Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 73, 74 : Văn bản - Bài học đường đời đầu tiên

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 73, 74 : Văn bản - Bài học đường đời đầu tiên

Giúp học sinh:

- Cảm nhận ý nghĩa, nội dung của truyện: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời, cần sống đoàn kết với mọi người.

+ Hiểu được nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, lời kể ở ngôi thứ nhất tự nhiên, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

- Kĩ năng: Đọc diễn cảm truyện đồng thoại, kĩ năng phân tích nhân vật.

- Tư tưởng: Giáo dục hs tính cách điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn trước mỗi vấn đề trong cuộc sống, tránh xảy ra những điều đáng tiếc.

B. CHUẨN BỊ:

 

doc 161 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1096Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 73, 74 : Văn bản - Bài học đường đời đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 &
Tiết 73 +74 : Văn bản - Bài học đường đời đầu tiên 
Soạn: (Tô Hoài)
Dạy :
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận ý nghĩa, nội dung của truyện: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời, cần sống đoàn kết với mọi người.
+ Hiểu được nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, lời kể ở ngôi thứ nhất tự nhiên, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
- Kĩ năng: Đọc diễn cảm truyện đồng thoại, kĩ năng phân tích nhân vật.
- Tư tưởng: Giáo dục hs tính cách điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn trước mỗi vấn đề trong cuộc sống, tránh xảy ra những điều đáng tiếc.
B. Chuẩn bị:
GV: SGK + STK, tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
HS: Soạn bài, tìm đọc toàn bộ tác phẩm.
C/ Tiến trình bài dạy:
* Bước 1: ổn định lớp
*Bước 2: Kiểm tra bài cũ
*Bước 3: Bài mới: Gv giới thiệu bài.
- Gv gọi hs đọc chú thích *
? Nêu những nét chính về cuộc đời & sự nghiệp nhà văn Tô Hoài?
- Gv bổ sung tư liệu về tác giả:
+ Bút danh: Kỉ niệm nhớ về quê hương( sông Tô Lịch- huyện Hoài Đức).
+ Những tác phẩm viết cho thiếu nhi: Võ sĩ Bọ Ngựa, Đàn chim gáy, Chú bồ nông ở Samạccan, Cá đi ăn thề
? Qua chuẩn bị bài ở nhà, em có thể cho biết tác phẩm viết trong hoàn cảnh nào? Về đề tài gì? Gồm mấy chương?
? Em có thể nêu ngắn gọn nội dung tác phẩm.
? Nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?
- Gv hướng dẫn hs cách đọc: đọc hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú ý nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả khi Dế Mèn tả chân dung mình.
+ Giọng trịch thượng – Dế Mèn trêu chị Cốc.
+ Giọng chậm, buồn, sâu lắng, có phần bi thương – Dế mèn hối hận.
+ Chú ý những đoạn đối thoại.
- Gọi 3 hs đọc bài, gv nhận xét.
? Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất theo lời của nhân vật chính? Tác dụng?
? Tóm tắt đoạn trích?
(Giáo viên gọi học sinh tóm tắt tiếp sức).
Giáo viên kiểm tra lại chú thích trong SGK.
? Văn bản có thể gồm mấy phần? Xác định giới hạn và nêu nội dung chính từng phần?
Tiết 74.
? Ngay từ đầu văn bản, người đọc đã được nghe những lời tự giới thiệu của chàng Dế Mèn?
? Vậy “Chàng Dế  tráng” ấy đã hiện lên qua những nét miêu tả cụ thể nào? Về hình dáng, hoạt động?
? Khi miêu tả hình ảnh “Chàng Dế” tác giả đã sử dụng nhiều từ loại, loại từ nào?
? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả?
? Cách miêu tả như vậy có tác dụng gì?
*Gv bình:Hình ảnh nhân vật hiện lên rõ nét, thêm sinh động, vừa miêu tả hình dạng chung, vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng.
? Và qua lời miêu tả ấy, em hình dung ra hình ảnh Dế Mèn như thế nào?
- Gv tổ chức cho hs thảo luận:
? Có ý kiến cho rằng: Mang vẻ đẹp như vậy nên Dế Mèn có quyền “lấy làm hãnh diện với bà con về vẻ đẹp của mình”. Em có ý kiến như thế nào?
? Và ở Dế Mèn điều đó đã được thể hiện qua tính cách như thế nào?
? Đứng trước hình ảnh Dế Mèn trong đoạn I. Em có thái độ, tình cảm ra sao?
 Gv: Tất cả những tình cảm đó được tạo nên khi ta được chứng kiến những chi tiết miêu tả rất đặc sắc với nghệ thuật nhân hoá tài tình.? Vậy theo em chi tiết nào là đặc sắc, thú vị nhất, vì sao?
? Có thể nói một nét đặc sắc khác của văn bản này không chỉ ở các chi tiết hình ảnh miêu tả mà ở khả năng tạo liên kết giữa các đoạn. Vậy em có thể tìm câu văn liên kết đ1 & đ2 ? 
 GV lưu ý hs: đây là một chi tiết rất quan trọng, chúng ta thường bị lúng túng và không thành công khi thực hiện thao tác chuyển ý, liên kết đoạn).
Gv chuyển ý:
 Người hàng xóm đầu tiên trong cuộc sống tự lập của Dế Mèn là Dế Choắt. Hãy xem Dế Mèn nhìn Dế Choắt bằng con mắt như thế nào? 
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ra sao? Qua đó chúng ta dễ dàng nhận ra hình ảnh Dế Choắt trong cái nhìn của Dế Mèn?
? Sự việc đã xảy ra? Tại sao Dế Mèn làm như vậy ? Đó là hành động mang tính chất như thế nào?
? Vì sao em lại có đánh giá như vậy?
? Sau sự việc đáng tiếc xảy ra với Dế Choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào?
? Thái độ ấy giúp chúng ta hiểu thêm nét tính cách nào ở Dế Mèn?
? Và em hãy hình dung Dế Mèn đã có tâm trạng như thế nào khi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của Dế Choắt?
? Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
(Nên biết sống đoàn kết, thân ái với mọi người. kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời).
-Gv bình, liên hệ giáo dục hs( thái độ, suy nghĩ, hành độngvới bạn bè, mọi người.
? Văn bản đã có những đặc điểm nghệ thuật gì nổi bật?
(Tưởng tượng trên cơ sở sự thật).
? Đọc câu cuối của đoạn trích và em cảm nhận được nét đặc sắc gì?
(Đây là lối kết thúc vừa có khả năng gói kết sự việc lại vừa mở ra hướng suy nghĩ => H/s tập viết.
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
- Gọi hs đọc yêu cầu phần luyện tập.
Gv hướng dẫn hs làm bài.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Hs đọc.
- Hs nêu, em khác bổ sung:
+ Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, (1920), lớn lên ở Nghĩa Đô - Hoài Đức – Hà Tây(Cầu Giấy – Hà Nội). Ông viết văn từ trước CMT8/1945, viết nhiều thể loại, rất thành công về miêu tả, văn viết cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký.
- In lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi.
- Tác phẩm gồm 10 chương.
- Hs nêu.
3. Đoạn trích "Bài học ..."
- Trích từ chương I.
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc - kể tóm tắt:
- Hs nghe, lưu ý cách đọc văn bản.
- 3 hs lần lượt đọc bài.
- Tạo nên sự thân mật, gần gũi giữa người kể và bạn đọc; dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ, thái độ của nhân vật đối với những gì xảy ra ở xung quanh & đối với chính mình.
- Hs thực hiện.
2. Chú thích:
3. Bố cục:
- 2 đoạn.
+ Đ1: Từ đầu “Đứng đầu thiên hạ rồi”.
Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
+ Đ2: Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
4. Phân tích:
a) Hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
“Tôi là một chàng Dế thanh niên cường tráng”.
+ Hình dáng:
Đôi càng nhẵn bóng; Vuốt: Cứng, nhọn hoắt; đôi cánh: dài; đầu to nổi từng tảng; hai răng đen nhánh; râu dài uốn cong.
+ Hành động: Đạp phanh phách, vỗ cánh phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu.
- Hs: Dùng nhiều động từ, tính từ, từ láy.
- Lần lượt miêu tả từng bộ phận cơ thể gắn miêu tả hình dáng và miêu tả hành động.
=> Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, đầy sức sống, tự tin, yêu đời của Dế Mèn.
- Hs nghe.
- Hs trả lời theo cảm nhận riêng của từng em.
- Hs thảo luận nhóm- phát biểu:
- Đ/ : Đó là t/c chính đáng.
- Không nhất trí: Nếu không xác định được rõ ràng thì tình cảm ấy rất gần với thói kiêu căng, tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi, gây hại cho bản thân và mọi người.
* Tính cách.
- Đi đứng oai vệ, cà khịa với bà con trong xóm .
- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
=> Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình.
- Hs phát biểu ý kiến cá nhân.
- Hs tự lựa chọn những chi tiết đặc sắc thú vị theo cảm nhận riêng của bản thân.
- Hs tìm câu văn liên kết đoạn:
“Chao ôi! Có biết đâu rằng lại được”.
b) Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
-Hs: Dế Choắt – Người hàng xóm đầu tiên của Dế Mèn. Như một gã nghiện thuốc phiện, cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, có lớn mà không có khôn, 
* Thái độ của Dế Mèn.
- Gọi là “chú mày” (mặc dù bằng tuổi).
- Hếch răng, xì một hơi rõ dài, mắng không chút bận tâm, 
=> Dế Choắt yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh trong cái nhìn của Dế Mèn.
- Dế Mèn trêu chị Cốc => Muốn ra oai với Dế Choắt, đó không phải là hành động dũng cảm mà là hành động ngông cuồng.
- Khi nghe Cốc mổ Dế Choắt: Khiếp, nằm in thin thít.
- Dế Choắt bị chị Cốc hiểu lầm, mổ đau => Dế Mèn hốt hoảng lo sợ bất ngờ về cái chết và lời khuyên của Dế Choắt.
- Dế Mèn còn có tình cảm đồng loại, còn biết ăn năn, hối lỗi.
- Hs phát biểu theo ý kiến cá nhân.
c. ý nghĩa của truyện
- Bài học đầu tiên của Dế Mèn là tác hại của tính nghịch ranh, ích kỷ. Hống hách hão trước người yếu nhưng lại hèn nhát trước kẻ mạnh, không tính đến hậu quả ra sao.
Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
- Truyện được viết theo lối đồng thoại, loài vật cũng biết suy nghĩ, nói người. Phép nhân hoá tài tình dựa trên những am hiểu kỹ càng về loài vật.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả sinh động, sắc nét khiến hình ảnh nhân vật hiện lên sinh động và hấp dẫn.
III. Tổng kết:
- Hs đọc ghi nhớ.
IV. Luyện tập:
- Hs đọc.
- Hs thực hiện.
 Câu cuối của đoạn trích vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa sâu sắc.
*Bước 4: Củng cố bài:
Từ bài học đầu tiên của nhân vật Dế Mèn, em tự rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
- Hs phát biểu theo cảm nhận của bản thân.
- Gv nhận xét, chốt.
*Bước 5: Hướng dẫn về nhà:
- Đọc thêm những chương khác của “Dế Mèn phiêu lưu ký”.
- Học tập nghệ thuật miêu tả của tác giả Tô Hoài.
- Viết đoạn văn: Hình dung tâm trạng của Dế Mèn khi đứng lặng hồi lâu trước nấm mộ của Dế Choắt.
- Soạn bài: Sông nước Cà Mau.
------------------------------------------------------------------
Tiết 75 -Tiếng việt: Phó từ
Soạn:
Dạy :
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
 - Kiến thức: Nắm được khái niệm phó từ.
+ Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ.
- Kĩ năng: Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
B. Chuẩn bị: 
Gv: SGK+ Tài liệu tham khảo
Hs: Đọc, tìm hiểu bài.
C/ Tiến trình bài dạy:
*Bước 1: ổn định lớp
*Bước 2: Kiểm tra bài cũ
? Kể tên các loại từ em đã được học?
? Xác định các từ loại trong VD ?
Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách trịch thượng & chế giễu
*Bước 3: Bài mới Gv giới thiệu bài.
* Đọc VD trong SGK.
? Các từ “đã, cũng, vẫn, chưa, thật, " bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc loại từ nào?
? Như vậy trong các cụm động từ, cụm tính từ những từ làm n/v bổ sung ý nghĩa ở vị trí nào?
*Gv bổ sung: Các từ in đậm không bổ sung ý nghĩa về thực từ cho TT, động từ, mà chỉ bố sung về các sắc thái ý nghĩa cho động từ, tính từ( ý nghĩa hư từ).
? Vậy em hiểu thế nào là phó từ?
BT nhanh: Xác định phó từ trong VD?
- Thế rồi Choắt tắt thở. Tôi thương lắm.
- Ai ơi chua ngọt đã từng.
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
? Đọc VD.
? Xác định các phó từ trong VD?
? Sắp xếp các phó từ ở các VD trong phần I & II vào bảng?
? Em có thể bổ sung các phó từ khác vào bảng phân loại ?
* Lưu ý: Phân biệt phó từ với động từ.
- Tôi ra ngoài chơi.
 Động từ
- Đầu tôi to ra.
 Phó từ
? Nêu các loại phó từ.
- Gọi hs đọc ghi nhớ
I. Phó từ là gì:
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
a) Đã đi; cũng ra; vẫn chưa thấy
Thật lỗi lạc.
b Soi gương được; rất ưa nhìn; to ra;
rất bướng.
- Hs xác định: TT, ĐT
- Hs: Những từ “đã, vẫn, cũng ” có thể đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.
=> Phó từ
- Hs nghe
3. Ghi nhớ: SGK.
- Hs xác định các phó từ có trong các ví dụ.
II. Các loại phó từ:
- Hs đọc.
- Phó từ:
 lắm, đừng, không, đã. đang.
- ý nghĩa ... trên có mấy từ láy ?
A. 2 từ.	C. 3 từ.
B. 1 từ.	D. không có từ láy nào.
d) Đoạn thơ trên có mấy từ ghép ?
A. 2 từ.	C. 4 từ.
B. 3 từ.	D. 1 từ.
2) Xác định kiểu cấu tạo từ cho các từ in đậm trong các câu sau:
"ít lâu sau, Âu cơ có mang. Đến kỳ sinh nở, chuyện thật lạ, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra thành một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần."
3) Đánh dấu (X) vào ô trống để xác định từ láy và từ ghép:
Từ cần 
xác định
Ghép
Láy
Từ cần 
xác định
Ghép
Láy
bạn bè
tâm tình
băn khoăn
thân thiết
dạy dỗ
ví von
đền đài
tốt tươi
lờ mờ
hồng hào
nước non
ngẫm nghĩ
thanh danh
nghĩ ngợi
*Bước 4: Củng cố bài:
- Gọi hs nhắc lại các đơn vị kiến thức đã được ôn tập.
- Hs trả lời, gv bổ sung.
*Bước 5: Hướng dẫn học bài:
- Tiếp tục ôn tập kiến thức lý thuyết phần tiếng Việt.
- làm các bài tập cho hoàn chỉnh.
- Chuận bị tốt kiến thức để làm bài kiểm tra học kì.
Tiết 136 ôn tập tổng hợp
Soạn:
Dạy:
AMục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
-Kiến thức: Nắm chắc các kiến thức đã học 
+ Nắm vững các yêu cầu cần đạt của các phần đã học 
-Kĩ năng: Rèn các kĩ năng khái quát hệ thống toàn chương trình một năm học 
B/Chuẩn bị:
Gv: Hệ thống kiến thức theo sgk.
Hs: Ôn tập theo hướng dẫn sgk.
C/Các hoạt động dạy học:
*Bước 1:ổn định lớp: 
*Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập.
*Bước 3: Bài mới: Gv giới thiệu bài.
? Trọng tâm chương trình Ngữ văn 6, em đã học những thể loại gì
? Chương trình lớp 6 em đã học những loại văn bản gì
Trình bày vắn tắt các đặc điểm chủ yếu của từng loại văn bản?
? Những nội dung cụ thể cần nắm vững qua từng văn bản đã học 
? Sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại trong từng văn bản
? Những điểm cần chú ý về các văn bản nhật dụng 
? Hệ thống những kiến thức đã học trong chương trình lớp 6
? Hệ thống lại chương trình tập làm văn lớp 6
? Khi làm văn tự sự cần chú ý điều gì
? Những điều cần chú ý khi làm văn miêu tả
I. Nội dung ôn tập: 
1.Văn bản: 
* Học kỳ I: 
 - Truyện dân gian 
- Truyện trung đại
* Học kỳ II: 
 - Truyện - ký- thơ tự sự - trữ tình hiện đại
 - Văn bản nhật dụng 
- Học sinh thảo luận nhóm- đại diện trình bày.
- Cốt truyện, nhân vật chính, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu
- Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện : Thứ tự kể, tả, ngôi kể, tả.....
- Cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, đối lập, .....
- Chủ đề và ý nghĩa của văn bản
- Nội dung, ý nghĩa, chủ đề của văn bản
- Đặc sắc về nghệ thuật thể loại, ngôn ngữ, hình tượng 
- Tính thời sự của từng văn bản
2. Tiếng Việt 
* Học kỳ I. 
- Từ mượn, nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Danh từ và cụm danh từ
- Động từ và cụm động từ 
- Tính từ và cụm tính từ
- Số từ, lượng từ, chỉ từ
*Học kỳ II: 
+ Câu: 
- Các thành phần chính của câu 
- Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn
- Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
+ Các biện pháp tu từ : 
- So sánh,nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ
3.Tập làm văn : 
*Học kỳ I: 
+ Tự sự : 
- Kể lại chuyện dân gian 
- Kể lại chuyện đời thường 
- Kể chuyện sáng tạo tưởng tượng 
*Học kỳ II: 
+Miêu tả
- Tảcảnh thiên nhiên 
- Tả đồ vật và tả con vật 
- Tả người( chân dung và hành động) 
- Tả cảnh sinh hoạt (thiên nhiên, sự vật, con người, hoạt động )
- Miêu tả tưởng tượng, sáng tạo 
+ Đơn từ: 
- Theo mẫu
- Không theo mẫu
*Văn tự sự : 
- Cách làm dàn bài, xác định các phần mở bài , thân bài, kết bài
- Xác định và lựa chọn nhân vật chính, phụ
- Xác định ngôi kể , thứ tự kể phù hợp 
- Triển khai từ dàn bài thành bài viết hoàn chỉnh
*Văn miêu tả: 
-Quan sát
- Lựa chọn 
- Xác định trình tự miêu tả 
- Lựa chọn và xác định ngôi của người tả
- Lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ
- Viết bài và chữa bài
II. Luyện tập : 
GV hướng dẫn học sinh làm đề kiểm tra tổng hợp trong SGK
Trắc nghiệm : 
 1
 2
 3 
 4 
 5
 6 
 7
 8
 9
 B
 D
 C
 D
 C
 A
 C
 C
 B
Tự luận : 
- Hs lập dàn ý - Gv gọi lên bảng trình bày.
*Bước 4: Củng cố bài:
- Gọi hs nhắc lại các đơn vị kiến thức trọng tâm trong toàn bộ chương trình.
- Hs nhắc lại, gv bổ sung.
*Bước 5: Hướng dẫn về nhà :
 - Xem lại kiến thức đã học 
- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ
- Đọc lại các văn bản nhật dụng - chuẩn bị bài “Chương trình địa phương”
-----------------------------------------------
Tuần 35 
Tiết 137-138: kiểm tra tổng hợp cuối năm 
Soạn:
Dạy:
A/Mục tiêu cần đạt : 
- Kiến thức: Kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức đã học trong năm học.
- Kĩ năng: Luyện kỹ năng làm bài tổng hợp , khái quát.
- Tư tưởng: GD hs ý thức lamg bài độc lập, sáng tạo để bài đạt kết quả cao.
B/Chuẩn bị:
Gv: Thảo luận thống nhất ra đề vừa sức hs, có đáp án, biểu điểm cụ thể.
Hs: Chuẩn bị kiến thức làm bài.
C/Các hoạt động dạy học:
*Bước 1: ổn định lớp:
*Bước 2: Kiểm tra bài cũ (không)
*Bước 3: Bài mới:
I.Đề bài: 
Phần 1: Trắc nghiệm( 4 câu- 8 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
 Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ
 (Trích Ngữ văn 6, tập 2, tr.41)
1.Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?
 A. Biểu cảm B. Tự sự
 C. Miêu tả D. Nghị luận
2.Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy?
 A.Thứ ba B. Thứ hai
 C. Thứ nhất D. Thứ nhất số nhiều
3. Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn trên?
 A. 6 B. 5
 C. 4 D. 3
4. Đoạn văn sử dụng phép so sánh mấy lần?
 A.1 B. 2
 C. 3 D. 4
5.Trong câu: “Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” có mấy cụm động từ?
 A.1 B. 2
 C. 3 D. 4
6. Câu văn: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” Có mấy cụm danh từ?
 A. 3 B. 4
 C. 5 D. 6
7. Tác phẩm “Quê nội” của Võ Quảng thuộc thể loại văn học gì?
 A. Truyện đồng thoại. B. Truyện .
 C. Tiểu thuyết. D. Kí
8. Nếu viết câu: “ Những động tác thả sào, rút sào.” thì câu văn sẽ mắc lỗi gì?
 A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.
 C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. D. Sai về nghĩa.
Phần 2: Tự luận( 6 điểm).
Đã bao lần em nghe cô giáo say sưa giảng bài trên lớp. Hãy nhớ và tả lại một lần như thế?
II. Đáp án – biểu điểm: 
Phần 1: Trắc nghiệm( 8 câu- mỗi câu 0,5 điểm)
1.C 2. A 3.C 4. D
5. C 6. D 7.B 8. B 
Phần 2: Tự luận( 6 điểm)
A. Yêu cầu:
1. Hình thức: 
- Thể loại: Văn miêu tả (có kết hợp với TS.)
- Bố cục: 3 phần
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát, không (ít) mắc lỗi dùng từ, viết câu. 
2. Nội dung:
- Xác định đúng dối tượng miêu tả: Tả cô giáo đang giảng bài.
- Mở bài: Giới thiệu được tên cô giáo, môn dạy, tên bài dạy, lí do nhớ lại.
- Thân bài: 
+ Miêu tả hình dáng, lời nói, cử chỉ, thái độ, tình cảm của cô khi giảng bài
+ Quá trình diễn biến của tiết học, ấn tượng sâu đậm nhất của tiết học mà em ghi nhớ.
- Kết bài: Cảm nghĩ của em về cô giáo và tiết học.
B. Biểu điểm:
- Bài đạt 5- 6 điểm: Đạt được những yêu cầu về hình thức, nội dung; văn viết có cảm xúc, chân thực.
- Bài đạt 3- 4 điểm: Đẩm bảo những yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức. Tuy nhiên, từ ngữ miêu tả còn sai sót, diễn đạt còn mắc lỗi. Các ý liên tưởng, so sánh chưa phong phú, hấp dẫn.
- Bài đạt 1- 2 điểm: Không đạt yêu cầu: Lạc thể loại, xa trọng tâm của đề, chữ viết, diễn đạt quá kém, ý thức làm bài còn yếu
*Bước 4: Củng cố bài:
- Hết 90 phút, gv thu bài, nhận xét giờ làm bài.
- Nêu sơ lược yêu cầu- biểu điểm.
*Bước 5: Hướng dẫn học bài:
- Chuẩn bị cho tiết học về chương trình ngữ văn địa phương.
Yêu cầu: Tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh, vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Liên hệ với các văn bản nhật dụng đã học.
------------------------------------------------------
Tiết 139- 140
 chương trình ngữ văn địa phương 
Soạn:
Dạy:
A/ Mục tiêu cần đạt :Giúp học sinh 
- Biết dược một số danh lam thắng cảnh, kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống, liên hệ với các văn bản nhật dụng đã học. 
- Bước đầu phân biệt các phương ngữ miền Bắc, miền Trung, miền Nam .
- BD cho hs tình cảm yêu quê hương đất nước, biết bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của quê hương.
B/Chuẩn bị:
- Gv: Hệ thống kiến thức các vấn đề ở địa phương.
-Hs: Tìm hiểu kiến thức về các danh lam thắng cảnh và vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương.
C/Các hoạt động dạy học:
*Bước 1: ổn định tổ chức lớp:
*Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (không)
*Bước 3: Bài mới: Gv giới thiệu bài.
? Em đã học những bài văn nào giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hoặc vấn đề bảo vệ giữ gìn môi trường...trong SGK Ngữ văn lớp 6?
- Gv cho hs thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau: 
+ Tên di tích hoặc danh lam thắng cảnh
+ Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của danh lam thắng cảnh
+ ý nghĩa lịch sử
+ Giá trị kinh tế du lịch của di tích và danh lam thắng cảnh
- Gv hướng dẫn hs thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau: 
+ Môi trường xung quanh ở địa phương 
+ Những yếu tố về môi trường đang bị vi phạm 
+ Chủ trương chính sách của địa phương nhằm bảo vệ môi trường
- Gv kết hợp với kiến thức học chủ đề 1(tự chọn) để lưu ý hs về các lỗi chính tả thường gặp.
I. Văn - Tập làm văn 
- Hs phát biểu: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha
1.Danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
- Hs thảo luận nhóm- đại diện các nhóm trình bày.
2.Tìm hiểu vấn đề môi trường và việc bảo vệ giữ gìn môi trường ở địa phương
- Hs thảo luận nhóm- phát biểu.
II. Tiếng Việt : 
1. Phân biệt phụ âm : Tr/ Ch
- Khi gặp các tiếng vần oa, oă, oe thì phải viết Ch
- Tr và Ch không láy với nhau
2. Phân biệt phụ âm L/ N
- Chú ý cách phát âm 
- N không kết hợp với các vần oa, oă, oe, uê, uy, uâ, 
- Lvà N không láy với nhau
III. Tổng kết: 
- Chú ý các vấn đề đang diễn ra ở địa phương 
- Cách sử dụng các từ ngữ 
*Bước 4: Củng cố bài:
- Gọi hs nhắc lại những vấn đề của địa phương vừa được trình bày trong tiết học.
- Gv bổ sung, củng cố kiến thức chung.
*Bước 5: Hướng dẫn về nhà :
 - Hoàn thành các bài tập.
- Sưu tầm thêm các tranh ảnh về danh lam thắng cảnh địa phương.
----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 6(1).doc