Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 22 (tiết 85 - 88)

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 22 (tiết 85 - 88)

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Sơ giảng tác giả Đặng Thai Mai. Những đặc điểm của Tiếng Việt.

 Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.

 2. Kỹ năng

 Đọc – Hiểu văn bản nghị luận.

 Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm trong văn bản.

 Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả trong văn bản.

3. Thái độ:

- HS cảm nhận được sự giầu đẹp của tiếng Việt và tự hào về ngôn ngữ của tiếng mình.

II. Chuẩn bị

1. Thầy: Tư liệu về tác giả, tác phẩm

2. Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK

III. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Nghệ thuật lập luận trong văn bản 'Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" ?

3. Bài mới:

 

doc 16 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 22 (tiết 85 - 88)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 ( Tiết 85- 88)
Tiết 85- Văn bản 
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
 (Trích ) 	Đặng Thai Mai
Giảng 7A..............
 7B...............
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Sơ giảng tác giả Đặng Thai Mai. Những đặc điểm của Tiếng Việt.
 Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
 2. Kỹ năng 
 Đọc – Hiểu văn bản nghị luận.
 Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm trong văn bản.
 Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả trong văn bản.
3. Thái độ: 
- HS cảm nhận được sự giầu đẹp của tiếng Việt và tự hào về ngôn ngữ của tiếng mình.
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Tư liệu về tác giả, tác phẩm
2. Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Nghệ thuật lập luận trong văn bản 'Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" ?
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: HS đọc và tìm hiểu chú thích
GV Hướng dẫn HS đọc: đọc rõ ràng mạch lạc, khi thể hiện những câu dài, nhiều thành phụ, giọng nhấn mạnh.
GV đọc mẫu một đoạn -> HS đọc -> Nhận xét.
HS đọc chú thích* (SGK - T.36)
GV khái quát: 
HS tìm hiểu chú thích (1, 2, 3, 4, 5)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung văn bản 
GV: Tác giả đã dùng phương thức nào để tạo lập văn bản này? Vì sao em xác định đây là phương thức nghị luận?
HS: - Vì văn bản này chủ yếu là lí lẽ và dẫn chứng.
GV: Theo em, mục đích nghị luận của tác giả trong văn bản này là gì?
HS: - Khẳng định sự giầu đẹp của tiếng Việt để mọi người tự hào và tin tưởng vào tương lai của tiếng Việt.
GV: Tìm bố cục của bài văn và nêu ý chính của mỗi đoạn?
HS: - Nêu bố cục 
GV nhận xét -> kết luận
+ Đoạn 1: Từ đầu -> qua các thời kì lịch sử: Nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.
+ Đoạn 2: còn lại: Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
Bước 1: Nhận định về phẩm chất của tiếng Việt
HS đọc đoạn 1 của bài
GV: Câu văn nào khái quát phẩm chất tiếng Việt?
HS: - Câu mở đầu
GV: Từ nhận xét đó, tác giả đã phát hiện phẩm chất tiếng Việt trên những phương diện nào?
HS: +Tiếng Việt đẹp
 + Tiếng Việt hay
GV: Tính chất giải thích của đoạn văn này được thể hiện bằng một cụm từ lặp lại. Đó là cụm từ nào?
HS: - Nói thế có nghĩa là nói rằng.
GV: Vẻ đẹp của tiếng Việt được giải thích trên những yếu tố nào?
HS: Trả lời
GV: Dựa trên căn cứ nào để tác giả nhận xét tiếng Việt là một thứ tiếng hay?
HS: Trả lời
GV: Đoạn văn này liên kết ba câu với ba nội dung:
Câu1: “Tiếng Việt cóthứ tiếng hay” nêu nhận xét khái quát về phẩm chất tiếng Việt.
Câu 2: “Nói thếcách đặt câu”giải thích cái đẹp của tiếng Việt.
Câu 3: “Nói thế thời kì lịch sử” giải thích cái hay của tiếng Việt.
