Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Tiết 1)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh :

- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

- Bước đầu thấy vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.

- Buớc đầu thấy được bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự .

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ.

- Chân dung Đỗ Phủ.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 41
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
(MAO ỐC VỊ THU PHONG SỞ PHÁ CA)
 Đỗ Phủ
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
- Bước đầu thấy vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.
- Buớc đầu thấy được bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự .
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- Chân dung Đỗ Phủ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc diễn cảm bài “Hồi hương ngẫu thư”? Qua nhan đề, có thể thấy sự biểu hiện tình quê hương ở đây có gì độc đáo?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu.
- Gọi hs đọc lại.
- Yêu cầu các em đọc chú thích.
- Yêu cầu hs tìm hiểu thể loại, bố cục.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Gọi HS đọc lại ba khổ thơ đầu
- Tác giả đề cập đến những nỗi khổ nào của bản thân mình?
- Nỗi khổ đầu tiên tác giả đề cập đến là gì?
- Hình ảnh đó được miêu tả tập trung ở chi tiết nào? Gợi lên một cảnh tượng ra sao?
- Hãy hình dung tâm trạng của chủ nhân ngôi nhà lúc này?
- Đã khổ vì nhà tốc mái, tác giả còn khổ vì những lý do nào nữa?
- Ta có nên trách lũ trẻ thôn nam không? Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống XH thời ấy như thế nào?
- Tâm trạng của nhà thơ trước hiện tượng này?
- Có phải nhà thơ chỉ đau buồn vì bị cướp tranh không?
- Ở phần ba, nỗi khổ của nhà thơ lại tăng thêm mấy phần? Vì sao?
- Em có suy nghĩ gì khi đọc hai câu cuối đoạn ba? Em hiểu cơn loạn là như thế nào?
- Quan sát cách gieo vần ở khổ 2 và 3 có gì đặc biệt? Tác dụng?
- HS đọc khổ cuối
- Trong cảnh nghèo khổ, tác giả đã mơ uớc điều gì?
- Mục đích uớc có nhà to,chắc là gì?
- Uớc mơ ấy rất thiết tha. Nghệ thuật nào trong khổ cuối thể hiện điều ấy?
- Từ ước vọng ấy, em hiểu gì về nhà thơ Đỗ Phủ?
- Theo em, nếu không có khổ cuối thì ý nghĩa,giá trị bài thơ sẽ giảm đi như thế nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Em cảm nhận được những giá trị nội dung nào được phản ảnh trong bài thơ?
- Em học tập đưọc gì từ nghệ thuật biểu cảm trong bài thơ này?
- Yêu cầu đọc ghi nhớ/134.
Hoạt động 3: Củng cố.
- Em có biết bài thơ nào của tác giả VN cũng mang tình cảm nhân đạo như nhà thơ Đỗ Phủ và cũng có cách biểu cảm như thế? 
- HS đọc diễn cảm.
- HS đọc chú thích.
- Trả lời: 4 phần
+ Đầu...sa.
+ Trẻ...ức.
+ Giây...trót.
+ Còn lại.
- HS đọc.
- Gió tốc mái, trẻ con cướp tranh. Cảnh nhà bị gió thu phá
- Mảnh tranh lợp nhà bị gió tốc đi. Tan tác,tiêu điều.
- Lo ,tiếc bất lực.
- Trẻ con “Thừa gió bẻ măng” xô vào cướp.
- Không nên trách nhiều vì chúng đáng thương hơn đáng giận do đói nghèo, thất học trong một XH loạn ly.
- Đau xót, ấm ức.
- Nỗi đau về nhân tình thế thái.
- Tăng lên gấp bội vì phải ngủ trong đói rét và loạn lạc, mất ngủ.
- Tình cảnh đáng thương. Là loạn ly, chiến tranh tàn phá.
- Gieo vần trắc-->Nỗi khổ cực, ấm ức, dằn vặt.
- HS đọc
- Có ngôi nhà to, rộng, vững chắc. 
- Cho người nghèo trong thiên hạ.
- Dùng hàng loạt câu cảm thán-->Bộc lộ cảm xúc.
- Ước cho người khác. Nếu được có thể hi sinh mình.
- TL
- TL
- Đọc ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Thể loại, bố cục: 
a. Thể loại: Thất ngôn bát cú.
b. Bố cục: 4 phần
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Nỗi thống khổ của người nghèo:
- Nhà bị tốc mái: tan tác, tiêu điều.
- Trẻ con cướp giật 
tranh: Đói nghèo, thất học.
- Ngủ trong đói rét ướt lạnh, con quẫy đạp.
- Loạn lạc mất ngủ
* Người dân phải gánh chịu nỗi khổ về cả vật chất lẫn tinh thần vì chiến tranh loạn lạc triền miên.
2. Ước mơ cao cả:
- Ước điều tốt lành cho người nghèo khổ.
- Tính vị tha, hy sinh,nhân đạo
III. Tổng kết:
GN: 134 SGK
4. Dặn dò: - Học thuộc bài.
	 - Soạn bài Kiểm tra văn.
 5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 11
Tiết 42
KIỂM TRA 1 TIẾT
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Hệ thống, ôn tập, nắm vững các kiến thức về các văn bản đã học.
- Rèn luyện kỹ năng tự luận, diễn đạt văn bản.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
A. Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm: Đọc, chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. (6đ)
1. Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì?
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
B. Kể về tâm trạng một chú bé trong ngày đầu tiên tới trường.
C. Tái hiện lại tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
2. Cha của En-ri-cô là người như thế nào?
A. Thương yêu và chiều con.	B. Yêu thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con.
C. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con.
3. Lối hát đối đáp trong bài ca dao “ Ở đâu năm cửa...” thuộc kiểu hát nào?
A. Hát chào mời. 	B. Hát đố hỏi. 	C. Hát xe kết
4. Bài thơ “Sông núi nước Nam” đã nêu bật nội dung gì?
A. Nước Nam là nước có chủ quyền không kẻ thù nào xâm phạm được.
B. Nước Nam là một đất nước văn hiến. C. Nước Nam có nhiều anh hùng đánh giặc ngoại xâm.
5. Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp:
A. Tươi tắn và đấy sức sống.	B. Kì ảo và lộng lẫy.	C. Yên ả và thanh bình.
6. Nhận xét sau:“ Bài thơ đã thể hiện tình cảm nhân ái,vị tha cao cả” đúng cho tác phẩm nào?
A. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. 	B. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
C. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
II. Phần tự luận (4 đ):
 Câu 1: (1,5 đ) Những kỷ niệm nào thức dậy trong em khi đọc văn bản “Cổng trường mở ra”?
 Câu 2: (2,5 đ) Từ văn bản đã học, em hiểu gì về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong thơ cổ? Hãy phân tích 1 ví dụ để minh họa?
B. Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm: 1đ/câu
 1C, 2B, 3B, 4A, 5C, 6C
II. Tự luận: Yêu cầu diễn đạt hoàn chỉnh, không gạch đầu dòng.
 Câu 1: Tùy HS nêu kỷ niệm, đảm bảo các ý sau:
+ Nhớ về thời thơ ấu đến trường (0,5đ)
+ Nhớ lớp học,bạn bè,cô giáo (0,5đ)
+ Nhớ sự chăm sóc ân cần của mẹ...(0,5đ)
Câu 2:
	+ Nêu được mối quan hệ giữa cảnh và tình trong thơ cổ:
Tình gắn bó với cảnh (0,5đ)
Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh (0,5đ)
+ Phân tích được, diễn đạt mạch lạc (1,5đ).
4. Dặn dò: - Soạn bài Cảnh khuya; Rằm tháng giêng.
 5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 11
Tiết 43
TỪ ĐỒNG ÂM
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
- Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm. Có thái độ cẩn trọng,tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- Các ví dụ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là từ đồng âm.
- GV sử dụng bảng phụ có ghi mẫu câu 1 (SGK/135) để hướng dẫn HS.
- Tìm nghĩa của các từ “lồng”? Nghĩa hai câu có gì liên quan với nhau không?
- Như vậy hai câu khác nhau chỗ nào?
- Vậy em hiểu thé nào là từ đồng âm?
- GV cho ví dụ thêm: Con ngựa đá con ngựa đá.
Hoạt động 2: Sử dụng từ đồng âm.
- Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa các từ “lồng” trong 2 câu trên?
- Nếu tách câu trên ra khỏi ngữ cảnh thì có thể hiểu mấy nghĩa?
- Hãy thêm vào một vài từ để chỉ hiểu một nghĩa nhất định?
- Vậy để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Hd học sinh làm Bt 1, 2, 3.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Cho HS nhắc lại từ đồng âm và cách sử dụng.
- HS giải thích nghĩa của từ “lồng” , nhận xét rút ra kết luận:
+ Lồng1: nhảy, chồm lên.
+ Lồng2: chuồng nhốt chim.
- Cùng âm nhưng khác nghĩa.
- HS đọc GN/135
- HS trả lời, nhận xét từ “đá”.
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm.
- HS căn cứ phần trên để trả lời.
- TL
- HS lên bảng làm bài.
- HS thảo luận tổ và rút ra kết luận.
I. Thế nào là từ đồng âm:
- Cùng âm nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan đến nhau.
- Ghi nhớ: Sgk
II. Sử dụng từ đồng âm:
- Phải đặt trong văn cảnh đầy đủ để hiểu đúng, không hiểu nước đôi.
- Ghi nhớ: Sgk
II. Luyện tập:
4. Dặn dò: - Học thuộc bài.
	 - Soạn bài Kiểm tra Tiếng Việt.
 5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 11
Tiết 44
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN 
BIỂU CẢM
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng.
- Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- Sưu tầm hai đoạn văn: Tự sự thuần túy,tự sự có biểu cảm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập. 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Gọi hs đọc “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
- Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài.
- Theo em, kể và tả có tác dụng?
- Từ đó, em có thể rút ra nhận xét gì về mối quan hệ giữa ba yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm?
- Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn bc?
- Khái quát phần 1/GN
- GV gọi HS đọc đoạn văn/137,138
- Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả trong đv?
- Ở đoạn 1, tác giả tả bàn chân với những chi tiết nào?
- Qua những chi tiết đó tác giả đã biểu hiện tình cảm thế nào đối với người bố?
- Ở đoạn 2, tác giả kể việc đi làm nghề của bố qua những từ ngữ nào?
- Các sự việc trên có phải làm người đọc hiểu được diễn biến của chuyện? 
- Em hãy nêu sự khác nhau của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn kể, tả và trong văn biểu cảm?
- GV: Khái quát ý 2/GN
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Cho HS đọc bài “Kẹo mầm”
- Gv gợi ý: Đây là dạng BT mô phỏng,yêu cầu HS kết hợp tự sự, miêu tả để biểu cảm
+ Tự sự: Chuyện đổi tóc (Kẹo mầm ngày trước)
+ Miêu tả: Cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ
+ Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết.
Hoạt động 3: Củng cố.	
- Đọc lại ghi nhớ.
- HS đọc bài thơ.
- HS hoạt động độc lập.
- Thảo luận nhóm (đưa ra ý kiến nhận xét).
- Gợi ra đối tượng biểu cảm.
- Gởi gắm cảm xúc.
- HS đọc GN1/138.
- HS hoạt động độc lập.
- Ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân.
- Rất thương yêu
- Đêm nào bố ...quăng câu, hớt tóc dạo...
- Không phải mà chỉ là cơ sở để biểu cảm.
- Tự sự, miêu tả nhằm gợi cảm xúc chứ không sa đà.
- HS đọc GN 2/138.
- HS đọc.
- HS hoạt động độc lập.
I. Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm:
- Trong văn biểu cảm có sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả để gợi ra đối tượng và gởi gắm cảm xúc.
- Tự sự, miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không kể hay tả lại đối tượng, sự việc.
- Ghi nhớ: Sgk.
II. Luyện tập:
4. Dặn dò: - Học thuộc bài.
	 - Soạn bài Trả bài tập làm văn số 2.
 5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.Tuan11.doc