Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng giêng (nguyên tiêu) (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45:  Cảnh khuya rằm tháng giêng (nguyên tiêu) (tiếp)

 - Giúp HS cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.

 - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ

 - Rèn kĩ năngđọc phân tích thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, đối chiếu với bản dịch và bản phiên âm chữ Hán

- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng kính yêu lãnh tụ

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1089Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng giêng (nguyên tiêu) (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 12
Tiết 45 Cảnh khuya
Giáo án chi tiết
Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)
 - Hồ Chí Minh -
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - Giúp HS cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.
 - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ 
 - Rèn kĩ năngđọc phân tích thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, đối chiếu với bản dịch và bản phiên âm chữ Hán 
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng kính yêu lãnh tụ 
 II. Chuẩn bị:
 Thầy: Trao đổi trong nhóm thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy
 Nghiên cứu bài, soạn giáo án 
 Trò: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy
 III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1 (5')
 A. ổn định tổ chức: (1’)
 B Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Đọc thuộc bài thơ: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Nêu giá trị nội dung của bài thơ? Qua bài thơ em có cảm nhận gì về nhà thơ Đỗ Phủ?
Hoạt động 2 (5')
 C. Bài mới : 
* Giới thiệu bài: Là vị lãnh tụ của dân tộc, song Bác Hồ lại vốn là con người có tâm hồn nghệ sĩ. Dù công việc cách mạng có bận rộn đến trăm công nghìn việc thì Bác vẫn có những giây phút thư giãn bởi tâm hồn giao cảm tuyệt vời với thiên nhiên. Để hiểu được phần nào sự bình dị và gắn bó với thiên nhiên ấy, giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những bài thơ của Bác
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hướng dẫn HS tìm hiểủ phần chú thích sgk
? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Bác?
? Hai bài thơ trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
GV: Cả hai bài thơ đều được sáng tác trong hoàn cảnh Bác sống và làm việc ở chiến khu Việt Bắc 
- Thu đông năm 1947, bộ đội ta thắng lớn ở chiến trường Việt Bắc. Muà thu 1947, chiến dịch Việt Bắc đang diễn ra vô cùng ác liệt, Bác viết bài thơ: Cảnh khuya 
- Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, quân ta lại thắng lớn trên đường số 4 (xuân hè 1948), trong niềm vui tràn ngập, sôi động và phán chấn, Bác viết bài thơ: Rằm tháng giêng - Đăng trên báo: Cứu quốc 1948 
GV: Nêu yêu cầu đọc: Giọng chậm, nhẹ nhàng, ngắt đúng nhịp bài thơ 
Hoạt động 3:
? Hãy giải nghĩa từ Cổ thụ? (Cây to sống lâu năm)
? Giải nghĩa cụm từ Bóng lồng hoa
? Đọc bài thơ: Nguyên tiêu, hãy giải thích nhan đề bài thơ? 
- Đêm rằm tháng giêng 
? Giải nghĩa từ và dịch nghĩa các câu trong bài thơ?
? Căn cứ bản phiên âm và dịch nghĩa em có nhận xét gì?
 - Thể thơ từ thất ngôn tứ tuyệt -> lục bát 
 - Bản dịch thơ thêm vào các từ: lồng lộng, bát ngát, ngân, nhưng lại bớt mất từ xuân ở câu 2
 - Câu thơ 2 thiếu chữ yên ba (khói sóng)
? Việc dịch nghĩa không sát như vậy sẽ có hạn chế gì?
- Làm mất đi khung cảnh tràn ngập sắc xuân, mất đi cái mịt mù hư thực của cảnh khuya 
? Hai bài thơ được viết theo thể loại thơ gì?
 -Thất ngôn tứ tuyệt 
? Hai bài thơ có điểm gì khác biệt? 
 - Cảnh khuya viết bằng chữ Việt còn: Rằm tháng giêng viết bằng chữ Hán 
? Nêu nội dung bài thơ: Cảnh khuya? 
? Nêu nội dung bài thơ: Rằm tháng giêng?
