Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 46: Kiểm tra tiếng Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 46: Kiểm tra tiếng Việt

1. Kiến thức:

- Học sinh hệ thống hoá các kiến thức đã học vận dụng vào làm bài kiểm tra. Đánh giá khả năng nhận diện tiếp thu các đơn vị kiến thức về từ láy, từ ghép, từ đồng âm, từ trái nghĩa.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra, phân tích tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong học tập thi cử.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 46: Kiểm tra tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Ngày soạn: 02 / 11 / 2011
Tiết: 46
Ngày dạy: /11 / 2011
kiểm tra tiếng việt
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hệ thống hoá các kiến thức đã học vận dụng vào làm bài kiểm tra. Đánh giá khả năng nhận diện tiếp thu các đơn vị kiến thức về từ láy, từ ghép, từ đồng âm, từ trái nghĩa.
2. Kỹ năng: 	
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra, phân tích tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong học tập thi cử.
ii. Chuẩn bị:
- GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
- HS : ôn tập kiến thức đã học.
iii. phương pháp – kĩ thuật dạy học.
Tổng hợp, nêu vấn đề, phân tích, trực quan.
iv. Các hoạt động trên lớp:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
3. Tiến hành kiểm tra:
Ma trận
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng 
Câu
Điểm
Thấp
Cao
TN
TN
TL
TL
Từ ghép
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5
2
1
10
Từ láy
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5
1
0,5
5
Đại từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5
1
0,5
5
Từ Hán Việt
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5
1
0,5
5
Quan hệ từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Điền cỏc quan hệ từ thớch hợp
1
2
20
1
2
20
Từ đòng nghĩa
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10
1
1
10
Từ trái nghĩa
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5
1
0,5
5
Từ đồng âm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5
HS viết được đoạn văn
1
4
40
2
4,5
45
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
2
1
10
5
3
30
1
2
20
1
4
40
9
10
100
A. đề bài:
Phần I Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Từ ghép Hán – Việt có:	
 A. Một loại B. Hai loại
 C. Ba loại D. Bốn loại.
Câu 2: Các từ Bàn ghế, sách vở, sông núi, thuộc từ:
	A. Từ ghép chính phụ B. Từ ghép đẳng lập
	 C. Từ đơn D. Từ láy.
Câu 3: Từ không đồng nghĩa với từ ”nhi đồng”, là:
	A. Trẻ con B. Trẻ em
 	C. Trẻ tuổi D. Con trẻ.
Câu 4: Từ  đậu trong câu sau thuộc loại từ nào? ( Con ruồi đậu, mâm xôi đậu) 
 A. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa
 C. Từ đồng âm D. Điệp ngữ.
Câu 5: Từ láy toàn bộ là từ:
	 A. Mạnh mẽ B. ấm áp
 C. Mong manh. D. Thăm thẳm.
Câu 6: Trong câu ca dao sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai
 Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”, đại từ là từ:
	 A. Ai B. Trúc
 C. Mai D. Nhớ.
Phần II: Tự luận (7điểm)
Câu 1: Thế nào là từ đồng nghĩa cho ví dụ cụ thể? (1đ)
Câu 2: Điền các quan hệ từ thích hợp vào những chỗ trống trong đoạn văn sau: Với, và, nếu thì, còn (2đ).
	Lâu lắm rồi nó mới cởi mở .... tôi như vậy. Thực ra, tôi... nó ít gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi an cơm ... nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt chờ đợi. Nó hay nhìn tôi... cái mặt đợi chờ đó, ...tôi lạnh lùng... nó lảng đi... tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó... cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề bạn bè hoặc học tập) trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. (4đ)
B, đáp án, biểu điểm.
Phần trác nghiệm: 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
B
C
C
D
A
Phần tự luận:
Câu 1: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. (0,5đ)
- Lấy ví dụ đúng (0,5đ).
Câu 2: Điền đúng mỗi từ được 0,25đ
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt chờ đợi. Nó hay nhìn tôi với cái mặt đợi chờ đó, nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi nếu tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó thì cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trong đó có sử dụng ít nhất một từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
4. Nhận xét- đánh giá:
- GV thu bài.
- Nhận xét ưu, nhược điểm của giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ôn lại các phần đã học về Tiếng Việt.
- Soạn bài: Thành ngữ.
- Xem lại đề bài viết, tiết sau trả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA TIENG VIET 7 TIET 46 CO MA TRAN DAP AN.doc