Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu (hướng dẫn đọc thêm)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu (hướng dẫn đọc thêm)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh :

- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn

- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.

II. Chuẩn bị:

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu (hướng dẫn đọc thêm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 64
SÀI GÒN TÔI YÊU
(Hướng dẫn đọc thêm)
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn
- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- Tranh ảnh về Sài Gòn.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu toàn văn bản.
- Gọi hs đọc lại, uốn nắn cách đọc cho hs.
- Yêu cầu các em đọc chú thích về tác giả và chú thích về từ khó.
- Cho hs phân bố cục vb.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Tác giả cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào?
- Cụm từ nào hay lặp lại trong đoạn văn trên?
- Qua đó thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn như thế nào?
- Trong đoạn này, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?
- Ở đoạn 2, tác giả tập trung vào nét nổi bật gì?
- Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì?
- Thái độ và tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện ntn.?
- Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn và con người ở đây được khẳng định ở đoạn cuối ntn.
Hoạt động 3: Tổng kết.
- Qua bài văn này, em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn cùng tình cảm với mảnh đất ấy của tác giả
Hoạt động 4: Củng cố.
- Cho hs phát biểu cảm nghĩ về Sài Gòn
- HS chú ý nghe gv đọc; đọc lại bài văn.
- Hs đọc.
- 3 đoạn:
a. Từ đầu ... tông chi họ hàng.
b. Ở miền này ... hơn năm triệu.
c. Còn lại.
- Thiên nhiên: nắng sớm ngọt ngào, buổi chiều gió lộng, những cây mưa nhiệt đới, thời tiết trái chứng ...
- Cuộc sống : náo động, dập dìu xe cộ giờ cao điểm - không khí mát dịu , thanh sạch buổi sáng.
- Tôi yêu, yêu
- Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn.
- điệp từ, điệp cấu trúc
- nói về phong cách của người Sài Gòn
- đặc điểm về dân cư: Sài Gòn là nơi hội tụ của người bốn phương nhưng đã hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn
- phong cách của người Sài Gòn: chân thành, bộc trực, cởi mở, và gan dạ dũng cảm, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần gũi.
- Tác giả rất am hiểu và yêu mến người Sài Gòn - tác giả đã chứng minh những nhận xét và hiểu biết của mình về người Sài Gòn qua năm mươi năm gần gũi họ
- Tình yêu dai dẳng và bền chặt.
- HS đọc phần ghi nhớ trong Sgk trang 173
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Bố cục:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn:
- Bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn.
- Nghệ thuật: điệp từ, điệp cấu trúc.
2. Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn
- Tác giả hiểu biết sâu sắc về người Sài Gòn và rất yêu mến họ, một tình yêu dai dẳng và bền chặt.
- Hồi tưởng lại quá khứ và suy nghĩ đến hiện tại.
III. Tổng kết :
Ghi nhớ trang 173
4. Dặn dò: - Đọc lại bài văn, học bài, học thuộc ghi nhớ.
	 - Soạn bài Ca dao Quảng Nam về tình bạn.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 17
Tiết 65
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
- Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- Ví dụ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu những chuẩn mực khi sử dụng từ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn bài tập 1.
GV sử dụng bảng phụ có kẻ sẵn mẫu như Sgk/179
- Yêu cầu hs tìm trong các bài tập làm văn của mình từ đầu năm đến nay các lỗi về:
- Sử dụng từ sai âm, sai chính tả.
- Sử dụng từ sai nghĩa .
- Sử dụng từ sai tính chất ngữ pháp của từ.
- Sử dụng từ sai sắc thái biểu cảm, không hợp phong cách lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập 2.
GV chỉ định các cặp hs đọc bài của nhau.
GV kiểm tra lại các nhận xét của hs. 
Hoạt động 3: Củng cố.
- Nhắc lại các chuẩn mực về việc sử dụng từ.
- HS lần lượt nêu các lỗi trong bài làm của mình.
- HS tự nêu cách sửa - cả lớp góp ý - GV bổ sung cho chính xác.
- HS đọc bài của bạn ghi lại những nhận xét về các trường hợp dùng từ sai.
Bài tập 1:
Từ dùng sai về ...
Cách sửa
Bài tập 2: Nhận xét về các trường hợp dùng từ không đúng nghĩa, không đúng tính chất ngữ pháp, không đúng sắc thái biểu cảm và không hợp với tình huống giao tiếp trong bài làm của bạn.
 4. Dặn dò: - Làm các bài tập.
	 - Soạn bài Ôn tập tiếng việt.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 17-18
Tiết 66- 67
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lưu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức về tác phẩm trữ tình.
- GV yêu cầu học sinh trình bày trước lớp phần chuẩn bị của mình.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Sau đó giáo viên phát cho mỗi em tờ hệ thống lại đầy đủ các mục: tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện.
