Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 – Tiết 53 : Văn bản : Tiếng gà trưa (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 – Tiết 53 : Văn bản : Tiếng gà trưa (tiếp)

Giúp học sinh :

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài.

- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

- Giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương thắm thiết.

B.CHUẨN BỊ

- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 – Tiết 53 : Văn bản : Tiếng gà trưa (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : Lớp 7A: Lớp 7B:
 Tuần 14 – Tiết 53 :
 Văn bản : Tiếng gà trưa
 (Xuân Quỳnh)
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh : 
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài.
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
- Giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương thắm thiết.
B.Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
- HS : Đọc thuộc VB ; trả lời câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Đọc 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Bác? Nêu cảm nghĩ chung ?
3. Bài mới: 	Giới thiệu bài: Tiếng gà gáy đã từng khơi nguồn cảm hứng cho bao bài thơ từ xưa đến nay “Xao xác gà trưa gáy não nùng” (Lưu Trọng Lư), “Gà gáy 1 lần đêm chửa tan” (HCM), “Tiếng gà. Giục hạt đậu. Nảy mầm ” (Trần Đăng Khoa). Nhà thơ nữ trẻ Xuân Quỳnh làm lời 1 anh bộ đội trên đường hành quân, bỗng thấy nôn nao vì tiếng gà trưa.
Hoạt động của thầy - trò
? Trình bày những hiểu biết của em về ttác giả Xuân Quỳnh?
? Đề tài chủ yếu trong thơ Xuân Quỳnh là gì? Em đã biết những bài thơ nào của tác giả Xuân Quỳnh?
? Bài thơ Tiếng gà trưa ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Bài thơ đựơc sáng tác theo thể thơ gì? Bài thơ nào em đã học cũng được viết theo thể thơ 5 chữ tự do?
(Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ).
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu khổ thơ đầu.
- HS đọc nối tiếp đến hết bài
? Giải nghĩa những từ khó trong SGK.
? Chỉ ra bố cục của bài thơ ?
- HS phát biểu ý kiến.
- GV khái quát nội dung từng đoạn.
- HS đọc đoạn 1:
? Câu đầu của bài thơ cho ta thấy nhân vật trữ tình đang làm nhiệm vụ gì?
? Người lính bắt gặp âm thanh tiếng gà trưa trong hoàn cảnh cụ thế nào?
? Tiếng gà, xóm nhỏ thường gợi một cuộc sống ở đâu, như thế nào?
? Âm thanh tiếng gà trưa ấy đã khơi gợi những niềm cảm xúc nào trong lòng người chiến sĩ?
? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những dòng thơ này?
- HS trả lời.
- GV bình giảng :  Và trong cảm xúc ấy, kỉ niệm tuổi thơ là cảm xúc sâu đậm nhất!
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả:
- Nguyễn Thị Xuân Quỳmh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại VN.
- Tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng: “Thơ Xuân Quỳnh như cánh chuồn chuồn trong giông bão”
2. Tác phẩm:
- Viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, in lần đầu trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968), in lại trong tập “Sân ga chiều em đi” (1984).
- Thể thơ: 5 chữ tự do.
II. Đọc, hiểu văn bản.
1. Đọc , chú thích:
- Đọc giọng vui vẻ, bồi hồi, phân biệt lời mắng của bà với lời kể, tả của nhà thơ trong vai người chiến sỹ.
- Nhịp thơ 3/2, 2/3, nhấn mạnh ở những câu, từ được lặp lại.
2. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu “Nghe gọithơ”: Tiếng gà trưa cất lên trên đường hành quân.
- Đoạn 2: Tiếp “Đi quasoạt”: Tiếng gà trưa gợi về kỉ niệm ấu thơ.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Tiếng gà trưa gợi suy tư.
3. Phân tích 
a) Âm thanh tiếng gà trưa 
- Người lính chiến đấu, xa quê hương, bắt gặp tiếng gà trưa - tiếng gà nhảy ổ ở một xóm vắng trên đường hành quân xa =>Một không gian yên bình êm ả, có sự sống rất đỗi thân quen.
- Tiếng gà trưa: 
 Nghe - xao động nắng trưa
 - bàn chân đỡ mỏi.
 - gợi về tuổi thơ.
à Điệp từ, từ ngữ giản dị, gợi cảm => nhấn mạnh, những cảm giác xốn xang, xao động đang diễn ra trong tâm hồn tác giả.