GV: Qua đó, em thấy cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt?
HS: - Ngắn gọn, rành mạch
 - Đi từ khái quát đến cụ thể
GV: Cách lập luận này có tác dụng gì?
HS: - Người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
 ( SGK)
II. Tìm hiểu văn bản
A. Tìm hiểu chung 
- Phương thức nghị luận chứng minh.
- Bố cục: Hai phần
B. Phân tích
1. Nhận định về phẩm chất của tiếng Việt.
- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
* Thứ tiếng đẹp: 
- Nhịp điệu: hài hoà về âm hưởng, thanh điệu.
- Cú pháp: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
* Thứ tiếng hay:
+ Đủ khẳ năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam.
+ Thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.
- Cách lập luận ngắn gọn, rành mạch, đi từ khái quát đến cụ thể.
=> Người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
4. Củng cố:
	- Tiếng Việt có những phẩm chất nào ?
	- Tác giả đã sử dụng phương thức nào để tạo lập văn bản ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Đọc lại toàn bộ văn bản.
	- Học và nắm được nội dung bài học qua phần phân tích.
	- Soạn tiếp bài giờ sau tiếp tục tìm hiểu.
Tiết 86 – Văn bản 
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT ( tiếp theo)
 (Trích ) 	Đặng Thai Mai Giảng 7A..............
 7B...............
I. Mục tiêu cần đạt: ( Như tiết 85)
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Thầy: Tham khảo tài liệu "Hướng dẫn đọc- hiểu Ngữ văn 7" 
2. Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra : Theo tác giả Đặng Thai Mai tiếng Việt có những phẩm chất nào ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu cái đẹp và sự giầu có của tiếng Việt. 
- Tiếng Việt đẹp:
HS theo dõi đoạn 2
GV: Để chứng minh vẻ đẹp của tiếng việt, tác giải dựa trên những đặc sắc nào trong cấu tạo của nó ?
HS: - Giàu chất nhạc 
 - Rất uyển chuyển trong câu kéo 
GV: Chất nhạc của tiếng việt được xác nhận trên các chứng cớ nào trong đời sống trong khoa học? 
HS: + đời sống: ấn tượng của người nước ngoài có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta đều nhận xét: Tiếng việt là thứ tiếng giàu chất nhạc. 
+ Khoa học: hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú  giàu thanh điệu .. giàu hình tượng ngữ âm 
GV: Tính uyển chuyển trong câu kéo tiếng việt tác giả đã xác nhận trên chứng cớ đời sống nào ?
HS: - Nhận xét của một giáo sĩ nước ngoài ..
GV: Em hãy giúp tác giả bằng cách đưa một dẫn chứng để chứng minh cho câu tiếng việt rất uyển chuyển ?
HS: - người sống, một đống vàng 
GV: Em hãy nhận xét cách nghị luận của tác giả về vẻ đẹp của tiếng việt ?
HS: - kết hợp chứng cớ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc 
- Tiếng Việt hay
GV: Theo dõi đoạn tiếp theo và cho biết: tác giả quan niệm như thế nào là 1 thứ tiếng hay?
HS: Trả lời
GV: Dựa trên các chứng cớ nào để tác giải xác nhận các khả năng hay đó của tiếng việt? 
HS: + Tg quan niệm: Thoả mãn nhu cầu trao đổi tính cảm ý nghĩa giữa người với người; thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày 1 phức tạp 
+ Chứng cớ: dồi dào về cấu tạo từ ngữ ..hình thức diễn đạt 
- Từ vựng - Ngữ pháp 
GV: Hãy giúp tác giả làm rõ thêm các khả năng đó của tiếng việt bằng 1 vài dẫn chứng cụ thể trong ngôn ngữ văn học và trong đời sống ?
HS: - Sắc thái xanh trong thơ Chinh phụ ngâm :
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu 
 Ngàn dâu xanh ngắt 1 màu ..
 - Các sắc thái khác nhau của đại từ ta trong thơ Bà Huyện Thanh Quan (Một mảnh tình riêng ta với ta) so với thơ Nguyễn Khuyến (Bác đến chơi đây, ta với ta)
GV: Nhận xét cách lập luận của tác giả về tiếng việt hay trong đoạn văn này ? 
HS: - Dùng lí lẽ và dẫn chứng khoa học , thuyết phụ bạn đọc ở sự chính xác khoa học mà tin vào cái hay của tiếng việt 
