
? Sử dụng vị trí miêu tả đó tác giả cho ta biết gì về trạng thái ngắm trăng và khung cảnh đêm trăng?
 - Đêm đã rất khuya, trăng cực sáng 
 - Tác giả đang trong trạng thái thao thức, mơ màng không thể nào ngủ được.
 GV: Phải chăng cái ánh sáng tràn ngập đến khôn cùng của đêm trăng đã đánh thức lòng thi nhân khiến thi nhân thao thức không thể nào ngủ được.
? Trong cái trạng thái mơ màng thao thức ấy, nhà thơ đã cảm nhận như thế nào về cảnh đêm trăng? 
- Nghi thị địa thượng sương: ngỡ là sương trên mặt đất 
? Em có nhận xét gì về cách tả trăng của tác giả trong câu thơ?
 - Dùng các so sánh: trăng như là sương trên mặt đất 
? Theo em vì sao nhà thơ lại có sự cảm nhận ấy?
 -Vì trăng sáng và đẹp quá, trăng ràn rụa khắp không gian khiến tác giả tưởng như đó là sương đêm.
 - Vì nhà thơ còn đang mơ màng và cảm thấy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp đêm trăng 
 GV: Có lẽ ở trong cảm nhận của thi nhân trăng đẹp và thơ mộng như một bài thơ, trăng tìm đến bên người để làm bạn. Một tâm hồn lãng mạn như nhà thơ thì làm sao có thể hững hờ được.
Có một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc là Tiêu Cương đã từng tả trăng như sau:
 Dạ nguyệt tựa thu sương (Trăng sáng quá mà chuyển thành màu trắng giống như sương) 
? Hãy so sánh điểm khác biệt trong cách tả trăng của hai nhà thơ này?
- Tiêu Cương dùng từ chỉ sự so sánh tựa còn Lý Bạch lại dùng từ nghi (ngỡ) chỉ một trạng thái cảm xúc 
? Theo em với việc miêu tả khác biệt ấy, Lý Bạch nhằm mục dích gì ? - Làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng huyền ảo, lung linh của đêm trăng. Đồng thời bộc lộ một thoáng cảm xúc rung động, ngỡ ngàng của mình trước đêm trăng 
? Qua hai câu thơ đầu em thấy tâm trạng nhà thơ lúc này như thế nào?
 - Nhà thơ lúc này đang trằn trọc, thao thức.
GV: Nghi thị địa thượng sơn (Ngỡ mặt đất phủ sương). Chỉ một chữ nghi đã làm nổi bật tâm trạng nhà thơ. Chúng ta biết rằng Lí Bạch sáng tác bài thơ này khi ông đang phải sống nơi đất khách quê người với bao gian khổ và ông luôn nhớ về quê hương. Thấy trăng sáng đầu giường tức là nhà thơ đang nằm trên giường chứ không phải đang ngồi đọc sách dưới trăng hay đang đứng ngoài trời để ngắm trăng.
GV: Chỉ 5 chữ thôi song tác giả không chỉ gợi dậy một sức sống mới mẻ có hồn, có sắc của đêm trăng mà còn bộc lộ được cả cái rung đông nhẹ nhàng nhưng lắng đọng của con người trước đêm trăng. Phải là người yêu mến, say mê và thực sự rung động trước vẻ đẹp bình dị của đêm trăng mới có thể có được những câu thơ chan chứa cảm xúc đến như vậy 
? Vậy theo em, ở 2 câu thơ đầu bản dịch dịch chưa sát nghĩa ở chỗ nào?
 - Bản phiên âm chỉ có một động từ nghi nhưng bản dịch thơ lại có 3 động từ ngỡ, rọi và phủ làm cho câu thơ mang ý nghĩa chủ yếu là tả hành động của trăng làm giảm đi yếu tố cảm xúc của nhà thơ, khiến người đọc dễ lầm tưởng câu thơ chỉ thuần có tả cảnh 
 ? Vậy qua 2 câu thơ đầu em cảm nhận được nội dung gì? 
GV: Như vậy hai câu thơ mở đâu đã gợi một nguồn thơ, và trăng chính là chất liệu tạo lên những vần thơ dào dạt cảm xúc của nhà thơ.
GV: Yêu cầu học sinh đọc hai câu thơ kết.
? Trong những lúc mơ màng thơ nhìn ánh trăng ngỡ là sương. Để kiểm nghiệm lại ánh sáng của trăng nhà thơ đã có hành động gì? - Cử đầu vọng minh nguyệt (Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng). Đê đầu tư cố hương (Cúi đầu nhớ quê hương).
? Từ vị trí cảm nhận ánh sáng của trăng ở trên mặt đất tác giả đã chuyển sang quan sát ánh sáng trăng ở vị trí nào?
 - Nhìn ra ngoài, nhìn lên bầu trời.
? Từ ngữ nào trong câu văn cho ta biết được điều này?
 - Từ vọng - trông xa.
GV: Từ chỗ thấy ánh trăng nơi đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng. Vậy thì chỉ có trông ra xa mới thấy được cả vầng trăng.
? Điều này gợi cho em suy nghĩ gì?
 - Nhà thơ đang cô đơn lạnh lẽo giữa đêm khuya.
GV: Nhà thơ lúc này càng nhìn trăng càng thấy mình lẻ loi.
? Trong tâm trạng cô đơn lạnh lẽo này nhà thơ có suy nghĩ gì?
 - Để đầu tư cố hương –
 (Cúi đầu nhớ cố hương)
GV: Ba câu thơ đầu là sự phát hiện, sự suy đoán của nhà thơ về ánh trăng. Qua đó thẻ hiện nỗi buồn cô đơn của một nữ khách ly huơng. Cử chỉ và tâm trạng nhà thơ lúc này đã đan xen vào nhau.
 Trong thơ ca ta thường gặp sự liên hoàn khi nhìn cảnh lạnh lẽo cô đơn hoang vắng thường gợi tâm trạng buồn. Bản thân Lí Bạch không cũng không tránh khỏi điều này. Hơn nữa Lí Bạch lại là kẻ xa quê hương lâu năm.
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh ở hai câu thơ này? - Tác giả sử dụng phép đối giữa câu 3, 4.
 Cúi đầu Ngẩng đầu.
 Ngắm trăng sáng Nhớ quê cũ.
? Em có suy nghĩ gì về hai hành động cử đầu và đê đầu?
 - Hai hành động này hoàn toàn trái ngược nhau.
 + Cử đầu: hướng lên cao, hướng ra ngoại cảnh.
 + Đê đầu: Hướng vào nội tâm. 
? Hai hành động này diễn ra cùng một lúc có tác dụng gì?
 - Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương đã in sâu trong lòng của tác giả.
GV: ở đây tác giả đã sử dụng phép đối rất chỉnh: cả đối thanh, đối lời, đối ý để diễn tả nỗi nhớ quê cồn cào tha thiết 
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả ở 2 câu thơ cuối?
- Từ ngữ cô đọng, giầu sức biểu cảm 
- Sử dụng 2 lần chữ minh nguyệt
? Cách sử dụng từ ngữ như vậy còn có thêm tác dụng gì?
- Làm rõ hơn, cụ thể hơn cái chủ đề Vọng nguyệt hoài hương của tác giả 
? Với hành động ngắm trăng, cùng cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả trong bài thơ, em cảm nhận được gì từ 2 câu thơ cuối?
 ? Qua bài thơ em hiểu gì về tâm trạng nhà thơ?
 - Nhà thơ yêu say mê cảnh đẹp thiên nhiên nhưng trong tâm trạng buồn nhớ quê hương da diết.
GV: Khô ... êu cầu học sinh đọc bản dịch thơ bài Ngẫu nhiên viết của Trần Trọng San.
? Hãy tìm những từ có nghĩa trái ngược nhau trong văn bản này?
 - Trẻ – Già.
 - Đi – Trở về.
? Trẻ, già là hai từ cùng chỉ cái gì?
 - Hai từ này dùng để chỉ tuổi tác của con người.
? Người như thế nào gọi là trẻ và già?
 - Trẻ: Những người còn ít tuổi.
 - Già: Những người đã cao tuổi 
? Như vậy trẻ, già là hai từ trái ngược nhau ở tiêu trí nào?
 - Trái ngược nhau về tuổi tác.
GV: Dùng 2 từ này câu thơ có dụng ý nêu ra một sự so sánh giữa người ít tuổi với người nhiều tuổi 
? Tiếp theo hai từ đi và trở lại ở bài thơ này dùng để chỉ cái gì?
 - Dùng để chỉ hành động 
? Như thế nào gọi là đi, và như thế nào gọi là trở lại?
 - Đi: là sự di chuyển khỏi nơi xuất phát ban đầu 
 - Trở lại: quay về nơi xuất phát
? Như vậy hai từ này trái ngược nhau về tiêu chí nào?
