Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ

A.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS

- Nắm được yêu cầu trong việc sử dụng từ. Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó: tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ đúng, chuẩn.

- Tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết

- Rèn kĩ năng dùng từ

- Tích hợp với văn học trong việc hiểu từ và sử dụng từ với tập làm văn ở việc tạo lập văn bản

 

doc 23 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 61
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
A.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS:
- Nắm được yêu cầu trong việc sử dụng từ. Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó: tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ đúng, chuẩn.
- Tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết
- Rèn kĩ năng dùng từ
- Tích hợp với văn học trong việc hiểu từ và sử dụng từ với tập làm văn ở việc tạo lập văn bản 
B- Chuẩn bị 
 	 Giáo viên : Đọc tác phẩm, đọc tài liệu, soạn giáo án
 	 Học sinh : Đọc bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK và các câu hỏi theo sự hớng dẫn của GV.
 C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
 1 Kiểm tra.
 2. Bài mới 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
? Đọc VD phần 1?
? Từ nào không có nghĩa, không phù hợp với các từ xung quanh nó?
- Dùi: Vật để tạo lỗ thủng
Hoạt động để tạo lỗ thủng bằng một vặt là dìu hoặc vật khác
à Nghĩa của từ dìu không phù hợp với văn cảnh
- Tập tẹ: sai ngữ âm, sai có nghĩa
- Khoảng khắc: nhưng có trường hợp sai âm không sai nghĩa: lãng mạn, trập trùng
? Các từ trên viết lại nh thế nào ?
 - Dùi à vùi, tập tẹ à bập bẹ, khoảng khắc à khoảnh khắc
? Các từ trên đã mắc vào lỗi sai nào ? nguyên nhân ?
- Nguyên nhân: Phát âm địa phương (dùi)
 Tập tẹ - bập bẹ, khoảng - khoảnh gần âm nhau cho nên không nhớ chính xác
? Các em thường mắc vào những lỗi nào tương tự
HS lấy VD cụ thể cả những VD về việc không nhớ chính xác các từ do gần âm
GV: Như vậy khi nói, viết các em cần sử dụng từ ngữ như thế nào cho chuẩn mực, phải sử dụng từ đúng âm, đúng chính.
? Đọc VD phần II
? Cho biết nghĩa của từ in đậm và nhận xét nó trong các câu?
	- Sáng sủa:
	+ Nhà cửa: có nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu vào
	+ Có nhiều nét lộ vẻ thông minh
	+ Rõ ràng rành mạch
	+ Tốt đẹp và cho thấy có nhiều triển vọng
à Có lẽ từ sáng sủa được dùng với nghĩa 4 muốn thông báo rằng đất nước ta ngày càng có nhiều điều điều tốt đẹp hơn. Nhng dùng từ sáng sủa như vậy là không phù hợp với ý định thông báo à chưa đúng nghĩa.
	- Thay bằng tươi đẹp, tốt đẹp
	- Cao cả: cao quý đến mức không còn có thể cao quý hươn.
Tục ngữ là trí khôn của dân tộc, tổng kết những bài học quý báu có ý nghĩa sâu sắc của ông cha ta
à Dùng những câu tục ngữ cao cả không phù hợp với đặc điểm giá trị của các câu tục ngữ, thay bằng quý báu, sâu sắc.
	- Lương tâm: Yếu tố nội tâm giúp con người có thể tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức.
Biết: nhận rõ được người, sự vật hay một điều gì đó hoặc có khả năng làm được việc gì đó 
à Không thể nói Biết lương tâm mà phải có lương tâm.
? Những lỗi trên mắc phải là do đâu? Các em có hay mắc phải những lỗi như vậy không ? Cho VD ?
- Dùng các từ không đúng nghĩa như trên là do không nắm được nghĩa của từ hoặc nhầm với những từ đồng nghĩa gần nghĩa.
? Như vậy khi nói, viết cần phải sử dụng từ ngữ như thế nào ?
	? Đọc VD phần 3
? Các từ in đậm thuộc từ loại nào ?
	- Hào quang (DT) thảm hại, giả tạo, phồn vinh (TT)
	- Ăn mặc (ĐT)
? Trong các câu trên các từ này đóng vai trò của từ loại nào? Giữ chức năng gì? (đứng trước, sau nó là các từ nào, những từ ấy thường đi với từ loại nào)
	- Ăn mặc, thảm hại: Danh từ
	- Hào quang: vị ngữ
	- Giả tạo phồn vinh
	 Tính từ phụ
? Các từ trên giữ vai trò của các từ loại ấy, chức năng ấy có phù hợp không ? vì sao ?