GV: Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ đã thể hiện tương đối đầy đủ và khá hay về nội dung của bài thơ . 
Hoạt động 4 : (25')
Gọi hs đọc bài thơ
? Ngay câu mở đầu, cho ta thấy âm thanh gì? 
- Tiếng suối 
? Nghe thấy tiếng suối, nhà thơ có liên tưởng gì?
 -Tiếng hát trong trẻo của con người từ xa vọng lại 
? Câu thơ sử dụng phép tu từ gì? 
- Phép so sánh 
 ? So sánh tiếng suối chảy trong đêm khuya với tiếng hát gợi cho ta cảm giác gì?
- Làm cho tiếng suối trở nên gần gũi, thân thiết 
 Gv: Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong, rì rầm từ xa vọng đến khiến nhà thơ liên tưởng như có tiếng hát ngọt ngào của ai đó vang vọng trong đêm. Có lẽ đêm khuya phải thanh tĩnh lắm mới có thể nghe được tiếng suối chảy như vậy 
? Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả đó?
Đó là nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối đặc tả đêm chiến khu là một nét vẽ tinh tế và đầy gợi cảm về một thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm con người 
? Từ nghe thấy tiếng suối, đến câu thơ thứ 2, tác giả miêu tả gì? 
- Bác tả trăng chiến khu:
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 
? Câu thơ gợi ra trước mắt chúng ta cảnh gì?
 Câu thơ có 3 nét vẽ: Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng 
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
- Sử dụng điệp từ: lồng câu thơ đã nhân hoá trăng, cổ thụ và hoa, dùng 2 vế tiểu đối và một loạt từ chỉ cảnh vật trăng rừng 
- Ngôn ngữ thơ trang trọng điêu luyện 
? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó nhằm mục đích gì?
 - Làm cho vần thơ dào dạt, trữ tình, thi vị .
 - Tạo nên bức tranh tạo vật cân xứng đầy, hài hoà 
 - Làm nổi bật vẻ đẹp lung linh huyền ảo của ánh trăng chiếu xuống cây cối trong rừng khuya 
GV: Có thể nói câu thơ đầy ánh sáng của trăng đẹp, chắc phải là đêm thanh trăng tròn và sáng lắm mới có thể có ánh sáng chan hoà đến như vậy 
? Em có cảm nhận gì về cảnh sắc thiên nhiên ở2 câu thơ đầu của bài thơ?
GV: Đứng trước vẻ đẹp ấy, có lẽ thi sĩ với một tâm hồn thanh cao đang có những giây phút thần tiên hoà nhập cùng thiên nhiên sông núi. 
 HS đọc 2 câu thơ cuối? Nêu nội dung của 2câu thơ?
 ? Trước cảnh đẹp của đêm trăng nhà thơ có tâm trạng như thế nào? 
- Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 
 - Cảnh khuya như vẽ là cảnh vật tuyêt đẹp mà nhà thơ đã nói ở 2 câu thơ đầu. Người chưa ngủ là tâm trạng của nhà thơ trằn trọc, băn khoăn chưa ngủ được 
 ? Em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ lúc đó?
- Có lẽ vì nhà thơ đang xúc động trước cảnh thiên nhiên quá đẹp 
- Bác không ngủ được vì : nỗi nước nhà
? Từ hoàn cảnh ra đời của bài thơ, em hiểu: nỗi nước nhà mà Bác đang phải lo lắng kia là gì?
- Là cuộc kháng chiến chống Pháp còn đang vô cùng gay go ác liệt, là vị lãnh tụ Bác phải lo trăm công ngàn việc nên không ngủ được
? Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ ở 2 câu thơ cuối?
 - Điệp lại liên hoàn hai tiếng chưa ngủ
? Sử dụng điệp từ ấy có tác dụng diễn tả điều gì?
 - Làm cho âm điệu thơ nhẹ nhàng, triền miên như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tình. Tình yêu nước của Bác thật sâu sắc, thật mãnh liệt 
? Như vậy hai câu thơ giúp em hiểu gì về tình cảm, tâm trạng của nhà thơ?
