Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng Việt

A-Mục tiêu:

- Kiến thức: Củng cố và ôn lại kiến thức đã học về văn và tiếng Việt .

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết qua phần trắc nghiệm và kĩ năng tư duy qua phần tự luận.

- Thái độ: GDHS ý thức tự sửa và nhận ra lỗi trong bài làm, rèn tính cẩn thận.

B-Chuẩn bị của thầy và trò:

 - Thầy: Bài làm của HS có sửa chữa.

 - Trò: Bài làm của mình.

C-Tiến trình lên lớp:

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13, tiết 49. NS: ..ND:  
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN,
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố và ôn lại kiến thức đã học về văn và tiếng Việt .
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết qua phần trắc nghiệm và kĩ năng tư duy qua phần tự luận.
- Thái độ: GDHS ý thức tự sửa và nhận ra lỗi trong bài làm, rèn tính cẩn thận.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: Bài làm của HS có sửa chữa.
	- Trò: Bài làm của mình.
C-Tiến trình lên lớp: 	
 1.Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài.
 3. Bài mới:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra văn học
A. Bài kiểm tra văn học 
I. Trắc Nghiệm: (2 điểm )
C
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
D
B
D
C
A
D
Tuyên ngôn độc lập 
B
II. Tự luận: 
Câu 1:(2 điểm): Điểm chung về mặt nội dung của 2 bài thơ Tĩnh Dạ Tứ và Hồi Hương Ngẫu Thư là: cả hai tác giả đều thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.
Câu 2( 6 điểm): 
* Yêu cầu: Bài viết phải có đầu có đuôi , mạch lạc, gợi cảm bảo đảm các ý chính sau:
a. MB: Nêu được tình cảm chung của người viết đối với người phụ nứ trong xã hội xưa.(1)
VD: Em đã được đọc và học nhiều bài ca dao, bài thơ nói về thân phận người phụ nữ bị coi thường , chà đạp trong xã hội phong kiến nhưng trong đó hình ảnh người phụ nữ đẻ lại cho em ấn tượng nhiều nhất là hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
b.TB: Trình bày được các ý cơ bản sau: (4)
Trận trọng, yêu mến vẽ đẹp và phẩm chất người phụ nữ .
Cảm thương cho số phận cực khổ, lệ thuộc của họ.
Mở rộng: tự hào vì xã hội ngày nay người phụ nữ đã được coi trọng, được đói xử công bằng.
c.KB: Khẳng định lại tình cảm và bày tỏ niềm hi vọng vảo tương lai. (1)
 Ví dụ: Đến bây giờ trang sách đã khép lại nhưng trong lòng em vẫn vương vấn nỗi niềm thương cảm cho số phận và cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Em hy vọng rằng trong xã hội ngày nay nhận được sự ưu ái của gia đình , xã hội người phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ nữ thế giới nói chung sẽ có được nhiều thành công và hạnh phúc 
Hoạt động 2 nhận xét bài cảu HS
- nghe ghi và rút kinh nghiệm. 
III. Nhận xét chung: 
- Một số em ôn tập chưa kỹ nên phát hiện, nhận biết kiến thức chưa chính xác , thể hện cảm thụ còn yếu .
- Trình bày con cẩu thả.
Hoạt động 3: 
- kiểm tra bài của mình
A. Bài kiểm tra Tiếng Việt 
Đáp án: :
I. Trắc Nghiệm: (2 điểm )Ghi chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng vào ô dưới đây.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đa
D
D
B
C
B
B
D
A
II. Tự luận: 
Câu 1. (3 điểm). Đặt câu đúng với các từ sau: Phu nhân, Tử thi, Phụ nữ mỗi câu đatk 1 điểm.
Câu 2. (5 điểm). Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về mái trường em đang học có ý nghĩa biểu cảm., trong đó :
+ Sử dụng hợp lý một cặp từ trái nghĩa được 3 điểm
+ Sử dụng đúng 2 quan hệ từ dược 3 điểm. (Gạch chân , Ghi lại các cặp từ và quan hệ từ đó).
Hoạt động 4: nhận xét bài của học sinh
- nghe, ghi để rút kinh nghiệm 
III. Nhận xét chung
- Một số em ôn tập tốt nên két qảu đáng khem ngợi.
- bên canh đó có một số em học còn sơ sài nên tuy bài dễ mà vẫn bị điểm kém. 
	3. Dặn dò:
- Ôn lại kiến thức về văn, tiếng Việt .
	 -Soạn bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
	+ Đọc kỹ bài văn của Nguyên Hồng.
	+Trả lời các câu hỏi SGK T 147.
..
Tuần 13; Tiết: 50 NS: ..ND: 
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
 A-Mục tiêu:
- Kiến thức: + Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học .
	 + Tập trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm đã học trong chương trình.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học .
- Thái độ: GDHS biết cảm nhận cái đẹp từ những tác phẩm văn học .
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, bài soạn,
	- Trò: SGK, vở bài tập. 
C-Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài: không 
3. Bài mới: 
	* Vào bài: Những tiết tập làm văn trước chúng ta đã tìm hiểu và biết viết bài văn biểu cảm về sự vật, con người. Ở tiết này ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: 
+ Gọi HS đọc bài văn .
- Bài văn viết về bài ca dao nào? Em hãy đọc liền mạch bài ca dao đó?
- Bài văn viết nhằm mục đích gì? 
- Nhà văn khi đọc bài ca dao đã liên tưởng, tưởng tượng, hồi tưởng và suy ngẫm điều gì? Chỉ ra các yếu tố đó trong bài?
- Bài văn gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn bày tỏ cảm nghĩ gì của mình?
- Bố cụ bài thơ chia như thé nào?
==>Thế nào là cảm nghĩ về 1 tác phẩm văn học ? Bố cục của bài văn như thế nào ?
 + Gọi HS đọc ghi nhớ: SGK T 
* Hoạt động 2: 
 + Nêu cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya”.
Gợi ý: Cảm xúc của em bắt nguồn từ điều gì? Hình ảnh nào? Tâm hồn của Bác ra sao?
Huwongs dẫn Hs làm bài tập 2
Gợi ý: - MB: Giới thiệu bài thơ và ấn tượng ban đầu khi đọc bài thơ này như thế nào ?
- TB: Nêu cảm xúc về điều gì?
 + Tác giả kể – thời gian xa quê của mình với giọng văn biểu cảm như thế nào ? Yếu tố nào thay đổi – không thay đổi.
 + Nỗi buồn khi trở về quê vì lí do gì?
 + Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào ? à Liên hệ bản thân?
– GV nhận xét. 
- HS đọc.
- (Đêm qua ra đứng bờ ao..vẫn còn trơ trơ)
- Thảo luận nhóm nhỏ
(bộc lộ cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao)
- Nêu các yêu tố liên tưởng, tưởng tượng, hồi tưởng... 
- 4 đoạn , mỗi đoạn nói về 2 câu lục bát.
- 3 phần: MB; TB; KB
- Nêu khái niệm, bố cục
- Đọc ghi nhớ 
- Thảo luận – nêu ý kiến chung.
- HS thảo luận à trình bày ý kiến chung.
= HS viết mở bài – đọc.
 = HS ở lớp nhận xét
I/ Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học :
* Bài văn: Cảm nghĩ về một bài ca dao. (Nguyên Hồng)
 - Yếu tố tưởng tượng: (Có bóng 1 người đội khăn  ở bờ ao tối mờ mờ)
 - Yếu tố liên tưởng: Một người quen thật của tôi  hướng về cố hương.
 - Yếu tố hồi tưởng: Tôi chỉ lơ mơ  vô cùng.
 - Yếu tố suy ngẫm: Thì ra  vô cùng.
* Ghi nhớ: SGK T 147.
II/ Luyện tập: :
 1) Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh :
 - Cảm xúc được bộc lộ từ các hình ảnh, Sự so sánh mới mẻ, hấp dẫn.
 - Hình ảnh đan xen: trăng, cây cổ thụ, hoa rừng.
 - Sự hòa hợp giữa người và cảnh.
 - Tâm hồn của Bác: yêu trăng, yêu nước.
 2) Lập dàn ý đề văn:
 * Cảm nghĩ về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” – Hạ Tri Chương.
MB: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
TB : Nêu cảm xúc.
 Tâm trạng ngạc nhiên, buồn, nỗi xót xa vì sự việc xảy ra quá bất ngờ sau bao năm xa quê nay mới trở về thăm quê bị coi là “khách”
 c- KB: Đánh giá tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ .
àLiên hệ tình yêu quê hương của bản thân. 
	4. Cững cố- dặn dò: 
 - Thuộc ghi nhớ, nắm kỹ dàn bài.
 - Viết hoàn chỉnh bài văn cho 2 đề bài trên.
	 - Viết bài tập làm văn số 3.
	- Xem lại kĩ năng làm bài văn biểu cảm .
 Tiết: 51+52. 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – Văn biểu cảm 
 A-Mục tiêu:
	- Kiến thức: Giúp HS viết được bài văn biểu cảm , thể hiện được tình cảm chân thật đối với con người.
	- Kĩ năng: Biết sử dụng yếu tố trong tự sự , miêu tả vào bài viết, sử dụng lời cảm thán để trực tiếp bộc lộ cảm xúc .
	- Thái độ: GDHS trân trọng, giữ gìn tình cảm trong sáng, chân thật với người thân.
	B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: Đề kiểm tra.
	- Trò: Giấy kiểm tra.
	C-Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra.
	D-Bài mới:
	* Đề bài: Cảm nghĩ về người thân (ông , bà, cha, mẹ, anh, chị, em).
 * Yêu cầu:
 	- Tiết 1: Làm nháp, lập dàn bài àviết bài.
	- Tiết 2: Viết vào giấy.
	- Bài làm phải kẻ khung, lời phê, bố cục bài văn phải rõ ràng, chữ viết cẩn thận, không sai lỗi chính tả, tình cảm phải chân thật.
	- Làm xong phải kiểm tra lại, sửa sai.
	* Đáp án:
	1) MB: (2đ)
	- Giới thiệu đối tượng biểu cảm ? (là ai?)
	- Tình cảm của em đối với người đó như thế nào ?
	2) TB: (6đ)
	- Hồi tưởng và tả lại vài nét tiêu biểu về hình dáng, tính tình mà người đó đã gây ấn tượng đối với em.
	- Kể lại những kỷ niệm vui buồn của em và người đó.
	- Tình cảm giữa em và người đó như thế nào ?
	3) KB: (2đ)
	- Khẳng định lại tình cảm , sự gắn bó thân thiết giữa em và người đó.
	E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học: 
- Ôn lại các kĩ năng làm bài văn biểu cảm .
	 2) Bài sắp học: Soạn bài: Tiếng gà trưa.
	- Đọc kỹ văn bản , phần chú thích .
- Trả lời các câu hỏi SGK T151.
	G- Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13.doc