GV: Quan hệ giữ hay và đẹp trong tiếng việt diễn ra như thế nào?
HS: - quan hệ gắn bó: cái đẹp của tiếng việt đi liền với cái hay, ngược lại cái hay cũng tạo ra vẽ đẹp của tiếng việt. 
GV: Bài văn nghị luận này mang lại cho em những hiểu biết sâu sắc nào về tiếng Việt ?
HS: - Tiếng việt là một thứ tiếng vừa đẹp vừa hay. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nghệ thuật nghị luận.
GV: Ở bài văn này, nghệ thuật nghị luận của tác giả có gì nổi bật?
HS: Trình bày
GV: Văn bản này cho thấy tác giả là người NTN?
HS: - Nhà khoa học am hiểu tiếng Việt.
- Trân trọng giá trị của tiếng Việt.
- Yêu tiếng mẹ đẻ.
- Có tinh thần dân tộc.
- Tin tưởng vào tương lai tiếng Việt.
GV: Trong học tập và trong giao tiếp, em đã làm gì cho sự giầu đẹp của tiếng Việt?
HS: Tự bộc lộ
HS đọc phần ghi nhớ SGK
2. Biểu hiện giàu đẹp của tiếng Việt
* Tiếng Việt đẹp 
- Giàu chất nhạc: 
+ Trong cuộc sống: ấn tượng của người nước ngoài có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta đều nhận xét: Tiếng việt là 1 thứ tiếng giàu chất nhạc. 
+ Trong khoa học : Hệ thống nguyện âm và phụ âm khá phong phú .. giàu thanh điệu .. giàu hình tượng ngữ âm. 
- Rất uyển chuyển trong câu kéo 
+ trong đời sống : Nhận xét của một giáo sĩ nước ngoài. Tiếng việt những câu tục ngữ. 
	Kết hợp chứng cớ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở ên sâu sắc 
* Tiếng Việt hay
- Thoả mãn về nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩa giữa người với người. 
- Thoả mãn về yêu cầu của đời sống văn hoá ngày một phức tạp. 
+ Tiếng việt có khả năng rồi rào về cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt. 
+ Từ vựng : ngày một nhiều 
+ Ngữ pháp : cũng dần trở nên uyễn chuyển hơn , chính xác hơn 
+ Ngữ âm : tiếng việt không ngừng đặt ra những tư mới , những cách nói mới 
=> Dùng lí lẽ và dẫn chứng khoa học để thuyết phục người đọc, người nghe .
- Quan hệ giữa hay và đẹp trong tiếng Việt gắn bó với nhau, cái đẹp của tiếng Việt đi liền với cái hay và ngược lại.
3. Nghệ thuật nghị luận
- Kết hợp, giải thích, chứng minh, bình luận.
- Lập luận chặt chẽ.
- Dẫn chứng toàn diện, bao quát.
- Sử dụng biện pháp mở rộng câu.
* Ghi nhớ (SGK- T.37)
4. Củng cố:
? Muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt chúng ta phải làm gì ?
 ( Phát âm chính xác, khắc phục nói ngọng, nói nhanh nói lắp, nghĩ kĩ rối mới nói, không học theo, dùng tiếng lóng, không nói tục.)
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học bài theo phần phân tích và học thuộc ghi nhớ SGK
 - Làm tiếp bài tập 2 (T.37)
 - Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu.
Tiết 87- Tiếng Việt 
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
Giảng 7A..............
 7B...............
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Một số TN thường gặp.
- Vị trí của TN trong câu.
2. Kĩ năng: 
- HS biết thêm các thành phần trạng ngữ cho câu vào các vị trí khác nhau.
- Phân biệt các loại TN
3. Thái độ: 
- Rèn kĩ năng tìm hiểu các loại trạng ngữ và sử dụng trạng ngữ phù hợp.
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: - Bảng phụ (Bài tập nhanh - phần I)
2. Trò: Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra: Nêu khái niệm câu đặc biệt? Cho ví dụ?
3. Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đăc điểm của trạng ngữ.
GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK.
HS đọc ví dụ
GV: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên? Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
HS: Lên bảng xác định, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu?
