Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57:  Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm

 I. Mục tiêu:

- Qua bài giảng giúp học sinh cảm nhận được hương vị đặc sắc và nét đẹp văn hóa cổ truyền trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc: Cốm. Qua đó thấy được phần nào sự tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.

- Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm hiểu, cảm nhận một tác phẩm văn học.

II. Chuẩn bị.

Thầy: Trao đổi trong nhóm, thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy.

 Nghiên cứu soạn bài

Trò: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 15
Tiết 57 
Giáo án chi tiết
 Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Thạch Lam -
 I. Mục tiêu:
- Qua bài giảng giúp học sinh cảm nhận được hương vị đặc sắc và nét đẹp văn hóa cổ truyền trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc: Cốm. Qua đó thấy được phần nào sự tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm hiểu, cảm nhận một tác phẩm văn học.
II. Chuẩn bị.
Thầy: Trao đổi trong nhóm, thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy.
 Nghiên cứu soạn bài
Trò: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy
III. Tiến trình lên lớp:
 * Hoạt động 1 (5' )
 A. ổn định tổ chức: (1’)
 B. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Hãy đọc thuộc bài thơ Tiếng gà trưa và nêu ngắn gọn cảm xúc của em về bài thơ này?
 * Hoạt động 2 (5')
 C. Bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung chính 
? Qua tìm hiểu bài ở nhà em hãy cho biết ngắn gọn về tác giả Thạch Lam?
? Tác phẩm này chúng ta tìm hiểu thuộc thể loại nào?
Gv: Đây là tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội đặc biệt là những món ăn hàng ngày rất bình dị nhưng lại đậm đà hương vị riêng. Cốm là một trong những món quà nổi tiếng của Hà Nội. Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc lâu đời của Hà Nội.
 * Hoat đông: 3 (7' )
Gv yêu cầu: Đọc với giọng thiết tha tình cảm trầm lắng.
- Đọc mẫu, gọi học sinh đọc, nhận xét, sửa sai
? Trong bài viết này có từ thanh đạm có nghĩa là gì?
- Thanh đạm chỉ một món ăn đơn giản, không cầu kỳ, không màu vị nồng đậm gây cảm xúc mạnh.
? Thế thanh nhã có nghĩa là gì?
? Từ vàng An Nam có nghĩa là gì?
- Làng vàng thuộc xã Dịch Vọng huyện Từ Liêm nay thuộc quận Cầu Giấy. Làng vàng từ lâu đã trở thành nổi tiếng với nghề làm Cốm.
- An Nam: Tên gọi nước ta thời Bắc thuộc được dùng chính thức từ thời nhà Đường.
? Vậy em hiểu thế nào là tùy bút?
- Tùy bút cũng là một thể loại văn thường thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả, các hình tượng về các vấn đề của đời sống. Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và chất chữ tình.
? Văn bản trên chia làm mấy phần, hãy nêu nôi dung của từng phần?
- Có thể chia làm ba đoạn:
+ Đoạn 1: Cơn gió mùa hạ -> thuyền rồng: Giải thích về Cốm và nguồn gốc của cốm.
+ Đoạn 2: Từ: Cốm là thức quà -> nhũn nhăn: Giá trị đặc sắc của Cốm.
+ Đoạn 3: Còn lại: Sự thưởng thức cốm.
 * Hoạt động 4 ( 22' )
Gv: Gọi học sinh đọc lại phần 1.
? Cảm xúc của tác giả bắt nguồn từ đâu?
- Cảm xúc của tác giả được bắt nguồn từ hương sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vùng sen hồ.
? Hương thơm ấy gợi cho tác giả liên tưởng đến điều gì?
- Hương thơm của sen trên hồ gợi cho tác giả nhớ hương vị của cốm một thứ quà đặc biệt của lúa non.
? Em có nhận xét gì về cách vào đề của tác giả?
- Cách vào đề của tác giả rất tự nhiên.