4. Củng cố kiến thức : 
- Đọc lại đoạn thơ trong bài mà em cảm thấy xúc động, hoặc yêu thích nhất?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Học hiểu nội dung phần phân tích.
- Chuẩn bị tiết 54: Soạn bài “Tiếng gà trưa ” (tiết 2)
Ngày dạy : Lớp 7A: Lớp 7B:
 Tuần 14 – Tiết 54 :
 Văn bản : Tiếng gà trưa (Tiếp)
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh : 
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài.
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
- Giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương thắm thiết.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Đọc diễn cảm đoạn 1 của bài thơ sau đó phân tích, nêu cảm nghĩ.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- HS đọc đoạn 2.
? Kỉ niệm đầu tiên mà tiếng gà trưa gợi về trong lòng tác giả là gì?
? Kỉ niệm về đàn gà được hiện lên qua những hình ảnh nào?
? Tìm những từ ngữ chỉ màu sắc trong khổ thơ?
? Đối với làng quê, hình ảnh những quả trứng hồng, ổ rơm, đàn gà là những hình ảnh như thế nào?
? Qua hình ảnh về đàn gà, em thấy cuộc sống tuổi thơ của tác giả như thế nào?
GV: Từ trong dòng cảm xúc miên man về tuổi thơ, bỗng xuất hiện một bóng hình hết sức gần gũi, thân thiết. Đó là hình ảnh nào? 
?Hình ảnh người bà gắn liền với những kỉ niệm nào?
- Giải thích hiện tượng “lang mặt”?
?Em có nhận xét gì về câu mắng của bà?
? Sau lời mắng của bà, người cháu có tâm trạng như thế nào?
? Tâm trạng lo lắng ấy có đúng với tâm lí tuổi thơ không? Điều đó cho thấy tài năng gì của tác giả?
? Bức tranh trong SGK minh hoạ cho những lời thơ nào của đoạn thơ?
? Giải thích nghĩa của từ “khum”, “chắt chiu”? Chúng thuộc từ loại gì?
? Hình ảnh tay bà khum soi trứng và dành từng quả chắt chiu gợi cho em suy nghĩ gì về đức tính của bà ?
GV: Ngoài đức tính chịu thương, chịu khó, tần tảo sớm hôm, khổ thơ tiếp theo cho ta thấy những đức tính tốt đẹp nữa của người bà.
 - HS đọc khổ thơ tiếp theo.
? Vì sao “ Khi gió mùa đông tới”, bà lại có nỗi “lo đàn gà toi”?
? Từ nỗi lo lắng ấy bà mong ước điều gì?
? Chi tiết “Để cuối năm bán gà cháu được quần áo mới” có làm cho em cảm động không? vì sao?
 GV: Nước ta đang trong hoàn cảnh chiến tranh, cuộc sống vất vả, khó khăn- nhưng chính trong cuộc sống khó khăn ấy, người cháu lại được chở che, bao bọc trong tình thương yêu của bà. Sự tần tảo hi sinh của bà như ngọn lửa hồng thắp sáng tình yêu và niềm tin trong lòng cháu.)
- HS đọc khổ thơ tiếp theo.
? Khổ thơ sử dụng phương thức biểu cảm nào? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong khổ thơ này?
? Khi có được bộ quần áo mới, tâm trạng của người cháu như thế nào?
? Trong niềm vui ấy, tác giả đã gửi gắm tình cảm của mình đối với bà, đó là tình cảm gì?
? Qua những dòng hồi tưởng về bà, em hiểu được tình cảm bà cháu ở đây như thế nào? (Thảo luận)
GV: Âm thanh tiếng gà trưa cứ trở đi trở lại nhiều lần dọc theo đoạn thơ hồi tưởng về kỉ niệm? Theo em, việc lặp lại câu thơ “tiếng gà trưa” có tác dụng gì?
- HS đọc đoạn 3.
? Vì sao tác giả lại có thể nghĩ “Tiếng gà trưa ... mang bao nhiêu hạnh phúc” ?
? Hình ảnh “giấctrứng” có ý nghĩa gì?
- HS đọc khổ thơ thể hiện những suy tư về cuộc chiến đấu?
? Em có nhận xét gì về BPNT được tác giả sử dụng trong khổ thơ này?? Điệp ngữ đó có tác dụng ntn?
 * GV bình : Tình yêu gia đình đã được mở rộng thành tình yêu đất nước.
