Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18 - Tiết 69-70: Kiểm tra học kì I

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18 - Tiết 69-70: Kiểm tra học kì I

. Mục tiêu ra đề kiểm tra

1. Kiến thức : Củng cố kiến thức kĩ năng về văn, Tiếng Việt học kì I

2.Kĩ năng : Làm bài tập trắc nghiệm ,tự luận

3. Thái độ : Trung thực khách quan khi đánh giá trình độ năng lực của bản thân

B. Hình thức đề kiểm tra

-Trắc nghiệm

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18 - Tiết 69-70: Kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 
Tuần 18 Tiết 69-70
Kiểm tra học kì I 
A. Mục tiêu ra đề kiểm tra 
1. Kiến thức : Củng cố kiến thức kĩ năng về văn, Tiếng Việt học kì I 
2.Kĩ năng : Làm bài tập trắc nghiệm ,tự luận 
3. Thái độ : Trung thực khách quan khi đánh giá trình độ năng lực của bản thân 
B. Hình thức đề kiểm tra 
-Trắc nghiệm 
-Tự luận 
C. Ma trận 
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
TN
TL
Văn bản 
Câu 1,2,4,5,6,7
Nhận biết thể thơ,tác giả ,thể loại văn bản , hoàn cảnh sáng tác ,nội dung văn bản 
Câu 2
Chép chính xác tác phẩm ,nêu được nội dung 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
06
1,5
15%
01
2.0
20%
07
3.5
35%
Tiếng Việt 
Câu 3,8 
Nhận biết khái niệm đồng nghĩa,nhận biết quan hệ từ 
Câu 1
Kĩ năng phát hiện sửa lỗi và dùng từ đúng tính chất ngữ pháp 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
02
0,5
5%
01
 1,0
10%
03
1,5
15%
Tập làm văn 
...
Câu 3.Phát biểu cảm nghĩ về một văn bản đã học 
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
01
5.0
50%
01
 5.0
50%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
09
4.0
 40%
02
 6.0
 60%
11
10
100%
D. ĐỀ KIỂM TRA
I - TRẮC NGHIỆM : ( 2 đ ) Khoanh tròn và chữ cái chứa câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Văn bản Sau phút chia li (Đoàn Thị Điểm) được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Song thất lục bát D. Thất ngôn bát cú
Câu 2: . Là nhà thơ nổi tiếng ở đời Đường của Trung Quốc, hiệu Thiếu Lăng, quê ở Tỉnh Hà Nam. Có một thời gian ngắn làm quan nhưng cả cuộc đời sống trong đau khổ, bệnh tật. Là tác giả của tác phẩm “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”- Ông chính là:
A. Hạ Tri Chương B. Đỗ Phủ C. Lí Bạch D.Trương Kế 
Câu 3: Chọn từ thích hợp cho chỗ trống trong khái niệm sau:
 .............. là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
A. Từ đồng nghĩa B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng âm D. Từ trái nghĩa
Câu 4: Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài), tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì?
A. Đó là cuộc chia tay đau đớn và cảm động của hai em bé trong truyện.
B. Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá, mọi người phải biết trân trọng, giữ gìn. C. Hai anh em trong truyện rất yêu thương nhau.
 D. Sống phải biết yêu thương, cảm thông cho nhau.
 Câu 5: Bài “Sài Gòn tôi yêu” của Minh Hương thuộc loại văn bản nào ?
A. Tự sự.	 B. Thuyết minh. C. Nghị luận.	 D. Biểu cảm.
Câu 6: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê được tác giả viết trong hoàn cảnh:
A. Mới rời quê ra đi. C. Xa quê rất lâu nay mới trở về.
B. Xa nhà xa quê đã lâu. D.Sống ở ngay quê nhà
Câu 7: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ: “ Qua Đèo Ngang” là?
A. Yêu say đắm trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước 
B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
Câu 8: Trong những câu sau, câu nào có quan hệ từ? 
A. Tôi đi học bằng xe đạp. B. Trời mưa, đường trơn.
C. Trường em mái ngói đỏ tươi D. Quyển sách đặt trên bàn.
II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 8 đ) 
Câu 1. (1đ) . Phát hiện và sửa lỗi cho câu văn sau 
 Nói năng của bạn thật dễ nghe.
Câu 2: ( 2đ) Chép chính xác bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh . Nêu nội dung của tác phẩm đó.Câu 3: ( 5đ) Viết bài văn nêu cảm nghĩ về tác phẩm Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương .
E. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 
I - TRẮC NGHIỆM: ( 2 đ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Kết quả
C
B
A
B
D
C
D
A
II - TỰ LUẬN : ( 8 đ) 
Câu 1: ( 1 đ) 
 - Học sinh chỉ ra lỗi sai dùng từ nói năng không đúng tính chất ngữ pháp 
 - Sửa : Thêm từ cách trước từ nói năng 
 - Câu được sửa : Cách nói năng của bạn thật dễ nghe
Câu 2: ( 2đ) 
 Học sinh chép chính xác văn bản Cảnh khuya của Hồ Chí Minh(1đ)
 Nêu nội dung văn bản : Tình yêu thiên nhiên ,lòng yêu nước sâu nặng ,phong thái ung dung lạc quan (1đ)
 Câu 3 (5đ) 
 * Hình thức: Học sinh viết được văn bản biểu cảm có kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả 
 Bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ đặt câu...
 * Nội dung: Cảm nghĩ tác phẩm Bánh trôi nước .
 a. Mở bài: (0,5 đ) Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm ấn tượng chung 
 b. Thân bài: (4đ) Trình bày tình cảm, cảm xúc về tác phẩm thông qua việc bày tỏ suy nghĩ đánh giá về nghệ thuật nội dung của văn bản . 
- Vận dụng cách nói quen thuộc trong dân ca : Thân em ... nhẹ nhàng bình dị khiêm nhường ,thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn ....
+ Tả thực hình ảnh bánh trôi ,quy trình nặn ,luộc bánh 
+ Hình ảnh ẩn dụ về cuộc đời số phận người phụ nữ : Chìm nổi lênh đênh trắc trở khổ đau không tự quyết định được số phận ...
+ Lời khẳng định vẻ đẹp phẩm chất .... 
- Niềm cảm thông chia sẻ của tác giả dành cho người phụ nữ ... 
 c. Kết bài: (0,5đ) Cảm xúc chung,liên hệ thực tế đời sống ngày nay 
	* Lưu ý: 
- Bài viết phải có tính liên kết ,biết khai thác nghệ thuật và khái quát nội dung
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo về kiểu bài và bố cục văn biểu cảm là 1 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đúng về ý, lập luận bài văn biểu cảm là 1 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả, diến đạt ,dùng từ, đặt câu là 1 điểm
Hết giờ giáo viên thu bài rút kinh nghiệm về tinh thần thái độ của học sinh
Hướng dẫn : Xem trước Chương trình địa phương phần Tiếng Việt 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra Van 7 ki I co ma tran(1).doc