Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Bài 14-15: Tiết 61 : Chuẩn mực sử dụng từ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Bài 14-15: Tiết 61 : Chuẩn mực sử dụng từ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

- Hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

- Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết.

B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 226 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Bài 14-15: Tiết 61 : Chuẩn mực sử dụng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 - Bài 14-15: 
Tiết 61 : CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 
Hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết. 
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra lồng vào bài giảng. 
3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới: 
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 
PHẦN GHI BẢNG 
GV gọi HS đọc phần I (166) 
? Các từ in đậm trong những câu đó dùng sai âm, sai chính tả ntn? Ta nên sửa lại thế nào cho đúng ? 
HS lên bảng sửa à lớp nhận xét.
? Theo em: Nguyên nhân nào dẫn đến dùng sai âm, sai chính tả? 
(HS thảo luận)
- Do phát âm sai à viết sai
- Ảnh hưởng tiếng địa phương, không phân biệt: d/v; l/n 
GV đưa ra VD có những từ sai mà HS hay dùng 
Che chở à tre trở 
Gìn giữ à dìn giữ 
HS đọc mục II (166) 
? Các từ in đậm trong những câu vừa đọc dùng sai nghĩa ntn? Hãy giải thích và sửa lại.
HS giải thích à lên bảng sửa lại cho đúng 
- “Sáng sủa - tươi đẹp”
+ Sáng sủa: Nói về khuôn mặt, màu sắc, sự vật...
+ Tươi đẹp: Nhận biết bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng...
+ “Cao cả - sâu sắc”
- Cao cả:Việc làm, hành động được mọi người tôn trọng. 
- Sâu sắc: Nhận thức bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng.
+ “Biết - có”
Biết: hiểu biết 
Có: Tồn tại (một cái gì đó) 
GV gọi HS đọc phần 3 (167) 
? Thử xét xem các từ in đậm trong các câu vừa đọc dùng sai ở chỗ nào? Hãy tìm cách sửa lại cho đúng? 
(HS thảo luận)
? Giải thích các từ đó và tìm từ thay thế cho chúng ? 
- Hào quan là DT không thể sử dụng làm VN như tính từ mà không có từ “là” đứng trước.
- Giả tạo phồn vinh: tính từ làm định ngữ phải đứng sau danh từ. 
GV gọi HS đọc IV (167) 
? Nhận xét việc sử dụng từ in đậm trong câu vừa đọc? (sai) Tìm từ thay thế ? 
- Lãnh đạo: đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính đáng à sắc thái trang trọng. 
- Cầm đầu: đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa à sắc thái khinh bỉ, coi thường.
? Nhận xét ý nghĩa của câu sau khi đã thay thế từ ? 
GV: Mỗi địa phương có những từ ngữ riêng gọi là từ địa phương.
? Trong những trường hợp nào thì không nên sử dụng từ ngữ địa phương? 
- Trong các tình huống giao tiếp sang trọng.
- Trong các văn bản chuẩn mực (hành chính, chính luận) 
? Tại sao ta không nên lạm dụng từ Hán Việt? Chỉ nên sử dụng từ Hán Việt khi nào? (HS thảo luận)
Từ địa phương đôi khi khó hiểu.
Chỉ nên dùng từ Hán Việt khi không có từ tiếng Việt thay thế.
VD: 
- Công ty cầu đường à Không nói là: Công ty kiều lộ.
- Cha mẹ nào mà chẳng thương con. 
à Không nói là: Phụ mẫu nào mà chẳng thương con.
GV cho HS lấy thêm VD khác.
? Vậy muốn sử dụng từ đúng chuẩn mực ta phải lưu ý mấy điều? (5 điều) 
HS đọc ghi nhớ SGK (167)
? Thay từ “rứa” = “thế” và “chi” = từ “gì” và “ni” =”nay” vào câu thơ sau và nhận xét về kết quả thể hiện phong cách trong hai câu thơ bị biến đổi ntn khi thay từ địa phương bằng từ toàn dân. 
“Thế là hết! Chiều nay em đi mãi
Còn mong gì ngày trở lại Phước ơi”.
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả 
- Dùi (đầu) à vùi (đầu) 
-lên (người)ànên (người) 
Þ không phân biệt được: d/v
- tập tẹ (nói) à bập bẹ (nói) 
- Khoảng khắc (sung sướng) à khoảnh khắc 
Þ do liên tưởng sai 
II. Sử dụng từ đúng nghĩa 
* Câu sửa lại: 
- Sáng sủa à tươi đẹp (văn minh tiến bộ) 
- Cao cã à sâu sắc (quí báu) 
- Biết à có 
Þ Từ dùng chưa đúng nghĩa do không nắm vững khái niệm của từ, không phân biệt được từ đồng nghĩa, gần nghĩa 
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ 
- hào quang à đẹp đẽ (hào nhoáng) 
- Ăn mặc à cách ăn mặc 
- (với nhiều) thảm hại à với nhiều cảnh tượng thảm hại 
- giả tạo phồn vinh à phồn vinh giả tạo. 
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách 
- Lãnh đạo à cầm đầu 
- Chú hổ à con hổ 
à Dùng từ phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 
V. Không nên lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt 
- Không nên lạm dụng từ địa phương gây khó hiểu.
VD: Bầy choa có chộ chô mồ. 
(Bọn tao có thấy đâu nào) 
- Nên dùng từ thuần Việt để bảo đảm sự giàu đẹp trong sáng của tiếng Việt. 
- Chỉ nên dùng từ Hán Việt khi không có từ thuần Việt thay thế.
* Ghi nhớ: SGK /167
4. Củng cố : 
Lưu ý chuẩn mực khi sử dụng từ.
Biết nhận xét đúng, sai và sửa lại cho đúng.
5. Dặn dò: 
Học thuộc lòng ghi nhớ.
Chuẩn bị: Luyện tập cách sử dụng từ.
 Rút kinh nghiệm: 
TIẾT 62: 
Ôn Tập Văn Biểu Cảm 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
Qua hình thức (hỏi - đáp) giúp HS: 
Ôn lại những kiến thức quan trọng nhất về lý thuyết làm văn biểu cảm.
Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
Ngôn ngữ văn biểu cảm gắn với ngôn ngữ thơ. 
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào khi ôn tập. 
3. Bài mới: 
GV: giới thiệu bài mới: 
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 
PHẦN GHI BẢNG 
GV giới thiệu bài mới
GV gọi HS đọc câu 1 (168) 
HS đã đọc lại các đoạn văn đó ở nhà (GV đã nhắc) 
GV ôn lại bài văn miêu tả (lớp 6)
? Em hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau ntn? 
Miêu tả: tái hiện đối tượng...
Biểu cảm: Miêu tả đối tượng nhằm mượn đặc điểm, phẩm chất của nó à suy nghĩ, cảm xúc.
HS đọc câu 2 (168) 
? Đọc lại bài “Kẹo mầm” (bài 11) và cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào? 
GV nhắc lại văn tự sự (lớp 6) 
HS đọc câu 3
? Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm ntn? Cho VD? 
VD: Que kẹo mầm tuổi thơ... 
Mẹ ơi, có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa! (BC)
HS đọc BT4 
? Cảm nghĩ về mùa xuân: Em sẽ thực hiện qua mấy bước là những bước nào ? 
? Tìm ý và sắp xếp ý ntn ? 
GV gợi ý cho HS bộc lộ cảm xúc của mình
HS đọc tiếp câu hỏi 5, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
? Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ em có đồng ý không? Vì sao? 
(Đồng ý vì: Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình bao gồm nhiều thể loại: Thơ, ca dao... để biểu hiện tình cảm, bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ thầm kín.
1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm 
- Văn miêu tả: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh, vật) à người học cảm nhận được nó.
- Văn biểu cảm: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.
2. Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm
- Văn tự sự: kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc.
- Văn biểu cảm: Yếu tố tự sự chỉ là cái nền để bộc lộ cảm xúc, dựa vào các sự việc để nêu cảm nghĩ. 
3. Vai trò, nhiệm vụ của tự sự miêu tả trong văn biểu cảm 
- Đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm à cảm xúc. Thiếu tự sự, miêu tả thì đoạn văn sẽ mơ hồ, không cụ thể.
4. Đề bài “Cảm nghĩ mùa Xuân”
* Thực hiện qua các bước 
- Tìm hiểu đề 
- Lập ý 
- Lập dàn bài 
- Viết bài
- Đọc lại và sửa chữa.
* Tìm ý và sắp xếp ý:
- Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi trong đời.
- Mùa xuân là mùa đâm chồi, nảy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi của muôn loài. 
- Là mùa nở đầu cho một năm, một kế hoạch, một dự định.
à Đem lại nhiều suy nghĩ cho em về mình, về mọi người xung quanh.
5. Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm 
- So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.
- Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ. 
4. Củng cố: 
Thế nào là văn biểu cảm ? 
Biểu cảm khác tự sự ở chỗ nào ? 
Tự sự, miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm. 
5. Dặn dò: 
Ôn kĩ bài giảng 
Chuẩn bị bài: Sài Gòn tôi yêu 
Chú ý: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi ở SGK: Tìm hiểu nét đẹp riêng của thiên nhiên và con người Sài Gòn. 
* Rút kinh nghiệm: 
HS cần chuẩn bị bài kĩ hơn 
HS chưa ôn tập kĩ kiến thức ở lớp 6.
Nên cho HS chuẩn bị dàn bài (SGK) trước để đến lớp đỡ mất thời gian. 
Tiết 63: 	SÀI GÒN TÔI YÊU 
(Minh Hương) 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh: 
Cảm nhận được nét riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách của ngừơi Sài Gòn. 
Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn. 
B. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
? Thế nào là thơ lục bát? Cho VD ? 
? Đặc điểm luật thơ lục bát ?
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài mới “Sài Gòn - Hòn ngọc viễn đông” nay là Thành phố mang tên Bác... 
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 
PHẦN GHI BẢNG 
GV giới thiệu bài “Sài Gòn mang tên Bác...” 
GV cho HS đọc chú thích SGK 
HS gạch chân những từ cần thiết 
GV hướng dẫn cách đọc: Giọng vui tươi, hồ hởi, sôi động... 
GV đọc mẫu à Gọi HS đọc
? Nội dung chính của bài văn là gì? 
(Vẻ đẹp của Sài Gòn và tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên, con ngừơi Sài Gòn) 
? Bài văn chia làm mấy đoạn? Ý mỗi đoạn ? (3 đoạn) 
HS đọc đoạn từ đầu à”Ngọc ngà này” 
? Tác giả giới thiệu vẻ đẹp của Sài Gòn bằng những hình cảnh nào ? 
Sài Gòn vẫn trẻ (TT)
Thay da đổi thịt (thành ngữ) 
? Em có nhận xét gì về cách tạo hình ảnh trên ? 
I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm 
(SGK) 
II. Đọc - tìm hiểu văn bản 
1. Giới thiệu Sài Gòn: 
- Thành phố Sài Gòn vẫn trẻ (TT)
-Thay da đổi thịt (thành ngữ) 
- Như cây tơ nõn nà.(so sánh) 
àHình ảnh so sánh, TT, thành ngư ... ố quy luật ngữ âm, ngữ pháp phân biệt các phương ngữ miền Bắc , miền Trung , miền Nam.
Khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên.
Tự làm các bài tập về từ ngữ, chính tả.
II. Phương tiện thực hiện:
Giáo viên: đọc SGK – TLTK ( TV lớp 5 tập I, II; Văn 6 tập II) – SGA.
Học sinh: đọc SGK – làm bài tập chính tả – lập sổ tay chính tả.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới
 Chương trình ngữ văn lớp 6, ở học kì II, các em đã có dịp làm quen với một số quy luật ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp nhằm giúp các em nhận rõ và phân biệt sự khác nhau giữ phương ngữ ba miền (Bắc – Trung - Nam ). Bài học hôm nay, cô cùng các em khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo ra.
3. Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Phân biệt các phụ âm: ch/tr; s/x; r/d/gi; l/n.
? Hãy nêu quy tắc trong âm tiết (tiếng) đã học ở lớp 6.
? Hãy nêu quy tắc trong từ Hán Việt .
