I.-Mục tiêu cần đạt.
v Nội dung: - Thấy được tình cảm cân thành, sâu nặng của hai anh em Thành, Thuỷ trong câu chuyện.
- Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
· Giáo dục : lòng cảm thông, chia sẻ với những người bạn ấy.
· Kỹ năng : Cảm nhận được cách kể chân thật và cảm động, kỹ năng phân tích một văn bản nhật dụng.
II.-Thiết kế giáo án.
Tuần 2 Tiết 5-6 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ. ( Khánh Hoài ) Ngày soạn: Ngày dạy : I.-Mục tiêu cần đạt. Nội dung: - Thấy được tình cảm cân thành, sâu nặng của hai anh em Thành, Thuỷ trong câu chuyện. - Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Giáo dục : lòng cảm thông, chia sẻ với những người bạn ấy. Kỹ năng : Cảm nhận được cách kể chân thật và cảm động, kỹ năng phân tích một văn bản nhật dụng. II.-Thiết kế giáo án. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG HỌC GHI BẢNG Hoạt động 1. Trong quan hệ gia đình em quý trọng tình cảm nào nhất? Vì sao? ( Dẫn một số câu chuyện về cảnh chia ta, chia rẽ của hoàn cảnh gia đình.) Để hiểu rõ hơn về nỗi đau của những em bé phải chịu hậu quả của cảnh chia tay đó hôm nay chúng ta sẽ học bài CCTCNCBB. Tác phẩm được viết cho ai? Tác phẩm có thành công gì? Một em đọc văn bản và phần giải thích những từ khó. Hãy tìm những đoạn văn viết về tình cảm anh em? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể có tác dung gì ? Hoạt động 2 Hai anh em Thành Thủy sống với nhau như thế nào? Hình ảnh về hai anh em thương yêu nhau được thể hiện cô đọng ở hình ảnh nào? Hình ảnh nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về tình cảm anh em Thành, Thủy? Khi Thành lấy hai con búp bê đặt sang hai phía Thuỷ đã có phản ứng gì ? Vì sao Thuỷ lại có hành động như vặy? Em thấy hình ảnh hai con búp bê giống hình ai trong trong truyện? Em hiểu hình ảnh búp bê có ý nghĩa gì? Tại sao Thuỷ lại có phản ứng khi anh chia búp bê ra hai phía? Sau đó em lại có hành động gì mâu thuẫn? Em thấy Thuỷ là người như thế nào? Cảm nghĩ của em ra sao? Em có cách nào giúp cho hai anh em và búp bê không chia tay không? Chi tiết nào trong truyện nói về cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm em cảm động nhất?Vì sao? Khi Thành dắt em ra khỏi lớp em cảm nhận về thế giới xung quanh như thế nào? Hình ảnh đó gợi cho em cảm giác gì? Em thấy cách kể chuyện có gì đôc đáo? Hoạt động 3 Em rút ra tư tưởng của truyện là gì? Hoạt động 4 Các em về học bài và soạn bai tiếp theo Viết cho trẻ em. Giải nhì trong cuộc thi thơ văn viết cho thiếu nhi. Ngôi thứ nhất .Tăng thêm tính chân thực của câu chuyện cũng thể hiện được tâm trạng nhân vật. Thuỷ vá áo cho anh. Chiều nào tôi cũng đi đón em.Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa tro øchuyện. Thành nhường đồ chơi cho em và ngược lại. “Anh lại chia rẽ con Vệ sĩ với -con Em nhỏ ra à? Sao anh ác thế ?” Thuỷ nhường đồ chơi cho anh vì_ thương anh,muốn con Vệ Sĩ canh cho anh ngủ. Giống hai anh em Thành, Thuỷ. Búp bê là hình ảnh tượng trưng cho tuổi thơ. Không muốn chúng phải chia tay nhau.Nhưng lại thương anh nhường cả cho anh_Chịu sự thiệt thòi Gia đình đoàn tụ,bố mẹ yêu thương nhau. Em sẽ không được đi học và phải đi bán hoa quả ở chợ. Em