Đề kiểm tra học kỳ II- Môn ngữ văn 7

Đề kiểm tra học kỳ II- Môn ngữ văn 7

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- MÔN NGỮ VĂN 7- NĂM 2011 (I)

(Thời gian làm bài 90 phút)

I. Chuẩn kiến thức:

- Kiến thức: Giúp HS củng cố về câu, nội dung, nghệ thuật của các văn bản nghị luận.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đặt câu, sử dụng câu. Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn nghị luận chứng minh kết hợp với giải thích.

- Thái độ: Có thái độ yêu văn học, sử dụng câu phù hợp, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, yêu quê hương, có thái độ yêu ghét rõ ràng.

 

doc 9 trang Người đăng vultt Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II- Môn ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra học kỳ II- môn ngữ văn 7- năm 2011 (I)
(Thời gian làm bài 90 phút)
I. Chuẩn kiến thức:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố về câu, nội dung, nghệ thuật của các văn bản nghị luận.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đặt câu, sử dụng câu. Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn nghị luận chứng minh kết hợp với giải thích.
- Thái độ: Có thái độ yêu văn học, sử dụng câu phù hợp, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, yêu quê hương, có thái độ yêu ghét rõ ràng.
II. MA trận 
 	 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
Tự luận
Tự luận
Tự luận
Tự luận
Tiếng Việt
Câu bị động
C2
1
2
Văn bản
Tinh thần yêu nước 
của nhân dân ta
C1 
1
2
Đức tính giản dị 
của Bác Hồ
C3
1
2
Tập làm văn
Sống chết mạc bay
C4
1
4
Tổng
1
2
1
4
2
4
4
10
III. đề ra:	
Câu 1. (2.điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” 
	 ( Ngữ văn 7 – tập hai) A . Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn là ai ?
B . Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2	(2 điểm) Thế nào là câu bị động ? Chuyển câu sau thành câu bị động.
Người ta xây ngôi trường ấy từ rất lâu
Câu 3.(2.đ) Để chứng minh “Đức tính giản dị của Bác Hồ” trong cách ăn,ở Phạm Văn Đồng đã đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu nào?	 Câu 4 .(4.điểm) Trong “Sống chết mặc bay” của phạm duy tốn, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống xa hoa của lũ quan lại.
Em hãy chứng minh ý kiến trên.
đáp án
Câu 1 : 3 điểm :Đáp ứng các yêu cầu sau:
A: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh (1đ)
B: Nghị luận (1 đ)
Câu 2 :2 điểm : Chấp nhận các đáp án sau
-Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người,vật được hoạt động của người , vật khác hướng vào(1đ)
- Chuyển đổi câu : + Ngôi trường ấy được người ta xây từ rất lâu (1đ)
 Hoặc + Ngôi trường ấy xây từ rất lâu 
Câu 3 : 2 điểm : H/ s nêu các ý sau ( Mỗi ý 0,5 đ )
+ Sự giản trong bữa cơm: chỉ vài ba món đơn giản như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cháo hoa...
+ Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
+ Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
(HS có thể lấy dẫn chứng thêm như: Bác đi dép lốp, áo bà ba, áo trấn thủ...)
+ Nơi ở là cái nhà sàn vài ba phòng lộng gió, đó là nơi ngủ nghỉ, cũng là nơi tiếp khác và cũng là nơi làm việc.
Câu4 : 4điểm :Yêu cầu cần đạt.
a. Nội dung: Thông qua nghệ thuật chủ yếu là phép tương phản đối lập tăng cấp, tác giả đã dựng lên sinh động hai bức tranh đối lập nhau: Một bên là cảnh tượng nhân dân vật lộn căng thảng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại chánh tổng lao vào cuộc chơi tổ tôm ngay khi có trách nhiệm “đi hộ đê”. (0,5đ)
* Cảnh trên đề dưới trời mưa hàng trăm dân phu vất vả cực nhọc trống giữ đê. (1đ)
	- Học sinh dẫn được những chi tiết miêu tả: Thời gian, không gian, địa điểm, âm thanh và các hoạt động hối hả, chen chúc, nhốn nháo, thảm hại của những người dân phu, cảnh tượng thật đau lòng “Mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, chăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió, tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê ”
	- Kết cục bi thảm; “khắp mọi nơi nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”.
* Cảnh khoan trong đình nhàn nhã, hưởng lạc, cùng lũ chức dịch chơi tổ tôm,học sinh cần nhấn mạnh: (1đ) 
	- Sự tương phản về địa điểm không khí quang cảnh thấy được sự tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường lệ nguy nga vây bọc quanh quan phủ. Dẫn được cái chi tiết miêu tả đồ dùng vật dụng quanh tên quan để làm rõ tính chất hưởng lạc cầu kỳ.
	- Chú ý sự xu nịnh, khiếp nhược của lũ chức dịch, chỉ lo hầu hạ tên quan chứ không nghĩ tới trách nhiệm “hộ đê”.