? Quy tắc trong từ láy
? Quy tắc ngữ nghĩa
HĐ2: Phân biệt S/X
? Nêu nguyên tắc trong âm tiết đã được học ở lớp 5, lớp 6.
? Nêu quy tắc trong từ láy.
? Quy tắc ngữ nghĩa
HĐ3: Phân biệt các phụ âm R/ D/ Gi
? Quy tắc trong âm tiết
? Quy tắc trong từ Hán Việt
Quy tắc trong từ láy
? Quy tắc ngữ nghĩa
HĐ4: Phân biệt các phụ âm L/N
? Nêu nguyên tắc trong âm tiết.
? Nguyên tắc trong từ láy
? Quy tắc ngữ nghĩa
HĐ5: Đối với các tỉnh miền Trung cần viết đúng các thanh “ hỏi/ ngã”.
? Quy tắc trong từ láy
? Quy tắc ngữ nghĩa ?
HĐ6: Đối với các tỉnh miền Nam 
HĐ7:Nội dung luyện tập
Em hãy làm một số bài tập để khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
? Phân biệt chính tả
Đọc đoạn văn sau và điền vào chỗ trống () Tr/ Ch.
? Điền vào chỗ trống () L hoặc n trong đoạn văn sau đây:
? Viết 5 chữ có S đứng đầu và 5 chữ có X đứng đầu.
? Hãy xếp thành 2 loại S và X tên cây dưới đây:
? Luyện chính tả cho các học sinh miền Trung : ?/~
? Điền dấu ? hoặc ~ vào các chữ in nghiêng dưới đây.
? Luyện chính tả cho học sinh các tỉnh miền Nam
? Viết 5 chữ có V đứng đầu dòng.
? Viết 5 chữ có D đứng đầu dòng
? Viết 5 chữ có Gi đứng đầu dòng
- Phân biệt các trường hợp viết C / K / Q.
HĐ8: Củng cố dặn dò
HĐ1: Tìm hiểu bài:
- Tr: không kết hợp với các vần: oa, oă, oc.
- Ch: có thể kết hợp với các vần trên.
* Khi gặp các tiếng có vần oa, oă, oc thì phải viết Ch.
VD: chích choé, choàng khăn, mặt choắt.
- Ch: không kết hợp với các yếu tố HV có dấu nặng (.) và dấu huyền (`).
- Tr có thể kết hợp với các yếu tố Hán Việt ấy.
VD: Trạng nguyên, trịch thượng, triệt để, triệu phú, trầm tư, triều đại, trình độ, trừng phạt.
- Tr và Ch không láy với nhau. Vì vậy khi viết tiếng thứ nhất viết là Tr (Ch) thì tiếng thứ hai cũng phải viết như vậy Tr (Ch), hiện tượng ấy còn gọi là điệp phụ âm đầu.
VD: chăm chỉ, trống trải, chắt chiu, chậm chạp, chững chạc, chim chóc 
* Tr: hầu như không láy với phụ âm khác, trừ mấy từ: trọc lóc, trụi lủi, trót lọt, trật lất.
* Ch: láy với rất nhiều phụ âm khác. VD: leo chèo, chào mào
- Quy tắc ngữ nghĩa. 
* Những từ chỉ quan hệ gia đình, họ hàng thân thuộc, chỉ đồ dùng ở nông thôn, chỉ ý phủ định thường viết Ch: VD: ( cha, chú, chồng, chị, cháu, chắt, chút, chít)
Chăn, chiếu, chum, chày, chậu
Chưa, chửa, chớ, chẳng, chả
* Những từ chỉ thời gian hoặc vị trí  thường viết Tr.
VD: trên, trong, trước
HĐ2: Phân biệt S/ X
- Quy tắc:
+ S: không kết hợp với các vần: oă, oc, uê.
+ X: kết hợp được với các vần trên.
VD: xoắn ốc, xum xoe, xuê xoa 
- Quy tắc trong từ láy.
+ S và X không láy với nhau. Vì vậy chỉ có hiện tượng điệp phụ âm đầu S hoặc X. VD: sắc sảo, sáng sủa, sừng sững, sằng sặc, sục sạo 
+ Xào xạc, xanh xao, xơ xác, xao xuyến, xấp xỉ
+ S hầu như không láy với các phụ âm đầu khác; trừ các từ: đồ sộ, sáng láng, cục súc.
+ X thì khá phổ biến:
VD: lao xao, bờm xờm, xích mích, bung xung, loăn xoăn 
- Quy tắc ngữ nghĩa.
+ Những từ chỉ loài vật, cây cối thường viết là S. VD: xiên, xẹo, xào, xếch, xoàng, xui 
* Phân biệt: R / D / G
- Quy tắc trong âm tiết.
+ R / Gi: không kết hợp với các vần oa, oă, oe, uy, uâ; trừ hai từ phiên âm tiếng Pháp: Curoa, ruybăng.
+ D: kết hợp được với các vần trên.
VD: đe doạ, kinh doanh, xét duyệt, duyên số, hậu duệ 
- Quy tắc trong từ Hán Việt.
+ R: không có trong yếu tố Hán Việt.
+ D: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, tiêu diệt, tuyệt diệu, dũng cảm.
+ Gi; giải quyết, li gián, giác ngộ, giảm giá, giáo dục.
- Quy tắc trong từ láy.
+ Điệp gi: giặc giã, giữ gìn
Điệp d: dai dẳng, dại dột, dông dài 
Điệp r; rúc rích, róc rách, răng rắc
Có thể gặp: lai rai, lim dim, xớ rớ.
Không có: lai giai, lim gim, xớ giớ.
- Quy tắc ngữ nghĩa.
Chỉ có phụ âm r mới biểu thị được những sắc thái ý nghĩa sau:
+ Mô phỏng âm thanh, tiếng động ( tượng thanh).
VD: rào rào, ríu rít, rề rề, róc rách
+ Mô phỏng hình ảnh, chuyển động (tượng hình).
VD: run rẩy, rung rinh, rập rờn
+ Mô tả ánh sáng có màu sắc và hình ảnh.
VD: rạng rỡ, rực rỡ, rừng rực, roi rói 
HĐ4: Phân biệt các phụ âm L/N
- Nguyên tắc trong âm tiết.
? N: không kết hợp với các vần: oa, oă, oe, uê, uy, uâ; trừ 3 từ: thê noa, noãn cầu, noãn sào.
+ L: có thể kết hợp với các vần trên. VD: loa đài, loè xoè, loãn xoãn, luyến tiếc, tuý luý, luật pháp.
- Nguyên tắc trong từ láy.
+ L và N không láy với nhau; chỉ có hiện tượng điệp L hoặc N.
Điệp L: làm lụng, lưu lạc, lăn lóc, lẳng lơ 
Điệp N: nao núng, nồng nặc, nô nức, nằn nì 
N: không láy với các âm đầu khác.
L: có thể láy với các âm đầu khác.
VD: lai rai, lải nhải, la cà, lảng vảng 
-Quy tắc ngữ nghĩa.
+ Chữ L mới có hiện tượng gần âm, gần nghĩa với các từ có phụ âm nh; VD: lỡ làng - nhỡ nhàng; nhỏ nhen - lọ lem; lố lăng - nhố nhăng 
+ N: có hiện tượng gần âm, gần nghĩa với các từ có âm đầu là Đ.
VD: đây – này, nầy.
 Đó – nọ, nớ.
 Đâu – nao, nào.
HĐ5: Các tỉnh miền Trung
- Quy tắc trong từ láy.
Trong từ láy tiếng việt có quy luật Bổng – Trầm.
Căn cứ vào độ cao, thanh điệu được chia làm 2 nhóm.
Nhóm bổng (âm vực cao): sắc, hỏi, không.
Nhóm trầm (thấp): huyền, ngã, nặng.
Tương ứng về thanh điệu trong từ láy là bổng – bổng, trầm – trầm.
VD: nghỉ ngơi (hỏi – không = bổng – bổng) không thể đọc sai thành nghỉ ngợi được.
- Quy tắc ngữ nghĩa.
+ Dựa vào ý nghĩa của từ gần âm, gần nghĩa để suy ra ý nghĩa của từ cần đọc đúng.
VD: L: lén – lẻn; thoáng – thoảng đọc lẽn, thoãng là sai.
HĐ6: Đối với các tỉnh miền Nam 
+ Dựa vào các từ gần âm, gần nghĩa với các từ có V để thử và kiểm tra cách đọc đúng hay sai.
VD: ván – bản: không có dán – bản.
 Vấy vá – bậy bạ – dấy dá – bậy bạ.
 Vằn vèo – ngoằn ngoèo – dằn dèo – ngoằn ngoèo.
HĐ7: Nội dung luyện tập.
Học sinh: viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi
- Phân biệt chính tả
Đoạn văn:
Thánh Gióng xông vào ậu ặn quân giặc lại. Chúng ạy ốn tán loạn. Quân ta thắng ân ở về. Riêng Thánh Gióng phi ngựa đến ân núi Sóc Sơn rồi bay bổng về ời.
- Đoạn thơ.
	Sáng hè đẹp lắm ắm em ơi
Đầu on cỏ ục mặt trời đang ên
	Da trời xanh ngắt thần tiên
Đỏ an đường mới mang tên Bác Hồ
	Trường Sơn mấy úi ô xô
Quân đi sóng ươn nhấp nhô bụi hồng.
? Viết 5 chữ có S đứng đầu và 5 chữ có X đứng đầu.
VD:
5 chữ có S đứng đầu: sơ sài, suồng sã, sôi sục, sức sống, sà lan.
5 chữ có X đứng đầu: xà nhà, xà đơn, xà lách, xà phòng, 
- Tên các cây:
Cây si, cây sung, cây sen, cây súng, cây xoan, cây xoài, cây sả, cây sấu, cây xương rồng, cây sật, cây sao, cây su su, cây cao su, cây sồi, cây vú sữa, cây sa nhân, cây sầu riêng.
- Luyện chính tả: ? / ~
+ Điền dấu ? (hỏi), ~ ( ngã) vào các chữ in nghiêng:
Số chăn, số le, ăn cô, đẹp đe, sợ hai, hai hùng, chai đầu,đồcô, cô động, sinh đe, nô giơn, diên tả.
- Luyện chính tả cho học sinh các tỉnh miền Nam.
+ Viết 5 chữ có “V” đứng đầu dòng.
VD: Vào hùa, vội vã, vồn vã, vã mồ hôi, 
+ Viết 5 chữ có D đứng đầu dòng.
VD: Dài ngày, dài hơi, dựa dẫm, dã man, 
+ Viết 5 chữ có Gi đứng đầu dòng.
VD: Giục giã, giòn giã, giã gạo, giữ gìn, giữ nước.
- Phân biệt các trường hợp viết C / K / Q.
+ Chữ cái C luôn luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các chữ cái nguyên âm: a,ă, â, o, ơ, u, ư.
+ Chữ cái K chỉ đứng trước các vần bắt đầu bằng các chữ cái nguyên âm: e, ê, i.
+ Chữ cái Q luôn luôn kết hợp với U thành “ qu” (đọc là quờ).
+ “qu” đứng trước hầu hết các chữ cái nguyên âm (trừ các nguyên âm : o, u, ư ).
HĐ8: 
- Phân biệt các phụ âm theo các nguyên tắc đã học 
- Chú ý khắc phụ những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên
- Làm lại các bài tập đã thực hành ở trên
I. Tìm hiểu bài:
Phân biệt các phụ âm
1. Đối với các tỉnh miền Bắc
Chú ý viết đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi.
 Ch / Tr
- S / X.
- Phân biệt r / d / gi.
- Phân biệt L / N
2/ Đối với các tỉnh miền Trung.
Viết đúng dấu thanh ?/~.
 Đối với các tỉnh miền Nam.
	 N / Ng
	V / D.
II. Nội dung luyện tập.
-Chữa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên
- Phân biệt Tr / Ch.
- Phân biệt L / N
- Phân biệt S / X.
- Lập bảng S/ X.
- Luyện chính tả cho các tỉnh miền trung viết đứng các dấu thanh: hỏi / ngã.
- Luyện chính tả cho các học sinh miền Nam: V / D / Gi
- Phân biệt C / K / Q.
Tiết 139-140:	TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP 

Tài liệu đính kèm:

  • docgav7.doc