(Đây không phải là hiện tượng chuyển loại từ)
	- Không phù hợp vì:
	+ Hào quang (danh từ) không làm vị ngữ như câu trên
Thay danh từ bằng tính từ: hào nhoáng
	+Ăn mặc (động từ) không đứng trước làm chủ ngữ
Đổi vị trí: Chị ăn mặc thật giản đị
	+ Thẳm hại (Tính từ) không đứng sau nhiều 
Thay nhiều bằng rất
	+ Giả tạo phồn vinh thay đổi bằng phồn vinh giả tạo
? Vậy khi sử dụng từ ngữ cần chú ý điều gì ?
? Đọc VD4
? Dùng các từ in đậm trên có đúng sắc thái biểu cảm không ? vì sao?
	- Không đúng vì: Tôn Sĩ Nghị là giặc vì thế không thể dùng lãnh đạo mà phải dùng cầm đầu hoặc chỉ huy
	- Hổ đang đánh nhau với người là kẻ thù nên không thể gọi là chú hổ mà phải dùng con hổ hoặc nó
? Các từ trên mắc phải lỗi gì ?
GV ra bài tập cho HS làm
? Tìm các từ dùng sai trong các câu sau, chỉ ra chỗ sai và chữa lại
Trả lời: 
a) chùng (sai ngữ pháp): có năng lực
b) Rất năng lực (sai ngữ pháp): có năng lực
Phần còn lại làm tưương tự
* Hình thành kiến thức mới
I. Chuẩn mực của việc sử dụng từ.
- Do phát âm địa phương thường sai: l – n, tr – ch, s- x
- Mắc vào lỗi sai chính tả, viết không đúng âm
- Sử dụng từ phải đúng nghĩa
-
- Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
- Dùng từ sai sắc thái biểu cảm
Khi nói viết ta không nên lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt
II.Tổng kết- Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài tập 1) 
a. Lối đá quá rắn của đội bạn đã buộc chúng tôi phải chùng chân
b) Chị ấy là người năng lực
c) Phải tìm giải pháp tối ưu nhất để giải quyết ngay vấn đề này
d) Mưa to quá, nước làm lụt cả mấy con đường lớn của thành phố
e) Con cái đối xử đạm bạc với cha mẹ là phạm tội bất nhân 
g) Từ đó hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thuỷ Tinh cũng phải chào thua.
3.Củng cố, hướng dẫn về nhà
- Nhắc lại cách sử dụng từ ngữ
- Nguyên nhân dùng từ không đúng chuẩn mực
- Học ghi nhớ
- Ôn tập văn biểu cảm 
**************************************
 TUẦN 16
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 62: ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
	- Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lí thuyết văn biểu cảm 
	- Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm 
	- Cách lập dàn ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm 
	- Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm 
	- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản 
	- Tích hợp với văn thông qua các văn bản 
B- Chuẩn bị 
 Giáo viên : Đọc tác phẩm, đọc tài liệu, soạn giáo án
 Học sinh : Đọc bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK 
 C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra 
 2. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Thế nào là văn biểu cảm ?
- HS trình bày lại khái niệm
? Nét cơ bản nhất của văn biểu cảm là gì ? khác với tự sự, miêu tả như thế nào ?
? Yêu cầu cảm xúc trong văn biểu cảm nh thế nào ?Tại sao ?
? Hãy làm sáng tỏ những điều này trong một văn bản trữ tình mà em đã học?
- HS chứng minh trong một văn bản nào đó 
Yêu cầu: Nó là văn bản biểu cảm vì nó bộc lộ cảm xúc 
 Tình cảm đó là tình cảm như thế nào: Bày tỏ cảm xúc ra sao (rõ ràng trong sáng, tự nhiên, chân thành không ?
? Trình bày tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm bằng cách nào ? Cụ thể?
HS lấy VD: có thể lấy trong văn bản, có thể viết bằng một đoạn văn nào đó
	- Gián tiếp: + Tự sự 
	 + Miêu tả 
	 + Nghị luận
? Nhận xét yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận trong văn biểu cảm và so sánh với văn tự sự, miêu tả ?
	- Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm chỉ làm nền để nói lên cảm xúc qua sự việc. Còn văn tự sự nhằm kể lại câu chuyện có đầu có cuối, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
à Tự sự trong văn biểu cảm thường là những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm chứ không cần đi sâu
	- Văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh)
	- Sao cho người ta cảm nhận được nó, còn yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm là mượn để làm điểm tựa để nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình
à 
	- Yếu tố nghị luận cũng chỉ là có cơ sở để bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm
? Vậy miêu tả, tự sự có vai trò nhiệm vụ gì trong văn biểu cảm ? Lấy VD và phân tích ?
à Đóng vai trò làm giá đỡ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Thiếu yếu tố tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ không cụ thể bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể
	- HS lấy VD và phân tích 
? Khi làm bài văn biểu cảm cần phải trải qua mấy bước? Cụ thể ?
	a) Biểu cảm về người , vật (những điều cần chú ý)
b) biểu cảm về tác phẩm văn học
? Yêu cầu: Tìm ý và lập dàn ý cho đề sau: Cảm nghĩ mùa xuân
GV; HS làm nhanh, trước khi làm cho HS tìm hiểu đề
? Yêu cầu: Viết đoạn văn trình bày ý 1 của phần thân bài
HS làm, trình bày à GV nhận xét 
? Yêu cầu: Viết phần mở bài cho đề sau
Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh hoặc Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan 
HS làm, trình bàyà GV nhận xét 
? Yêu cầu: Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ cho 2 câu thực của bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan 
* Hình thành kiến thức mới
1. Văn biểu cảm là gì?
- Bày tỏ tình cảm cảm xúc của chủ thể trữ tình
- Với văn tự sự: Trình bày sự việc (kể)
- Với văn miêu tả: Tái hiện, hình dung người sự vật, sự việc
- Cảm xúc phải tự nhiên, chân thành rõ ràng trong sáng. Vì có nh vậy mới lôi cuốn đợc người đọc. Nếu không sẽ trở nên sáo rỗng
- Tình cảm: là những tình cảm đẹp them nhuần tư tưởng nhân văn
2. Cách bày tỏ tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm 
- Trực tiếp: + Từ ngữ trực tiếp diễn tả tình cảm: Yêu thương, nhớ, ôi, chao ôi.. + Câu biểu cảm: Câu cảm thán, câu hỏi 
Văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ, so sánh, nhân hoá, ẩn dụ
3. Cách làm bài văn biểu cảm.
1 Tìm hiểu đề:
 + Xác định đối tượng
 + Định hướng cảm xúc 
 + Cách thức biểu cảm 
	- Bước 2: Tìm ý: 4 cách lập ý (HS trình bày cụ thể)
 + Liên hệ hiện tại với tương lai
 + Hồi tưởng qua khứ và suy nghĩ về hiện tại
+ Tưởng tượng tình huống hứa hẹn mong ước
+ Quan sát suy ngẫm
	- Bước 3: Viết bài
	- Bước 4: Viết bài
 - Bước 5: Kiểm tra
 4. Các loại văn biểu cảm 
II. Luyện tập
1. Bài tập 1/168
a) Mở bài: Giới thiệu đối tượng và cảm xúc 
b) Thân bài: 
Ý 1: Quan sát suy ngẫm cảnh tự nhiên (may trời, cây cối, chim chóc, hoa quả của mùa xuân à Bộc lộ cảm xúc)
Ý 2: Có thể hồi tưởng lại những nhày mùa đông giá lạnh cây cối (trái ngược)
Ý 3: Quan sát miêu tả hoạt động con người, cảm xúc 
Ý 4: Nhấn mạnh cảm xúc của em về mùa xuân
2. Bài tập 2/168
3. Bài tập 3/168
4. Bài tập 4/168
 3củng cố hướng dẫn về nhà
	- Viết thành bài hoàn chỉnh cho các đề văn trên
	- Soạn bài Mùa xuân của tôi
TUẦN 16
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
	 	Tiết 63: MÙA XUÂN CỦA TÔI
 (Trích" thương nhớ mười hai"- Vũ Bằng)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
	- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.
	- Thấy được tình quê hương, đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả đợc thể hiện qua ngòi bút tài hoa tinh tế giàu cảm xúc và hình ảnh 
B- Chuẩn bị :
 Giáo viên : Đọc tác phẩm, đọc tài liệu, soạn giáo án
 Học sinh : Đọc bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK và các câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV.