- Tiêu chí hành động 
Trong tiếng Việt, bên cạnh những từ có nghĩa giống nhau, còn có những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau vè tính chất, hành động, phạm vi sử dụng. Những cặp từ mà ta vừa tìm hiểu ở các ví dụ trên là những cặp từ trái nghĩa 
? Vậy thế nào là từ trái nghĩa?
GV: Thầy giáo có ví dụ sau em hãy cho biết nghĩa của từ già.
 Rau của bác đã già mất rồi
? Già ở đây có nghĩa là gì?
 - Già ở đây chỉ tính chất của sinh vật (đã quá hạn sử dụng).
? Vậy em hãy tìm từ trái nghĩa với từ già?
 - Non.
GV: Như vậy chúng ta đã tìm được hai từ trái nghĩa với từ già ở hai mặt nghĩa khác nhau.
? Hãy tìm cho thầy giáo các mặt nghĩa của từ chín?
 - Chín: Thời điểm sử dụng rau quả không qua chế biến - Chín: Thời điểm sử dụng thức ăn sau khi đã chế biến (nấu).
? Hãy tìm các từ trái nghĩa với từ chín với hai nét nghĩa vừa tìm được?
 - Chín xanh.
 - Chín sống
GV: Từ chín và già là những từ có nhiều nghĩa và ở mỗi mặt nghĩa chúng ta đều tìm được các từ trái nghĩa với từ đã cho.
? Qua đây em có nhận xét gì về từ trái nghĩa của một từ trái nghĩa?
- Một từ có nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
BT nhanh: Gọi hai nhóm lên bảng làm bài tập.
 Hãy tìm từ trái nghĩa với từ xấu.
 - Dựa vào tiêu chí hình dáng : xấu xinh, đẹp.
 - Dựa vào tiêu chí phẩm chất: xấutốt.
2. Tìm từ trái nghĩa với các từ trái nghĩa.
 - Thật giả.
 - Thật thà giả dối.
 - Trung thực dối trá.
 - Ngay thẳng lươn lẹo.
? Hãy đọc lai hai bản dịch thơ và cho biết tác dụng của từ trái nghĩa?
 - Tạo ra phép đối trong bài thơ.
? Chúng ta được học rất nhiều thành ngữ. Vậy em hãy tìm các thành ngữ có sử dụng từ đối lập?
 - Bên trọng bên khinh.
 - Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
 - Bảy nổi, ba chìm.
 - Bước thấp, bước cao
 - Có đi, có lại.
 - Gần nhà, xa ngõ.
 - Mắt nhắm, mắt mở 
 - Lên thác, xuống ghềnh.
? Sử dụng từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ và tục ngữ có tác dụng gì?
 - Tạo lên các hình tượng tương phản làm cho lời nói sinh động gây ấn tượng cho người đọc.
? Vậy trong khi nói và viết sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
 - Để tạo ra các hình tượng tương phản gây ấn tượng cho người đọc.
? Qua đây em thấy sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
? Tìm trong những văn bản đã học có sử dụng từ trái nghĩa?
 - Chàng thì đi cõi xa mưa gió 
 Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn 
GV: Ngoài tác dụng sử dụng để tạo phép đối, làm cho lời ăn tiếng nói thêm sinh động, hấp dẫn người đọc, nhiều khi người ta còn dùng từ trái nghĩa để chơi chữ 
 ? Nêu tác dụng của từ trái nghĩa trong :
 - Việc học tập môn ngữ văn 
 - Hoạt động giao tiếp hàng ngày 
 - Sáng tác thơ văn 
 * Cho HS thảo luận nhóm 
? Cho ví dụ ?
 - Dũng cảm: trái nghĩa với hèn hạ, hèn nhát 
 - Nóng trái nghĩa với lạnh 
 - Nao núng trái nghĩa với kiên định, vững vàng 
? Cho ví dụ?
 Từ: Lành 
+ Cơ sở là thực phẩm, thuốc chữa bệnh: nấm lành -nấm độc 
+ Cơ sở là khối u trong cơ thể con người: U lành - u ác 
+ Cơ sở là tính cách con người: Tính lành -tính ác 
+ Cơ sở lahện tượng của sự vật: áo lành -áo rách 
 Cho ví dụ?
 ? Dùng từ trái nghĩa với từ sống: Quá cố, đã khuất, ngoẻo ở những trường hợp nào cho phù hợp?
I. Thế nào là từ trái nghĩ a (5’)
1. Ví dụ 
- Ngẩng cúi.
 - Trẻ – Già.
 - Đi – Trở về.
2. Kết luận:
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
II. Sử dụng từ trái nghĩa. (10’)
*Sử dụng từ trái nghĩa nhằm tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng, làm cho lời nói thêm sinh động .
