Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu

Mục tiêu.

 Học sinh cảm nhận được những nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Gài Gòn. Nắm được nghệ thuật tiêu biểu biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

 Có tình cảm với thành phố lớn của đất nước, thêm yêu quê hương đất nước.

 Rèn kĩ năng đọc, phân tích VB tùy bút.

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03/12/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 16 - Tiết: 64
Sài Gòn tôi yêu
 (Hướng dẫn đọc thêm)
 (Minh Hương) 
A. Mục tiêu.
 Học sinh cảm nhận được những nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Gài Gòn. Nắm được nghệ thuật tiêu biểu biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.
 Có tình cảm với thành phố lớn của đất nước, thêm yêu quê hương đất nước.
 Rèn kĩ năng đọc, phân tích vb tùy bút.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Gợi ý: Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh nói về cảnh sắc, không khí mùa xuân miền Bắc trong những ngày tết?
Gợi ý: + Cảnh sắc thiên nhiên được gợi tả qua những dấu hiệu điển hình:
 - Thời tiết, khí hậu: mưa riêu riêu, gió lành lạnh.
 - Âm thanh: tiếng nhạn, tiếng trống chèo, câu hát huê tình.
-> Không khí xuân hài hòa tạo thành sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc.
 + Cảnh xuân trong gia đình: trầm, đèn, nến, bàn thờ tổ tiên, không khí đoàn tụ gia đình thật đầm ấm.
** Cảnh lung linh, huyền ảo, mơ màng như trong mộng và cũng thật ấm áp tình người. 
 Kết hợp kể, tả, BC: Bài văn thể hiện tâm trạng bồi hồi, nhớ thương da diết mx, quê hương của tác giả. 
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): 
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV Hướng dẫn HS cách đọc.
- Cách đọc: giọng hồ hởi, vui tươi, chú ý từ địa phương.
- HS đọc, nhận xét.
- GVkiểm tra chú thích.
- GV giới thiệu vắn tắt vài nét về tác giả.
- Giới thiệu về Sài Gòn: lịch sử, tên, sự kiện nổi bật.
? Vẻ đẹp của Sài Gòn trong vb được tác giả khắc hoạ ở những phương diện nào?
( Khí hậu, thiên nhiên, cuộc sống, sinh hoạt và phong cách người Sài Gòn ).
? Sài Gòn được giới thiệu khái quát là một đô thị ntn?
? Điều đó được diễn tả bằng hình ảnh nào?
? Em hãy nhận xét về hình ảnh trên và cho biết tác dụng của nó?
- Hs phát hiện, suy luận.
? Nêu những nét đặc trưng của khí hậu Sài Gòn?
? Em thấy thiên nhiên Sài Gòn có gì đáng nói?
( Thiên nhiên đang bị con người tàn phá) 
? ở đây, thái độ của tác giả ntn?
( Phê phán ).
? Người Sài Gòn hiện lên qua những phương diện nào? Con người Sài Gòn có đặc điểm gì?
( Cách ăn nói, tính cách, trang phục, dáng vẻ, cách xã giao ... ).
? Bài văn sử dụng phương thức biểu đạt gì? Tìm những lời văn BC trực tiếp tình yêu Sài Gòn của tác giả?
? Điệp ngữ “Tôi yêu” có tác dụng gì? Em hiểu gì về tình cảm của tác giả qua câu: “ thương mến bao nhiêu cũng không uổng công hoài của ”?
? Qua những dòng văn đầy trách móc và nuối tiếc, em cảm nhận được thêm điều gì về t/g?
? Bài văn “Sài Gòn tôi yêu” đem lại cho em những hiểu biết nào mới mẻ về cuộc sống, con người Sài Gòn?
? Theo em, sức truyền cảm của bài văn này là do đâu?
- HS đọc phần ghi nhớ sgk.
? Em biết bài thơ, bài hát nào về Sài Gòn? Qua đó, em thấy tình cảm nào của mọi người đối với Sài Gòn?
- Hs trả lời, gv nhận xét.
I. Tiếp xúc văn bản. 
1.Đọc, chú thích. 
- Quê ở Quảng Nam nhưng sống ở Sài Gòn trên 50 năm.
- Có nhiều bút ký, tuỳ bút viết về Sài gòn: “Sài Gòn dậy sớm”, “Hương đêm ngoại thành”, “Nhớ Sài Gòn” ... 
-Trích từ “Nhớ Sài Gòn”.
2. Tác giả, tác phẩm.
3. Thể loại: Tuỳ bút.
II. Phân tích.
1. Vẻ đẹp của Sài Gòn.
+ Đặc điểm chung:
- Một đô thị trẻ trung, nhộn nhịp và năng động.
- So sánh, tính từ, thành ngữ: tô đậm nét trẻ trung của Sài Gòn.
+ Khí hậu:
- Nhiều nắng, mưa.
- Không có mùa đông.
- Thay đổi thất thường.
+ Con người Sài Gòn:
- Cởi mở, mến khách, dễ hòa hợp.
- Ăn nói tự nhiên, bộc trực, thẳng thắn, chân thành, ít tính toán.
 Các cô gái Sài Gòn:
- Giản dị trong ăn mặc, khỏe khoắn.
- Đẹp trong cách chào hỏi, ứng xử, dáng đi, nụ cười.
- Bất khuất, kiên cường trong bom đạn.
-> Đó là vẻ đẹp truyền thống mang bản sắc riêng.
2. Tình yêu Sài Gòn của nhà văn.
+ Điệp ngữ “ tôi yêu ”. 
 - Nhấn mạnh Sài Gòn có nhiều điều đáng yêu.
 - Tình cảm chân thành, nồng nàn, tha thiết.
+ “ Thương .... của ”:
 - Yêu Sài Gòn đến độ hết lòng.
 - Mong muốn đóng góp sức mình cho Sài Gòn.
 + Mong mọi người đến và yêu Sài Gòn.
-> Tình cảm tự nhiên, chân thành, tha thiết.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- Sài Gòn mang vẻ đẹp của một đô thị trẻ trung, hoà hợp.
- Người Sài Gòn có nhiều đức tính tốt: hồn nhiên, chân thành, cởi mở.
- Là mảnh đất đáng để chúng ta yêu mến.
2. Nghệ thuật.
- Cách viết độc đáo, sử dụng so sánh, nhân hoá sáng tạo.
- Sự am hiểu kết hợp với tình cảm và những suy ngẫm sâu sắc.
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
	Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 2( Phần luyện tập/sgk/173)
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức : 
Câu 1: Bài văn "Sài Gòn tôi yêu", biểu cảm theo lối:
	A. Trực tiếp	C. Không phải văn biểu cảm
	B. Gián tiếp	D. Cả A và B
Câu 2: Phần chú thích sau ứng với tác giả nào?
	".... (1913 - 1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo sáng tác từ trước Cách Mạng tháng 8/1945, có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút ký. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn làm báo, vừa hoạt động Cách mạng"
	A. Thạch Lam	B. Minh Hương	C. Vũ Bằng 	D. Nguyễn Tuân
2- HDVN
 - Học bài. Bài tập 2 (173).
 - Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docT64.doc