Gv: ở đây tác giả đã nhận ra hương vị của cốm. Đây là một hương thơm thanh khiết của các cánh đồng lúa, của lá sen khiến cho Thạch Lam phải huy động khả năng khứu giác của mình mới cảm nhận hết được.
? Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả về cốm? 
- Thấm nhuần thanh nhã, tinh kiết, tươi mát, trắng thơm, phảng phất, trong sạch.
? Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả?
- Từ ngữ chọn lọc, câu văn có nhịp điệu gần giống một đoạn thơ.
? Với cách viết ấy, đoạn văn giúp em cảm nhận điều gì?
 Gv: Bằng sự cảm nhận tinh túy, cách viết nhẹ nhàng đầy chất biểu cảm thể hiện rõ sự rung động của tác giả trước màu xanh và hương thơm của cốm (lúa nếp) trên các cánh đồng làng quê- Nguyên liệu làm ra cốm là lúa non. 
? Để cốm làng Vòng có hương vị riêng người làng Vòng đã làm bằng cách nào?
- ... Chỉ riêng những người chuyên môn mới định được
- Một cách chế biến những cách thức làm được truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng khắt khe và giữ gìn.
? Vì sao người làng Vòng lại giữ được bí mật này?
? Chi tiết này nói đến điều gì?
- Làm cốm cũng là một nghệ thuật.
Gv: Thạch Lam đã không đi sâu vào miêu tả cách làm cốm hay cách thức làm cốm mà ông cho ta biết công việc làm cốm là một nghệ thuật.
? Người Hà Nội thường ngóng ai mang cốm vào bán?
- Ngóng trông cô gái hàng cốm
? Các cô gái làng Vòng được miêu tả như thế nào?
- Cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ... đòn gánh hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng.
- Vẽ ra trước mắt người đọc nét đẹp riêng của các cô gái Vòng và những con người làng vòng nói chung.
Gv: Cô gái làng vòng đã trở thành hình ảnh quen thuộc để bà con trong nội thành ngày ngày trông ngóng. Cốm đã ngon lại thêm cô hàng côm xinh xắn càng làm cho cốm làng Vòng có một nét đặc sắc.
? Qua đây tác giả bày tỏ thái độ gì?
Gv: Tại sao tác giả có thái độ như vậy bởi cốm rất có giá trị
Hs đọc đoạn văn 2
? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Phương thưc biểu đạt biểu cảm.
? Tác giả đã ca ngợi cốm như thế nào?
- Thứ quà riêng của người dân Hà Nội.
? Cốm được dùng trong công việc gì?
- Quà sêu tết.
- Lễ tơ hồng.
- Nghi lễ khác.
Gv: Cốm đã vượt lên bao thứ kẹo ngon khác để trở thành 1 vật thanh túy, rất sang trọng rất tự nhiên.
? Vì sao cốm được coi là một thứ lễ vật?
- Vì cốm mang hương vị thanh nhã của đồng nội An Nam. Đây là một nét tượng trưng trong phong tục của con người Việt Nam – Một nước có truyền thống nông nghiệp. Vì vậy nó phù hợp với các nghi lễ.
? Cốm được miêu tả với màu sắc như thế nào?
- Màu xanh tươi như màu ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng lựu già.
- Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai hương vị nâng đỡ nhau.
? Để miêu tẩ màu sắc hương vị của cốm tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
- Nghệ thuật so sánh.
? Với cách so sánh đó có tác dụng gì?
- Thể hiện phong cách ẩm thực rất điêu luyện của tác giả
? Không chỉ bàn về phong cách sêu tết tác giả còn phê phán điều gì?
- Phê phán thói chuộng của ngoại, bắt trước người nước ngoài. Những kẻ giàu có mà vô học không biết thưởng thức và quý trọng bản sắc văn hóa dân tộc.
? Nhà văn đã nhắc nhở như thế nào?
- Học sinh thảo luận.
? Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
- Phương thức biểu đạt chính là miêu tả.
? Em cảm nhận được gì qua đoạn văn này?
