Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (tiết 7)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (tiết 7)

A. Mục tiêu.

- Học sinh cảm nhận được phong vị đặc sắc , nét đẹp văn hóa của 1 thứ quà giản dị mà độc đáo trong cảm nhận của nhà văn; Thấy được tình cảm trân trọng của Thạch Lam đối với thứ quà dân dã. Cảm nhận được sự nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc trong lối văn của Thạch Lam.

- Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Rèn đọc, cảm nhận và tìm hiểu, phân tích văn bản tùy bút.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (tiết 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27/11/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 15 - Tiết: 57
một thứ quà của lúa non: Cốm 
 (Thạch Lam)
A. Mục tiêu. 
- Học sinh cảm nhận được phong vị đặc sắc , nét đẹp văn hóa của 1 thứ quà giản dị mà độc đáo trong cảm nhận của nhà văn; Thấy được tình cảm trân trọng của Thạch Lam đối với thứ quà dân dã. Cảm nhận được sự nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc trong lối văn của Thạch Lam.
- Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 
- Rèn đọc, cảm nhận và tìm hiểu, phân tích văn bản tùy bút.
B. Chuẩn bị:
 GV: G/án; Tliệu liên quan.
 Hs: Học bài, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ” tiếng gà trưa”. Nêu cảm nghĩ của mình về khổ cuối của bài thơ?
Gợi ý: Khái qúat lại qui luật của tình cảm: Những kỉ niệm dù nhỏ bé nhất về tuổi thơ và những người thân càng làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. Cuộc chiến đấu cho độc lập tự do của đất nước cũng là cuộc chiến đấu để giữ gìn những tình cảm tốt đẹp, bình dị của con người.
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Việt Nam là một đất nước văn hiến. Văn hoá truyền thống Việt Nam thể hiện ngay ở những thứ quà bánh giản dị mà đắc sắc, độc đáo của từng vùng, miền. Nếu Nam Bộ có bánh tét, hủ tiếu thì Huế có bún bò - giò heo, cơm hến và các loại chè, Nghệ Tĩnh có kẹo cu đơ ... Nói đến quà bánh Hà Nội cổ truyền thì không thể quên được món phở, bún ốc... và đặc biệt thanh nhã là cốm ( cốm làng Vòng - Dịch Vọng - Cầu Giấy ). Cốm Vòng mùa thu càng dậy hết sắc hương qua những trang văn tuỳ bút chân thành, tài hoa của những nghệ sĩ Hà nội, đặc biệt là Thạch Lam với “ Một thứ quà của lúa non: Cốm ”. 
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 - Hs đọc chú thích* (T161), cho biết vài nét về tác giả Thạch Lam.
- Gv nhấn vài nét chủ yếu về tác giả.
- Gv giới thiệu một số tác phẩm nổi tiếng của Thạch Lam.
? Nêu xuất xứ, thể loại của tác phẩm?	
- Gv nêu cách đọc: giọng tình cảm tha thiết, trầm lắng, chậm.
- Hs đọc văn bản.
- Hs, gv nhận xét cách đọc.
- Gv kiểm tra phần hiểu chú thích (1 số từ Hán Việt) của hs. 
? Em hãy cho biết tác phẩm có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Em cảm nhận được điều gì từ bức tranh minh họa?
? Cảm xúc của tác giả bắt đầu từ đâu? Nhờ giác quan nào là chủ yếu?
- Gv bình: Cảm giác chủ yếu có được là nhờ khứu giác. Quả thật đấy chính là cảm giác rõ nhất, đặc trưng nhất của mùa thu Việt Nam, mùa thu Hà Nội.
+ “Sáng mát trong như sáng năm xưa
 Gió thổi mùa thu hương cốm mới ”.
+ “ Bên kia sông Đuống, 
 Quê hương ta lúa nếp thơm nồng ”.
? Tìm các từ miêu tả hạt thóc nếp đầu tiên làm nên cốm?
? Tại sao nhà văn lại dùng một câu hỏi giữa đoạn? Cách đặt câu hỏi như vậy có tác dụng gì?
? Đoạn văn 2 thiên về tả, kể hay biểu cảm? Nếu kể thì nhà văn đã kể các chi tiết nào về cốm làng Vòng?
? Vì sao nhà văn ko kể tỉ mỉ kỹ thuật hay công việc làm cốm mà chỉ nói qua?
(Chỉ dùng một số từ biểu cảm để ngợi ca)
? Cốm làng Vòng được miêu tả gắn với hình ảnh nào? Cách tả như thế có tác dụng gì?
- Gv: Cách vào bài tự nhiên thể hiện sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam; Thể hiện t/y sâu nặng và sự nhạy cảm đối với cảnh sắc và hương vị của 1 vùng nông thôn Hà Nội.
? Tác giả đã ca ngợi cốm như một thứ quà ntn?
? Cốm được dùng nhiều nhất vào việc gì tại sao?
? Bàn luận về tục lệ “sêu tết”, Thạch Lam chú ý đến điều gì?
( hồng - cốm tốt đôi )
? Em hiểu thêm giá trị nào của cốm từ lời bình luận trên?
*? Giá trị của cốm được phát hiện trên phương diện nào?
? Phần cuối đoạn nhà văn còn phê phán điều gì? Qua đó tác giả muốn truyền tới bạn đọc tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với thức quà dân tộc?