GV: Hai câu thơ khiến ta vỡ lẽ rằng, thì ra Bác không chỉ rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng mà còn luôn canh cánh một nỗi lo lắng vì đất nước. Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến cực kì ác liệt mà tâm hồn Bác vẫn điềm tĩnh ung dung, vẫn có sự hoà quyện nhuần nhị trong sáng giữa thiên nhiên, đất nước đủ cho ta thấy Bác đáng kính biết chừng nào 
 Gọi hs đọc bài thơ, dịch nghĩa 
 ? Hai câu đầu làm hiện lên trước mắt ta cảnh gì?
- Cảnh đẹp đêm trăng mùa xuân
? Em biết gì về không gian của đêm trăng mùa xuân ấy?
- Không gian cao rộng bát ngát tràn đầy ánh sáng trong đêm trăng rằm mùa xuân
GV: Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tràn đầy tỏa sáng xuống khắp trời đất mùa xuân. Trăng làm cho cảnh vật ngập tràn sức sống 
? Cảnh đẹp đêm trăng tiếp tục được miêu tả ntn?
- Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên
? Hãy tưởng tượng và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân qua câu thơ đó?
GV: Hai câu thơ đầu mở ra một không gian cao rộng, mênh mông tràn đầy ánh sáng và sức sống trong đêm Nguyên tiêu. Bầu trời và vầng trăng như không có giới hạn, dòng sông mặt nước tiếp lẫn giáp với bầu trời. Đây là sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng cũng là dòng sông tuổi trẻ sức trẻ, khoẻ của tháng giêng tháng đầu của mùa đầu trong năm. 
? Nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của nhà thơ?
- Dùng điệp từ xuân tới 3 lần trong một câu thơ 
? Cách dùng điệp từ có tác dụng gì?
- Gợi lên hình ảnh mùa xuân tràn ngập trong không gian nhiều chiều. 
- Làm nổi bật vẻ đẹp hữu tình tươi xinh khác thường của đêm trăng mùa xuân 
 Gv : Ba từ xuân chính là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái thần của sông nước, bầu trời trong đêm xuân 
 - Xuân trong thơ Bác là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi, là sức sống mãnh liệt của đất nước trong lửa đạn vẫn trẻ trung, vẫn tiềm tàng sức sống 
? Như vậy ngoài việc miêu tả cảnh đêm trăng mùa xuân, tác giả còn giúp ta cảm nhận được điều gì ?
Gv: Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến đầy khó khăn thử thách, việc quân rất bộn bề, mà có được những vần thơ như thế thì thật đáng cảm phục biết bao thơ của Bác đã thực sự làm rung động lòng người đọc 
? Hai câu thơ cuối tiếp tục tả cảnh gì?
Yên ba thâm sứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
? Câu thứ 3 tiếp tuc miêu tả ánh trăng ở thời điểm nào? 
- Đêm đã khuya, trăng đã lên đỉnh đầu, ánh trăng pha lẫn màn sương mờ
? Không những thế câu thơ thứ 3 còn cho biết điều gì?
- Cho biết cảnh Bác Hồ làm việc giữa chiến khu Việt Bắc.
? Em có nhận xét gì về không khí làm việc?
- Một không khí làm việc khẩn trương, kín đáo, bí mật, lãng mạn, lạc quan.
GV: Đây không phải là cuộc du ngoạn ngắm trăng bình thường mà đây là những phút nghỉ ngơi hiếm có của các vị lãnh đạo sau hội nghị quan trọng quyết định vận mệnh đất nước.
? Câu thơ cuối gợi mở cho ta thấy cảnh gì?
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
? Em có nhận xét gì về các dùng từ ngân ở bản dịch thơ?
- Ngân: Gợi lên âm thanh của ánh trăng, sức sống cho trăng.
GV: Cách dùng từ như vậy có tác dụng lấy thính giác để chỉ thị giác. Đây là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Con thuyền kháng chiến trong lòng thi nhân lại trở thành con thuyền trăng đang chở đầy, tràn ngập ánh trăng vàng 
? Cách miêu tả của nhà thơ ở đây có gì đặc sắc?