 C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
 1Kiểm tra 
? Trình bày cảm nhận của em về tình yêu Sài Gòn của Minh Hương ?
 2Bài mới 
Họat động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Hoàn cảnh: SGK
* Đọc: GV hướng dẫn đọc ... tố Hán Việt thường không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.
	- Từ ghép Hán Việt do 2 hay nhiều yếu tố Hán Việt tạo thành
	- Từ ghép Hán Việt có 2 loại: Ghép đẳng lập, ghép chính phụ.
	- Sử dụng từ ghép Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm: trang trọng, tao nhã, tự hào, khinh bỉ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa.
 3. Đại từ
- Khái niệm: Đại từ là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chấtđược nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi 
VD: Nó, đây, đó
	- Chức vụ ngữ pháp: chủ ngữ, vị ngữ, pnụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ.
	- Các loại đại từ: 2 loại đại từ: để trỏ; để hỏi. 
4. Quan hệ từ
- Khái niệm: quan hệ từ là từ dùng để biểu thị các ý nghĩa như so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay với câu trong đoạn văn 
	- Cách sử dụng quan hệ từ: Bắt buộc, không bắt buộc, thành cặp VD
5. Từ đồng nghĩa
- Khái niệm: từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
	- Phân loại: Có 2 loại từ đồng nghĩa: Đồng nghĩa hoàn toàn; đồng nghĩa không hoàn toàn (sắc thái ý nghĩa)
6. Từ trái nghĩa
	- Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.
	- Các từ trái nghĩa được dùng để tạo nên phép đối, xa dung các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời văn thệm sinh độn g
7. Từ đồng âm
- Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì đến nhau.
. 8. Thành ngữ
9. Điệp ngữ
10. Chơi chữ
- 
III. Luyện tập
1.Bài tập 3/184
Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới đi được người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữa các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy.
 (Thạch Lam - Cốm)
2. Bài tập 6/193
+ Bách chiến bách thắng: Trăm trận trăm thắng, ra trận nào thắng trận ấy
	+ Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa không tin, không tin hẳn
	+ Kim chi ngọc diệp: lá ngọc cành vàng
	+ Khẩu phật tâm xà: miệng nói giọng từ bi như phật mà lòng thì ác hiểm như rắn.
à Miệng nam mô bụng bồ dao găm / Miệng thì thơn thớt dạ ớt ngâm
3.Bài tập 7/194 
3 Củng cố, hướng dẫn về nhà
	- Về ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì I
************************************ 
Tuần 18
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 69
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
	- Khắc phúc một số lỗi chính tả do cách phát âm của địa phương
B- Chuẩn bị :
 	 Giáo viên : Đọc tác phẩm, đọc tài liệu, soạn giáo án
 	 Học sinh : Đọc bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK và các câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV.
 C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
 	1.Kiểm tra : (3’)Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2. Bài mới (38’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
	- Cần viết đúng: tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n
? Vì sao cần phân biệt các âm trên 
Đọc viết chính tả đoạn Tôi yêu Sài Gòn . Che chở
(Trích Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương)
? Yêu cầu: Đọc đúng, viết đúng các âm như trên.
 Viết lại theo trí nhớ bài thơ Côn Sơn ca
. Đánh dấu (*) vào những từ đã viết đúng chính tả sau:
( ) Xử lý, ( ) sử lý, ( ) xử dụng, ( ) sử dụng, ( ) đối xử, ( ) đối sử, ( ) giả sử, ( ) giả xử, ( )xét xử, ( ) chung sức, ( ) trung thành, ( ) trung ương, ( ) chung thuỷ, ( ) trung đại, () chung đại, ( ) trung truyển, ( ) tập chung 
Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất theo yêu cầu cho trước.
