Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 38:  Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :

- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ HạTriChương.

- Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án, bảng phụ.

* Trò: Đọc văn bản, chú thích và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10
Tiết : 38.	
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ 
( Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương )
A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ HạTriChương.
- Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án, bảng phụ.
* Trò: Đọc văn bản, chú thích và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
 (?) Đọc thuộc lòng phiên âm và dịch thơ bài Tĩnh dạ tứ. Bài thơ được viết theo thể gì? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó? Đọc ghi nhớ.
* Giới thiệu bài: 
 Quê hương hai tiếng tha thiết luôn là nỗi nhớ canh cánh trong lòng những người xa xứ. Khác với Lí Bạch và 1 số nhà thơ khác , Hạ Tri Chương khi từ quan về quê mà nỗi nhớ không chì không vơi đi mà còn được tăng lên gấp bội. Tình cảm ấy sẽ được hiểu rõ hơn khi tiếp cận với bài thơ Hồi hương ngẫu thư của nhà thơ.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu chung :
Nhịp: 4/3 , câu 4 nhịp 2/5.
Giọng: Chậm, buồn ; câu 3 : hơi ngạc nhiên; câu 4: hỏi.
-Đọc mẫu bảng phiên âm.
-Cho HS đọc lại và đọc 2 bảng dịch.
thơ, đọc chậm những từ khó.
(?) So sánh về thể thơ của nguyên tác và 2 bản dịch thơ?
(?) Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương ? Và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
(?) Qua tựa đề, em thấy sự biểu hiện tình quê trong bài có gì đáng lưu ý?
(?) Ở bài Tĩnh dạ tứ, tác giả nhớ quê vào lúc nào ?
(?) Còn ở bài này thì thể hiện tình yêu quê hương có gì khác? 
(?) Em hiểu thế nào về từ ngẫu ? Tại sao lại ngẫu nhiên viết ? Vậy ý nghĩa nhan đề bài thơ có gì đáng lưu ý?
(?) Thế mà lại viết, mà lại viết hay, lại xúc động . Vì sao như vậy?
Chốt: Tóm lại, từ ngẫu không làm giảm ý nghĩa của tác phẩm. Ngược lại còn nâng ý nghĩa đó lên bội lần.
HĐ 2: Tìm hiểu văn bản:
Cho HS đọc 2 câu đầu
(?) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây?
(?) Câu 1 là kiểu câu gì? Và phép đối ở đây đã làm nởi bật ý gì?
(?) Câu 2 thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của phép đối trong câu 2?
( Xa quê lâu, ở con người tác giả, cái gì thay đổi theo thời gian? Cái gì không thay đổi? Sự thay đổi- không đổi đó có ý nghĩa gì?)
(?)Từ nhận thức về sự kết hợp này, em hãy trả lời câu hỏi 3 SGK T 127 ( treo bảng phụ) ?
* Bình: Như Khuất Nguyên thời Xuân Thu- Chiến Quốc có 2 câu thơ nổi tiếng:
 “ Hổ tử bất thủ khâu
 Quyện điểu qui cựu lâm”.
( Cáo chết quây đầu về núi, chim mỏi tất bay về rừng cũ) Thú vật còn thế nữa chi là ngườiø. Đó là tình cảm phổ biến mà mọi người đều có và phải có – Tình yêu đối với quê hương.
* Chuyển ý: Hai câu đầu biểu hiện tình yêu quê hương của nhà thơ còn 2 câu cuối tình quê hương có gì khác.
- Cho HS đọc 2 câu cuối.
(?) Chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa 2 câu đầu và 2 câu cuối?
 Gợi ý:
(?) Vì sao về đến nhà mà chẳng ai nhận ra ông nữa?
(?) Sự thực ấy đã tạo ra 1 nghịch lý và tạo nên nhãn tự của câu thơ, đó là từ nào?
(?) Từ đó, hãy phân tích xem sự xuất hiện của nhi đồng và tiếng cười, câu hỏi nhiệt tình của các em có làm tác giả vui lên không?
HĐ 3: Tổng kết:
-Cho hs đọc ghi nhớ SGK.
HĐ 4 :Luyện tập
(?) Hai bài: Tĩnh dạ tứ và hồi hương ngẫu thư đều nói về tình yêu quê hương nhưng hoàn toàn biểu lộ tình cảm không giống nhau. Ngoài ra giọng điệu 2 bài có gì khác nhau ?
(?) Em thích bản dịch thơ nào hơn? Vì sao?
-Nghe.
-Đọc.
 Dựa vào chú thích trả lời: Năm 744, lúc tác giả 86 tuổi xin từ qua về quê và bài thơ ra đời lúc ấy( chưa đầy 1 năm sau tác giả qua đời)
+ Đọc lại chú thích trả lời.
+ Xa quê, nhìn trăng nhớ quê.
+ Vua mời ở lại, ông nhất định đòi về® đến làng bộc lộ tình cảm quê hươngÞ thật đáng trân trọng.
+ Ngẫu thư (ngẫu nhiên viết) chứ không phải tình cảm, cảm xúc bộc lộ ngẫu nhiên vì tác giả vốn không định viết khi mới đến quê.
+ Vì duyên cớ đầy kịch tính ở cuối bài (tác giả bị coi là khách) Đằng sau ấy, là điều kiện tất yếu. Đó là tình quê sâu nặng.
-Nghe.
-Đọc.
-Cá nhân:+ Đối trong câu (tiểu đối) , 4 >< 3
 + Câu 1: Kể khái quát quãng đời xa quê làm quan® làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, tuổi tác,hé lộ tình quê ( cảm xúc buồn, bồi hồi bởi thời gian qua nhanh).
+ Câu 2: Tả . Dùng yếu tố thay đổi ( tóc) để làm nổi bật yếu tố không đổi (giọng nói)® Hình ảnh chân thực, vừa tượng trưng làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương.
-Quan sát, thảo luận trả lời.
-Nghe.
- Đọc.
-Thảo luận trả lời.
+ Tác giả quá nhiều thay đổi.
+Quê hương cũng đởi thay: người già chết cả ( sống trên 70 đã liệt vào hàng “ cổ lai hi”- xưa nay hiếm.
Trở về nơi chôn nhao cắt rốn mà bị xem là khách ® Kịch tính (bi hài)
- Nhi đồng càng hớn hở bao nhiêu thì nỗi lòng của tác giả tan nát bấy nhiêu® giọng bi hài thấp thoáng ẩn hiệnsau những lời kể tưởng chừng như khách quan, trầm tĩnh.
-Đọc.
- Tĩnh dạ tứ: Giọng điệu nhẹ nhàng, thấm thía.
 - Hồi hương ngẫu thư: Giọng điệu thật sâu sắc, hóm hỉnh.
Bản dịch thơ của Trần Trọng San sát nghĩa hơn
I/ Tìm hiểu chung :
1)Thể thơ:
- Thất ngôn tứ tuyệt
- 2 bản dịch : Lục bát.
2)Tác giả, tác phẩm:
 - Hạ Tri Chương: SGK
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 774, lúc 86 tuổi tác giả đã từ quan về quê và sáng tác bài thơ này sau trên 50 năm làm quan ở thủ đô Trường An (Trung Quốc)
II/ Tìm hiểu văn bản:
Hai câu đầu:
 - Phép đối: tự đối.
 - Lời kể.
 - Câu tảchân thực, sâu sắc® Quãng đời xa quê làm quan đã làm thay đổi vóc người và tuổi tác, tóc rụng nhưng giọng nói quê nhà không thay đổi.
2) Hai câu cuối:
- Nhãn tự: Khách, giọng điệu bi hài, hóm hỉnh.® Sự ngỡ ngàng, xót xa khi bị coi như khách lạ.
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ.SGK/Tr 128 .
IV/ Luyện tập:
* Củng cố:
Bài thơ thể hiện điều gì?
Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để nói lean nỗi niềm nhớ quê của tác giả?
* Dăn dò: 
-Học thuộc lòng bài thơ (phiên âm,dịch thơ). tác giả, ghi nhớ, bài ghi.
-Chuẩn bị:
- Tuần 11 kiểm tra văn:Ôn tập các văn bản văn thơ trữ tình dân gian và trung đại từ tuần 4 đến tuần 10.
- Soạn bài:Bài ca nhà tranh bị gió thu phá- Đỗ Phủ.
+ Trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản vào vỡ soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiwet 38.doc