HS: - Có thể chuyển sang nhiều vị trí khác nhau. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. Trong trường hợp trạng ngữ đặt ở cuối câu thì yêu cầu này là bắt buộc vì nếu không nó sẽ được hiểu là phụ ngữ của một cụm động từ hay cụm tính từ trong câu.
GV yêu cầu HS chuyển trạng ngữ trong những câu ví dụ vừa tìm được.
HS: Trả lời
GV: Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết trạng ngữ được thêm vào trong câu nhằm bổ sung những nội dung gì? Trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào trong câu và được đánh dấu như thế nào khi viết hoặc nói?
HS đọc ghi nhớ SGK
Bài tập nhanh: (bảng phụ)
- Xác định trạng ngữ trong các câu sau: (Các trạng ngữ i ... ng ngữ?
- Tác dụng của tách trạng ngữ thành câu riêng ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xác định các câu có thành phần TN ( hoặc câu được tách ra từ thành phần TN) trong một đoạn văn đã học và nhận xét về tác ụng của các TP Tnđó.
- Học bài theo phần tìm hiểu trên lớp, học thuộc phần ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra Tiếng Việt ( ôn kĩ cácbài từ đầu học kì 2). 
* Nội dung ôn tập: Câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ, cách viết đoạn văn..
Tiết 90 
KIỂM TRA VIẾT TIẾNG VIỆT 45 PHÚT
Thực hiện: 7A..............
 7B...............
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Đánh giá nhận thức của HS về những kiến thức Tiếng Việt đã học (kì II): Câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ.
2. Kĩ năng: 
	- Rèn kĩ năng sử dụng rút gọn câu, sử dụng câu đặc biệt, thêm trạng ngữ vào trong câu
3. Thái độ: 
- Có ý thức vận dụng các kiến thức Tiếng Việt đã học vào làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Thầy: Đề bài, đáp án, biểu điểm 
A. Đề bài
Câu 1: (2 điểm) : Câu đặc biệt và câu rút gọn khác nhau như thế nào ? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 2:(2 điểm): Trong những trường hợp sau đây, câu đặc biệt dùng để làm gì ?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. 
b. Mẹ ơi ! Chị ơi ! Em đã về.
c. Có mưa !
d. Đẹp quá! Một đàn cò trắng đang bay. 
Câu 3 ( 3 điểm). Đặt câu:
	a, Một câu tút gọn, khôi phục thành phần bị rút gọn.
	b. Một câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu đó.
	c. Một câu thêm trạng ngữ chỉ mục đích.
Câu 4: (3 điểm): Hãy viết một đoạn văn nói về tác dụng của nước đối đời sống con người có sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của các trạng ngữ đó.
B. Đáp án, thang điểm
Câu 1: (2 điểm)
 	- Câu đặc biệt khác câu rút gọn ( 1, 5 điểm): 
Câu đặc biệt là câu không có chủ ngữ, vị ngữ còn câu rút gọn vốn là câu có chủ ngữ, vị ngữ nhưng bị rút gọn thành phần, có thể khôi phục được. Câu rút gọn chỉ tồn tại được trong một ngữ cảnh nhất định. Câu đặc biệt có thể tồn tại độc lập.
 	- VD( 0,5 điểm)
Câu 2: ( 2 điểm- Mỗi ý đúng 0, 5 điểm)
a. Dùng để nêu thời gian, địa điểm, khung cảnh
b. Dùng để gọi đáp
c. Dùng để chỉ sự tồn tại của sự vật hoặc để hô hoán.
d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu 3: (3 điểm- mỗi câu đúng 1 điểm)
a, Một câu tút gọn, khôi phục thành phần bị rút gọn. 
	b. Một câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu đó.
	c. Một câu thêm trạng ngữ chỉ mục đích.
Câu 4: (3 điểm)
- Viết đoạn văn có sử dụng trạng ngữ (1 điểm)
- Chỉ ra được trạng ngữ trong đoạn văn (1 điểm)
- Nêu ý nghĩa của trạng ngữ đó (1 điểm)
2. Trò: Ôn tập câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 7A:............vắng:...........................................................................................
 7B:............vắng:..........................................................................................
2. Bài mới
Hoạt động 1: 
	GV đọc và chép đề lên bảng, theo dõi HS làm bài.
	HS: Chép, làm bài độc lập.
Hạt động 2: . Thu bài, nhận xét giờ:
- GV thu bài, đếm số lượng bài.
- Nhận xét giờ kiểm tra. 
3. Hướng dẫn học ở nhà:
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
 	- Học bài cũ: Tìm hiểu chung phép lập l;uận chứng minh.
Tiết 91:- Tập làm văn 
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Giảng 7A..............
 7B...............
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm vững các bước làm bài văn lập luận chứng minh. 
2. Kĩ năng: 
- Tìm hiểu, phân tích để chứng minh, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
3. Thái độ: 
- HS có ý thức tìm hiểu cách làm về một bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Tài liệu Ngữ văn nâng cao 7.
2. Trò: Đọc và tìm hiểu các đề văn SGK.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
HS đọc đề bài
GV: Nhắc lại các bước của quá trình tạo lập văn bản
->Tìm hiểu các bước của bài văn lập luận chứng minh.
GV: Em hãy xác định yêu cầu chung của đề?
HS: - Thể loại văn lập luận chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
GV: Luận điểm cần chứng minh là gì? Luận điểm ấy được thể hiện trong những câu nào?
HS: - Vai trò của “chí” trong cuộc sống.
GV: “chí” có vai trò trong cuộc sống như thế nào?
HS: - Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, 
sự kiên trì. Ai có các điều kiện đó thành công trong cuộc sống.
GV: Muốn chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn thì phải lập luận như thế nào?
HS: - Nêu lí lẽ, dẫn chứng
GV: Có thể hiểu “chí” là muốn bền bỉ theo đuổi một việc gì tốt đẹp và “nên” là kết quả, là thành công.
GV: Nếu hiểu như trên thì có thể thêm lí lẽ nào?
HS: - Một người có thể đạt tới thành công, tới kết quả, nếu không theo đuổi một mục đích, một lí tưởng tốt đẹp.
GV: Dẫn chứng như thế nào?
HS: - Những tấm gương tiêu biểu của các nhà khoa học, vận động viên, nhà doanh nghiệp
- Những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
GV: Một bài văn nghị luận có mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
HS đọc dàn bài (SGK-T. 49), các đoạn mở bài (SGK)
GV: Khi viết mở bài có cần lập luận không? Ba cách mở bài khác nhau về cách lập luận như thế nào?
HS: - Cách 1: đi thẳng vào vấn đề
- Cách 2: Suy từ cái chung đến cái riêng
- Cách 3: Suy từ tâm lí con người.
GV: Các cách mở bài ấy có phù hợp với yêu cầu của bài không?Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết với mở bài? và các phần sau của thân bài kết bài được với phần trước đó?
HS: - Dùng từ ngữ chuyển tiếp.
GV: Nên viết đoạn văn phân tích lí lẽ như thế nào? Nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau hay là ngược lại?
HS: - Lí lẽ-> phân tích ->dẫn chứng
HS viết đoạn văn trong phần thân bài => trình bày
GV nhận xét
HS đọc đoạn kết bài
GV: Em có nhận xét gì về phần kết bài?
HS: - Kết bài hô ứng với mở bài
HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Luyện tập 
HS đọc yêu cầu của bài tập
+ Nhóm 1, 2, 3: đề1
+ Nhóm 4, 5, 6: đề2
* Yêu cầu: 
 - Nêu các bước
 - Đề có gì giống và khác nhau so với đề đã làm mẫu ở trên?
(Phân tích lí lẽ ở ba đề để chỉ ra điểm khác nhau)
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
* Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
a. Xác định yêu cầu chung của đề.
- Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn.
- Luận điểm: Ý chí quyết tâm học tập rèn luyện.
- Luận điểm thể hiện trong câu tục ngữ và lời dẫn của đề.
b. Khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống.
c. Chứng minh
- Dẫn chứng
- Nêu lí lẽ
2. Lập dàn bài (SGK-T.49)
3. Viết bài
4. Đọc và sửa chữa.
* Ghi nhớ: (SGK)
II. Luyện tập
* Nêu các bước:
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý
- Xác định vấn đề cần chứng minh
- Luận điểm cơ bản
- Tìm ý
Đề1:- Vai trò, ý nghĩa của lòng kiên trì, bền bỉ