Ghi nhớ (SGK)
III. Tác dụng của từ trái nghĩa (7’)
*Trong việc học tâp môn ngữ văn:
- Hiểu nghĩa của từ để giải nghĩa từ 
- Mở rộng vốn từ, chính xác hoá vốn từ 
*Với hoạt động giao tiếp hàng ngày: Trao đổi thông tin, tạo lập được những mối quan hệ tốt đẹp 
*Trong sáng tác thơ văn: Dùng từ trái nghĩa làm phương tiện để biểu đạt tư tưởng tình cảm, triệt để khai thác nó như một trò chơi ngôn ngữ độc đáo, thú vị 
IV. Luyện tập (15’)
 Bài tập 1: Gọi hs đọc bài tập trên bảng phụ 
? Bài tập này yêu cầu chúng ta điều gì?
 - Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao.
? Muốn thực hiện yêu cầu của bài tập ta làm thế nào?
GV gợi ý:
 Muốn làm được bài tập này trước hết các em phải tìm các từ biểu thị hành động, tính chất, sự vật trái ngược nhau. Sự trái ngược nhau phụ thuộc vào một số tiêu chí nhất định về nghĩa 
 ? Em hãy tìm từ trái nghĩa trong các câu ca dao đó?
Bài tập 2: ? Bài tập 2 yêu cầu chúng ta điều gì?
 - Tìm các từ trái nghĩa với các từ in đậm.
? Mỗi từ in đậm người ta cho ta biết mấy mặt nghĩa?
 - Hai mặt nghĩa 
GV: Và như vậy ở mỗi mặt nghĩa ta phải tìm được từ trái nghĩa với từ đã cho trên có sở mỗi mặt nghĩa của nó 
VD :Tươi - ươn: - cá tươi -cá ươn 
 Tươi - héo: hoa tươi - hoa héo, rau héo 
 Yếu - khoẻ: ăn yếu - ăn khoẻ 
 Yếu - giỏi: học yếu - học giỏi 
 Bài tập 3: Gọi hs đọc trong sgk hướng dẫn hs về nhà làm 
- Để điền từ thích hợp vào chỗ trống, ta phải xác định trong thành ngữ có từ nào có thể có từ trái nghĩa rồi tìm từ có ý nghĩa trái ngược với từ đã cho 
 VD: Chân cứng đá mềm Vô thưởng vô phạt Có đi có lại 
 D. Củng cố (2’)
 ? Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì?
 E. Hướng dẫn về nhà (1’).
 - Học thuộc các phần ghi nhớ.
 - Làm các bài tập còn lại. Tìm hiểu trước Luyện nói văn biểu cảm sự vật con người 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 40 
Luyện nói văn biểu cảm sự vật – con người
I. Mục tiêu.
 - Rèn luyện kỹ năng nói hoàn chỉnh theo đề bài một bài văn biểu cảm đối với sự vật con người. Chú ý phân biệt giữa văn biểu cảm và văn miêu tả.
 Rèn kỹ năng trình bày trước tập thể, kỹ năng tìm ý và lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.
 II. Chuẩn bị.
 GV: Giao đề bài trước học sinh về nhà làm. Hướng dẫn làm dàn ý, tập dựng đoạn 
 HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.
 III. Lên lớp.
A. ổn định tổ chức lớp (1’)
B. Kiểm tra (4’). Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
C. Bài mới
 Bài tập 1: (15’) GV ghi đề bài lên bảng 
Đề bài: Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo: Những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai
 * Tìm hiểu đề 
 ? Nêu yêu cầu của bài tập?
 - Thể loại: Biểu cảm 
 - Đối tượng: Thầy (cô) giáo - em có ấn tượng nhất 
 * Lập dàn ý
? Để có thể cảm nghĩ về thầy (cô), em hãy trình bày dàn ý đã chuẩn bị?
 - Gọi hs trình bày - hs khác nhận xét, gv nhận xét nêu gợi ý một dàn ý:
 Mở bài: Giới thiệu thầy (cô) giáo, tình cảm cảm xúc bước đầu về thầy (cô)
 Thân bài: - Nêu một số nét đặc điểm của thầy (cô): Tuổi tác, đặc điẻm diện mạo, tính cách 
 - Tình cảm của thầy (cô) đối với mình 
 - Một vài kỉ niệm cảm động của thầy (cô) mà em còn ghi nhớ mãi 
 - Những suy nghĩ, tình cảm của em khi nghĩ về thầy cô.
 - Mong ước của em về hầy cô: trẻ mãi, mạnh khoẻ, gắn bó với nghề 
 - Suy nghĩ về việc làm của mình để đền đáp công ơn thầy cô.