thấy mọi người đi lại bình thường,nắng vàng ươm trùm lên cảnh vật. Sự lẻ loi bơ vơ của hai đứa trẻ. Tả cảnh,tả tâm lý nhân vật.cách kể truyện lôi cuốn,truyền cảm. I Giới thiệu chung. _Tác phẩm được viết cho thiếu nhi _ đạt giải nhất trong cuộc thi thơ văn viết cho trẻ em. II.Tìm hiểu nội dung văn bản. Tình cảm anh em Thành và Thuỷ. Thành và thuỷ rất yêu thương nhau. Sẵn sàng nhường cho nhau những gì mình yêu quý. Hai anh em không muốn phải chia tay nhau. Cuộc chia tay. Hình ảnh Thuỷ gợi cho ta niềm thơng cảm xót xa về cảnh chia lìa. Em là cô bé giàu lòng vị tha, thương anh và thương cả sự chia lìa của những con búp bê. Gia đình tan vỡ trẻ em là người phải chịu hậu quả, ườc mơ tuổi thơ tan vỡ. Mọi vật trên thế giới vẫn bình thường thời gian vẫn cứ trôi nhưng chỉ có hai em lẻ loi bơ vơ, buồn đau thất vọng. ghi nhớ ( Sgk) II Luyện tập Tiết: 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN. Soạn ngày: Dạy ngày: Mục đích yêu cầu. Học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của bố cụccủa văn bản, trên cơ sở đó xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản. Hiểu thế nào là bố cục rành mạch và hợp lý để xây dựng những bố cục rành mạch, hợp lý cho các bài văn. thiết kế tiết dạy. Hoạt động 1 Trong xếp hàng nếu không có sự xắp xếp thì đội ngũ sẽ như thế nào? Vậy trong một văn bản ta cần có sự bố trí sắp xếp không ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Khi viết đơn nghỉ học em viết theo trình tự nào? Em có thể đảo tiêu ngữ xuống dưới nội dung được không? Vì sao ? Em hiểu bố cục là gì ? Đọc hai câu chuyện trong sách giáo khoa. Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa? Vì sao ? Các em phải kể lại như thế nào? So với văn bản vừa kể thì văn bản nào diễn đạt ý truyền đạt rõ ràng hơn? Muốn có một văn bản rành mạch hợp lý cần có những yếu tố nào ? Em thấy trong văn bản thường có bố cục mấy phần? Nhệm vụ của các phần trong văn bản ? Sự mach lạc của văn bản được thể hiện ở chỗ nào ? Có bạn cho rằng mở bài và kết luận có một sự trung lặp một lần nữa_ nói như vậy có đúng không ? Có bạn cho rằng trong đơn từ nội dung nằm ở thân bài, còn phần mở bài và kết bài không quan trọng _ nói như vậy có đúng không ? tại sao? Hoạt động 3 Em hãy nhắc lại thế nào là bố cục ? yêu cầu để có bố cục trong một văn bản là gì? Hướng dẫn học sinh làm bài tập nếu không đủ thời gian cho học sinh về nhà làm. Hoạt động 4. Các em về nhà soạn tiết 9. Hang ngũ sẽ lộn xộn. Tên nước, tiêu ngữ, địa điểm, ngà,tháng, năm viết đơn, tên đơn, nội dung chính, phần kết. Không thể đảo được vì như thế văn bản sẽ lộn xộn. Là sự xắp xếp các phần các ý theo một trình tự hợp lý. Các đoạn văn chưa phân định chưa rõ ràng.Các đoạn văn chưa phân định rõ ràng. Học sinh kể lai câu chuyện. ( Thảo luận ) ba phần : mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài: nêu đề tài. Thân bài: giải thích, biện luận, miêu tả cho đề tài. Kết bài: thâu tóm vấn đề. ( học sinh thảo luận) mở bài ngoài neu đề tài còn tạo cảm hứng cho người đọc. Không chỉ neu lại đề tài mà còn nêu lên cảm tưởng, suy nghĩ, lới hứa hẹn. Một văn bản đơn từ phần đầu phần đầu và phần cuối rất quan trọng bởi một lá đơn không thể không có tên nước và tiêu ngữ. I.)Bố cục và những yếu cầu về bố cục trong văn bản. Bố cục văn bản. Bố cục là cách xắp xếp các phần các ý theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý. 2)Những yêu cầu về bố cục trong văn bản. Nội dung trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, giữa các đoạn phải có sự phân biệt rạch ròi. Trình tự xắp xếp các phần, đoạn trong văn bảnphải giúp cho người viết (nói) dễ dàng đạt được muc đích diễn đạt cao nhất. 3.) Bố cục văn bản. Bố cục của văn bản được xây dựng gồm ba phần: mở bài, thân bài , kết bài. Ghi nhớ ( SGK) III. luyện tập. tuần 3 Soạn ngày : Tiết 9 Dạy ngày : CA DAO – DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH I.)Mục tiêu cần đạt. Hiểu được khái niệm về ca dao, dân ca. Nắm được một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề TÌNH CẢM GIA ĐÌNH, TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI. Học thuộc lòng những bài ca dao thuộc chủ đề. II.)Thiết kế giáo án. Hoạt động 1. Em hãy đọc thuộc lòng một bài cadao mà em đã được học ? Em có thuộc một làn điệu dân ca nào không ? hãy kể tên một số làn điệu mà em biết ? Em cho biết thế nào là ca dao dân ca ? Ca dao là gì ? dân ca là gì? Hoạt động 2. Đọc và chú thích. Câu 1 tác giả dân gian nói về điều gì ? Câu cac dao dùng nghệ thuật gì để nói về điều đó ? em có nhận xét gì về hình ảnh tác giả sử dụng trong bài ca dao ? từ bài ca dao em hiểu gì về công lao Cha – Mẹ ? Từ đó bài ca dao có lời khuyên như thế nào ? lời khuyên đó có giọng điệu như thế nào ? Em hãy tìm những bài ca dao tương tự ? Câu ca dao là lời tâm sự của nhân vật trữ tinh nào ? Em nhận thấy cái hay của cách thể hiện tâm trạng của cô gái như thế nào ? qua những từ ngữ nào ? Từ đô hiểu tâm trạng nhân vật trữ tình như thế nào ? Chỉ ra nghệ thuật của bài ca - -dao ? giá trị của biện pháp nghệ thuật đó ? bài ca dao là lời nói của ai nói với ai ? thể hiện tình cảm gì ? Em hiểu tình cảm gia đình là gì? Bài ca dao đã cho ta biết tình anh em trong gia đình phải như thế nào ? bài ca dao dùng cách nói gì để khuyên chúng ta về tình cảm anh em? Bài ca dao còn có ý nghĩa sâu sắc đó là ý nghĩa gì ? Hoạt động 3. Em nhận xét gì về những câu ca dao vừa học ? Hoạt động 4. Hãy tìm một số bài ca dao thuộc chủ đề trên ? CCC Học sinh đọc Dân ca: Nam Bộ, Bắc Bộ, Bắc Ninh, Thanh Hoá (học sinh trả lời) Công cha nghĩa mẹ. So sánh bằng những hình ảnh to lớn vĩ đại. Lời khuyên con cái phải nhớ công ơn cha mẹ. Lời khuyên đó nhỏ nhẹ như lời tâm sự. (Học sinh tìm ) lời tâm sự của người con gái lấy chồng xa quê. Cách dùng những từ có mô típ, có sức gợi cảm cao : “chiều chiều, ngõ sau, trông” thời gian mang nhiều tâm sự,không gian kín đáo, cái nhìn xa xăm. Cách so sánh ví von bằng những hình ảnh gần gũi thấy được cách thể hiện tình cảm mộc mạc mà sâu sắc. Mỗi nhớ thế hệ đã khuất của con cháu. Tình cảm vợ –chồng , con cái Cách nói so sánh anh em như chân-tay. Câu ca dao là lời khuyên anh em phải biết thương yêu nhau. ( mở rộng thành tình yêu anh em dân tộc các quốc gia ) CCC Giới thiệu chung. Ca dao – Dân ca là những bài thơ –bài hát trữ tình của dân gian do nhân dân sáng tác, trình diễn và lưu truyền miệng từ đời này qua đời khác. Ca dao là lời thơ. Dân ca là lời thơ kết hợp với nhạc. Tìm hiểu nội dung . C ... n đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. IV. Luyện tập. Tiết 36. CÁCH LẬP Ý CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM. mục tiêu cần đạt. Củng cố kiến thức về văn bản biểu cảm và các đặc điểm của văn bản biểu cảm. Biết cách lập ý trong văn bản biểu cảm. Tích hợp với văn bản qua đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc” và hai bài thơ “Bánh trôi nước , xa ngắm thác núi Lư ”, với phần Tiếng Việt bài quan hệ từ và bài từ đồng nghĩa. Luyện kỹ năng tìm hiểu đề , lập ý , lập dàn bài và viết bài cho bài văn biểu cảm. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2. Cho học sinh đọc kỹ mục I.1. Từ cuộc sống tác giả đã phát hiện ra quy luật gì ? hãy chỉ rõ ? Từ quy luật đó tác giả khẳng định điều gì ? Tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ tình cảm gì về cây tre ? Em hãy cho biết tác giả đã lập ý bằng phương pháp nào ? Mời học sinh đọc mục I.2. Niềm say mê chơi gà đất bắt nguồn từ suy nghĩ nào ? suy nghĩ đó thể hiện ước vọng gì ? Từ hình ảnh con gà đất tác giả suy nghĩ gì về đặc điểm của đồ chơi ? Em nhận xét gì về cách lập ý của tác giả ? Mời học sinh đọc kỹ mục I.2. Tình cảm của tác giả đối với cô giáo bắt nguồn từ đâu ? vì sao em biết ? Hình ảnh cô giáo được tác giả tái hiện lại như thế nào ? từ việc tái hiện lại những hình ảnh về cô giáo đã bày tỏ tình cảm yêu mến của tác giả như thế nào ? Từ đó em thấy tác giả đã lập ý bằng cách nào ? Việc liên tưởng từ Lũng Cú đến mũi Cà Mau cực nam của tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện đước tình cảm gì ? Tình cảm của tác giả đối với người mẹ được khởi phát từ quan sát trực tiếp hay từ trong tâm tưởng ? em hãy giải thích ? Tại sao tình cản của tác giả đối với người mẹ lại pha chút buồn day dứt ? Để tô đậm tình cảm đó tác giả đã dung nghệ thuật gì ? Hoạt động 3 Vậy để lập ý cho văn bản ta dùng những cách nào ? Hoạt động 4.hướng dẫn cách lập ý một văn bản. Em hãy lập ý cho một bài văn biểu cảm về một con vật nuôi mà em thích. Gợi ý: Nhà em nuôi con vật gì mà em thích ? Hoàn cánh xuất hiện ? Quá trình nuôi dưỡng có những hình ảnh nào đang yêu nhất ? Tình cảm của em với () như thế nào ? Hoạt động 5. Em hãy nhắc lại ta có thể lập ý cho văn biểu cảm bằng những cách nào ? Các em về nhà làm bài tập luyện tập mà thầy đã hường dẫn và soạn bài tiếp cho tiết sau. Quy luật đào thải : “Rồi đây lớn lên sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa.” Tre con mãi với các em, với dân tộc Việt Nam. Tre ngay thẳng thuỷ chung, can đảm, mang đức tính của dân tộc Việt Nam. Tác giả đã biểu cảm bằng cách liên hệ từ hiện tại đến tương lai. Bắt nguồn từ niềm say mê chơi gà đất đến ước mơ trở thành một nghệ sỹ thổi kèn đồng . Từ đó tác giả suy nghĩ về sự mong manh của đồ chơi và linh hồn của những đồ chơi đã chết.Nhơ øchúng mà con người có khát vọng và hướng tới cái chân- thiện- mỹ. Tac giả đã lập ý bằng cách liên tưởng từ quá khứ đến hiện tại. Bắt nguồn từ ký ức: nhớ về hai năm học trong lớp của cô. Cô đã để lại ấn tựng sâu sắc. Cô dịu hiền như một người mẹ. Chính vì vậy mà tác giả khẳng định tình cảm vĩnh viễn