? Nhà văn đã cho ta biết cách thưởng thức cốm ntn?
- Nhà văn nhắc: không nên thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, mà phải nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve
- Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người, sự cố sức tiềm tàng và nhẫn lại của thần Lúa
? Qua đây em hiểu gì về cách thưởng thức cốm?
- Phải có cử chỉ thanh nhã, thưởng thức cốm với tất cả tấm lòng trân trọng, biết ơn, giống như khi ăn bát cơm đầy- Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
GV: Nhà văn cho ta thấy thưởng thức cốm cũng là một nghệ thuật, thưởng thức cốm với cử chỉ tình cảm ấy là một nét đẹp văn hoá thanh lịch của người Kinh kỳ
? Trong bài viết này tác giả đã thành công ở những nghệ thuật nào? Qua đó thể hiện nội dung gì?
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm (5’)
1. Tác giả: Thạch Lam (1910-1942) sinh tại Hà Nội là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Là nhà văn nổi tiếng với các truyện ngắn.
2. Tác phẩm.
- Thuộc thể loại tùy bút. Trích" Hà Nội băm sáu phố phường" Xuất bản 1943.
II. Đọc, tìm hiểu từ khó, bố cục văn bản:
1. Đọc: 
2. Tìm hiểu từ khó:
3. Bố cục văn bản:
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Cốm và sự hình thành của cốm (15’)
- Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm là những gì tinh túy nhất của thiên nhiên.
- Ca ngợi hương vị của cốm làng vòng ngon và đặc sắc.
2. Giá trị của cốm:
Ca ngợi giá trị của cốm. Cốm đã trở thành 1 sản phẩm có giá trị văn hóa, mang phong tục rất riêng của người dân Việt Nam
3. Cách thưởng thức cốm.
- Thưởng thức cốm cũng là một nghệ thuật.
* Hoạt động 5 (10')
 IV. Tổng kết. (5’)
? Nhà văn đã sử dụng thành công những biện pháp nhệ thuật nào?
 1. Nghệ thuật:
 - Gọng văn nhẹ nhàng, có lúc nhơ tâm sự, có lúc như nhắc khẽ ân tình và thân mật giầu chất thơ
 - Sử dụng thành công việc chọn lọc các tính từ, phép so sánh, ẩn dụ 
? Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
 - Phương thức, biểu cảm, miêu tả, kể và suy ngẫm, bình luận...
GV: Tức là sử dụng thành công cách viết tùy bút.
? Hãy nhắc lại đặc điểm của thể tuỳ bút? 
? Với cách viết tuỳ bút điêu luyện ấyvăn bản nêu bật nội dung gì?
 2. Nội dung:
- Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê...
- Thưởng thức cốm là một nét đẹp về nghệ thuật ẩm thưc văn hoá của dân tộc Việt.
GV: Nhà văn như truyền đến chúng ta lòng tự hào và ý thức giữ gìn nét đẹp văn hoá của dân tộc
 V. Luyện tập: (4')
 Bài tập: Hãy nêu cảm nhận của em về câu văn: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ
 ( Học sinh làm bài – Gọi một HS trình bày – Nhận xét )
D. Củng cố: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
E. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Học tập cách viết văn biểu cảm
- Chuẩn bị bài: Chơi chữ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 58
Trả bài tập làm văn số 3
I. Mục tiêu cần đạt
Qua việc trả bài, nhằm giúp học sinh nhận thấy khả năng viết bài văn biểu cảm về người, tự rút ra những kĩ năng cần rèn luyện khi viết văn biểu cảm 
Rèn luyện kỹ năng trình bày bài, diễn đạt ý, diễn đạt câu và sữa lỗi
Giáo dục ý thức sửa lỗi, có ý thức vận dụng phát huy ưu điểm
II. Chuẩn bị
 Thầy: Chấm bài ghi nhận ưu nhược điểm, tìm nguyên nhân và hướng sửa chữa
 Trò: Nhớ lại bài đã làm
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1:
 A. ổn định tổ chức (1’)
 B. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ học 
 C. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn chấm
Đề bài: Cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình
- GV: Yêu cầu làm bài: Khi làm các em cần tuân thủ các bước.
1. Yêu cầu về nội dung 
 a. Mở bài: 
 - Giới thiệu về người thân của mình và tình cảm của mình về người thân đó
 b. Thân bài:
 + Miêu tả một số nét nổi bật về hình dáng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc về hình dáng của người thân.
 + Kể một số việc làm của người thân để bộc lộ tình cảm của mình
 - Kể một số kỉ niệm khó quên giữa em và người thân đó 
 + Tình cảm mà em thường dành cho người thân đó 
 + Ước mong, nguyện vọng của em về người thân 
c. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em dành cho người thân 
2. Yêu cầu về hình thức:
Trình bày sáng sủa, bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt lưu loát, chữ viết đẹp: (1 đ)
Tùy theo mức độ làm (trừ điểm hình thức nhưng không quá 1 điểm)
*Cách cho điểm:
+ Mở bài: Diễn đạt lưu loát, đúng đủ ý: 0,5 đ
+ Thân bài: (8 đ) đủ 4 ý mỗi ý cho 2 điểm
+ Kết bài: Diễn đạt đúng, đủ, lưu loát 0,5 đ
Hoạt động 2: (15') Nhận xét: 
 1. Ưu điểm
- Nhiều em biết xác định đúng thể loại, biết làm bài cảm nghĩ về ngườ ... iả Nguyễn Khuyến đã sử dụng từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
? Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
- Tạo ra sự hóm hỉnh trong thơ của Nguyễn Khuyến. Tạo ra sự hấp dẫn thích thú với người đọc.
Gv: Như vậy qua hai ví dụ ta vừa phân tích ta thấy người viết đã lợi dụng những đặc sắc về âm thanh (sử dụng từ đồng âm) và những đặc sắc về ngữ nghĩa (Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa) để tạo ra sự đặc sắc, hóm hỉnh với người đọc. Người ta gọi đây là nghệ thuật chơi chữ.
? Qua đây em hiểu thế nào là nghệ thuật chơi chữ?
? Hãy lấy ví dụ có sử dụng nghệ thuật chơi chữ?
“Đi tu phật bắt ăn chay.
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không”.
- Dùng từ đồng nghĩa để châm biếm các nhà sư hổ mang đang lấp mình trong các mái chùa xưa và nay, những con người có lương tâm giả dối.
* Hoạt động 3 (17')
Ví dụ: “Nửa đêm, giờ tý, canh ba
 Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.”
Dùng từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa để chơi chữ.
Gv: Vậy có những cách chơi chữ nào?
? Quay trở lại ví dụ 1 và cho thầy giáo biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ băng cách nào?
? ở ví dụ hai tác giả đã chơi chữ bằng cách nào?
? Bài thơ đã nói đến đối tượng nào?
Nava.
? Nava được nói tới như thế nào?
Nava: Ranh tiếng Pháp, tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
? Em hiểu ranh tiếng như thế nào?
Chỉ tính khôn ngoan xảo quyệt của con người.
Chỉ đạo đức xấu.
? Một vị toàn quyền ở Đông Dương như Nava đúng ra phải dùng từ nào để nói với phù hợp?
Danh tướng.
? Vậy danh tướng có nghĩa là gì?
- Danh tướng: một vị tướng tài ba, được nhân dân yêu qúy và được nhiều người biết đến.
? Tác giả lại gọi Nava là ranh tướng?
- Vì phù hợp với bản chất và mục đích xâm lược của thực dân Pháp và ý đồ của Nava để đả kích lên án hành động xâm lược của chúng.
Gv: Cách nói những từ ngữ có âm thanh gần giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau người ta gọi đây là cách nói trái âm. Cách nói này thường nhằm một dụng ý nhất định. Nói như vậy người ta gọi là chơi chữ.
? Như vậy có nối chơi chữ nào nữa?