? Phần cuối, tác giả bàn về sự thưởng thức cốm trên những phương diện nào? 
? Vì sao khi ăn cốm phải ăn từng ít?
 (Để cảm nhận được mùi thơm, màu xanh, tươi mát, vị ngọt, cái dịu dàng, thanh đạm ).
? T/g cảm thụ cốm bằng các giác quan nào?
(khứu giác, thị giác, xúc giác, vị giác và cả sự suy tưởng). 
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả ?
 “Hỡi các bà mua hàng!”,“hãy”, “chớ”, “phải”, “ nên ”?
(Cũng như câu hỏi ở đầu bài văn, lời văn như đang giao tiếp, như đang khuyên răn, như đang tìm sự đồng cảm, thể hiện sự tha thiết ...)
? Bài văn cho em những hiểu biết mới mẻ sâu sắc nào về cốm?
? Em cảm nhận được giá trị nội dung nào từ bài văn?
? Bài văn có những đặc sắc nghệ thuật nào mà em cần học tập khi viết văn? 
? Cảm nghĩ của em về Thạch Lam ntn?
(Thạch Lam là người sành cốm, sành các món ẩm thực của Hà Nôi; Có t/c dân tộc tinh tế và sâu sắc).
 Hs học ghi nhớ sgk (163).
I- Tiếp xúc văn bản
1. Tác giả, tác phẩm. (1910 - 1942 ).
- Nguyễn Tường Lân. 
- Một nhà văn, một cây bút truyện ngắn và tuỳ bút.
- Ông là một nhà văn tinh tế, nhạy cảm và rất giàu lòng trắc ẩn.
 Trích từ tập tuỳ bút “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” ( 1943 ). 
- Thể loại. Ký ( Tuỳ bút ).
2. Đọc, giải thích từ khó.
3. Bố cục.
- Từ đầu ... “thuyền rồng”: Nguồn gốc của cốm.
- Tiếp ... “nhũn nhặn”: Giá trị văn hoá của cốm. 
- Còn lại: Sự thưởng thức cốm.
II. Phân tích.
1. Nguồn gốc của cốm. 
a. Đoạn 1.
- Cảm xúc bắt đầu từ: 
+ Hương thơm của lá sen.
+ Mùi thơm mát của bông lúa non.
-> Cảm nhận bằng khứu giác.
- Hạt thóc nếp làm nên cốm:àLà tinh hoa của trời đất, thiên nhiên.
- Câu hỏi lôi kéo sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc.
b. Đoạn 2. 
- Kể về cốm làng Vòng: Kể để ngợi ca.
- Tả hình ảnh cô gái bán cốm.
 à Tôn lên nét đẹp truyền thống dân tộc, mang cả nét đẹp duyên dáng của con người trong cốm làng Vòng.
2. Giá trị văn hoá của cốm.
- Là thức quà rất riêng, giản dị, độc đáo mà tinh khiết của đất và người Việt Nam.
- Là quà lễ tết, là sính lễ trong phong tục cưới hỏi.
- “ Hồng - cốm tốt đôi ”: sự hoà hợp tuyệt vời về màu sắc, hương vị -> Biểu tượng cho sự gắn bó trong tình duyên đôi lứa.
-> Cốm góp phần cho nhân duyên tốt đẹp.
*Cốm vừa có giá trị văn hóa dân tộc, vừa có giá trị tinh thần.
+ Tác giả phê phán, chê cười thói chuộng ngoại, đáng tiếc cho tục lệ ngày một phai nhạt dần.
àMong muốn mọi người trân trọng và giữ gìn cốm như 1 nét đẹp văn hóa của dân tộc.
3. Sự thưởng thức cốm.
- 2 cách thưởng thức cốm: cách ăn và cách mua với thái độ văn hóa.
+ Ăn chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ.
Thưởng thức cốm bằng mọi giác quanTác giả là người tinh tế, sâu sắc, rất sành về cốm.
+ “Hỡi các bà mua hàng!”,
 “hãy”,“chớ”, “phải”, “nên” 
à Như đang giao tiếp, như đang khuyên răn, như đang tìm sự đồng cảm, tha thiết muốn bảo lưu, gìn giữ những phong tục tập quán tốt đẹp. 
** Đó là văn hoá ẩm thực của người Việt Nam.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- Sự trân trọng nét đẹp văn hoá dân tộc trong một thứ quà giản dị.
- Sự hiểu biết sâu sắc về thứ quà đó.
- Khuyên răn những ai không trân trọng truyền thống văn hoá dân tộc.
2. Nghệ thuật.
- Kết hợp tả, kể và biểu cảm.
- Câu văn, từ ngữ giàu hình ảnh, giàu chất trữ tình.
Ghi nhớ (Sgk)
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 1,2 sgk/Tg163.
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
Câu 1: Điểm khác biệt giữa "Tuỳ bút" và "Bút ký":
	A. Tuỳ bút có yếu tố miêu tả còn bút ký thường không có..
	B. Tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc hơn so với bút ký.
	C. Tuỳ bút có cốt truyện còn bút ký không có cốt truyện.
	D. Cả A, B, C.
Câu 2: Trong bài tuỳ bút "Một thứ quà của lúa non: Cốm", Thạch Lam đã sử dụng nhiều phương thức thể hiện. Phương thức nào có vai trò quan trọng hơn cả?
	A. Miêu tả	 B. Thuyết minh	 C. Biểu cảm	D. Tự sự
Câu 3: Trong bài tuỳ bút "Một thứ quà của lúa non: Cốm",Thạch Lam đã sử dụng phương thức:
	A. Tự sự, miêu tả là chính, biểu cảm là phụ.
	B. Tự sự, miêu tả, biểu cảm xen lẫn và ngang bằng nhau.
	C. Tự sự, miêu tả là phụ, biểu cảm là chính.
	D. Chỉ có tự sự và miêu tả.
2- HDVN
 - Học thuộc ghi nhớ, thuộc 1 đoạn tiêu biểu.
 - Phân tích cảm xúc của tác giả qua văn bản.
 - Chuẩn bị: Chơi chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docT57.doc