- Lí lẽ: Nếu có lòng bền bỉ, chí quyết tâm thì việc khó cũng thành công.
- Dẫn chứng:
Đề2:- Vai trò, ý nghĩa của lòng kiên trì, ý chí vượt khó
- lí lẽ: Nếu không bền lòng -> không làm được việc. Nếu quyết chí thì việc lớn lao phi thường cũng có thể làm được
* So sánh đề 1- 2 với đề mẫu 
(phần I)
- Giống: Khuyên nhủ con người ta phải bền lòng, không nản chí
- Khác: 
+ Đề 1: CM theo chiều thuận.
+ Đề 2: CM theo chiều nghịch.
4. Củng cố: 
- Các bước của bài văn lập luận chứng minh? Bố cục bài văn lập luận chứng minh?
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài
- Chuẩn bị bài: Luyện tập lập luận chứng minh	
Tiết 92- Tập làmvăn 
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Giảng 7A..............
 7B...............
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
 	- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận 	định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
2. Kĩ năng:
	- Tiếp tục tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và bước đầu triển khai thành bài viết. 
3. Thái độ:
	 - HS có ý luyện tập phần lập luận chứng minh.
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Tài liệu tham khảo
2. Trò: Đọc kĩ đề và tìm ý, lập dàn ý SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
GV: Viết đề bài lên bảng. 
GV: Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì?
HS: - Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình hưởng - Một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
GV: Em hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” là gì?
HS: - Bài học về lẽ sống, về đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người : Ăn qủa ngon ngọt -> nhớ người vất vả vun trồng; uống nước ngọt, trong -> nhớ cội nguồn nước.
 => Hưởng thành quả, nhớ người vất vả làm nên thành quả đó.
GV: Yêu cầu lập luận chứng minh là gì?
HS: - Dẫn chứng để chứng minh điều đã nói là đúng đắn, là có thực.
Hoạt động 2: HS tìm ý 
HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Diễn giải đạo lí “Ăn quả” và “uống nước nhớ nguồn”
Nhóm 2: Tìm những biểu hiện của đạo lí đó trong thực tế đời sống (ngoài những biểu hiện SGK đã nêu)
Đại diện nhóm trình bày 
GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS lập dàn bài.
GV: Dựa vào các ý đã tìm, HS lập dàn bài.
GV kết luận 
Lưu ý HS:Cần sắp xếp các biểu hiện theo chiều lịch sử: xưa -> nay
Hoạt động 4: HS viết đoạn văn
HS chọn viết một đoạn trong những luận điểm của bài.
- Kính trọng, biết ơn ông bà, tổ tiên.
- Tôn sùng, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ
GV nhận xét, hoàn thiện đoạn văn,thu bài của HS về chấm, chữa.
1. Đề bài: 
 Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
- Vấn đề chứng minh: Một đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam: lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả.
2. Tìm ý:
* Lí lẽ: Lòng biết ơn. Đó là đạo đức, là lẽ sống của người Việt Nam.
* Dẫn chứng:
- Lễ hội văn hoá, thờ cúng tổ tiên.
- Nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng
- Biết ơn Đảng, Bác Hồ, cách mạng
- Con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.
- Học trò biết ơn thầy cô.
3. Lập dàn bài:
* Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh: đạo lí sống tốt đẹp của người Việt Nam: lòng biết ơn.
* Thân bài:
- Nêu lí lẽ, diễn giải hai câu tục ngữ
- Các biểu hiện của lòng biết ơn
->dẫn chứng.
* Kết bài:
- ý nghĩa
- Bài học cho bản thân
4. Viết đoạn văn
4. Củng cố:
- Hệ thống cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Tập viết bài văn chứng minh theo đề bài đã tìm hiểu (tiết luyện tập)
- Chuẩn bị bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
	- Học bài cũ: Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 22 23.doc