	- Sự đam mê tổ tôm và niềm vui phi nhân tính của tên quan khi hắn “ù” ván bài, mặc cho đê vỡ và sự khốn khổ chăm đường của nhân dân lúc đó.
	* Qua cảnh đối lập ấy thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
	- Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền, và cảnh sống cơ cực thê thảm của người dân trong xã hội cũ. (1đ)
	- Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạnh dân thường
	- Cảm thương thân phận người dân bị rẻ rúng cuộc sống bấp bênh. 
* Tổng hơp vân đề nghị luận (0.5đ)
b. Hình thức.
- Bài viết phải có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
	- Trình bày rõ ràng mạch lạc một văn bản nghị luận mà phép lập luật chủ yếu là chứng minh.
	- Bài sạch đẹp không mắc lỗi chính tả
 (Khuyến khích những bài có tính sáng tạo, có luận cứ ngoài văn bản, có liên hệ với cuộc sống)
đề kiểm tra học kỳ II- môn ngữ văn 7- năm 2011 (II)
(Thời gian làm bài 90 phút)
I. Chuẩn kiến thức:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố về câu, nội dung, nghệ thuật của các văn bản nghị luận.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đặt câu, sử dụng câu. Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn nghị luận chứng minh kết hợp với giải thích.
- Thái độ: Có thái độ yêu văn học, sử dụng câu phù hợp, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, yêu quê hương, có thái độ yêu ghét rõ ràng.
II. MA trận 
 	 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
Tự luận
Tự luận
Tự luận
Tự luận
Tiếng Việt
Trạng ngữ
C2
1
3
Văn bản
Tinh thần yêu nước 
của nhân dân ta
C1 
1
2
Đức tính giản dị 
của Bác Hồ
C4
1
4
Tập làm văn
Sống chết mạc bay
C3
1
1
Tổng
2
1
1
4
3
3
4
10
Đề RA
Câu 1. (2.0điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” 
 (Ngữ văn 7 - tập hai)
A . Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn là ai ?
B . Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
Câu 2. (3điểm) Em hãy nêu công dụng của Trạng ngữ? Xác định trạng ngữ trong ví dụ sau và cho biết công dụng của nó:
“Bên cầu em đứng đợi
Trong mưa. Và trong mưa.” 
 (Nguyễn Mỹ Linh)
Câu 3.(1điểm) Để lên án tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân, trongtác phẩm “Sống chết mạc bay” Phạm Duy Tốn đã vận dụng và kêt hợp hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào?
Câu 4(4 điểm) “Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lối nói và viết.” Dựa vào văn bản “Đức tinhd giản dị của Bác Hồ” ( Phạm văn Đồng) và tù thực tế. Em hãy chứng minh nhận định trên.
đáp án
Câu 1 : 2 điểm :Đáp ứng các yêu cầu sau:
A: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh (1đ)
B: Nghị luận (1đ)
Câu 2 : 3 điểm. H/s Làm được các ý sau:
* Công dụng của Trạng ngữ:
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác; (0.5đ)
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. (0.5đ)
* Các trạng ngữ: - Bên cầu (0.5đ)
 - Trong mưa (0.5đ)
 - Và Trong mưa (0.5đ)
 - Tác dụng: Xác định không gian và nhấn mạnh điều kiện hoàn cảnh (0.5 đ)
Câu 3 . H/s nêu được hai phép nghệ thuật : Tương phản và tăng cấp 
Câu4( 4.0đ) Để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ, HS cần đạt được các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: (0.5đ) Giới thiệu vài nét chính về tác giả, tác phẩm và chủ đề của tác phẩm.
b. Thân bài: (3đ) (HS cần đạt được các ý chính sau:)
 - Bác giản dị trong đời sống hàng ngày: (1đ)
+ Sự giản trong bữa cơm: chỉ vài ba món đơn giản như cád kho, rau luộc, dưa ghém, cháo hoa...
+ Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
+ Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
(HS có thể lấy dẫn chứng thêm như: Bác đi dép lốp, áo bà ba, áo trấn thủ...)
+ Nơi ở là cái nhà sàn vài ba phòng lộng gió, đó là nơi ngủ nghỉ, cũng là nơi tiếp khác và cũng là nơi làm việc.
- Bác giản dị trong quan hệ với mọi người (1đ)
+ Những việc gì Bác làm đựơc thì thường tự làm lấy, nên ít cần người phục vụ.
+ Bác luôn gần gũi, thân thiện và quan tâm đến mọi người như : viết thư thăm hỏi đồng bào, đồng chí, 
đi thăm nơi ăn chốn ở của đồng đội, đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi...
- Bác giản dị trong lời nói, bài viết: (1đ)
+ Để cho mọi người dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm Bác nói và viết cũng hết sức giản dị.
Để cho mọi người thấy được giá trị của độc lập tự do, Bác viết:
-“ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, cũng như khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ. Bác viết:
-“ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” . Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Nghệ thuật tiêu biểu: Luận cứ cụ thể, toàn diện, giọng điệu, lời văn chuẩn mực, nhận xét sâu sắc.
c. Kết bài: (0.5đ) khẳng định một lần nữa về đức tính giản dị của Bác. Một vài suy về lòng kính trọng, học tập Bác của người học sinh nói chung và của bản thân nói riêng
 (Khuyến khích những bài có tính sáng tạo, có luận cứ ngoài văn bản, có liên hệ thực tế )
đề kiểm tra học kỳ II- môn ngữ văn 7- năm 2011 (III)
(Thời gian làm bài 90 phút)
I. Chuẩn kiến thức:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố về câu, nội dung, nghệ thuật của các văn bản nghị luận.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đặt câu, sử dụng câu. Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn nghị luận chứng minh kết hợp với giải thích.
- Thái độ: Có thái độ yêu văn học, sử dụng câu phù hợp, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, yêu quê hương, có thái độ yêu ghét rõ ràng.
II. MA trận 
 	 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
Tự luận
Tự luận
Tự luận
Tự luận
Tiếng Việt
Câu bị động
C2
1
2,5
Văn bản
Tinh thần yêu nước 
của nhân dân ta
C4
1
4
Đức tính giản dị 
của Bác Hồ
C3
1
1.5
Tập làm văn
Sống chết mạc bay
C1
1
2
Tổng
2
1
1
4
4
2
4
10
Câu 1 (2 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Trong đình, đèn thắp sáng trưng ; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ , đi lại rộn ràng. Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chiêm chện ngồi . Tay trái dựa gối xếp ,chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi”
A . Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn là ai ?
B . Đoạn văn trên miêu tả nhân vật nào?
Câu 2 (2,5 điểm) Có mấy cách chuyển câu chủ động thành câu bị động? Hãy chuyển câu chủ động sau thành câu bị động theo các cách đó
Người ta đã phá ngôi chùa ấy từ nhiều năm trước.
Câu 2.(1.5.điểm) Để chứng minh “Đức tính giản dị của Bác Hồ” trong quan hệ với mọi người Phạm Văn Đồng đã minh chứng điều ấy ở những luận cứ tiêu biểu nào?	 	
Câu 4. (4.0điểm)“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.	 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh)
Dựa vào văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh và từ thực tế lịch sử dân tộc . Em hãy chứng minh nhận định trên.	
đáp án
Câu 1 : 3 điểm :Đáp ứng các yêu cầu sau:
A: Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn (1đ)
B: Tên quan phủ đi hộ đê (1 đ)
Câu 2 : 2,5 điểm
* Có hai cách chuyển câu chủ động thành câu bị động (0.5) 
 * Chuyển thành hai cách:
 - Cách 1 : Ngôi chùa ấy đã phá đi từ nhiều năm trước (1đ)
 - Cách 2 : Ngôi chùa ấy đã được người ta phá đi từ nhiều năm trước (1 đ)
Câu 3 : 1.5 điểm
 	- Bác giản dị trong quan hệ với mọi người
+ Những việc gì Bác làm đựơc thì thường tự làm lấy, nên ít cần người phục vụ.
+ Bác luôn gần gũi, thân thiện và quan tâm đến mọi người như : viết thư thăm hỏi đồng bào, đồng chí, 
đi thăm nơi ăn chốn ở của đồng đội, đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi...
Câu 4. (4.0đ)Để chứng minh “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”
học sinh cần đạt được các ý chính sau:
a. Mở bài: (0.5đ) Giới thiệu vài nét chính về tác giả, tác phẩm và chủ đề của tác phẩm.
b. Thân bài: (3đ) (HS cần đạt được các ý cơ bản sau:)
- Có những trang sử vẻ vang trong quá khứ: Bà Trưng , Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...Đó là những anh hùng cứu nước, “các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” (1đ)
- Hiện tại: đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: (1đ)
+ Các lứa tuổi: Từ cụ gia đến nhi đồng.
+ Từ kiều bào-đồng ở vùng tạm chiếm
+ Từ nhân dân miền ngược-miền xuôi 
+ Từ chiến sĩ ngoài mặt trận bám giặc tiêu diệt giặc 
+Công chức ở đại phương ủng hộ bộ đội 
 + Phụ nữ khuyên chồng nhập ngũ còn minh thì đi vận tải.
+ Nông dân, công nhân thi đua tăng gia sản xuất. 
+Các điền chủ quyên ruộng đất cho chính phủ... mỗi người có một việc làm khác nhau, nhưng ai ai cũng một lòng yêu nước, ghét giặc.
- Nghệ thuật tiêu biểu: Luận điểm, luận cứ xác thực, tiêu biểu, toàn diện. Bố cục chặt chẽ, lời văn trong sáng, kết cấu từ- đến thuyết phục người đọc. (1đ)
c. Kết bài: (0.5đ) khẳng định một lần nữa tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các thời kỳ lịch sử. Một vài suy về trách nhiệm của người học sinh nói chung và của bản thân nói riêng.
(Khuyến khích những bài có tính sáng tạo, có luận cứ ngoài văn bản, có liên hệ với lịch sủ dân tộc)

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra Ngu van 7 hk II.doc