Gv: Đưa ví dụ: Mênh mông muôn mẫu một màu.
 Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
? Các em thấy các tiếng trong hai câu thơ này có gì đặc biệt?
Các tiếng đều có phụ âm đầu là M.
? Đây có phải là biện pháp điệp từ không? Tại sao?
- Đây không phải là biện pháp điệp từ vì không lặp lại cả tiếng của từ đó mà chỉ lặp lại phụ âm đầu. Sự lặp lại chỉ có tác dụng tạo ra một số từ láy như: mênh mông, miên man, mịt mờ.
? Cách nói này có tác dụng gì?
- Tạo ra sự hấp dẫn thú vị của cấu thơ đây là phong cách độc đáo của nhà thơ Tú Mỡ.
Gv: Cách nói như vậy người ta gọi là nối nói điệp âm. Đây cũng là cách chơi chữ.
Gv: Đưa ví dụ.
 Con cá đối bỏ trong cối đá. 
 Con mèo cái nằm trên mái hèo.
 Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
? Trong bài ca dao này có những hình ảnh của sự vật nào được nhắc đến?
 Cối đá - Cá đối.
 Mèo cái – mái hèo.
? Hãy nhận xét các bộ phận âm thanh của các tiếng này?
- Các tiếng này đổi trật tự phần âm, và vần giữa các tiếng cho nhau.
? Nghệ thuật đặc sắc ở hai câu thơ này là gì?
Nghệ thuật đối.
Gv: ở đây tác giả đã lấy vật đối với vật. Mèo cái > < mái kèo.
 Cá đối > < cối đá. Đây là bài ca dao nằm trong chùm bài ca dao than thân trách phận. Bài ca dao là lời thở than của người con gái bị người yêu phụ duyên vì một lý do gia đình nghèo, bố mẹ không có của hồi môn. Cá đối là cách nói lái của cối đá. Mèo cái là cách nói lái của mái kèo. Cách nói như vậy tạo ra sự dí dỏm hài hước của bài ca dao, thực ra đây là một lời than thân trách phận.
? Vậy ta còn cách chơi chữ nào nữa?
? Chúng ta vừa tìm hiểu mấy cách chơi chữ?
? Qua các ví dụ ta vừa phân tích em thấy chơi chữ thường được sử dụng trong trường hợp nào?
I. Thế nào chơi chữ: (12’).
1. Ví dụ: Bà già đi chợ cầu Đông.
Ví dụ 2: Tiếng già nhưng núi vẫn non.
2. Kết luận: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn thú vị.
II. Các lối chơi chữ 
1. Dùng từ đồng âm.
2. Dùng từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
(Dùng nối nói gần âm hay trại âm).
3. Dùng cách điệp âm.
4. Dùng nối nói lái.
* Hoạt động 4 (15')
III. Luyện tập: 
Bài tập 1/165. ? Bài tập này yêu cầu chúng ta điều gì?
Tìm từ ngữ có tác dụng chơi chữ.
? Muốn làm được yêu cầu của bài tập này em phải dựa vào đâu?
 - Phải dựa vào các lối chơi chữ mà ta đã học
(Học sinh chơi trò chơi: Thi ai nhanh hơn)
- Những từ chơi chữ là: liu điu- rắn- hổ lửa- ráo- lằn- hổ mang)
Bài tập 2/165 
? Đọc, nêu yêu cầu bài tập?
- Tìm những tiếng chỉ sự vật gần gũi nhau:
- Mỡ- nem chả
- Nứa- tre- trúc- hóp
? Cách nói này có phải là chơi chữ không?
- Đây cũng là cách chơi chữ 
E. Hướng dẫn học bài :
- Nắm chắc lối chơi chữ
- Vận dụng làm các bài tập còn lại.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 60
Tập làm thơ lục bát
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh phân biệt thơ lục bát và văn vần 6, 8.
- Vẻ đẹp của thơ truyền thống Việt Nam với những mẫu mực như ca dao và đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ đó học sinh có hứng thú tập làm thơ lục bát.
- Tích hợp với phần văn qua bài thơ Côn Sơn ca.
- Rèn luyện kỹ năng phân thích thơ lục bát.
II. Chuẩn bị:
 Thầy: Trao đổi trong nhóm thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy
 Nghiên cứu soạn bài
Trò: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy
III. Tiến trình lên lớp:
* Hoạt động 1 (5')
A. ổn định tổ chức: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ : (4’)
? Hãy đọc thuộc một bài thơ hoặc một bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
* Hoạt động 2 (15')
C. Bài mới: Giới thiệu bài: Từ đầu năm ta được tìm hiểu nhiều bài thơ thể lục bát, một thể thơ của dân tộc. Vậy thơ lục bát có đặc điểm gì, ta cùng tìm hiểu 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Đưa bảng phụ có bài ca dao:
 Anh đi anh nhớ quê nhà.
 Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương.
 Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
? Bài ca dao này thuộc thể thơ nào?
Bài ca dao này thuộc thể thơ lục bát.
Gv: Đây là một thể thơ độc đáo và truyền thống của Việt Nam.
? Căn cứ vào đâu mà em cho rằng đây là thể thơ lục bát?
- Vì trong bài ca dao này cứ một câu 6 tiếng lại đi liền với một câu 8 tiếng tạo thành một cặp câu. Cách gieo vần ngắt nhịp ở bài ca dao này đều tuân theo thể thơ lục bát.
? Hãy nhắc lại cho cả lớp biết thế nào là thơ lục bát?
? Về luật thơ lục bát cũng có đặc điểm gì?
- Thơ lục bát cũng có luật bằng trắc.
Nếu chữ cuối cùng của câu 6 là thanh bằng thì bài thơ thuộc vần bằng. Nếu chữ cuối cùng của câu 6 là vần trắc thì bài thơ thuộc vần trắc. 
? Hãy viết theo các kí hiệu bằng trắc ở bài ca dao?
 B B B B T B B (Vần)
 T B B T T B (Vần) B B
 T B T T B B (Vần)
 T B T T B B (Vần) B B.
? Em có nhận xét gì về tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8?
Tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 đều là vần bằng.
? Các tiếng thứ 2 và tiếng thứ 4 của câu thơ đều là thanh gì?
Các tiếng thứ 2 của các câu thơ đều là thanh bằng.
Các tiếng thứ 4 của các câu thơ đều là thanh trắc.
Gv: Đây là những trường hợp thường gặp trong thơ lục bát. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ: tiếng thứ 2 của các câu là thanh trắc thì tiếng thứ 4 của các câu là thanh bằng.
? Quan sát vào bài ca dao tiếng 6, 8 của câu 8 là thanh gì?
Chữ thứ 6 là thanh huyền.
Tiếng thứ 8 là thanh ngang.
Gv: Có trường hợp thì chữ thứ 6 là thanh ngang thì chữ thứ 8 là thanh ngang.
? Em có nhận xét gì về thanh điệu của các tiếng thứ 6 và thứ 8 trong thơ lục bát?
Gv: Các tiếng 1, 3, 5, 7 (các tiếng lẻ) không theo luật 
? Hãy đọc và xác định yêu cầu của đề bài?
I. Thơ lục bát (40’)
1. Ví dụ:
2. Đăc điểm thơ lục bát:
- Là thể thơ cứ một câu 6 tiếng lại một câu 8 tiếng tạo thành một cặp.
- Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8 và tiếng thứ 8 của câu 8 lại vần với tiếng thứ 6 của câu 6 dưới. 
- Cứ hai cặp câu lại đảo vần.
- Tiếng thứ 2 thường là thanh bằng.
- Tiếng thứ 4 thường là thanh trắc.
-Trong câu 8 tiếng nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 là thanh ngang và ngược lại.
* Hoạt động 3 ( 20')
III. Luyện tập.
1. Bài tập1. 
? Đề bài cho ta biết điều gì và yêu cầu ta làm gì?
