Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 49: Thành ngữ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 49: Thành ngữ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu được thế nào là thành ngữ.

 - Nhận biết thành ngữ trong văn bản; Hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.

 - Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm thành ngữ.

 - Nghĩa của thành ngữ.

 - Chức năng của thành ngữ trong câu.

 - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 49: Thành ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 
TIẾT 49 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiếng Việt :THÀNH NGỮ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được thế nào là thành ngữ.
 - Nhận biết thành ngữ trong văn bản; Hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.
 - Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm thành ngữ.
 - Nghĩa của thành ngữ.
 - Chức năng của thành ngữ trong câu.
 - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết thành ngữ.
 - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ: 
 - Sử dụng các thành ngữ trong giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Thế nào là từ đồng âm? Nêu cách sử dụng từ đống âm? Cho ví dụ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Giới thiệu bài: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nhiều lúc để cho lời nói được thêm sinh động ,gây ấn tượng mạnh mẽ, chúng ta hay sử dụng một số cụm từ mà người ta gọi là thành ngữ .Những thành ngữ này chiếm một khối lượng lớn trong tiếng việt .Vậy thành ngữ là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu khái niệm thành ngữ .Sử dụng thành ngữ
GV: Gọi HS đọc vd sgk/143
? Em hiểu “Thác”,”ghềnh” ở đây nghĩa là gì ?
? Có thể thay đổi trật tự từ trong cụm từ này được không ? (không)
? Từ nhận xét trên em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên ?
Hs: Lần lượt trả lời các câu hỏi.
? Vậy gọi cụm từ cố định ,diễn đạt một ý hoàn chỉnh là gì ? à hs đọc ghi nhớ 1/144
GV : Đưa vd thành ngữ thành 2 cột (bảng phụ )
? Yêu cầu hs nêu ý nghĩa của từng thành ngữ trong mỗi nhóm ?
HS: Tự bộc lộ ,GV nhận xét ,ghi bảng .
? Nhận xét xem cách hiểu nghĩa của 2 nhóm thành ngữ trên có giống nhau hay khác nhau ?
Hs: Thảo luận theo nhóm(3’)
Trình bày.
Gv : Định hướng.
Giảng : Phần lớn thành ngữ mang nghĩa hàm ẩn
? Em hãy nói những hiểu biết của em về nghĩa của thành ngữ ,hs đọc ghi nhớ 1 phần 2/144
? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ?
Gv : Chốt.
Thành ngữ :phản ánh 1 hiện tượng trong đời sống.
Tục ngữ: có ý khuyên răn &đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống .
Gv: Gọi hs đọc vd sgk /144
? Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trong các vd đó ?
HS: Tự xác định ,GV nhận xét ,ghi bảng
? Em hãy thay các từ ngữ có nghĩa tương đương vào các thành ngữ ở 2 vd trên .Cho biết nhận xét về việc dùng thành ngữ ?
HS: Đọc ghi nhớ 2b sgk/144
*HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập
Gv : Gọi hs đọc bài tập 1,nêu yêu cầu của đề
Gọi 3 hs lên bảng làm bài tập 1.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận ,cử đại diện trình bày .GV nhận xét ,bổ sung
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Nắm được Thành ngữ ,nghĩa của thành ngữ 
- Tác dụng của thành ngữ ,sử dụng thành ngữ 
- Về nhà học bài ,làm bài tập 4 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thế nào là thành ngữ
a. Xét VD1 :sgk/143
 - Lên thác xuống ghềnh àlận đận, vất vả
 - Nhanh như chớp à rất nhanh .
 - Cấu tạo : Tương đối cố định
 - Nghĩa: Diễn đạt một ý nghĩa hoàn chỉnh
 èthành ngữ
b. VD2:
Nhóm 1
Nhóm 2
- Bùn lầy nước đọng
- Mẹ goá con côi
- Năm châu bốn bể
è Hiểu theo nghĩa đen
- Tham sống sợ chết
- Lòng lang dạ thú.
- Đi guốc trong bụng
- Đen như cột nhà cháy
- Nồi da nấu thịt
è Hiểu nghĩa bóng
C . Kết luận: Ghi nhớ 1, Sgk/144
- Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thương thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh
2. Sử dụng thành ngữ
a. Xét Vd: Sgk.144
 -Vd a.Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
 VN
- Vd b. Anh đã nghĩ phòng khi tắt lửa tối đèn 
 PN 
à Thành ngữ có thể giữ chức vụ ngữ pháp ,CN,CN,PN trong cụm DT,ĐT
b. Kết luận: ghi nhớ : Sgk/144
- Thành ngữ ngán gọn hàm xúc có tính biểu tượng cao.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1.145 : Tìm &giải nghĩa thành ngữ
a. Sơn hào hải vị -> Các sản phẩm, các món ăn.
+ Nem công chả phượng - >Quý hiếm
b. Khoẻ như voi -> Rất khoẻ
+ Tứ cố vô thân-> Không có ai thân thích ruột thịt
c. Da mồi tóc sương-> Chỉ người tuổi già.
Bài tập 3.
145 : Thảo luận nhóm điền thành ngữ
- Lời ăn tiếng nói. - Một nắng hai sương
- Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm cật.
- Bách chiến bách thắng - Sinh cơ lập nghiệp
Bài tập 4/145 : 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
******************************************************
TUẦN 13 
TIẾT 50 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tập Làm Văn:CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 - Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 - Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng: 
 - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
 - Viết được những bài văn, đoạn văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 - Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
3. Thái độ: 
 - Sử dụng các thành ngữ trong giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Các em đã học rất nhiều bài văn ,thơ thuộc thể loại văn biểu cảm .có thể ở phần luyện tập của các bài đó ,các em đã làm quen với việc trình bày cảm nghĩ của mình qua một đoạn văn ,vậy phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là gì ?cách làm bài văn đầy đủ ntn? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Gv :Gọi hs đọc bài văn “cảm nghĩ về một bài ca dao –sgk/146-147
? Em có biết bài ca dao vừa đọc viết về bài ca dao nào không ?Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó ?
Hs : Trình bày và đọc bài ca dao .
GV : Chú ý các em :bài ca dao còn 2 câu nữa.
Đêm qua .
.mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi ,sao hỡi nhớ ai mà mờ
? Hãy cho biết bài cảm nghĩ này có mấy đoạn
? Mỗi đoạn nói về cảm nghĩ gì ?
Hs : Lần lượt trả lời các câu hỏi.
? Ở đoạn 2 tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về câu ca dao nào ?
HS : Đọc sgk/146
? Em có nhận xét gì về cách bộc lộ cảm nghĩ hình thức biểu lộ ?(Tưởng tượng,hình thức bố cục gián tiếp)
Hs : Phát hiện trình bày.
GV: giảng : :trước 2 câu ca dao này còn có 2 câu nữa “Buồn trông chênh chếch sao mai ”
Vì ngẩng mặt nhìn lên trời à sao à Ngân Hà .
? Đoạn cuối tác giả trình bày cảm nghĩ về hai câu ca dao nào ? Cách trình bày ntn?
HS : Đọc
GV: Bổ sung rõ hơn về cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học
cụ thể : 
 + Cảm xúc về cảnh ,người trong tác phẩm .
 + Cảm xúc về tâm hồn con người số phận nhân vật .
 + Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm . + Cảm xúc về tư tưởng tác phẩm .
*HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn luyện tập
Gv :Yêu cầu hs đọc đề bài 1/148, Định hướng đề bài .
- Lập dàn ý cho 1 trong số các đề bài đó
? Phần MB em định nêu ý gì ?
HS: Tự bộc lộ ,
GV : Nhận xét ,chốt ý.
? Ở phần thân bài em sẽ lập ý bằng cách nào ?
Hướng giải quyết ra sao ?
Hs: Thảo luận nhóm – đại diện trả lời ,
GV : Nhận xét ,chốt ý .
- Phần kết bài em sẽ trình bày cảm nghĩ gì về Bác .
Gv : Hướng dẫn học sinh viết phần thân bài
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Cách làm bài văn PBCN về tác phẩm văn học 
- Bố cục bài văn PBCN về tác phẩm văn học .
- Học bài ,xem trước ,xem lại các bài lý thuyết đã học về văn biểu cảm để làm bài số 8 được tốt 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
a. Đọc bài văn : (sgk /146-147)
 Cảm nghĩ về một bài ca dao 
b. Nhận xét :
 Bài ca dao được lược bớt 2 câu còn 8 câu .Mỗi đoạn văn tác giả trình bày 1 cặp câu 6/8
- Đoạn 1: Một người đàn ông ,thậm chí là người quen đang đứng ở cầu rửa của ao ,mặt ngẩng lên trời ,bên bóng tối mờ mờ .
à Đây là cách giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm,bày tỏ cảm xúc .
 è Tưởng tượng 
- Đoạn 2: Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu ,tiếng nấc của người mình trông ngóng 
è Tưởng tượng ,liên tưởng .
- Đoạn 3:
- Suy ngẫm về con sông Ngân Hà con sông chia cắt ,con sông thương nhớ à suy ngẫm về cuộc tình.Nghĩ rằng cũng đang có một người nào đó mong chờ ,đợi mình .
è Suy ngẫm 
- Đoạn 4:
- Từ 2 chữ “Tào khê” mà tác giả liên tưởng đến con sông Tào Khê chảy qua sông Cầu và thể hiện lòng chung thuỷ à với Tào khê như chính dòng Tào khê không bao giờ cạn .
è Suy ngẫm .
c. Ghi Nhớ: sgk /147
II. LUYỆN TẬP: 
Bài1. 148: Đề bài : PBCN về bài thơ 
Cảnh Khuya của HCM
a. Mở bài : Giới thiệu tác giả HCM (nhà yêu nước ,vị lãnh tụ vĩ đại của CMVN ,Bác còn là nhà văn ,nhà thơ lớn ,,,)
- Giới thiệu hoàn cảnh ( học )
 b.Thân bài : Nên trình bày cảm nghĩ theo bố cục bài thơ .
câu 1: Âm thanh tiếng suối à so sánh –tiếng hát à cảnh có hồn ,gần gũi và giao hoà với con người à say mê 
câu 2 : Ánh trăng  đẹp ,lung linh ,huyền ảo .
câu 3&4 : Con người vĩ đại –Bác Hồ Chí Minh à Tình yêu thiên nhiên ,đất nước .
è Tâm hồn của một người nghệ sĩ,chiến sĩ chiến đấu vì SN ĐN ,nặng lòng về nước .
3. Kết bài : Cảm phục Bác vô vàn .
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
 ******************************************************
 TUẦN 13 
TIẾT 51 + 52 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tập Làm Văn : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 ( Bài Viết Ở Lớp ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - HS viết tốt bài tập làm văn số 3 theo yêu cầu của bài văn biểu cảm 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Giúp hs viết được bài văn biểu cảm ,thể hiện được tình cảm chân thật đối với con người .
 2. Kĩ năng: 
- Năng lực tự sự ,miêu tả trong văn biểu cảm .
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc trong giờ làm bài
C. PHƯƠNG PHÁP:
Gv : Đề bài , đáp án.
Hs : Ôn bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
 - Tích hợp với các văn bản biểu cảm, kỹ năng làm bài văn biểu cảm.
 - Phương pháp thực hành làm bài.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Chúng ta đã học về văn biểu cảm. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành viết bài về văn biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Đề bài :
- GV chép đề bài lên bảng.
* HOẠT ĐỘNG 2 :Yêu cầu chung: 
- GV: Nêu yêu cầu chung:
? Xác định kiểu văn bản cần tạo lập?
? Để tạo lập được VB này, ta cần vận dụng những kĩ năng nào vào bài viết ?
? VB tạo lập cần cần đảm bảo những nội dung gì?
- GV: Nêu yêu cầu của bài viết. Những yêu cầu về thái độ trong giờ viết bài của học sinh.
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dùng từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu quý và trân trong người thân.
2. Hình thức: 
- Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: Biểu cảm.
- Hình thức viết bài: Văn biểu cảm.
- Bài viết kết hợp tự sự + miêu tả.
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dung từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...)
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Làm lại đề bài trên vào vở bài tập
- Về xem lại bài các dạng lập ý bài văn biểu cảm 
- Xem trước bài “ Tiếng gà trưa”
I. ĐỀ BÀI 
 - Cảm nghĩ về người thân
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
 a. Thể loại:
Văn biểu cảm
b. Nội dung:
- Biểu cảm về người thân
- Lưu ý: Phải bộc lộ được tình cảm của mình đối với người thân đó. Phút đó người thân hiện lên như thế nào? 
2. Đáp án chấm:
a. Mở bài (1,5đ)
- Giới thiệu người thân ( người ấy là ai ?) và nêu tình cảm ấn tượng của em đối với người ấy
- Lý do em yêu quý người thân đó.
b. Thân bài(6đ)
- Miêu tả những nét tiêu biểu của người ấy và bộc lộ suy nghĩa của em (1,5đ)
- Kể lại nhắc lại 1 vài nét về đặc điểm ( thói quen) , tính tình và phẩm chất của người ấy (1,5đ)
- Gợi lại kỉ niệm của em với người ấy( 1,5đ)
- Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hê giữa em và người thân này ( 1,5đ)
c. Kết bài: (1,5đ)
- Ấn tượng và cảm xúc của em về người thân này
( Hình thức trình bày,cách diễn đạt 1đ )
.III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- GV thu bài
- Nhận xét giờ viết bài của H/s
 - Xem lại các bước làm văn biểu cảm
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
................
******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • dochuygia v7 tuan 13cktkn.doc