CÁC TÁC PHẨM TRỮ TÌNH ĐÃ HỌC
- Học sinh trình bày phần bài soạn của mình theo mẫu.
- Học sinh dán từ hệ thống kiến thức vào vở học.
I. Hệ thống hóa kiến thức về tác phẩm trữ tình.
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
Sông núi nước Nam 
 (chưa rõ tác giả)
Thất ngôn tứ tuyệt
Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
Thiên Trường vãn vọng
Trần Nhân Tông
Thất ngôn tứ tuyệt
Sự hòa hợp giữa con người với cảnh vật thiên nhiên. Sự gắn bó máu thịt giữa tác giả với quê hương thôn dã
Bài ca Côn Sơn
Nguyễn Trãi
Lục bát
Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên
Sau phút chia ly
Đoàn Thị Điểm
Song thất lục bát
Nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thất ngôn tứ tuyệt
Đề cao, trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, đồng thời cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ 
Qua đèo ngang
Bà Huyện 
Thanh Quan
Thất ngôn bát cú
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Thất ngôn bát cú
Tình bạn đậm đà thắm thiết
Xa ngắm thác núi Lư
Lí Bạch
Thất ngôn tứ tuyệt
Tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ cá tính mạnh mẽ, hào phóng của tác giả 
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lí Bạch
Thất ngôn tứ tuyệt
Tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
Thất ngôn tứ tuyệt
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
Cổ thể
Tình cảm nhân đạo và lòng vị tha cao cả
Cảnh khuya
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan
Rằm tháng giêng
Hồ Chí Minh
Lục bát
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung lạc quan
Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
Thơ 5 chữ
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm tuổi thơ
Một thứ quà của lúa non : cốm
Thạch Lam
Tùy bút
Nét đẹp văn hóa dân tộc qua thứ sản vật giản dị mà đặc sắc : cốm
Sài Gòn tôi yêu 
Minh Hương
Tùy bút
Tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế 
Mùa xuân của tôi
Vũ Bằng
Tùy bút
Tình quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả
Hoạt động 2: Ôn lại khái niệm văn biểu cảm.
- Qua việc ôn tập các tác phẩm về văn biểu cảm trên, em hiểu thế nào là tác phẩm trữ tình?
- Tác phẩm trữ tình thường gồm những thể loại nào?
Gọi hs đọc mục 1 phần ghi nhớ.
- Ca dao trữ tình và thơ trữ tình khác nhau ở điểm nào?
- Giữa ca dao và thơ có chung điểm gì?
Gọi học sinh đọc mục 2 phần ghi nhớ
- Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào?
- Thưởng thức, tiếp nhận tác phẩm trữ tình phải theo con đường nào? Có những điều kiện gì? Bằng phương pháp nào, biện pháp nào?
- Ý 3 Gv thuyết giảng
Hết tiết 66 chuyển sang tiết 67.
Hoạt động 3: Luyện tập.
BT1 : Nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ.
BT2 : So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
BT3 : So sánh cảnh vật được miêu tả và tình cảm biểu hiện ở hai bài thơ : Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều và Rằm tháng giêng
Hoạt động 4: Củng cố.
- Cảm nghĩ của em về một tác phẩm trữ tình đã học.
- Là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
- Tác phẩm trữ tình có thể là thơ, cũng có thể văn xuôi như tùy bút
Hs đọc mục 1 phần ghi nhớ
- Điểm khác nhau :
+ Ca dao trữ tình : tác giả là tập thể
+ Thơ trữ tình : tác giả là cá nhân
- Điểm giống nhau :
+ Tình cảm cá nhân trong thơ nâng lên thành cảm xúc chung của cộng đồng 
- Hs đọc mục 2 phần ghi nhớ
- Hs đọc mục 3 phần ghi nhớ.
1. + Nội dung trữ tình : tình cảm thương dân, lo nghĩ về đất nước của Nguyễn Trãi
+ Hình thức thể hiện : Thơ thất ngôn, cũng có khi dùng câu thơ lục ngôn xen vào
Các câu : suốt ngày ôm nỗi ưu tư. Bui một tấc lòng ưu ái cũ thể hiện tình cảm trực tiếp.
Các câu : Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên, đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông là biểu cảm gián tiếp.
 2.
 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc ở xa quê.
- Biểu hiện trực tiếp
- Thể hiện một cách nhẹ nhàng, sâu lắng
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê
- Biểu hiện gián tiếp.
- Đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi.
II. Ôn lại khái niệm văn biểu cảm.
III. Luyện tập:
3. - Cảnh vật được miêu tả :
Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều
- Trăng tà 
- Tiếng quạ kêu, sương rụng nhiều
- Nỗi buồn héo hắt của người ngủ bên ngọn lửa thuyền chài
- Âm thanh tiếng chuông chùa lúc nửa đêm làm tỉnh giấc
- Tình cảm được thể hiện :
Buồn cô độc
Rằm tháng giêng
- Rằm xuân 
- Cả không gian vũ trụ đều ngập trăng và sức sống mùa xuân.
- Niềm vui được bàn việc quân
- Nửa đêm trở về với một thuyền đầy trăng
Vui sau khi bàn việc quân
4. Dặn dò: - Học bài.
- Soạn bài Ca dao Quảng Nam về tình bạn(Chương trình địa phương)
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.Tuan17.doc