Cho chúng ta các câu thơ lục bát còn dở.
Yêu cầu chúng ta hoàn thành các câu thơ đó.
? Muốn thực hiện được yêu cầu của đề bài tập này chúng ta phải chú ý điều gì?
Chúng ta phải chú ý đến luật trong thơ lục bát.
Gv: Yêu cầu điền đúng về ý và còn đúng cả về luật thơ. Các em chú ý xem vần của bài thơ này là vần gì?
- Vần ở đây là vần bằng. Chú ý chữ thứ 6 của câu thứ 6 phải vần với chữ thứ 6 của câu 8.
? Hãy thực hiện bài thơ này?
Em ơi đi học đường xa.
Cố học cho giỏi mẹ cha vui lòng
 - Hoặc:
Ai ơi phấn đấu cho bền.
Mỗi năm mỗi lớp mới lên thân người.
? Vì sao em lại điền như thế?
Vì tiếng thứ 6 của câu 6 là vần bằng nên tiếng thứ 6 của câu 8 cũng phải vần với chữ (xa) ở cầu trên đó: là (mẹ cha).
Gv: Tương tự như vậy mà ta điền từ mới lên ở phần 2.
2. Bài tập 2.
? Đề bài yêu cầu chúng ta điều gì?
Tìm lỗi sai trong các cặp câu lục bát đã cho và sửa lại cho đúng.
? Muốn tìm ra được chỗ sai chúng ta phải căn cứ vào đâu?
Chúng ta phải căn cứ vào luật của thơ lục bát.
? Vậy em hãy đọc và phát hiện ra chỗ sai trong các câu thơ lục bát đã cho?
Chữ T 6 của câu 6 là vần oai và thanh bằng. Chữ T 6 của câu 8 là vần ong không cùng vần.
- Tương tự như trên T6 của câu 6 và chữ T6 của câu 8 bị lạc vần.
3. Bài tập 3.
Các cặp câu lục bát sau đây đúng hay sai ở chỗ nào? 
a. Vì cam nên quýt phải đèo xoài
 Vì em nhan sắc cho lòng anh say
? Vậy em sửa lại như thế nào?
Thay bòng cho xoài.
b. Thiếu nhi là tuổi học hành.
Chúng em phấn đấu nên người con ngoan.
? Sửa lại như thế nào cho đúng? Thay đổi cho có vần 
 Thiếu nhi là tuổi học hành.
 Chúng em phấn đấu trở thành con ngoan.
- Thay vần ên bằng vần anh và thay đổi một số từ ở cuối câu 
- Tò vò mày nuôi con nhện.
Về sau nó lớn, nó quên nhau đi.
Tò vò ngồi khóc li ti.
Nhện ơi nhện hỡi nhện di đường nào?
- Mồ hôi mà đổ xuống đồng.
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
- Cả hai bài thơ lục bát này đều đúng. Vì ở bài ca dao số 2 đây là thơ lục bát biến thể. Chuyển vần chân thành, vần lưng (ông-ung).
4. Bài tập 4. Cho các câu 6 hãy điền tiếp các câu 8
 (Thảo luận nhóm- gọị đại diện trình bày 2 câu- nhận xét)
Sông Hồng chảy về biển Đông.
Hồ Tây vắng bóng xâm cầm.
Chợ nào sánh với Đồng Xuân.
Bến Thành chợ lớn.
 - Mùa xuân em đi trồng cây.
* Hoạt động 4 (5')
D. Củng cố : - Nhận xét cho điểm cá nhân và đội có thành tích xuất sắc 
 - Nhấn mạnh thêm những điểm cần lưu ý khi làm thơ cần quan tâm đến luật và nội dung không nên thiên lệch về bên nào. Có thể chưa hay nhưng phải đúng luật?
E. Hướng dẫn học bài:
- Nắm chắc luật làm thơ lục bát
- Sáng tác một bài thơ lục bát về phong trào học tập của lớp
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 15.doc