Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Rèn kỹ năng làm văn lập luận chứng minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Rèn kỹ năng làm văn lập luận chứng minh

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

 - Nắm được các kiến thức về lập luận chứng minh, đặc điểm của luận điểm và luận cứ trong văn nghị luận chứng minh.

 - Rèn luyện thực hành làm văn nghị luận chứng minh.

 - Có ý thức trong cách hành văn nghị luận chứng minh.

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 * Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập II Nhà xuất bản giáo dục.

 * Một số kiến thức, kỹ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 7

 

doc 21 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3163Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Rèn kỹ năng làm văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 / 12 / 2006 
Chủ đề: RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
 - Nắm được các kiến thức về lập luận chứng minh, đặc điểm của luận điểm và luận cứ trong văn nghị luận chứng minh.
 - Rèn luyện thực hành làm văn nghị luận chứng minh.
 - Có ý thức trong cách hành văn nghị luận chứng minh.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 * Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập II Nhà xuất bản giáo dục.
 * Một số kiến thức, kỹ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 7
 * Một số bài làm văn hay .
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Tiết 1 -2
1) Ổn định tổ chức:
2) Bài học:
 * Giới thiệu bài: Bài văn chứng minh có nhiệm vụ rất cơ bản là tìm những căn cứ xác thực , đã được mọi người chấp nhận (bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng) để làm sáng tỏ một ý kiến , một nhận định, một vấn đề mới mẻ nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
 * Tổ chức các hoạt động:
Nội dung
Bài tập
I. Tìm hiểu chung về lập luận, chứng minh:
1) Lập luận: là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
2) Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
3) Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hoặc phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối . Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thức tế thì mới có sức thuyết phục. Trong bài có thể có luận điểm chính, luận điểm phụ
4) Trong thực tế cuộc sống có những trường hợp chúng ta cần khẳng định một sự thật nào đó , mong muốn người tham gia giao tiếp hiểu và tin mình . Để chúng tỏ đó là chân lí , người ta phải dùng những chứng cứ xác thực và đủ sức thuyết phục . Đó chính là thao tác chứng minh.
Chứng minh là một phép lập luận( dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thật , đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới( cần được chứng minh là đáng tin cậy) Có nghĩa là căn cứ vào cái đã biết để suy ra cái chưa biết và xác nhận cái đó có tính chân thực, nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
II. Một số điểm cần chú ý trong văn lập luận, chứng minh:
- Yếu tố dẫn chứng đóng vai trò chủ yếu( chính)
- Muốn cho văn nghị luận chứng minh có sức thuyết phục thì hệ thống dẫn chứng đưa vào phải được lựa chọn, thẩm tra , phân tích, vừa đảm bảo phong phú tiêu biểu vừa đảm bảo tính chính xác cao ( những số liệu, những sự việc, những câu chuyện, câu danh ngôn, tác phẩm văn học,) và dẫn chứng chỉ có giá trị khi có xuất xứ rõ ràng và đã được thừa nhận.
- Yêu tố lí lẽ không đóng vai trò chính trong văn chứng minh nhưng cũng khá quan trọng bởi ngoài dẫn chứng người viết phải đưa ra được những lí lẽ sắc sảo, xác đáng ( thường lí lẽ là những chân lí đã được mọi người thừa nhận)
III. Cách làm bài văn lập luận, chứng minh: 
* Tiến hành 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý, viết bài, sửa bài.
* Bố cục: 3 phần:
 Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh
 Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
 Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh.
Bài 1: Tìm những lí lẽ,dẫn chứng xác thực để chứng minh luận điểm sau:
Rừng mang lại nhiều lợi cho con người.
Bài 2:
Hãy tìm luận điểm và luận cứ để chứng minh :Người mẹ có vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi người.
Gợi ý: 
Bài 1:
- Rừng cung cấp cho ta nhiều lại gỗ để phục vụ cho đời sống hằng ngày
 + Gỗ tạp làm vật dụng , làm củi đốt
 + Gỗ quý đóng bàn, ghế, làm vật liệu xây doing
- Rừng cung cấp thảo dược phục vụ cho y học( dùng làm thuốc bệnh nan y)
- Rừng là nơi sinh sống của các loài động vật quý hiếm để cung cấp cho con người
- Rừng là “Vạn Lí Trường Thành” vững chắc bảo vệ cuộc sống con người(chống thiên tai lũ lụt)
- Rừng giúp cho việc điều hòa không khí trong lành
- Rừng giúp ccon người đánh giặc( Rừng che bộ đội , rừng vây quân thù)
Bài 2:
1 ) Luận điểm: Người mẹ có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đời mỗi người
2) Các luận cứ:
 - Mẹ là người đã sinh ra ta
 - Mẹ luôn gần gũi ta, động viên khi ta nhụt chí, an ủi khi ta bất hạnh, tiếp thêm sức mạnh để ta vững bước vào đời .
 - Mẹ ôm ấp vỗ về , ầu ơ rut a ngủ , nuôi dưỡng thể lực ta bằng dòng sữa ngọt ngào, bồi đắp tâm hồn ta bằng tình yêu và lòng nhân ái .
 - Khi ta ốm mẹ thức thâu đêm , lo cho ta từng miếng ăn, giấc ngủ, lặng lẽ gait những giọt nước mắt buồn đau để cầu mong cho ta được yean lành
 - Mẹ theo dõi từng bước ta đi , nâng cánh ứơc mơ và sẵn sàng che chở khi ta trưỏng thành 
 - Ngay những ngày gian khó nhất, mẹ vất vả ngựoc xuôi , làm việc không biết mệt mỏi để nuôi ta khôn lớn
 3. Củng cố:
 Thế nào là chứng minh . Vai trò của lí lẽ và dẫn chứng trong văn lập luận chứng minh.
 4. Hướng dẫn về nhà:
 - Hoàn chỉnh các bài tập.
 - Chứng minh câu ca dao: 
 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
 Tiến hành làm 4 bứơc
III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..
Ngày soạn: 14/ 01/ 2007 
Chủ đề: RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp học sinh
 - Nắm được các kiến thức về văn lập luận chứng minh, đặc điểm của luận điểm, luận cứ trong văn lập luận chứng minh
 - Rèn luyện kỹ năng thực hành làm văn nghị luận chứng minh
 - Có ý thức trong cách hành văn nghị luận chứng minh.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 * Sách giáo khoa Ngữ văn & tập II Nhà xuất bản giáo dục
 * Một số kiến thức kỹ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 7
 * Một số bài văn tham khảo
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Tiết 3-4
1) Ổn định tổ chức:
2) Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
Bài văn nghị luận chứng minh có nhiệm vụ rất cơ bản đó là tìm những căn cứ xác thực đã được mọi người chấp nhận bao gồm cả lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định, một vấn đề mới mẻ nhằm thuyết phục người đọc người nghe. Vậy làm thế nào để làm tốt một bài văn lập luận chứng minh.
 b) Nội dung bài học:
* Về quy trình khi làm văn lập luận chứng minh: 
 - Tìm hiểu đề để xác định vấn đề cần chứng minh ( tức là luận điểm) . Trên cơ sở luần điểm tổng quát để xác định các luận điểm và sắp xếp các ý thành dàn bài.
 - Lập dàn bài phải đầy đủ các phần : mở bài, thân bài, kết bài. Trong quá trình làm dàn bài ở mỗi luận điểm phải tìm các luận cứ tương ứng với những lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu.
 - Bổ sung hoàn chỉnh bài văn
 - Đọc lại toàn bài và sửa các lỗi nếu có.
Ví dụ : Cho đề bài: Nhân dân ta thường nói: Có chí thì nên. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
 - Luận điểm: Câu tục ngữ khẳng định vai trò , ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. Chí có nghĩa là hoài bão , lí tưởng tốt đẹp , ý chí nghị lực sự kiên trì . Ai có các điều kiện đó sẽ thành công trong trong sự nghiệp.
 - Dàn bài: 
 Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
 Thân bài: 
 + Xét về lí:
 Chí là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
