. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh.
- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ.
- Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ.
- Bước đầu thấy được vị trí, ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.
2. Kĩ năng: Phân tích thơ cổ thể.
3. Giáo dục: Sự cảm thông, chia sẻ trước những nỗi đau của người khác.
B. Chuẩn bị:
Ngày soạn: 26/10/2012 Tuần : 11, tiết PPCT: 41+42 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ - A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh. - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ. - Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ. - Bước đầu thấy được vị trí, ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. 2. Kĩ năng: Phân tích thơ cổ thể. 3. Giáo dục: Sự cảm thông, chia sẻ trước những nỗi đau của người khác. B. Chuẩn bị: - Thầy : Đọc TLTK, soạn bài. - Trò : Soạn bài theo nội dung câu hỏi trong sách, học bài cũ. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" của Hạ Tri Chương. Cho biết nội dung và nghệ thuật ? III. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Yêu cầu học sinh chú ý vào chú thích * SGK trang 132. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả ? - GV mở rộng: Ông được coi là "Thi thánh", cuộc đời long đong, khốn khỏ, chết vì nghèo, bệnh. - Ông là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân, lo đời I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Đỗ Phủ ( 712 – 770 ), là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc . - Quê : Hà Nam - Có một thời gian ngắn làm quan, gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? 2. Tác phẩm - Được viết vào những năm cuối của cuộc đời ông - Hướng dẫn học sinh đọc-> gọi học sinh đọc-> nhận xét. ? Hãy nêu thể loại và bố cục của bài thơ? ? Bài thơ có bố cục mấy phần ? Xác định nội dung từng phần ? Hoạt động 2 - Thể thơ : Bài thơ được làm theo thể cổ có nguồn gốc sâu xa với 1 điệu dân ca cổ . - Kiểu văn bản: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. - Bố cục : 4 phần- 4 khổ thơ. II. Phân tích. 1. Khổ 1 ? Tác giả kể chuyện gì ? Trong hoàn cảnh thời tiết như thế nào ? - GV tích hợp kiến thức về yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm. - Mái nhà bị cuốn khi có gió mạnh mùa thu tới "tháng 8, thu cao, gió thét già" ? Cảnh nhà bị gió thu phá được tập trung trong một chi tiết, đó là chi tiết nào? Hình ảnh đó gợi lên cảnh tượng gì ? - Mảnh trang lợp nhà bị gió thu đánh tốc đi ->Tan tác , tiêu điều. ? Qua đó em hình dung ngôi nhà của Đỗ Phủ như thế nào ? Chủ nhân của ngôi nhà đó có hoàn cảnh như thế nào? ? Hình dung tâm trạng của tác giả lúc này? - Ngôi nhà đơn sơ, không chắc chắn -> Chủ nhà là người nghèo. - Đau khổ vì mất nhà, lo, tiếc. 2. Khổ 2 ? Khổ 2 tác giả còn đơn thuần là kể và tả không? - Tự sự kết hợp biểu cảm ? Khi mảnh tranh nhà Đỗ Phủ bị bay đi, điều gì đã xảy ra? - Lũ trẻ con hàng xóm kéo đến cướp mảnh tranh ngay trước mắt tác giả. ? Em có nhận xét gì những những thái độ và hành động đó? - GV kết hợp giáo dục HS sự đoàn kết , giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn , hoạn nạn. -> Thời loạn, đạo lý suy đồi với lũ trẻ con " đạo tặc" là sản phẩm của xã hội đại loạn. ? Kể chuyện nhà mình, nhưng Đỗ Phủ đã phơi bày hiện thực gì của xã hội ? - "Môi khô miệng cháy gào chẳng được/ quay về, chống gậy, lòng ấm ức”. ? Câu thơ nào nói lên trực tiếp thái độ của tác giả ? - Nỗi đau về nhân tình thế thái cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ. ? Câu thơ đó cho em hiểu điều gì về tâm trạng của nhà thơ? ? Khổ thơ 3 cho em biết 1 tai hoạ nữa ập đến gia đình Đỗ Phủ là gì ? 3. Khổ 3 - Trời mưa rét thâu đêm ? Trong khổ thơ này tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? - Miêu tả, biểu cảm -> Nỗi khốn cùng của gia đình tác giả ? Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh của nhà Đỗ Phủ? ? Qua đó ta thấy cuộc sống gia đình Đỗ Phủ như thế nào ? ? Câu thơ nào thể hiện sự xót xa của nhà thơ về thời loạn lạc ? - Gió, mưa, nhà giột mền rách, giường ướt -> Nỗi khổ nhân lên gấp bội. ? Hình ảnh : mây tối mực, trời đêm đen đặc, đêm dài gợi cho ta suy nghĩ gì về xã hội lúc bấy giờ ? - Thực trạng xã hội đen tối, bế tắc, đói khổ. - Lên án giai cấp thống trị để xảy ra cảnh binh đao. 4. Khổ 4 ? Tác giả sử dụng phương thức biểu cảm nào ? - Mơ ước một ngôi nhà" Rộng muôn ngàn gian" vô cùng vững chắc "Gió mưa chẳng núng vững như thạch bàn, để che khắp thiên hạ". ? Đỗ Phủ ước điều gì ? Nhằm mục đích gì. - diễn tả ước mơ to lớn và cảm hứng lãng mạn dào dạt làm sáng bừng, lên lòng nhân ái bao la của con người qua nhiều bất hạnh. ? Lời than của nhà thơ ở 2 câu cuối chứng tỏ điều gì? ? Qua đó ta thấy tác giả là người như thế nào? - Ước mơ mang tinh thần vị tha đến mức xả thân vì người khác. * GV : Quên nỗi đau riêng mình để nghĩ đến hạnh phúc của thiên hạ -> thấm đẫm tình người chứa chan tinh thần nhân đạo, tạo nên giá trị nhân bản sâu sắc. Hoạt động 3 : ? Nêu những nét thành công về nội dung và nghệ thuật bài thơ ? ? Cảm nhận em sau khi học xong bài thơ ? - GV tích hợp kiến thức về yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật. - Miêu tả. - Kể việc. 2. Nội dung. - Giá trị hiện thực và nhân đạo - Tấm lòng nhân ái bao la lo nước, thương đời. - Gọi HS đọc ghi nhớ * Ghi nhớ SGK/134 IV. Củng cố: - Gv cùng học sinh nhắc lại nội dung của bài. - Làm bài tập 2 SGK trang 134. ? Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tâm hồn Đỗ Phủ ? V. Dặn dò. - Nắm được nội dung, nghệ thuật của bài , học thuộc ghi nhớ . - Đọc thuộc lòng 2 phần cuối. - Soạn bài "Từ đồng âm", Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45’ phần Văn học IV.Rút kinh nghiệm. ................................... Ngày soạn: 26/10/2012 Tuần : 11, tiết PPCT: 43 Kiểm tra Văn A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: Giúp học sinh - Đánh giá được kết quả học tập về văn bản trữ tình dân gian, trung đại mà học sinh đã được học. - Nắm được các vấn đề cơ bản về nội dung, nghệ thuật . - Có kĩ năng viết bài kiểm tra từ việc học lí thuyết đi vào thực hành. 2. Kĩ năng: Diễn đạt, trình bày một bài kiểm tra. 3. Giáo dục: Thái độ nghiêm túc trong giờ kiểm tra. B. Chuẩn bị : - Thầy : Ra đề , đáp án, biểu điểm . - Trò : Học bài cũ chu đáo . C. Thiết lập ma trận Tên Chủ đề (nộidung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TThấp Cao Chủ đề 1 Văn bản nhật dụng Nhớ chủ đề, nội dung của văn bản nhật dụng. . Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về sự vật, con người (Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1-C1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ; 50% Số câu: 2 Sốđiểm: 5,5 Tỉ lệ: 55% Chủ đề 2: Ca dao Nhớ chủ đề và nội dung chính. Hiểu ý nghĩa câu ca dao. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2-C2,C3 Số điểm :1 Tỉ lệ:10% Số câu: 1-C4 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 3 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% Chủ đề 3 Thơ trung đại Nhớ tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nhớ nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của một văn bản Hiểu được tư tưởng, ý nghĩa một trong số văn bản (Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bánh Trôi nước) So sánh đối chiếu cách dùng từ “ta” qua 2 văn bản “Bạn đến chơi nhà” và “Qua Đèo Ngang” Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1-C5 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:-1C6 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 4 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 4 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ; 50% Số câu: 9 Sốđiểm:10 Tỉ lệ:100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Thống nhất ở tổ) IV.Rút kinh nghiệm. ................................... Từ đồng âm Ngày soạn: 26/10/2012 Tuần : 11, tiết PPCT: 43 TỪ ĐỒNG ÂM A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh. - Nắm được khái niệm từ đồng âm và phân biệt từ đồng âm với từ gần âm. - Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm. 2. Kĩ năng: Giải nghĩa từ, luỵên kỹ năng sử dụng từ đồng âm trong nói, viết. 3. Giáo dục: sự cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm mang lại. B. Chuẩn bị. - Thầy : soạn bài, bảng phụ. - Trò : soạn bài theo yêu cầu SGK, học bài cũ. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học: I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là từ trái nghĩa ? Nêu tácdụng ? Cho VD . III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: * Giáo viên đưa ra bảng phụ có VD1: SGK/135 I. Thế nào là từ đồng âm * Xét VD – SGK - Lồng 1: chỉ hoạt động nhảy dựng lên - - - Lồng 2 : Vật làm bằng tre, gỗ, sắt.. để nhốt con vật ? Giải thích nghĩa của mỗi từ "lồng , trong 2 câu trên? * VD: Mẹ tôi lồng gối vào vỏ. ? Hãy so sánh và nhận xét về : + Nghĩa của các từ "lồng" trên có liên quan đến nhau không? + Cách đọc và viết ? ->Không liên quan gì với nhau . -> Cách đọc và viết giống nhau ? Thế nào là từ đồng âm ? Cho ví dụ. -> Từ đồng âm là những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. * Gọi HS đọc ghi nhớ * Ghi nhớ 1 SGK/135 ? Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ "lồng" trong 3 câu trên ? Hoạt động 2 II. Sử dụng từ đồng âm ? "Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa ? - 2 nghĩa: 1. Kho: Chỉ hoạt động nấu thức ăn. 2. Kho: nơi chứa hàng ? Hãy thêm vào câu này 1 vài từ để câu có nghĩa rõ ràng ? - Đưa cá về mà kho - Đưa cá về nhập kho * GV : Đưa tình huống Có 2 bạn tranh luận với nhau 1 bạn cho rằng từ "chân" trong 3 trường hợp sau là từ nhiều nghĩa. Một bạn cho là là từ đồng âm ý kiến của em ? - Gv giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. + Từ nhiều nghĩa: giữa chúng có mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định. + Từ đồng âm: Nghĩa của chúng hoàn toàn khác xa nhau. - Tôi bị đau chân1 - Dưới chân3 núi là cánh đồng. -Chân2 bàn rất vững. + Chân1: bộ phận cuối của cơ thể người. + Chân 2: Bộ phận dưới cùng của đồ vật, để đỡ. + Chân 3: Phần dưới cũng tiếp giáp với mặt đất. -> Cả 3 đều có chung 1 nét nghĩa "Phần dưới cùng" -> Từ nhiều nghĩa. ? Để tránh nhưng hiện tượng hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần chú ý điều gì khi giao tiếp ? - Đặt trong ngữ cảnh cụ thể, tình huống giao tiếp cụ thể * Gọi HS đọc ghi nhớ /136 * Ghi nhớ SGK/136 Hoạt động 3 III- Luyện tập ? Tìm từ đồng âm với mỗi từ nam, sức nhè, tuốt...trong bài "Bài ca nhà tranh" ? - Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm 2 từ, trình bày vào bảng phụ. - Gv gọi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét. Bàt tập 1 SGK trang 136. - Nam 1: Phương Nam Nam 2 : Nam giới - Sức 1: Sức khỏe Sức 2 : Trang sức - Nhè1: Khóc nhè Nhè 2 : Nhè ra - Tuốt 1: Tuốt lúa Tuốt 2 : Biết tuốt - Môi 1: Môi son Môi 2 : Môi giới B. Chuẩn bị. + xác định tình cảm, cảm xúc. + Nội dung tự sự. + Nội dung biểu cảm. IV. Củng cố: - Gv cùng học sinh nhắc lại nội dung cơ bản của bài. - So sánh vai trò của yếu tố miêu tả trong văn miêu tả và văn biểu cảm. Văn miêu tả Văn biểu cảm - Tả chi tiết với mục đích làm cho người đọc hình dung sinh vật với đặc điểm, tính chất - Làm cho tình tiết gay cấn đợi chờ. - ý nghĩa sâu xa của sự việc khiến người ta phải nhớ lâu, suy nghĩ và chính xác về nó. Tả kỹ 1 chi tiết nào đó mà mình có cảm xúc và từ đó khêu gợi cảm xúc nơi người đọc V. Dặn dò. - Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 138. -Vận dụng yếu tố miêu tả, tự sự để biểu cảm về một kỷ niệm thời thơ ấu. - Soạn : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng . IV.Rút kinh nghiệm. Ngày tháng năm 2012 TUẦN : 11 ...................................
Tài liệu đính kèm: