Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18 - Tiết 70, 71: Kiểm tra học kỳ I

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18 - Tiết 70, 71:  Kiểm tra học kỳ I

 I. Mục tiêu cần đạt

 Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá hs ở các phương diện sau:

 - Đánh giá các nội dung cơ bản đã được học trong sách Ngữ văn nói chung các phân môn nói riêng

 - Đánh giá năng lực vận dụng phương thức biểu cảm nói riêng và làm văn nói chung để tạo lập văn bản viết

 - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức tổng hợp để làm bài

 - Giáo dục ý thức làm bài độc lập

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18 - Tiết 70, 71: Kiểm tra học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 70 + 71 
 Kiểm tra học kỳ I
 I. Mục tiêu cần đạt 
 Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá hs ở các phương diện sau:
 - Đánh giá các nội dung cơ bản đã được học trong sách Ngữ văn nói chung các phân môn nói riêng 
 - Đánh giá năng lực vận dụng phương thức biểu cảm nói riêng và làm văn nói chung để tạo lập văn bản viết 
 - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức tổng hợp để làm bài 
 - Giáo dục ý thức làm bài độc lập
 II. Chuẩn bị 
 Thầy : Nghiên cứu ra đề 
 Trò :Ôn tập theo hớng dẫn của giáo viên 
 III. Tiến trình lên lớp 
 A. ổn định tổ chức (1’)
 B. Kiểm tra (85’)
 - Gv phát đề kiểm tra đã in sẵn cho hs 
Họ tên:	Kiểm tra: Học kì I	
Lớp: 7 	 Môn: Ngữ Văn 7
 (Thời gian 90 phút)
Điểm
Lời phê của thầy giáo
Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm. (2điểm)
(Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu dòng mà em cho là đúng nhất)
Câu 1: Trong các từ ghép Hán Việt: Hữu ích; đại thắng; bảo mật; tân binh; hậu đãi; phòng hoả có mấy được kết cấu như từ ghép thuần Việt.
A. 2 từ.	 B. 3 từ. 	C. 4 từ.	 D. 5 từ.
Câu 2: Trong nhóm từ: Tướng tá; tha nhân; tha thiết; đền đài; đi đứng; nhẹ nhàng có mấy từ Hán Việt?
A. 2 từ.	 B. 3 từ. 	C. 4 từ.	 D. 5 từ.
Câu 3: Câu văn: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn mà tôi phấn đấu vươn lên giành được rất nhiều điểm cao trong học tập đúng hay sai?
A. Đúng. 	B. Sai.
Câu 4: Theo em trong câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng,
	Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Có từ trái nghĩa không?
A. Có. 	B. Không.
Câu 5: Câu người đời thường nói: Còn người, còn của có phải là thành ngữ không?
A. Thành ngữ. 	B. Không phải là thành ngữ.
Câu 6: Khái niệm Ca dao là lời của dân ca đã bao quát được toàn bộ ca dao chưa?
A. Đã bao quát được toàn bộ ca dao.	B. Chưa bao quát được toàn bộ ca dao.
Câu7: Nếu có 2 ý kiến khác nhau về bài thơ: Phò giá về kinh của Trần Quang Khải như sau:
- ý kiến 1: Bài thơ đã thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
- ý kiến 2: Bài thơ đã thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
Em nhất trí với ý kiến nào?
A. ý kiến 1.	B. ý kiến 2.
Câu 8: Bài thơ: Cảnh khuya của Hồ Chí Minh được sáng tác vào năm nào?
A. Năm 1946. 	B. Năm 1947. 	C. Năm 1948.
Phần II: Tự luận. (8 điểm)	
 Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ: Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?
Bài làm:
....
Phần1: Trắc nghiệm (2đ) Mỗi câu đúng cho 0,25 đ 
 Câu 1: A Câu2: B Câu 3: B Câu 4: B 
 Câu 5: B Câu 6: B Câu 7: B Câu 8: B 
 Phần 2 Tự luận Cho 5 điểm 
 Mở bài (0,5 đ): Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ấn tượng chung về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa 
 Thân bài (4đ ) - Cảm xúc về hình ảnh cái bánh trôi trong bài thơ 
 - Cảm xúc về hình ảnh người phụ nữ 
 + Cảm xúc về vẻ đẹp hình thức người phụ nữ 
 + Cảm xúc về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa bị lệ thuộc, cuộc đời nhiều vất vả gian chuân 
 - Thái độ trân trọng, cảm phục phẩm giá, giá trị tâm hồn người phụ nữ 
 Kết bài: (0,5 đ): Cảm tưởng suy nghĩ của mình về người phụ nữ trong xã hội xưa 
 D. Củng cố: Nhận xét chung giờ làm bài 
 E. Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu trước Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 72
Trả bài kiểm tra học kì I
I. Mục đích yêu cầu.
 - Qua tiết trả bài giúp học sinh đánh giá đợc bài làm của mình và tự tìm những lỗi sa sửa đổi.
 - Rèn kĩ năng sửa lỗi sai.tạo liên kết văn bản 
 - Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị.
Gv: Trả bài cho học sinh.
Hs: Đọc lại bài làm của mình, phát hiện nỗi và sửa lại.
III. Lên lớp.
ổn tổ chức (1’)
Kiểm tra (kết hợp trong giờ).
Trả bài. (35’)
Hoạt động của thầy
Giáo viên gọi học sinh đọc lại đề bài.
? Đề bài này thuộc dạng bài nào?
? Đối tượng biểu cảm ở đây là cái gì?
? Nội dung biểu cảm ở đây là gì?
Hoạt động của trò
Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Tìm hiểu đề.
Thể loại: Biểu cảm về chiếc bánh trôi nước 
Đối tượng biểu cảm: Hình ảnh chiếc bánh trôi và thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi để ca ngợi vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ cũng 
? Phần mở bài em làm như thể nào?
? Nêu yêu cầu của phần thân bài?
? Phần kết bài em nên làm gì?
 như phẩm hạnh của họ.
Lập dàn ý.
Mở bài: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm, hoàn cảnh tiếp xúc bài thơ 
Thân bài.
Trình bầy những cảm xúc về bài thơ
+ Về hình ảnh chiếc bánh trôi
+ Về vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ 
Kết bài.
- Khẳng định tình cảm của mình về bài thơ
Gọi 1 em có bài làm khá đọc bài làm trước học sinh dưới lớp nhận xét.
Gọi 1 học sinh có bài làm yếu đọc bài làm của mình và học sinh ở dưới lớp nhận xét.
Nhận xét ưu khuyết điểm.
Ưu điểm: Đa số các em xác định đúng thể loại và chọn đúng đối tượng biểu cảm.
Tình cảm thể hiện trong bài làm sáng sủa, rõ ràng. Các câu các đoạn đảm bảo sự liên kết liền mạch.
Nhược điểm: Một số em còn sa vào tả, cảm xúc bộc lộ chưa rõ, viết chữ còn sai lỗi chính tả, cẩu thả
Tuyên dương các em làm bài khá.
Bài làm còn yếu.
 D. Củng cố (2’)
 E. Hướng dẫn về nhà. (1’) - Tự sửa lỗi sai trong bài làm văn của chính mình 
 - Nếu bài làm yếu, về nhà làm lại cho hoàn chỉnh 
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 18.doc