- Dùng những thi liệu của thơ ca cổ điển: con thuyền dòng sông, ánh trăng, khói sóng... song lại mang màu sắc và không khí của lịch sử hiện đại 
? Em hãy chỉ rõ cái màu sắc hiện đại mà em cảm nhận được trong bài thơ?
- Trăng của thiên nhiên xuất hiện giữa chiến khu còn người thưởng trăng không chỉ là một thi sĩ rất yêu trăng mà còn là một chiến sĩ, một nhà cách mạng, một lãnh tụ đang bàn việc quân để lãnh đạo cuộc kháng chiến 
? Em có cảm nhận gì về tâm trạng của Bác?
II. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: (5’)
 1. Tác giả 
Hồ Chí Minh (1890-1969)
 - Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhà thơ lớn, là danh nhân văn hoá thế giới 
 2. Tác phẩm 
- Hoàn cảnh sáng tác 
 Bài thơ Cảnh khuya Viết vào mùa thu 1947 bằng chữ Việt.
- Bài thơ Rằm tháng giêng viết vào xuân hè 1948 bằng chữ Hán 
 II. Đọc và tìm hiểu chú thích (5’)
- Hai bài thơ viết theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt 
+ Nội dung: 
- Cảnh khuya: Miêu tả cảnh đêm trăng đẹp trên rừng Việt Bắc và tâm trạng của Bác 
- Rằm tháng giêng: Vẻ đẹp của một đêm trăng nguyên tiêu và cảm xúc dạt dào niềm vui của vị lãnh tụ 
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
A. Cảnh khuya:(15’)
1. Hai câu thơ đầu: 
- Miêu tả cảnh rừng khuya ở núi rừng chiến khu Việt Bắc 
- Cảnh thiên nhiên đêm trăng rất  ... ững từ có nghĩa giống nhau và cách phát âm giống nhau.
 3. Từ đồng nghĩa gồm mấy loại?
A. Một loại B. Hai loại C. Ba loại D. Bốn loại
 4. Nét nghĩa nhỏ, xinh xắn, đáng yêu phù hợp với từ nào sau đây?
A. Nhỏ bé B. Nhỏ nhoi C. Nhỏ nhắn D. Nhỏ nhặt
 5. Chữ hồi nào trong những từ sau không cùng nghĩa với chữ hồi còn lại?
A. Hồi hương B. Hồi hộp C. Hồi âm D. Hồi cư
 6. Thế nào là từ trái nghĩa?
A. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
B. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau
C. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
D. Cả ba trường hợp trên là đúng.
 7. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ nhi đồng?
A. Trẻ con B. Trẻ em C. Trẻ tuổi D. Con trẻ
 8. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A Trẻ - già B. Sáng - tối C. Sang - hèn D. Chạy - nhảy
 9. Tìm cặp từ trái nghĩa phù hợp đễ điền vào chỗ trống trong câu sau
 Non cao tuỗi vẫn chưa già 
 Non sao... nước, nước mà... non
 II. Tự luận 
Viết một đoạn văn dài 10 ->15 dòng về chủ đề học tập trong đó có sử dụng đại từ, Cặp từ trái nghĩa:
Hoạt đọng 3
 - Cho học sinh làm bài 
 - Thu bài về nhà chấm 
 * Đáp án và biểu điểm
 I. Trắc nghiệm (4,5đ) - Mỗi câu trả lời đúng (0,5 đ) 
1. D 2. C 3. B 4. C 5. D 
6. A 7. C 8. D 9. Nhớ - quên
 II. Tự luận (5 đ)
Viết đủ số lượng, câu văn đầt đủ, ý lưu loạt rõ ràng, sử dụng phù hợp đại từ và cặp từ trái nghĩa
Trình bày bài sạch đẹp cho: 0,5 đ
Hoạt động 4:
 D. Củng cố
GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra 
 E. Hướng dẫn về nhà (1’)
 - Tự rút kinh nghiệm bai viêt của mình
Xem trước bài Thành ngữ
Ngày chấm:
Ngày trả:
Tiết 47 
Trả bài tập làm văn số 2
I. Mục tiêu cần đạt
Qua việc trả bài, nhằm giúp học sinh nhận thấy khả năng viết bài văn biểu cảm về sự vật, tự rút ra những kĩ năng cần rèn luyện khi viết văn biểu cảm 
Rèn luyện kỹ năng trình bày bài, diễn đạt ý, diễn đạt câu và sữa lỗi
Giáo dục ý thức sửa lỗi, có ý thức vận dụng phát huy ưu điểm
II. Chuẩn bị
 Thầy: Chấm bài ghi nhận ưu nhược điểm, tìm nguyên nhân và hướng sửa chữa
 Trò: Nhớ lại bài đã làm
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1:
 A. ổn định tổ chức (1’)
 B. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ học 
 C. Bài mới:
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của đề, biểu điểm: (18') 
? Đề bài này thuộc thể loạị nào?