? Nhìn lại toàn bài thơ, em nhận thấy thể thơ 5 chữ trong bài được tác giả sử dụng như thế nào?
? Vậy âm thanh tiếng gà trưa được lặp lại mấy lần? Có tác dụng gì?
? Với mạch ý xuyên suốt như vậy, dòng cảm xúc của tác giả đã được lập theo hướng nào? 
? Nêu khái quát thành công về nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
- HS khái quát rút ra ghi nhớ / SGK.
- HS đọc ghi nhớ.
1. Viết từ 3 – 5 câu cảm nhận về khổ thơ cuối cùng trong bài.
b. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm thơ ấu.
* Kỉ niệm về đàn gà:
- Tiếng gà trưa ... ổ rơm hồng những trứng.
- mái mơ - hoa đốm trắng
- mái vàng – óng như màu nắng.
à tính từ chỉ màu sắc, hình ảnh gần gũi, quen thuộc, bức tranh gà nhiều màu sắc.
à Cuộc sống giản dị, bình yên, tuổi thơ đẹp đẽ, hạnh phúc.
* Kỉ niệm về bà và tình bà cháu.
- Lời bà mắng:
- Tiếng gà trưa ... tiếng bà vẫn mắng: “gà đẻ... lang mặt”
à Lời mắng yêu chân thật, giản dị mà sâu sắc à Sự quan tâm sâu sắc của bà dành cho cháu.
- Cháu về lấy... lòng dại thơ lo lắng
à tuổi thơ hồn nhiên, nhẹ dạ, lo lắng.
- Tiếng gà trưa : Tay bà khum, dành.. chắt chiu.
(Khum: chỉ động tác cong lại của bàn tay khi soi trứng; chắt chiu: động tác khẽ khàng, nâng niu đầy âu yếm)
à động từ, láy tượng hình... thể hiện sự nâng niu của bà đành cho những quả trứng hồng à chịu thương, chịu khó, tần tảo sớm hôm.
- Khi gió mùa đông tới : Bà lo
- Mong trời ... để cuối năm ... cháu được quần áo mới.
à nỗi lo lắng, niềm mong ước rất đời thường à tình yêu thương cháu âm thầm, giản dị, mãnh liệt
- “Ôi”, “sột soạt” 
à Từ láy, từ cảm thán, biểu cảm trực tiếp
à Niềm vui khôn xiết, niềm biết ơn vô hạn của cháu đối với bà.
* Tiểu kết: Bà yêu thương, lo lắng, hiểu tâm lí trẻ thơ của cháu. Cháu kính trọng, biết ơn bà và hình ảnh về bà in đậm trong lòng cháu (Tình bà cháu: sâu nặng, thân thiết).
 (Âm thanh tiếng gà trưa cứ trở đi trở lại theo dọc bài thơ như một nốt nhạc êm ái đưa người đọc chìm vào những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm tha thiết của người cháu)
c. Tiếng gà trưa gợi những suy tư về hạnh phúcvề cuộc chiến đấu:
* Tiếng gà trưa/ mang bao nhiêu hạnh phúc / Đêm ...giấc ngủ hồng sắc trứng
à Đó là niềm hạnh phúc được sống hạnh phúc trong tình yêu thương của bà, của quê hương, làng xóm; đó là giấc ngủ trong sự bình yên.
* Cháu chiến đấu...
Vì:
-Tình yêuTQ
- Xóm làng thân thuộc
- Vì bà
- Vì tiếng gà ... ổ trứng
à Điệp ngữ: nhấn mạnh mục đích của cuộc chiến đấu à Người cháu chiến đấu vì những điều hết sức bình thường, giản dị mà thiêng liêng cao đẹp
III. Tổng kết:
-Thể thơ 5 chữ có sự phá cách bằng những dòng 3 chữ; TGT
-Tạo mạch ý, mạch cảm xúc cho bài thơ
- Hiện tại à hồi tưởng quá khứ à suy nghĩ về hiện tại.
 * Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
4. Củng cố kiến thức : 
 	? Chỉ rõ mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ? Em thấy cách triển khai mạch cảm xúc của tác giả trong bài có tự nhiên, hợp lý không? vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng bài thơ, học hiểu nội dung ghi nhớ.
- Chon một phần trong bố cục của bài thơ để phân tích, nêu cảm nhận
- Xem trước bài: Điệp ngữ.