không bao giờ đổi thay đối với cô. Tác giả đã lập ý bằng cách tưởng tượng lại hình ảnh cô trong quá khứ. Từ việc liên tưởng đã khơi dậy niềm tự hào và ý thức trách nhiệm đối với bản thân. Xuất phát từ trong tâm tưởng, suy nghĩ về những ngày mẹ âm thầm nuôi con. Từ quan sát và suy nghĩ , tự vấn lương tâm chân thành, xúc động của người con khi chợt nhận ra về sự hi sinh lớn lao của mẹ, xót xa ân hận vì lỗi lầm đã lỡ vô tâm với mẹ. Tác giả đã dùng câu hỏi tu từ, điệp câu để tăng thêm sự ân hận day dứt trong lòng. Tuần 10 Tiết 37 CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH Mục tiêu cần đạt. Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. Thấy được một số hình thức nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên bình dị, tình cảnh giao hoà. Rèn cách tìm hiểu bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Tích hợp với phần tiếng Việt và Tập làm văn. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước. II.Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1. kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Xa Ngắm Thác Núi Lư ? và cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? Hoạt động 2. tìm hiểu chung. Mời học sinh đọc bài thơ, phần chú thích tác giả, từ khó. Hãy cho biết bài thơ có giọng đọc như thế nào ? Nhịp và vần của bài thơ như thế nào ? Hoạt động 3. tìm hiểu bài thơ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ. Mời học sinh đọc hai câu thơ đầu. Trong hai câu thơ đầu em hiểu tác giả cảm nhận ánh trang sáng trong hoàn cảnh nào ? Cảnh và tình trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào ? Hai câu thơ sau tác giả đã dùng nghệ thuật gì ? em hãy phân tích nghệ thuật đó ? Hai câu thơ sau thuần tuý tả cảnh hay tả tình ? tại sao ? Từ tìm hiểu bài thơ em hiểu tác giả thêm được điều gì ? Hai câu thơ đầu ta có thể cảm nhận tác giả có lẽ đang nằm trên giường đọc sách, và cũng có lẽ đã thiu thiu ngủ hoặc đã ngủ rồi tỉnh lại không thể nào ngủ được nữa. Chính vì trong hoàn cảnh giữa mơ và thực từ “nghi “ xuất hiện rất tự nhiên và hợp lý. Trong tình trạng mơ màng , pha chút bâng khuâng đó cảnh trăng sáng , đẹp đẽ cũng chỉ là nhận xét của chủ thể . Ánh sáng của trăng mà tác giả ngỡ là sương cũng là một điều có lý. Hai câu thơ sau tác dung nghệ thuật đối rất chỉnh: cử đầu – đê đầu. Vọng minh nguyệt – tư cố hương. Từ đó mà nói lên tình cảm của mình thât là sâu lắng . chỉ trong một khoảnh khắc ngắm trăng cảnh vật như chỉ là chất xúc tác để tác giả trỗi dậy tình người tình quê hương sâu nặng. Với bài thơ “Tĩnh dạ tứ” là một bài thơ được ra đời do tức cảnh mà sinh tình. Nhớ quê mà thao thức không ngủ, nhìn trăng, nhìn trăng lại càng nhớ quê. Từ đó tả hiểu tình quê tác giả sâu nặng biết bao nhiêu. Tiết 38. HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Hạ tri chương. mục tiêu cần đạt. Thấy thêm tinh độc đáo nhưng rất chân thực trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. Cảm nhận được tình quê qua câu chuyện về thăm quê của tác giả sau gần cả cuộc đời xa cách. Củng cố kiến thức thêm một lần nữa về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Tích hợp với phần Tiếng Việt và Tập làm văn. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước. II.các hoạt động dạy học. Hoạt động 1. kiểm tra bài cũ. Đọc thụoc lòng bài thơ “Tĩnh dạ tứ “? Giải thích giá trị nghệ thuật và nội dung của từ ngữ “cử đầu – đê đầu” ? Hoạt động 2. hứng dẫn tìm hiểu cú thích. Mời học sinh đọc bài thơ, đọc phần chú thích. - em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? - bài thơ viết theo thể thơ gì ? tại sao em biết ? - bài thơ đọc với giọng như thế nào, cách ngắt nhịp như thế nào, cách hiệp vần ra sao ? Đầu đề bài thơ có ý nghĩa gì ? Em hãy so sánh hai bản dịch, em thích bản dịch nào hơn ? vì sao ? Hoạt động 3. hương dẫn tìm hiểu bài thơ. Mời học sinh đọc hai câu thơ đầu. Em nhận thấy tác giả đã dùng nghệ thuật gì trong hai câu thơ đầu ? tác dụng của nghệ thuật đó ? Từ đó tác giả khẳng định tình cảm với quê hương như thế nào ? Mời học sinh đọc hai câu thơ sau ? Trong tâm trạng bồi hồi xúc động sau bao năm xa quê nay trở lại tác giả đã gặp tình huống gì ? em có thể cảm nhận được tâm trạng tác giả như thế nào ? Em có suy nghĩ gì về tình huống đó ? Chính điều đó hai câu thơ có giọng điệu như thế nào ? Em hãy nêu ý nghĩa của bai thơ ? Bài thơ cho em bài học gì ? Hoạt động 5. Các em về nhà ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết. Soạn bài tiếp theo. Ngắt nhịp 4/3 2/2/4 giọng thơ : buồn ,trầm riêng câu 3 và 4 đọc với giọng ngạc nhiên, nhấn mạnh. Bài thơ được viết theo thể thơ tứ tuyệt đường luật. Cảm xúc của tác giả sau bao năm xa quê. Với cách dùng nghệ thuật tiểu đối tác giả đã là nổi bật lên hoàn cảnh, tình cảm ,thời gian xa quê, những điều thay đổi và không đổi thay ở tác giả. Dù tác giả xa quê với thời gian rất lâu, tuổi tác vóc dáng có thể thay đổi nhưng tình yêu quê hương vẫn sâu nặng. Tác giả đã bị coi là khách ngay trên chính quê hương của mình. Mặc dù bọn trẻ rấ ngoan ngoãn và hiếu khách thế nhưng tác giả không thể tránh khỏi cảm giác cô đơn lạc lõng. Chính tình huống đó đã tạo cho câu thơ có giọng như bi như hài,như chua chát bên cạnh lời kể chuyện khách quan, tỉnh khô. Tiết 39 từ trái nghĩa Mục đích yêu cầu. Học sinh nắm được những kiến thức : Khái niệm và công dụng của từ trái nghĩa. Tích hợp với phần văn bản ở hai bài thơ : Tĩnh dạ tứ và hồi hương ngẫu thư với phần tập làm văn “luyện nói về văn phát biểu cảm nghĩ ” Kỹ năng : sử dụng từ trái nghĩa trong nói và viết. thiết kế bài giảng. Thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ minh hoạ ? Tìm các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong hai văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và hồi hương ngẫu thư ? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp trên và tìm các cặp từ trái nghĩa với từ “già ”có nghĩa vừa tìm được ? Vậy em hãy cho biết thế nào là từ trái nghĩa ? Mời học sinh nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa ? Hoạt động 2. Tác dụng của từ trái nghĩa trong hai văn bản CNTĐTT và HHNT ? Em hãy cho biết dùng từ trái nghĩa sẽ có tác dụng gì ? Em hãy tìm một số thành ngữ có các cặp từ trái nghĩa ? Dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì trong thơ văn và trong học tập ? Học sinh thảo luận Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ?
Tài liệu đính kèm: