Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu

Giúp HS :

- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn.

- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 64 : Sài Gòn Tôi Yêu (HDĐT)
Tiết 65 : Luyện tập sử dụng từ .
Tiết 66 : Ôn tập tác phẩm trữ tình . 
Tuần :17 ; Tiết :64
SÀI GÒN TÔI YÊU(HDĐT)
(Minh Hương ) 
Ngày soạn: 25/11/2009
Ngày dạy:30/11/2009 –05/12/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn.
Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Tranh thành phố Sài Gòn.
 Những đoạn thơ, tác phẩm nói về Sài Gòn ( Ta đi tới- Tố Hữu )
* Trò: Tìm hiểu bài trước. Sưu tầm tranh ảnh thành phố Sài Gòn.
C.Phương pháp
-đọc, gợi tìm , phân tích (học sinh tự tìm hiểu theo hướng dẫn của giáo viên).
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định . 
Kiểm diện, trật tự.
2. Bài cũ .
- Đọc thuộc lòng 1 đoạn ngắn nào đó trong bài: “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” hoặc những câu thơ, ca dao nói về cốm (sưu tầm) ?
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài tuỳ bút này ?
3. Bài mới .
- Sài Gòn “ Hòn ngọc Viễn Đông” nay đã trở thành thành phố mang tên Bác nhưng cái tên Sài Gòn vẫn còn in đậm trong trái tim những người dân thành phố. Đã có nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn với bao tình cảm thân thương, Trong tiết học hôm nay, chúng ta những người dân thành phố hãy cùng với tác giả Minh Hương nói về thành phố của mình qua văn bản: Sài Gòn tôi yêu. 
 Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung 
Hoạt động 1 . Tìm hiểu chung 
* Hướng dẫn đọc: Giọng hồ hởi, tự nhiên, vui tươi, hăm hở, sôi động
-Đọc mẫu đoạn đầu, cho HS đọc các phần còn lại.
-Kiểm tra việc đọc chú thích.
- Thể loại
* Nghe.
* Đọc tiếp văn bản, tìm hiểu chú thích.
- Thể loại tuỳ bút 
I /Tìm hiểu chung:
 -Tác giả : 
Minh Hương quê Quãng Nam (Đà Nẵng) vào Nam sống ở Sài Gòn trên 50 năm.
 - Thể loại: Tuỳ bút.
-Đại ý
-Tìm bố cục.
-Đọc lại đoạn 1
-Nhà văn đã yêu sài gòn như thế nào và cảm nhận trên những phương diện nào ?
Cá nhân: Bài văn thể hiện những tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện chính: Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn.
-Học sinh thảo luận nhóm
 Bố cục: 3 đoạn.
1/“ họ hàng” : Những ấn tượng chung về Sài gòn và tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
2/“ 5 triệu” : Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
3/“ Đoạn cuối”: Khẳng định tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
-Đọc.
-Cá nhân:
- Nhà văn yêu Sài Gòn như đối với người yêu: nồng nhiệt, tha thiết.
- Cảm nhận: 
+ Thời tiết với những nét riêng (nắng sớm, gió lộng, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, mau dứt)
+ Sự thay đổi nhanh chóng và đột ngột của thời tiết.
+ Không khí, nhịp sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau.
II./Nội dung văn bản: 
 Sài Gòn thành phố năng động có nét đẹp riêng. Người Sài Gòn cởi mở trọng đạo nghĩa . Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả với Sài Gòn, am hiểu cảm nhận tinh tế . 
-Nghệ thuật thể hiện như thế nào ?
-Cho HS đọc đoạn 2.
- Qua sự trình bày của tác giả, em hãy cho biết nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn là gì ?
- Thái độ tình cảm đối với người Sài Gòn được biểu hiện ntn?
Tổng kết :
 - Dựa vào tìm hiểu trên, em hãy trình bày những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài văn ?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-Qua bài văn, em có tình cảm, suy nghĩ gì khi là người dân thành phố Sài Gòn, thành phố mang tên Bác? 
Củng cố : 
-Tại sao tác giả có nhiều tình cảm với Sái Gòn nhiều như vậy ?
-Hãy trình bày tình cảm của mình với vùng quê mà mình gắn bó?
+ Điệp ngữ: “Tôi yêu”
+ Điệp cấu trúc câu
® Tạo hiệu quả nhấn mạnh tình cảm của mình và thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.
-Đọc
-Cởi mở, bộc trực, chân thành, tự nhiên dễ gần mà ý nhị.
- Biểu hiện qua việc trình bày những hiểu biết tường tận của mình về con người Sài Gòn với những 50 năm được gần gũi họ.
-Cá nhân: 
+ Nội dung: ghi nhớ.
+ Nghệ thuật: Lời văn gợi cảm, sinh động.
* Đọc to ghi nhớ và tự ghi bài
-Cá nhân.
Dặn dò 
-Học bài ghi, ghi nhớ.
-Sưu tầm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương.
-Làm tiếp phần luyện tập 2 (viết đoạn).
Tuần :17 ; Tiết :65
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
Ngày soạn: 25/11/2009
Ngày dạy:30/11/2009 –05/12/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Hiểu được rõ các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
 -Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó, tự kiểm tra để thấy rõ được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ đúng mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Sổ ghi nhận các lỗi sai của HS qua các bài làm.
* Trò: Tự ghi nhận các lỗi sai của mình, cách sữa.
C Phương pháp
-Đàm thoại ,thực hành nhóm.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Ổn định . Kiểm diện, trật tự.
2.Bài cũ .
-Em hãy nêu chuẩn mực cần phải có khi sử dụng từ trong Tiếng Việt ?
3. Bài mới .* 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung 
Hoạt đông 1: giới thiệu bài 
Ở tiết Tiếng Việt tuần trước, các em đã học về chuẩn mực sử dụng từ. Tiết học hôm nay, các em sẽ vận dụng kiến thức đã học để tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm qua các bài làm của chính mình để có thể sử dụng thật chính xác ngôn từ
HĐ 2 Hình thành kiến thức 
-Em nào có thể nhắc lại các chuẩn mực sử dụng từ?
* Treo bảng phụ, cho HS đọc:
5 chuẩn mực sử dụng từ
1.Đúng âm, đúng chính tả.
2.Đúng nghĩa.
3.Đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp.
4.Đúng tính chất ngữ pháp của từ
5.Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
-Lắng nghe.
-HS nhắc lại kiến thức
* Cá nhân lần lượt lên bảng
* Nhận xét.
1) Ôn lại kiến thức đã 
 học, làm bài tập 1: 
- Các em đã nắm được các chuẩn mực sử dụng từ. Từ đầu năm đến nay, các em đã làm 2 bài TLV. Hãy lấy các bài TLV đã viết ghi lại các từ em đã sử dụng sai về âm và chính tả ?
- Gọi HS lần lượt lên bảng điền vào mẫu có sẵn, ghi lỗi và tự sửa chữa ( chủ yếu là sai chính tả chủ yếu do ảnh hưởng tiếng địa phương, do liên tưởng sai).
* Nhận xét.
-Chia lớp làm 4 nhóm, trao đổi bài tập làm văn với nhau, đọc bài làm của bạn, thảo luận, cử đại diện lên sửa bài và nhận xét các lỗi dùng từ
+ Nhóm 1: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
+ Nhóm 2: Dùng từ sai tính chất ngữ pháp.
+ Nhóm 3: Dùng sai sắc thái biểu cảm.
+ Nhóm 4: Sai tình huống giao tiếp
-Nhận xét, góp ý và cho điểm động viên tinh thần học tập của HS.
* Thảo luận nhóm, trình bày
* Các nhóm còn lại nhận xét về cách sửa chữa của nhóm bạn.
- Tre trở ® che chở.
- Kích lệ ® khích lệ
2/ Làm bài tập 2 
+ Em rất quý trọng ( yêu quý) cây tre ® Sai sắc thái biểu cảm.
+ Em cùng gia đình về tham quan ( thăm) ® Lạm dụng từ Hán Việt.
+ Tôi chen lấn (len lỏi) vào giữa đám cỏ ® Từ sai nghĩa (đồng nghĩa)
Dặn dò 
* Nắm được 5 chuẩn mực sử dụng từ
* Làm lại theo yêu cầu BT ( trên bài làm văn của chính mình).
* Soạn bài: Ôn tập thơ trữ tình
+ Trả lời các câu hỏi vào tập.
+ Học thuộc theo yêu cầu câu hỏi.
Tự phát hiện và sửa các lỗi sai trong bài viết số 3 của mình.
Tuần :17 ; Tiết :66
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
Ngày soạn: 25/11/2009
Ngày dạy:30/11/2009 –05/12/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và 1 số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại 1 số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó, cần đặt biệt lưu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Bảng phụ (Các bảng hệ thống hoá kiến thức).
* Trò: Soạn bài trước các câu hỏi ôn tập.
C. Phương pháp
Đàm thoại ,thực hành nhóm.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
 2. Bài Cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài soạn của học sinh.
 3. Bài mới :* Giới thiệu bài: 
.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung 
Hoat động 1 : giới thiệu bài
Vừa qua, chúng ta đã học VHDG,trung đại, hiện đại để giúp các em hệ thống hoá lại các kiến thức cơ bản đã học ,đã được cung cấp và rèn luyện. Đặc biệt là cách tiếp cận 1 tác phẩm trữ tình, chúng ta sẽ cùng nhau Ôn tập thơ trữ tình.
HĐ 2: Ôn lại các kiến thức 
-Chia lớp làm 2 nhóm: 
+ Nhóm 1: Nêu tên tác phẩm.
+ Nhóm 2: Nêu tên tác giả.
* Treo bảng phụ ( bảng hệ thống 1)
Lắng nghe
-Thi đua giữa 2 nhóm.
-HS làm trọng tài
-Tự ghi nhận.
1)Các tác giả, tác phẩm đã học
Tên tác phẩm Tác giả
- Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch.
- Phò giá về kinh - T.Q. Khải 
- Tại sao người ta gọi Lí Bạch là thi tiên- thi tửu và Đỗ Phủ là thi thánh- thi sử ?
- Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến viết bài Côn Sơn ca và Bạn đến chơi nhà đều trong hoàn cảnh nào?
- Giới thiệu vài nét về các tác giả HCM, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Xuân Quỳnh?
- Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện ?
* Treo bảng phụ ( Bảng hệ thống 2)
-Cá nhân.
- Trong hoàn cảnh cả hai ông đều viết lúc về quê ở ẩn .
- Học sinh tự giới thiệu .
-Thảo luận, trình bày.
-Nhận xét, bổ sung
-Hồi hương ngẫu thư- HạTri Chương
- Thiên Trường  T. N. Tông.
-Bạn đến chơi nhà - N .khuyến.
-Bài ca nhà tranh - Đỗ Phủ.
- Rằm tháng Giêng - Hồ Chí Minh.
- Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh.
- Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh
2)Sắp xếp nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm
Nội dung tư tưởng, tình cảm
* Tự ghi nhận
Tác phẩm
- Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- Nỗi thương nhớ quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẽ, thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
- Qua Đèo Ngang.
- Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
- Hồi hương ngẫu thư
- Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
- Sông núi nước Nam.
- Tình cảm gia đình, quê hương qua kỉ niệm đẹp tuổi thơ
- Tiếng gà trưa
- Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
- Bài ca Côn Sơn
- Tình cảm quê hương sâu sắc qua khoảnh khắc đêm vắng
- Tĩnh dạ tứ
- Tình yêu thiên nhiên lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
- Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng
-Như vậy, về nội dung tư tưởng những tác phẩm thơ nào thấm đượm tình cảm với thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất nước?
- Có thể nói, 1 trong những tình cảm quan trọng cơ bản nhất được thể hiện trong tác phẩm trữ tình từ trung đại đến hiện đại là tình cảm gì?
* Cá nhân: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng
* Cá nhân: Tình yêu quê hương đất nước.
-Bút pháp tả cảnh, tả tình không tách rời mà quyến quyện, thống nhất trong thơ cổ gọi là bút pháp gì? Cho một vài ví dụ cụ thể?
- Nêu yêu cầu,chia lớp làm 2 đội chơi trò chơi hỏi-đáp thể loại.
- Treo bảng phụ 3
* Cá nhân: Tả cảnh ngụ tình
* Cá nhân: 
 + Nam quốc sơn hà: Biểu cảm trong trạng thái ẩn kín vào bên trong ý tưởng.
 + Bài ca Côn Sơn: Dùng hình ảnh liên tưởng, gợi tả, điệp.
 + Qua Đèo Ngang: Lời thơ trang nhã, từ láy, phép đối, đảo ngữ, chơi chữ 
 + Tĩnh dạ tứ: Bố cục chặt chẽ, từ ngữ đơn giản, chắt lọc, phép đối.
 + Bài ca nhà tranh : Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
* Hai đội thi nhau trả lời.
3)Sắp xếp cho khớp tác phẩm và thể thơ: 
Thể thơ
 * Tự ghi nhận
Tác phẩm
-Song thất lục bát .
-Thất ngôn bát cú Đường luật
- Lục bát 
- Ngũ ngôn tứ tuyệt
- Năm tiếng
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Sau phút chia ly
 - Qua Đèo Ngang.
- Bài ca Côn Sơn.
- Tĩnh dạ tứ.
- Tiếng gà trưa.
- Sông núi nước Nam.
-Thử trình bày số câu, số tiếng, vần, nhịp của các thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, song thất lục bát?
- Thử so sánh điểm giống nhau, khác nhau giữa: 
 + Thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú.
 + Lục bát và song thất lục bát.
 + Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.
+ Lục bát và lục bát biến thể.
-Thảo luận trả lời.
-Cá nhân
- Hãy đánh dấu chéo vào những ý kiến mà em cho là không chính xác?
- Có ý kiến cho rằng ca dao châm biếm, trào phúng không thuộc thể loại trữ tình . Ý kiến của em?
- Ca dao và thơ trữ tình khác nhau ở những điểm nào?
- Cho HS đọc các câu a, b, c SGK, điền vào chỗ trống.
- Phân biệt ca dao và thơ như thế nào ? Trữ tình và tự sự là gì?
Gợi ý câu hỏi bổ sung:
 + Mục 1:
-Thơ là gì?
- Văn xuôi là gì?
-Thơ trữ tình là gì?
-Thơ tự sự, truyện thơ là gì?
-Văn xuôi trữ tình, tuỳ bút là gì?
 + Mục 2:
- Ca dao trữ tình là gì?
- Ca dao và thơ khác nhau và có điểm chung là gì?
- Tình cảm trong thơ chân chính, có giá trị là những tình cảm gì?
 + Muc 3:
-Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào?
- Thưởng thức tác phẩm trữ tình phải theo con đường nào? Có biện pháp gì?
-Cho HS đọc lại ghi nhớ.
-Cá nhân
- Cá nhân: Ý kiến đó sai vì ca dao châm biếm, trào phúng cũng bộc lộ thái độ, tình cảm khen, chê
+ Thơ do cá nhân sáng tác.
+ Ca dao do tập thể truyền miệng.
-Đọc và điền trống từng câu.
-Nhận xét, bổ sung.
-Cá nhân:
 + Ca dao: Được lưu hành trong dân gian mang tính tập thể.
 + Thơ: Có tính chất hiện đại và biểu hiện tình cảm cá nhân
 + Trữ tình: là biểu hiện tình cảm, cảm xúc chứ không phải là thơ hay văn xuôi.
-Đọc mục 2, trả lời.
-Đọc mục 3, trả lời
-Đọc toàn bộ ghi nhớ
 4/Chỉ ra ý kiến chính xác bàn về thơ trữ tình và văn xuôi biểu cảm 
- Không chính xác: a, e, i, k.
- Chính xác: b, c, d, g, h.
 4/ Điền vào chỗ trống 
 a)Tập thể, truyền miệng.
b)Lục bát
c)So sánh, điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hoá, tiểu đối, chơi chữ, 
 5/ Ghi nhớ: 
- Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm cảm xúc của tác giả trước cuộc sống .
Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm , tuy nhiên cũng có thơ tự sự , truyện thơ ..
- Ca dao trữ tình là thể loại biểu hiện tình cảm ..tình yêu quê hương đất nước , tình cảm gia đình bạn bè 
- Tình cảm cảm xúc có khi biểu hiện trực tiếp , nhưng đôi khi biểu hiện gián tiếp , ngôn ngữ giàu tính chất khơi gợi , những cảnh vật , sự việc , được miêu tả , tường thuật  mà suy nghĩ mới đồng cảm với tác giả và lĩnh hội được đúng và đầy đủ ý vị của bài thơ .
Dặn dò:
* Tự ôn tập theo nội dung vừa ôn (nắm được tác giả, thể loại, nội dung tư tưởng, tình cảm biểu đạt của các văn bản đã học: văn bản nhật dụng, ca dao-dân ca, thơ trữ tình trung đại)
* Học ghi nhớ T182
* Soạn bài: Xem tiếp ôn tập tác phẩm trữ tình (tt) trang 192.
	 Ngày ....tháng ....năm 2009
 Duyệt của TBM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17 (2).doc