? Nội dung cần phát biểu cảm nghĩ là gì?
? Các em xây dựng bài văn này gồm mấy phần?
? Em hãy xây dưng dàn ý cho bài văn?
? Phần mở bài em làm như thế nào?
? Phần thân bài em làm như thế nào?
? Phần kết bài em làm như thế nào?
I. Phân tích yêu cầu của đề bài (3’)
Loài cây em yêu
- Thể loại: Văn biểu cảm
- Nội dung: Bộc lộ tình cảm về loài cây
II. Lập dàn ý (10')
A. Mở bài
- Giới thiệu cây mình định viết
- Lý do mình yêu thích
B. Thân bài
- Qua miêu tả bộc lộ tình cảm cụ thể về chi tiết của cây
- Sự gắn bó, lợi ích của cây
Một vài kỉ niệm đẹp gữa em và cây
- Suy nghĩ về tương lai, ước muốn của em về cây 
C. Kết bài
- Khẳng định cảm súc của mình với loài cây đó
Hoạt động 2: (15')
 III. Nhận xét: 
 1. Ưu điểm
- Nhiều em biết xác định đúng thể loại, bước đầu biết làm bài cảm nghĩ
- Đã biết tập trung vào những đối tượng cần biểu cảm, bộc lộ cảm xúc khá chân thật, tự nhiên 
- Trình bày rõ ràng sạch đẹp
 2. Nhược điểm:
- Một số em chữ xấu cẩu thả 
Lớp 7A......................................................................................................................
Lớp 7B..
- Một số em còn lạc sang văn miêu tả 
Lớp 7B
- Một số trình bày sơ sài, ít biểu cảm, diễn đạt lủng củng, chọn lọc những chi tiết biểu cảm còn ít 
Lớp 7A
Lớp 7B
 - Một số sắp xếp ý lộn xộn, không rõ ràng, một số cách mở bài, kết bài vụng về
Hoạt động 3:
 III. Hướng dẫn sửa lỗi sai 
 1. Lỗi chính tả:
Từ sai Sửa lại Từ sai Sửa lại 
Che Tre Chở thành Trở thành 
 xẽ Sẽ lớn nên Lớn lên.....
Tương tự cho hs lần lượt sửa lỗi
2. Sửa lỗi về câu, cách dùng từ, cách diễn đạt:
 - Gv đưa những câu sai hs còn mắc đã chép trên bảng phụ, cho hs phát hiện nguyên nhân sai và nêu cách sửa 
 - GVđọc một số bài viết khá cho cả lớp nghe tham khảo 
 D. Củng cố 
GV nhận xét chung giờ làm bài 
? Khi làm bài văn biểu cảm về loài cây em yêu ta cần chú ý điều gi?
 E. Hướng dẫn về nhà
 - Hs nào điểm dưới trung bình phải viết lại bài 
 - Tự sửa lỗi sai trong bài làm 
 - Làm bài tập với đề văn sau: 
 Cảm nghĩ của em về một loài hoa mà em yêu thích 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 48 
 Thành ngữ
 I. Mục tiêu cần đạt.
 - Qua việc phân tích ví dụ hình thành cho các em khái niệm thành ngữ. Từ đó các em hiễu rõ đặc điểm cấu tạo của thành ngữ. Mở rộng vốn thành ngữ cho các em
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng thành ngữ trong khi viết
- Giáo dục lòng yêu thích, ham mê tìm tòi thành ngữ
II. Chuẩn bị:
Thầy: Trao đổi trong nhóm thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy.
 Nghiên cứu, soạn giáo án, bảng phụ 
Trò: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy 
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động1:(5') 
 A. ổn định tổ chức: (1’)
 B. Kiểm tra bài cũ: (4')
 ? Thế nào là từ đồng âm? Muốn hiểu được nghĩa của TĐÂ dựa trên cơ sở nào?
 ? Cho một số ví dụ về từ đồng âm? Đặt câu với mỗi từ đồng âm đó? 
Hoạt động 2:
 C. Bài mới
VD: Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy lâu
? Đọc lại câu ca dao và cho biết nghĩa cụm từ lên thác xuống ghềnh?
- Lên thác xuống ghềnh: long đong, lận đận, bấp bênh
? Em hiểu cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao này ntn?
- Diễn tả cuộc sống vất vả long đong, bấp bênh gặp nhiều khó khăn của cuộc sống con cò
? Nếu thay qua thác qua ghềnh em có nhận xét gì về nghĩa cụm từ này?
- Nghĩa của cum từ này thay đổi: Qua thác qua ghềnh không có nghĩa là lênh đênh chìm nổi nó diễn sự phẳng lặng, suôn sẻ
? Qua đây em rút ra được nhận xét gì về nghĩa của cụm từ khi thay đổi 1 vài từ ngữ?
- Khi thay đổi 1 vài từ của cụm từ thì ý nghĩa của cụm từ bị thay đổi
? Để ý nghĩa bài ca dao này không bị thay đổi thì ta có thể thay đổi từ ngữ của cụm từ in đậm được không? Vì sao?
- Không thể thay đổi các từ ngữ trong cụm từ được vì nếu không thay đổi ý nghĩa của cum từ bị thay đổi => ý nghĩa câu ca dao bị thay đổi
? Nếu nói: Lên thác rồi xuống ghềnh. Em có nhận xét gì về cụm từ lúc này?
- Cũng diễn tả sự lênh đênh, chìm nổi nhưng sự lênh đênh chìm nổi này không diiễn ra dồn đập ý nghĩa của cụm từ này đã bị giảm nhẹ so với cụm từ lên thác xuống ghềnh
? Nếu thầy thay: Lên ghềnh xuống thác
Em có nhận xét gì về ý nghĩa của cụm từ này so với cụm từ: lên thác xuống ghềnh?
- ý nghĩa của nó bị giảm nhẹ. Vì thác bao giờ cũng rất cao, ghềnh thì thấp. Vì vậy bao giờ xuống thác cũng dễ hơn. Còn lên ghềnh thì không khó khăn lắm. Từ đó cụm từ này diễn tả một sự việc suôn sẻ, ít trắc trở.
? Vậy chúng ta có thể thêm từ hay thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ đó được không? Vì sao?
- Không, vì ý nghĩa của cụm từ bị thay đổi => ý nghĩa câu vẫn bị thay đổi
? Qua đây em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh trong các câu ca dao này?
- Cấu tạo cụm từ này rất cố định, khó thay đổi
? Về mặt ý nghĩa câu ca dao này biểu thị ý nghĩa ntn?
- Biểu thị ý nghĩa nhất định và hoàn chỉnh
GV: ý nghĩa đó người đọc dể dàng nhận biết được. Những cụm từ như thế được gọi là thành ngữ 
? Qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là thành ngữ?
? Muốn hiểu được nghĩa của thành ngữ ta làm thế nào? 
- Phải hiểu được nghĩa đen rồi mới suy ra nghĩa bóng 
VD: -Vắt cổ chày ra nước 
? Em hiểu nghĩa của cụm từ này như thế nào ?
- Chày là vật dụng làm bằng gỗ khô, vì vậy không thể vắt ra nước 
? Thành ngữ này có hàm ý gì?