 Kết bài : - Cảm xúc sâu sắc nhất của em về thầy cô 
 Tập nói miệng :
 1. Phần mở bài:
 ? Em hãy dựa vào phần dàn ý đã nêu trình bày miệng phần mở bài?
 Cho hs trình bày, gọi hs khác nhận xét, bổ xung, sửa lỗi diễn đạt 
 GV có thể nêu mẫu một vài cách 
VD: Trong mỗi chúng ta ai chẳng có một thời cắp sách, chẳng có bao kỉ niệm gắn bó với thầy cô bè bạn. Với em, kỉ niệm về thầy giáo đầu tiên dạy em hồi lớp 1 là kỉ niệm sâu sắc nhất 
 2. Phần thân bài 
 ? Hãy trình bày một đoạn trong phần thân bài của bài văn?
 Hs nói, gvnhận xét, có thể sửa lỗi sai
 GV đọc cho hs nghe tham khảo đoạn văn trang 119 sgk để hs tham khảo 
 3. Phần kết bài :
? Em hãy trình bày miệng phần kết bài cho bài văn?
 - Nêu cảm xúc sâu sắc nhất của em 
Gợi ý: Ôi! Cô giáo của em. Đã bao năm qua đi, song hình ảnh của cô, những lời chỉ bảo ân cần của cô, cả những lúc em làm cô buồn không nói, em sẽ mãi ghi trong kí ức tuổi thơ em. Không bao giờ em có thể quên cô được, cô giáo vô cùng yêu quý của chúng em. Em sẽ mãi là người học trò mà cô tin cậy nhất 
 Hs trình bày gv nhận xét và nêu mẫu cho hs tham khảo 
 Bài tập 2 (20’)
Đề văn: Phát biểu cảm nghĩ về một gương học giỏi, vượt khó mà em biết 
 ? Nêu yêu cầu của đề bài?
 - Thể loại: biểu cảm
 - Đối tượng: Một tấm gương học giỏi
Nội dung: Tấm gương học giỏi vượt khó trong học tập 
 ? Khi lập dàn ý cho đề văn trên em đã tìm được những ý gì?
 ? Nêu những ý cần diễn đạt cho phần mở bài? 
 - Giới thiệu bạn hoặc một tấm gương có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã vươn lên học giỏi 
 - Em cảm xúc ban đầu về tấm gương đó
? ở phần thân bài em sẽ trình bày những ý cơ bản nào? 
- Kể về những khó khăn của bạn: Từ hoàn cảnh sống của giâ đình mình (sung túc, đầm ấm, hạnh phúc, liên hệ tới gia đình bạn, thấy những thiệt thòi, đáng thương của bạn (Kinh tế khó khăn, bố hoặc mẹ mất sớm, phải vừa tự kiếm sống vừa đi học)
 - Sự cố gắng của bạn được chứng minh qua kết quả học tập (thường đạt điểm cao, thi hs giỏi đạt giải, được đi dự đại hội cháu ngoan Bác Hồ...)
 - Cảm xúc suy nghĩ của em về bạn (Xúc động, đồng cảm, trân trọng cảm phục...). Tự xấu hổ với chính mình vì còn thua kém bạn, nêu hướng phấn đấu, ý chí quyết tâm 
? Phần kết bài em sẽ trình bày ý gì?
 - Cảm nghĩ về tấm gương của bạn, học tập noi gương bạn, phấn đấu vươn lên để đáp lại tình yêu của cha mẹ thầy cô
 Cho các nhóm thảo luận xây dựng các đoạn văn nói. Cử đại diện lên trình bày 
 * Cho hs tập nói 
Các em lưu ý khi trình bầy cần chú ý đến ngôn ngữ xưng hô trước tập thể như: Kính thưa cô giáo, thưa các bạn tôi xin được trình bày
GV: Sau khi các tổ trình bây xong dàn ý của nhóm mình, giáo viên gọi tiếp các tổ lên trình bầy phần bài làm của nhóm mình.
 Các nhóm khác so sánh đối chiếu với dàn ý và nhận xét bài làm nhóm bạn.
 Gọi một hs trình bày bài hoàn chỉnh 
 D. Củng cố: (3’) Nhận xét chung giờ làm bài tập nói 
 GV rút kinh nghiệm về tiết tập nói của lớp. Có thể nêu mẫu một số đoạn viết hay
 E. Hướng dẫn về nhà: (2’) Học nắm vững kĩ năng làm văn biểu cảm.
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 10.doc