	- ch/tr: cá chép, cá chuối, cá trắm, con trăn
	- l/n: nghỉ ngơi, nghĩ ngợi, hỏi han, miêu tả 
Đặt câu để phân biệt: giàn, dành, tắt, tắc
? Yêu cầu: cần hiểu nghĩa của các từ
	- Giành: + Dùng sức để lấy về cái gì đó cho mình
	 + Cố gắng để đạt cho được 
 + Tranh
Câu: Nam tranh giành đồ chơi với bạn
- Dành: + Giữ lại để giành về sau
	 + Để riêng cho ai đó
Câu: An để dành cho mẹ gói quà
Tương tự: GV hướng dẫn HS lập sổ tay chính tả
I. Nội dung luyện tập
1. Đối với HS các tỉnh miền Bắc
- Hay sai do phát âm không chuẩn II. Luyên tập
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
4. Bài tập 4. 
5. Bài tập 5.
3 Củng cố, hướng dẫn về nhà
- Lưu ý HS mình các lỗi thường mắc
	- Chuẩn bị kiểm tra.
Đủ giáo án tuần 18
---------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 19
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
TIẾT 70- 71
KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp hs củng cố kiển thức đã học ở cả ba phân môn văn học, tiếng Việt, Tập làm văn.
Rèn kĩ làm bài kiể tra theo hình thức trắc nghiệm và tự luận
B. Chuẩn bị của thầy và trò
1.Thầy: Ra đề, đáp án
2.Trò: ôn tập nội dung đã giới hạn
C.Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Họat động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv: Phát đề cho Hs
Đề bài:
A.Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đối với những câu trả lời đúng
Câu 1: Một văn bản có các phần các đoạn, các câu đều nói về một đề tài biểu hiện một chủ đề xuyên suốt đã chắc chắn một văn bản có tính mạch lạc chưa
A. Chắc chắn	
B. Chưachắc chắn
Câu 2: Trong các nhóm từ sau: nhà thơ, thi nhân, thi thư, thi vị có mấy từ hán Việt?
A.Một	B. Hai từ	C. Ba từ	D. Bốn từ	Câu 3: Trong các câu sau có mấy câu đúng
-Bố rất lo lắng con
-Nam rất yêu thương các em
-Hoa xinh đẹp nhưng học rất giỏi
A. Một câu đúng	
B. Hai câu đúng
C. Ba câu đúng
Câu 4: Khi tham gia tạo câu, thành ngữ cũng có khả năng đóng vai trò ngữ pháp giống như từ.Theo em ý kiến đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Trong các dòng sau đâu là thành ngữ
A. ếch ngồi đay giếng
B. Của ăn của để
C. Tấc đất tấc vàng
D. Của đi thay người
Câu 6: Văn trữ tình có phải là văn biểu cảm không
 A. Có	B. Không
B. Tự luận.
Câu 1: 2.5 điểm
Cảm nhận về câu văn của nhà văn Thạch lam:
“Cốm là thưc quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”
Câu 2:
Cảm nghĩ về tình bà cháu qua baì thơ "Tiếng gà trưa"- Xuân Quỳnh
I.Yêu cầu cần đạt
Trắc nghiệm:
Khoanh vào ý đúng nhất
Không khoanh 2 ý trong một bài
Không khoanh hết sai hoặc đúng các câu
B.Tự luận:
Trình bày sạch đẹp rõ ràng từng ý
Viết bài văn biểu cảm về tình bà cháu sao thật giản dị, xúc động, biết sử dụng ngôn ngữ biểu cảm để bộc lộ cảm xúc
-Bố cục phải rõ ràng từng phần
II. Đáp án -biểu điểm
Trắc nghiệm: 3 điểm
Mỗi câu trả lời đúng là 0.5 điểm
Câu 1: A.
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: A
Câu 5: A
Câu 6: A
B: Tự luận: 7 điểm
Câu 1: 2.5 điểm
Khẳng định được câu văn đề cao giá trị của cốm- Cốm được kết tinh nhiều gía trị: hương trời sữa lúa và tài năng, tâm hồn của người nông dân lao động
Các từ; thức quà, thức dâng, các tính từ: giản dị, thanh khiết, mộc mạc tác giả cảm nhận sản quê hương vật bằng một thái độ trân trọng tự hào...
Câu 3:
Nhớ về những kỉ niệm về tình bà cháu của tác giả, bộc lộ cảm xúc trực tiếp qua từng hình ảnh thơ
Đánh gía được: Tình bà cháu thật sâu nặng, đó cũng chính là tình hậu phương thắm thiết.
3.Củng cố, hướng dẫn về nhà .
GVnhận xét thu bài.
Ôn tập tiếp
____________________________________________________
TUẦN 19
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 72: Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu cần đat
- Thông qua tiết trả bài giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình so với yêu cầu của đề bài.
- GV rèn cho HS kĩ năng làm bàicó sự tích hhợp cả ba phân môn.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
Thầy : Chấm bài, thống kê kết quả.
HS: Đọc trước bài, đối chiếu kết quả.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
Họat động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv trả bài cho HS
Đọc lại đề bài. Gv chữa bài
Phần trắc nghiệm:
Mỗi câu đúng 0,5 đ
Phần tự luận:
Câu 1: 2.5 điểm
Cảm nhận về câu văn của nhà văn Thạch lam:
“Cốm là thưc quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”
Câu 2:
1, Hướng dẫn tìm hiểu đề .
- Thể loại: Văn biểu cảm.
- Nội dung: Biểu cảm về tình bà cháu.
2, Lập dàn ý.
- Mở bài( 0,5 đ)
- Thân bài( 3,5đ)
- Kết bài( 0,5 đ)
GV đọc đoạn văn hay cho cả lớp nghe.
Hạnh phúc thật giản dị, đầm ấm và rất dỗi thiêng liêng. Niềm vui của cháu là hạnh phúc cuả bà. Bà dành trọn tình thương cho cháu. cháu có bao giờ quên được công ơn và tình thương phương vô cùng tha thiết và sâu nặng của người chiến sĩ trẻ
I. Chữa bài:
Phần trắc nghiệm( Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ)
Câu 1: A.Câu 2: B, Câu 3: A, Câu 4: A, Câu 5: A, Câu 6: A.
Phần tự luận:
Câu 1( 2,5 đ)
- Khẳng định được câu văn đề cao giá trị của cốm- Cốm được kết tinh nhiều gía trị: hương trời sữa lúa và tài năng, tâm hồn của người nông dân lao động
- Các từ; thức quà, thức dâng, các tính từ: giản dị, thanh khiết, mộc mạc tác giả cảm nhận sản quê hương vật bằng một thái độ trân trọng tự hào...
Câu 2( 4,5 đ)
Mở bài: Giới thiệu về cảm xúc về bài thơ.
Thân bài: Hình ảnh còn đọng lại trong lòng em thật đẹp, thật hay đó là hình ảnh đàn gà ổ trứng đẹp như tranh và nhất là hình ảnh ba hiện lên thật gần gũi, ấm áp xúc động 
Nhớ về bà cháu còn nhớ tới những lời bà máng yêu vì tội nhìn gà đẻ:
Cháu quên sao được hình ảnh bà tần tẩo sớm hôm, bà chắt chiu từng quả trứng cho con gà mái ấp. Nhà nghèo bà tần tảo sớm khuya, bà đôn hậu thương cháu. Vì hạnh phúc của cháu mà bà lo lắng trông mong đến mất ngủ:
Nỗi lo của bà cứ dài theo năm tháng, bà lo đàn gà toi bà sợ trời sương muối vì vì như vậy bà sẽ không bán được gà và mua quần áo mới cho cháu gái yêu của bà, để cháu mặc đến trường, mặc đi chơi tết
Hạnh phúc thật giản dị, đầm ấm và rất dỗi thiêng liêng. Niềm vui của cháu là hạnh phúc cuả bà. Bà dành trọn tình thương cho cháu. cháu có bao giờ quên được công ơn và tình thương phương vô cùng tha thiết và sâu nặng của người chiến sĩ trẻ
Kết bài: Bài thơ khép lại mà tiếng gà trưa vẫn văng vẳng đâu đây gọi về một tình bà cháu thật sâu nặng xúc động vô cùng. Qua bài thơ này em mới thật sự hiểu hết được tấm lòng người bà, người mẹ thật là vĩ đại biết bao!
II. Nhận xét: 
1. Ưu điểm: Nhìn chung HS đã nắm được phương pháp làm bài, nắm được kiến thức cơ bản vận dụng trong làm bài.
Một số Hs có khả năng cảm nhận bài thơ "Tiếng gà trưa " khá sâu sắc.
2. Nhược điểm: còn một số HS kĩ năng làm bài kếm, chữ viết cẩu thả, diễn đạt yếu.
III.Chữâ lỗi:
- Lỗi diễn đạt, Lỗi chính tả:
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
GV yêu cầu những HS chưa đạt yêu cầu viết lại bài
Chuẩn bị bài "Tục ngữ về thên nhiên và lao động sản xuất"
Đủ giáo án tuần 19

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 11 19.doc