- Dùng chỉ tính của con người keo kiệt, bủn xỉn 
? Để diễn đạt được điều này, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (ẩn dụ)
 VD: Nhanh như chớp 
? Em hiểu thành ngữ này như thế nào?
- Chỉ hoạt động rất nhanh và chính xác 
? Thành ngữ này sử dụng biện pháp tu từ gì ?(so sánh)
 GV: Như vậy nghĩa của thành ngữ không chỉ bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó mà nghĩa của thành ngữ còn được hiểu theo cách nào?
Hoạt động 2: (10')
? Hãy tìm thành ngữ có trong các văn bản em đã học?
 - Bảy nổi ba chìm 
VD : Thân em vừa trắng lại vừa tròn 
 Bảy nổi ba chìm với nước non 
? Trong ví dụ thành ngữ giữ chức vụ gì?
? Em có nhận xét gì về cấu trúc và số tiếng của thành ngữ mà ta vừa xác định?
 - Cấu trúc ngắn gọn 
GV: Trong thành ngữ còn thường sử dụng từ tượng hình để miêu tả hiện tượng thực tế và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người nói (viết)
? Vậy thành ngữ thường có đặc điểm gì?
- GV: Trong khi nói và viết, chúng ta biết vận dụng thành ngữ một cách hợp lí thì lời văn mới có hiệu quả cao 
? Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì?
I. Thế nào là thành ngữ:
(15')
1. Ví dụ:
2. Kết luận: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh 
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ so sánh...
II Sử dụng thành ngữ:
(10’)
 1. Ví dụ:
2. Kết luận: 
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, có thể làm vị ngữ
- Thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc có tính hình tượng, có tính biểu cảm cao
*Ghi nhớ: SGK
 Hoạt động 4: (10')
D. Củng cố: ? Đọc lại phần ghi nhớ sgk? Thành ngữ có tác dụng gì trong lời ăn tiếng nói? Khi sử dụng thành ngữ cần lưu ý điều gì?
 III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1: Gv Treo bảng phụ ghi bài tâp1, gọi hs đọc? Nêu yêu cầu của bài tập?
? Muốn hiểu được ngiã của thành ngữ ta phải làm gì? (Hiểu được nghĩa đen rồi suy ra nhĩa biểu thị của nó)
? Em hãy tìm nghĩa của mỗi thành ngữ trong bài tập?
+ Sơn hào hải vị: Những món ăn quý hiếm trên rừng, dưới biển thường dành cho vua chúa 
+ Nem công chả phượng: Vua chúa và các nhà quý tộc 
+ Khoẻ như voi: Rất khoẻ 
+Tứ cố vô thân: Không có ai thân thích ruột thịt 
+ Da mồi tóc sương: Đã già 
 2. Bài tập 2: Hướng dẫn hs về nhà làm 
 3. Bài tập 3 : Đưa bài tập đã chép trên bảng phụ. Gọi hs đọc? Nêu yêu cầu của bài tập?
 - Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn 
 Gợi ý: - Lời ăn tiếng nói - No cơm ấm áo 
 - Một nắng hai sương - Bách chiến bách thắng 
 - Ngày lành tháng tốt - Sinh cơ lập nghiệp 
 Bài tập 4:
 ? Hãy sưu tầm thêm ít nhất 10 thành ngữ chưa được giới thiệu trong sgk và giải nghĩa cấc thành ngữ ấy?
Vd: Chuột sa chĩnh gạo Mèo mù vớ cá rán 
 Lên voi xuống chó Mèo mả gà đồng 
 Đầu voi đuôi chuột Khăn là áo lượt ...
E. Hướng dẫn về nhà (1')
 - Học nắm chắc nội dung bài học 
 - Làm bài tập 2, 4 sgk 
 ? Tìm trong các văn bản đã học những thành ngữ dã được sử dụng và giải nghĩ các thành ngữ đó. Hãy đặt câu khác với thành ngữ đã tìm được 
- Chuẩn bị bài: Tiếng gà trưa
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 12.doc