. Mục tiêu:
Giúp hs tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về thơ Đường và một số nhà thơ thời Đường.
2. Chuẩn bị:
- Thầy: Dặn hs xem lại các bài thơ Đường đã học, sgk.
- Trò: Xem lại các bài thơ Đường đã học, sgk.
3. Lên lớp:
3.1. Ổn định: 1’
3.2. Kiểm tra: 5’
- Nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca.
Tuần 11 Ngày soạn: 30/10/2011 Chủ đề THƠ ĐƯỜNG 1. Mục tiêu: Giúp hs tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về thơ Đường và một số nhà thơ thời Đường. 2. Chuẩn bị: - Thầy: Dặn hs xem lại các bài thơ Đường đã học, sgk. - Trò: Xem lại các bài thơ Đường đã học, sgk. 3. Lên lớp: 3.1. Ổn định: 1’ 3.2. Kiểm tra: 5’ - Nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca. - Đọc thuộc lòng một số câu ca dao hoặc một bài thơ mà em yêu thích. 3.3. Hoạt động: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG HĐ 1: 5’ ? Em hiểu như thế nào là thơ Đường? - Gv nhận xét. HĐ 2: 10’ ? Hãy nêu những hiểu biết của em về thơ Đường? - Gv nhận xét. HĐ 2: 20’ ? Hãy liệt kê và nêu một số điểm đáng lưu ý về một số nhà thơ thời Đường mà em biết. - Gv nhận xét và giới thiệu thêm một số tác giả khác: Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu, Vương Duy ... - Hs trả lời - Hs nhận xét - Hs trả lời - Hs nhận xét - Hs làm việc theo nhóm 5’ - Hs trình bày 1. Khái niệm: Thơ Đường là thơ được sáng tác theo thể Đường luật. (Xuất hiện vào thời nhà Đường (Trung Quốc)). 2. Một số đặc điểm của thơ Đường: - Được viết theo niêm luật rất khắc khe. - Có các thể loại : thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, cổ thể. - Nội dung chủ đề rộng: về thiên nhiên, con người, quê hương ... 3. Giới thiệu một số nhà thơ thời Đường: - Lý Bạch (701-762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc, được mệnh danh là “tiên thơ”. Ông sống vào thời vua Đường Minh Hoàng. Một số tác phẩm: Tĩnh dạ tứ, Vọng Lư sơn bộc bố ... - Trương Kế: sống khoảng giữa thế kỉ VIII, người Tương Châu, tỉnh Hồ Bắc, đỗ tiến sĩ, có làm chức quan nhỏ. Thơ ông thường tả phong cảnh là chủ yếu. - Hạ Tri Chương (659-744), tự Quý Châu, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Việt Châu, làm quan trên 50 năm ở Trường An đời Đường Minh Hoàng. Là bạn vong niên với Lý Bạch. 3.4. Nhận xét: 2’ - Gv nêu nhận xét chung tiết học và khuyến khích hs tìm hiểu thêm thơ Đường. 3.5. Dặn dò: 2’ - Chuẩn bị “Luyện tập từ đồng âm, từ trái nghĩa”: xem lại lý thuyết, xem bài tập 4 - trang 129, bài tập 4 - trang 136.
Tài liệu đính kèm: