Giúp HS :
-Rèn kĩ năng nói theo chủ đề biểu cảm.
-Rèn luyện kĩ năng tìmý, lập dàn bài.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ ( Dàn ý tham khảo).
* Trò: Chuẩn bị bài nói hoàn chỉnh và luyện nói trước ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Tuần : 10 Tiết : 40. LUYỆN NÓI : VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT CON NGƯỜI. A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : -Rèn kĩ năng nói theo chủ đề biểu cảm. -Rèn luyện kĩ năng tìmý, lập dàn bài. B. Chuẩn bị: * Thầy: Bảng phụ ( Dàn ý tham khảo). * Trò: Chuẩn bị bài nói hoàn chỉnh và luyện nói trước ở nhà. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Ổn định : Kiểm diện, trật tự. * Kiểm tra : Hãy nêu cách lập ý của bài văn biểu cảm? - Kiểm tra bài chuẩn bị nói. * Giới thiệu bài: Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Ngoài việc rèn luyện cho HS năng lực viết GV còn phải rèn luyện cho HS năng lực nói vì đó là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất, đạt kết quả cao nhất. Khi nắm vững được kĩ năng nói và viết theo chủ đề thì HS đã có 1 công cụ sắt bén giúp mình thành công trong cuộc sống. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em đi vào phần luyện nói theo chủ đề biểu cảm. Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung HĐ 1: chuẩn bị -Yêu cầu: Mỗi tổ cử 1 đại diện nói trước lớp. -Gợi ý mẫu chung của bài nói. HĐ 2: Nói theo tổ -Chia khu vực các tổ. - Theo dõi chung, yêu cầu nhiều HS có cơ hội luyện nói. Yêu cầu đại diện của 4 tổ lên trình bày bài nói của mình. -Chốt lại: ( Nhận xét, đánh giá cụ thể). - Muốn người nghe hiểu thì người nói phải lập ý và trình bày theo thứ tự. - Muốn truyền đạt cảm xúc cho người nghe thì: + Tình cảm phải chân thành + Từ ngữ phải chính xác, trong sáng. + Bái nói phải mạch lạc và đảm bảo tính liên kết, chặt chẽ. -Treo bảng phụ cung cấp dàn bài tham khảo. - Nhóm trưởng đều động các bạn nói trước tổ. - Phát biểu trước tổ theo dàn bài - Các bạn nhận xét, bổ sung, thư kí tổ ghi nhận. I/ Chuẩn bị: 1) Mở đầu: Kính thưa cô (thầy), thưa các bạn, em xin trình bày bài nói của nói của mình. 2)Nội dung cụ thể: 3)Kết thúc: Em xin được ngừng lời ở đây. Cảm ơn (thầy) cô và các bạn đã chú ý lắng nghe! II/ Thực hành nói: Dàn bài tham khảo: Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô giáo. MB: Giới thiệu về thầy cô giáo mà mình yêu mến: Thầy cô nào? Dạy lớp mấy? Trường nào? TB: Em đã có những tình cảm, kĩ niệm gì đối với thầy cô. + Vì sao em yêu mến? (tả ngoại hình, tính cách) + Hình ảnh thầy cô giữa đàn em nhỏ. + Giọng nói ấm áp, trìu mến thân thương khi thầy cô giảng bài. + Lúc thầy cô theo dõi lớp học( trong giờ kiểm tra chất lượng học tập, trong tiết SHL) + Hình ảnh thầy cô vui mừng khi HS đạt được những thành tích cao, làm được những việc tốt. + Thầy cô thất vọng khi có HS vi phạm. + Lúc thầy cô an ủi, chia xẻ với HS khi các em gặp chuyện đau buồn. + Thầy cô quan tâm, lo lắng với những buồn vui của lớp học. ® Do đó, hình ảnh thầy cô đã để lại trong em nhiều tình cảm và kĩ niệm tốt đẹp mà không bao giờ em có thể quên được. KB: Tình cảm chung về thầy cô giáo. Đó cũng chính là người lái đò đưa thế hệ trẻ cặp bến tương lai. Cảm xúc cụ thể về thầy cô mà mình yêu quí nhất. * Củng cố: Cách lập ý của moat bài văn biểu cảm? *Dặn dò: -Hướng dẫn luyện tập ở nhà: Chọn 1 trong 4 đề viết thành bài hoàn chỉnh. -Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Đỗ Phủ). + Đọc văn bản, chú thích. + Tìm hiểu thể thơ, tác giả. + Trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
Tài liệu đính kèm: