Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 42: Kiểm tra văn (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 42: Kiểm tra văn (Tiếp)

A- Mục tiêu cần đạt

- Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức cơ bản của Hs về phần văn học

- Kiểm tra đánh giá việc phân tích, cảm thụ văn học của HS

- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra ; Trắc nghiệm, tự luận phân tích biểu cảm

B- Chuẩn bị

- GV: Ra đề + Đáp án

- HS: Giấy bút kiểm tra

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 42: Kiểm tra văn (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/11/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 11 - Tiết: 42
Kiểm tra văn
A- Mục tiêu cần đạt
- Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức cơ bản của HS về phần văn học
- Kiểm tra đánh giá việc phân tích, cảm thụ văn học của HS
- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra ; Trắc nghiệm, tự luận phân tích biểu cảm
B- Chuẩn bị
- GV: Ra đề + Đáp án 
- HS: Giấy bút kiểm tra
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Bài mới( Giới thiệu): 
* HĐ2- Hướng dẫn thực hiện giờ kiểm tra.
Đề bài
I- Trắc nghiệm
Khoanh tròn phương án trả lời đúng 
1(0,25đ), Bài thơ “ Sông núi nước Nam” đã nêu bật ND gì 
	A. Nước Nam là nước có chủ quyền, không kẻ thù nào xâm phạm được
	B. Nước Nam là nước đất nước văn hiến 
	C. Nước Nam rộng lớn hùng mạnh
	D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan quâ giặc ngoại xâm
2(0,25đ), Cách đưa tin chiến thắng trong 2 câu đầu của bài thơ “ Phò giá về kinh” có gì đặc biệt 
	A. Đảo kết cấu C-V
	B. Đảo trật tự thời gian trong các chiến thắng
	C. Nói tới những chiến thắng trong tương lai
	D. Nhắc tới chiến thắng những triều đại trước
3(0,25đ), Bài thơ “ Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra” ci\ủa Trần Nhân Tông được làm theo thể loại gì ?
	A, Thất ngôn tứ tuyệt 	 C, Ngũ ngôn tứ tuyệt
	B, Thất ngôn bát cú 	 D, Ngũ ngôn bát cú
4(0,25đ), Nhân vật trữ tình “ ta” trong “ Côn sơn ca” là người như thế nào?
	A, Tinh tế, nhạy cảm vơi TN
	B, Tâm hồn thanh cao, trong sáng
	C, Tâm hồn giao cảm tuyệt đối với TN
	D, ABC đúng 
5(0,25đ), Qua hình ảnh chiếc “ Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ 
	A, Vẻ đẹp hình thể 	C, Số phận bất hạnh
	B, Vẻ đẹp tâm hồn 	D, Vẻ đẹp và số phận long đong
6(0,25đ), Thành ngữ nào dưới đây có nghĩa gần với thành ngữ: “ Bảy chìm ba nổi”
	A, Cơm niêu nước lọ 	C, Nhà rách vách nát
	B, Lên thác xuống ghềnh 	D, Cơm thừa canh cặn
7(0,25đ), Điểm nhìn của Lý Bạch đối với toàn cảnh Núi lư là
	A, Ngay dưới chân núi Hương Lô C, Trên đỉnh núi Hương Lô
	B, Trên con thuyền xuôi dòng sông D, Đứng nhìn từ xa
8(0,25đ), Chủ đề của bài thơ trữ tình “ Tĩnh dạ tứ” là gì?
	A, Đăng sơn ức hữu C, Sơn thuỷ hữu tình
	B, Vọng nguyệt hoài hương D, Tức cảnh sinh tình
9(0,25đ) , Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là gì ?
	A, Vui mừng háo hức 
	B, Buồn thương trước cảnh quê hương có nhiều thay đối
	C, Ngậm ngùi hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương
	D, Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành 
10(0,25đ). Đỗ Phủ được mệnh danh là
	A, Thần thơ B, Thánh thơ C, Tiên thơ D, Phật thơ
II- Tự luận
Câu 1(3,5đ): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua đèo ngang” . Cho biết tác giả của bài thơ là ai? Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tác giả đó?
Câu 2(4đ):So sánh cụm từ: “ Ta với ta” trong hai câu thơ:
	“ Một mảnh tình riêng, ta với ta”- ( Qua đèo ngang) 
	“ Bác đến đây chơi, ta với ta”-( Bạn đến chơi nhà)
Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm ( 0,5 đ/câu ) : 5 đ
1A 3A 5D 7D 9C
2B 4D 6B 8B 10B 
Phần II- Tự luận ( 5 đ) 
Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ
	 Giới thiệu tóm tắt về nhà thơ Bà huyện Thanh Quan.
Câu 2:
Trong bài Bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến cũng viết ta với ta:
Bác đến chơi đây, ta với ta
Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến chỉ hai người , hoà hợp gắn bó mật thiết giữa 2 con người trong 1 tình bạn chung thuỷ(chủ nhà và khách).
 “ta với ta” trong bài thơ qua đèo ngang : từ ta chỉ 1 người – 1 tâm trạng. Đó là nỗi cô đơn thăm thẳm không chia xẻ của con người giữa không gian bao la hùng vĩ đến sơn ngộp đ nỗi khoải càng khắc khoải, thấm thía, xót xa này thì chỉ có một nhà thơ đang đối diện với chính mình. 
*HĐ3- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thứ.: GV thu bài, nhận xét giờ
2- HDVN
 Ôn kiến thức đã học
 Chuẩn bị bài mới : “ Từ đồng âm”..

Tài liệu đính kèm:

  • docT42.doc