 Không có chí thì không làm được gì.
 + Xét về thực tế:
 Những người có chí đều thành công( nêu dẫn chứng)
 Chí giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được ( nêu dẫn chứng)
 Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.
* Về cách lập luận:
 - Hệ thống luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Mỗi luận điểm ứng với ít nhất một đoạn văn. Luận điểm có thể nằm ngay ở câu mở đoạn học cuối đoạn. Giữa các đoạn phải liên kết chặt chẽ thể hiện qua các hình thức chuyển tiếp ý ( bằng từ ngữ hoặc câu văn ) . Chẳng hạn: Chỉ quan hệ liệt kê theo trình tự ( thứ nhất, thứ hai,.), chỉ quan hệ bổ sung ( trước hết, mặt khác, bên cạnh đó, ngoài ra,), chỉ quan hệ đối lập, tương phản( trái lại, ngược lại, mặc dù vậy,..)
 - Có những cách sắp xếp luận điểm sau:
 + Theo trình tự thời gian( trước- sau, quá khứ- hiện tại, các mốc thời gian cụ thể,..)
 + Theo trình tự không gian ( miền Nam- miền Bắc, miền núi- miền xuôi, trong nước- trên thế giới)
 + Theo trình tự đối tượng, hoàn cảnh, lĩnh vực (thanh niên- phụ nữ- thiếu nhi, sản xuất- chiến đấu,..)
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục cần phải lựa chọn dẫn chứng thật tiêu biểu . các dẫn chứng phải được sắp xếp thật lôgíc, có xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt kèm theo các dẫn chứng nên có lời lẽ phân tích, đánh giá nhận xét để tạo căn cứ vững chắc làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh.
Bài tập: 
 Nhân dân ta thường nhắc nhau:
 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Em hãy lấy dẫn chứng trong lịch sử, văn học và trong đời sống để minh họa cho câu ca dao trên.
3) Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Làm hoàn chỉnh bài tập 
 - Chuẩn bị tiết kiểm tra 
III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn : 10/01/2008 Ngày giảng:15/01/2008 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chủ đề: RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
 - Nắm được các kiến thức về lập luận chứng minh, đặc điểm của luận điểm và luận cứ trong văn nghị luận chứng minh.
 - Rèn luyện thực hành làm văn nghị luận chứng minh.
 - Có ý thức trong cách hành văn nghị ... các câu hỏi sau : 
(1) : Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề gì ?
(2) : Làm thế nào để tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ, nhận định ? (Phương hướng giải thích)
_ Giải thích nghĩa đen
__ Tục ngữ Giải thích nghĩa bóng
 Ý nghĩa sâu xa (nghĩa rộng)
- Phạm vi cần giải thích : chúng ta có thể liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ, nhận định có cùng nội dung với vấn đề cần giải thích. 
(3) : Em có thể kết luận gì về việc tìm hiểu đề - tìm ý cho bài văn nghị luận giải thích ?
Bước 2: Lập dàn bài 
Hỏi : Lập dàn bài có quan trọng không ?
 Học sinh phải rèn luyện thói quen lập dàn bài trước khi vào viết một bài văn vì có một dàn bài tốt đã là một đảm bảo khá chắc chắn cho sự thành công của bài làm. Vì thế mà Gơt hay Doxtoiepxki (nhà văn Nga) đã nói : 
 “Nếu tìm được một bản cố cục thỏa đáng thì công việc sẽ trôi chảy như trượt trên băng” 
Hỏi : Vậy thế nào là lập dàn bài ?
( Lập dàn bài là chọn lựa, sắp xếp các ý chính, ý phụ theo một trình tự hợp lý. 
 Dàn bài phải thể hiện được :
- Nội dung cơ bản của vấn đề phải giải quyết.
- Trình tự lập luận chung của toàn bài văn.
Hỏi : Có mấy kiểu dàn bài ?
( Có 2 kiểu : dàn bài đại cương và dàn bài chi tiết :
* Dàn bài đại cương thường gồm : 
 - Những ý chính
 - Những ý phụ
* Dàn bài chi tiết thường gồm :
 - Những ý chính
 - Những ý phụ
 - Những chi tiết của ý chính, ý phụ.
 Có thể diễn đạt dàn bài chi tiết bằng các câu văn hoàn chỉnh hoặc bằng những từ ngữ tóm tắt ngắn gọn.
 Mô hình dàn ý của kiểu bài nghị luận giải thích thường gồm 3 phần : 
 A. Mở bài : thường gồm những bộ phận nhỏ như sau :
 - Gợi mở vào đề
 - Giới thiệu vấn đề cần giải thích
 - Viết lại câu trích dẫn của đề
 B. Thân bài : là phần trọng tâm gồm một số lập luận theo một hệ thống trình tự hợp lý mà người viết chọn.
 - Em hiểu vấn đề cần nghị luận ấy như thế nào ?
 - Vì sao em hiểu như vậy ?
 - Hiểu vấn đề, em sẽ hành động ra sao ?
 C. Kết bài : 
 - Khái quát, nêu ý nghĩa vấn đề vừa giải thích.
 - Liên hệ bản thân
* Có hai cách mở bài : 
- Cách 1 : mở bài trực tiếp :
+ Giới thiệu thẳng với người đọc vấn đề để trình bày
+ Cách mở bài này nhanh gọn, tự nhiên, giản dị, dễ tiếp nhận và thích hợp với những bài viết ngắn.
+ Nếu không khéo sử dụng thì sẽ dễ khô khan, ít hấp dẫn.
- Cách 2 : mở bài gián tiếp : không đi thẳng vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng biện pháp so sánh, tương phản, nghi vấn, giả định bằng cách đưa ra :
+ Một hình ảnh so sánh.
+ Một hình ảnh tương phản, đối lập. 
+ Một câu danh ngôn, trích dẫn văn thơ, một câu tục ngữ.
+ Một câu chuyện ngắn
Bước 3 : Viết bài : Đây là bước tạo lập văn bản hoàn chỉnh, là giai đoạn người viết :
- Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn.
- Vận dụng cách viết văn nghị luận.
- Bám sát dàn bài để hoàn thành bài văn.
( GV lưu ý cho học sinh cách dùng từ, viết câu, dựng đoạn : viết từ chính xác, không tùy tiện. Các câu trong đọan phải thống nhất, liên kết với nhau bằng các BPTT đã học. Mỗi đoạn văn phải được sắp xếp theo trình tự trước sau, hô ứng theo các cách lập luận : diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp (( GV hướng dẫn lại cho HS).
Bước 4 : Đọc lại và sửa chữa 
Hỏi : Vậy bước này có quan trọng không ? Có thể bỏ được không ?
( Đây là bước kiểm tra lại để hoàn thiện văn bản : sửa lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu
* Lưu ý :
- Dung lượng phần mở bài phải cân xứng với khuôn khổ của bài viết. Nên viết ngắn gọn, khéo léo, có sức thu hút, gợi hứng thú. Tránh viết lan man, không ăn khớp với các phần sau, tránh viết bay bướm, cầu kỳ.
- Phần thân bài : có thể có nhiều đoạn văn liên kết với nhau. Kết hợp cả lập luận chứng minh với giải thích. Tuy nhiên, văn giải thích sử dụng lí lẽ nhiều hơn dẫn chứng. Và vẫn có thể dùng dẫn chứng để giải thích.
- Phần kết bài : dung lượng và độ dài của kết bài phải cân xứng với mở bài và thân bài. Nên viết gọn gàng, nhẹ nhàng, sâu sắc, gợi cảm. Tránh viết lan man, dài dòng, không ăn khớp với các phần trên.
Hoạt động 3 : Luyện tập 
( GV hướng dẫn HS làm.
- Goị học sinh đọc bài._I. Phương pháp giải thích trong văn nghị luận : 
Giải thích bằng nhiều cách : nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo, của hiện tượng hoặc vấn đề cần giải thích.
II. Quy trình làm văn nghị luận giải thích:
Trải qua 4 bước : Tìm hiểu đề - Tìm ý, Lập dàn bài, Viết bài, Đọc lại và sửa chữa.
 Bước 1 : Tìm hiểu đề - Tìm ý 
1): Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề gì ?
2): Làm thế nào để tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ, nhận định? (Phương hướng giải thích)
- Phạm vi cần giải thích : chúng ta có thể liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ, nhận định có cùng nội dung với vấn đề cần giải thích.
Bước 2 : Lập dàn bài 
- Lập dàn bài là chọn lựa, sắp xếp các ý chính, ý phụ theo một trình tự hợp lý.
- Mô hình dàn ý của kiểu bài nghị luận giải thích gồm 3 phần :
 A. Mở bài : thường gồm những bộ phận nhỏ như sau :
 - Gợi mở vào đề
 - Giới thiệu vấn đề cần giải thích.
 - Viết lại câu trích dẫn của đề.
 B. Thân bài : là phần trọng tâm gồm một số lập luận theo một hệ thống trình tự hợp lý mà người viết chọn.
 - Em hiểu vấn đề cần nghị luận ấy như thế nào ?
 - Vì sao em hiểu như vậy ?
 - Hiểu vấn đề, em sẽ hành động ra sao?
 C. Kết bài : 
 - Khái quát, nêu ý nghĩa vấn đề vừa giải thích.
 - Liên hệ bản thân.
Bước 3 : Viết bài : 
Đây là bước tạo lập văn bản hoàn chỉnh, là giai đoạn người viết :
- Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn.
- Vận dụng cách viết văn nghị luận. 
- Bám sát dàn bài để hoàn thành bài văn.
Bước 4 : Đọc lại và sửa chữa 
Đây là bước kiểm tra lại để hoàn thiện văn bản.
III. Luyện tập : 
Đề : Tục ngữ có câu : 
 “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắc nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
a) Lập dàn ý cho đề bài trên.
b) Viết phần mở bài và kết bài cho đề bài trên.__4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	5’
(Bài tập về nhà: - Học sinh tập viết đoạn văn cho các đề bài khác( tự chọn)
Nắm vững qui trình làm bài văn nghị luận giải thích.
Ôn tập kiến thức về văn nghị luận giải thích.
( Chuẩn bị bài mới: 
	Soạn bài “ Rèn kĩ năng làm văn nghị luận giải thích” ( tiết 5-6) :
- Tập viết đoạn văn giải thích.
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.	 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn : 10/03/2008 Ngày giảng:/0../2008
TỰ CHỌN 7 - CHỦ ĐỀ 3
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH 
( Tiết 5- 6 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh:
	- Củng cố lại những kiến thức về văn lập luận giải thích : Tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý, viết bài và sửa bài.
	- Viết được bài văn lập luận giải thích đã học trong chương trình.
	- Có lòng yêu thích văn lập luận giải thích.
II. CHUẨN BỊ : 
* Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập II. Nhà xuất bản giáo dục.
* Một số kiến thức kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 7.
* Một số đoạn văn tham khảo
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Tiết 5 - 6
1) Ổn định tổ chức : 	1’
2) Bài học : 
* Giới thiệu bài :	1’ 
 Các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích. Tiết học này chúng ta cùng nhau củng cố lại các bước làm bài qua một đề bài cụ thể.
* Tiến trình tiết dạy :
TG_HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HỌC SINH_NỘI DUNG__50
35_* Hoạt động 1: Ôn tập – Luyện tập
Cho đề bài : Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Thương người như thể thương thân”
	Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó
	1) Tìm hiểu đề, tìm ý : 
	 - Thể loại : lập luận giải thích.
 	 - Nội dung : câu tục ngữ : “Thương người như thể thương thân” 
	Tìm ý :
	 - Như thế nào là thương người như thể thương thân ?
	 - Tại sao nói : “Thương người như thể thương thân” ?
	 - Làm thế nào để sống theo truyền thống đạo lý tốt đẹp đó ?
	2) Lập dàn ý : 
	Mở bài : Giới thiệu ý nghĩa câu tục ngữ và trích dẫn câu tục ngữ.
	Thân bài : Giải thích nội dung câu tuc ngu 
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- Tại sao lại nói : “Thương người như thể thương thân” ?
 - Làm thế nào để sống theo truyền thống đạo lý tốt đẹp đó ?
Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nghĩa tương tự.
Kết bài : Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
3) Viết đoạn văn : Viết đoạn mở bài và kết bài.
Giáo viên cho học sinh viết sau đó trình bày trước lớp.
4) Sửa bài : Giáo viên uốn nắn những sai sót của HS và yêu cầu các em tự sửa lại.
* Hoạt động 2: Kiểm tra 
Đáp án và biểu điểm : 
Học sinh viết được phần thân bài triển khai nội dung : Trong cuộc sống cần có sự yêu thương, san sẻ tình cảm giữa con người với con người. Biết cách lập luận chặt chẽ vấn đề đặt ra.
	Thang điểm : 
Nội dung : 8 điểm
	- Giải thích được ý nghĩa câu tục ngữ : 2 điểm
	- Giải thích được cơ sở của câu tục ngữ : 4 điểm
	- Hành động của bàn thân và liên hệ một số câu tương tự : 2 điểm
Hình thức : 2 điểm
	- Lập luận chặt chẽ : 1 điểm
	- Ít sai lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng : 1 điểm	
_I. Ôn tập: 
II. Kiểm tra:
Đề : Nhân dân ta có câu tục ngữ : ?Thương người như thể thương thân? 
Hãy viết phần thân bài : giải thích nội dung câu tục ngữ trên.
__
3) Hướng dẫn về nhà : 	3?
	- Xem lại bài viết, còn thiếu sót, tự bổ sung thêm.
	- Nắm vững các bước làm bài văn lập luận giải thích.
4) Kết quả kiểm tra : 

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of 16.doc