Ngày dạy : Lớp 7A: Lớp 7B:
 Tuần 14 – Tiết 55 :
 Tiếng Việt : điệp ngữ
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh : 
- Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
- Tích hợp với phần Văn và Tập làm văn.
B.Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
- HS : Đọc VD, trả lời câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là từ đồng âm ? Sử dụng từ đồng âm có tác dụng gì ?3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
GV treo bảng phụ ghi VD.
HS đọc VD.
? Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong ví dụ a, b ?
? Nêu tác dụng của việc lặp lại từ ngữ đó?
- (GV bình)
à Đó là phép điệp ngữ.
? Vậy, em hiểu thế nào là phép điệp ngữ?
? Có ý kiến cho rằng phép điệp ngữ và điệp ngữ là một. ý kiến của em thế nào?
? Đọc một đoan thơ em biết có sử dụng phép điệp ngữ ?
? Phân biệt phép điệp ngữ và lỗi lặp từ?
 GV đưa VD: lỗi lặp từ à phân biệt.
GV treo bảng phụ ghi VD.
HS đọc VD.
? Tìm điệp ngữ trong các ví dụ?
? Điệp ngữ ở mỗi ví dụ được sắp xếp như thế nào với nhau?
GV phân tích.
? Vậy có mấy dạng điệp ngữ? là những loại nào? 
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV chia nhóm cho HS làm bài tập 1. 2
- Mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung, sửa chữa.
? Xác định các loại điệp ngữ ?
- Chữa lỗi lặp từ trong đoạn văn.
- Đọc bài, nhận xét, sửa.
C1: Vấn đề hiện tượng lặp nhưng lặp có dụng ý nghệ thuật. Như cách dùng chỉ từ “này” điệp lại trong bài thơ .
VD : Này là những đoá cúc vàng rực rỡ. Này là những bông thược dược với tầng tầng cánh hàng xếp khít bên nhau. Này là
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
a, “Nghe”- lặp lại 3 lần: nhấn mạnh dòng cảm xúc đang trào dâng trong tâm hồn tác giả.
b, “Vì” - lặp lại 4 lần: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ.
à Phép điệp ngữ.
3. Ghi nhớ :
 SGK.
*Lưu ý: Cấu tạo của điệp ngữ có thể là 1 từ, 1 ngữ, 1 câu, 1 đoạn.
II. Các dạng điệp ngữ
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
a, rất lâu, rất lâu : Điệp ngữ được xếp liền nhau à Điệp ngữ nối tiếp.
- khăn xanh, khăn xanh à Điệp ngữ nối tiếp.
- thương em, thương em, thương em à Điệp ngữ nối tiếp.
b, - thấy... thấy 
 - ngàn dâu...ngàn dâu: Điệp ngữ ở cuối câu trước được lặp lại ở đầu câu sau à Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng tròn)
c, Nghe... nghe...nghe à Giữa các điệp ngữ có từ ngữ khác xen vào.
3. Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập
Bài tập 1:
 a, Một dân tộc đã gan góc: nhấn mạnh truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam
* Dân tộc đó phải được...: Nhấn mạnh những quyền được hưởng của dân tộc Việt Nam.
b, “trông”: nhấn mạnh những nỗi lo toan vất vả nhiều bề của người phụ nữ chân lấm tay bùn.
Bài tập 2:
- “xa nhau” à Điệp ngữ cách quãng
- một giấc mơ à Điệp ngữ chuyển tiếp.
Bài tập 3:
- Đoạn văn mắc lỗi lặp từ à cần phải viết gọn lại.
Nào hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền và cả hoa hồng, hoa lay ơn nữa... 
Bài tập 4: 
Trên cơ sở bài tập 3 học sinh tự viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ của mình
4. Củng cố kiến thức : 
? Nêu các dạng điệp ngữ ? Cho VD ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Xem lại nội dung kiến thức. Học hiểu nội dung ghi nhớ.
- Làm các bài tập trong SGK & SBT.
- Chuẩn bị bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh – giờ sau luyện nói.
Ngày dạy : 
 Tuần 12 – Tiết 56 :
 Tập làm văn :
luyện nói văn biểu cảm
về tác phẩm văn học
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh : 
- Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về tác phẩm văn học.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày miệng một vấn đề trước tập thể.
- Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt.
B.Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
- HS : Đọc thuộc VB ; trả lời câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 	- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
HS nêu lại đề bài đã chuẩn bị ở nhà.
HS ghi vào vở.
GV hướng dẫn HS tiến hành các thao tác tìm hiểu đề; tìm ý và lập dàn ý.
? Đề bài thuộc kiểu bài gì?
? Đối tượng biểu cảm của đề ?
? Phần mở bài cần nêu những ý gì ?
(Hoàn cảnh sáng tác, ấn tượng cảm nghĩ chung)
? Trình bày những cảm nghĩ chính của em về bài thơ?
* Cảm xúc, suy nghĩ về cảnh thiên nhiên
(Cảnh thiên nhiên trong bài thơ gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?)
? Bức tranh thiên nhiên có những h/a’ nào mà giúp em có cảm xúc ấy? Nghệ thuật miêu tả ở đây có gì đặc sắc?
*Cảm xúc, suy nghĩ về hình tượng nhân vật trữ tình (Bác Hồ ) trong bài thơ?
? Đứng trước đêm chưa ngủ của Bác em hiểuBác Hồ là người như thế nào?
- Trước cảnh đẹp thiên nhiên?
- Đối với vận mệnh của đất nước, của dân tộc?
? Nét thành công của nghệ thuật điệp ngữ “chưa ngủ” ở đây là gì?
? Em dự định sẽ kết bài như thế nào để gợi được ấn tượng, cảm xúc trong lòng người nghe, người đọc?
*GV hướng dẫn HS phân biệt văn nói và văn viết và những yêu cầu của1 giờ luyện nói
- GV chia công việc cụ thể cho từng nhóm HS cụ thể.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị trình bày.
 (Mỗi nhóm cử nhóm trưởng điều hành, thư kí ghi chép.)
- GV phát phiếu hoạt động nhóm: Tên- công việc- ưu- khuyết- dự kiến điểm
GV theo dõi, nhận xét, sửa.
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- Một HS trình bày toàn bài.
I Đề bài:
 Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
II. Các bước thực hiện:
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại:Văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Đối tượng biểu cảm: Bài thơ “Cảnh khuya”
2. Tìm ý, lập dàn ý:
Mở bài
- Bài thơ “ Cảnh khuya” Bác viết năm 1947 tại Việt Bắc.
- Cảnh tượng thiên nhiên và hình tượng Bác Hồ trong bài thơ đẫ để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Thân bài.
* Cảm xúc về cảnh thiên nhiên đêm trăng rừng Việt Bắc(dùng tưởng tượng liên tưởng để nêu cảm nghĩ)
- Ngạc nhiên, thích thú khi ngắm bức tranh thiên nhiên đẹp
- Tiếng suối- so sánh với tiếng hát xa- ấm áp có hồn.
- Hình ảnh ánh trăng- lồng bóng cây, hoa àCảnh vật đan dệt vào nhau tạo thành một bức tranh lung linh, huyền ảo.
( Có thể liên tưởng tới hình ảnh tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi)
* Cảm nghĩ về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ:
* Xúc động, cảm phục, tự hào về Bác, một tâm hồn đầy chất thi sĩ, nghệ sĩ. ..
- Bác chưa ngủ - thưởng ngoạn một đêm trăng rừng Việt Bắc.
* Xúc động, cảm phục, tự hào về Bác, một người con ưu tú của dân tộc, yêu quê hương đất nước thiết tha...
- Lo lắng cho vận mệnh của đất nước àNhiều đêm không ngủ được (liên hệ với những bài thơ viết về những đêm không ngủ của Bác)
( “ Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ)
( “ Không ngủ được”- HCM)
Kết bài.
- Kết đọng cảm xúc, suy nghĩ... của em 
III. Luyện nói.
1/ Phân biệt văn nói và văn viết.
2/ Nêu yêu cầu của giờ luyện nói
*Nội dung: theo dàn ý.
*Hình thức: Mạch lạc, rõ ràng, biểu cảm.
(Lưu ý: Nghi thức chào, hỏi, cảm ơn)
3/ Luyện nói.
a) Luyện nói theo nhóm
*Nhóm 1: Mở bài
*Nhóm2: Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh thiên nhiên.
*Nhóm 3: Phát biểu cảm nghĩ về tâm hồn Bác.
* Nhóm 4: Kết bài.
b) Luyện nói trước lớp.
4. Củng cố kiến thức : 
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét về giờ luyện nói
- GV nhận xét chung.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Luyện nói theo tổ.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”.
 Ngày 7 tháng 12 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc