Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6: Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6: Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê

. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểt được hoàn cảnh éo le và tình cảm ,tâm trạng của các nhân vật trong truyện.

- Nhận ra được cách kể chuyện trong văn bản .

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết ,sâu nặng và nỗi đau khổ của ngững đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị .

- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6: Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 02
TPPCT:5-6
Văn Bản: CUOÄC CHIA TAY CUÛA NHÖÕNG CON BUÙP BEÂ (T1)
 (Theo Khaùnh Hoaøi)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểt được hoàn cảnh éo le và tình cảm ,tâm trạng của các nhân vật trong truyện.
- Nhận ra được cách kể chuyện trong văn bản .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết ,sâu nặng và nỗi đau khổ của ngững đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị .
- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
 2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyện ,đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng các nhân vật.
- Kể và tóm tắt truyện .
 - Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm của cá nhân với hạnh phúc gia đình.
 - Giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật,giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản 
 3. Thái độ: 
 -Trân trọng tình cảm gia đình .
III. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, bài soạn, sách GV, 
	- HS:SGK, bài soạn
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1 :
-Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả ,tác phẩm?
- Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào? 
- Em hãy tóm tắt vb này một cách ngắn gọn nhất ?
HOẠT ĐỘNG 2
GV: Gọi hs đọc những đoạn tiêu biểu 
Gv : Giải thích từ khó
Gv : Đọc mẫu một đoạn ,gọi hs đọc tiếp cho đến hết văn bản.
- Truyện có thể chia làm mấy phần? 
HS : Thảo luận (2’) trình bày.
Gv: Định hướng.
 HOẠT ĐỘNG 3
Gv :Yêu cầu hs tóm tắt lại đoạn 1.
 - Truyện viết về ai ? Về việc gì ? Ai là nhân vật chính ?
HS: Thảo luận trình bày 
GV: Chốt sửa sai
-Em có nhận xét gì về tình cảm của 2 anh em trong câu chuyện này ?
HS:Tình cảm chân thành , sâu nặng
- Chính vì tình cảm sâu nặng như thế nên gặp cảnh ngộ phải chia tay chúng đã bộc lộ cảm xúc gì ?
Hs : Cảm nhận , trả lời
Gv :Yêu cầu hs đọc lại đoạn 2.
Hs : Thực hiện.
- Tìm những chi tiết miêu ta tình cảm của Thuỷ với các bạn và cô giáo?
-Thuỷ nức nở
- Cô giáo: sửng sốt, ôm chặt lấy Thuỷ, cô tái mặt, nước mắt giàn giụa
- Các bạn: Khóc thút thít, sững sờ., nắm chặt tay Thuỷ
- Em có nhận xét gì về cuộc chia tay ấy?
Chi tiết nào khiến cô giáo bàng hoàng và khiến em xúc động nhất? Vì sao?
- Thuỷ cho biết, em sẽ không đi học nữa do nhà bà ngoại xa trường quá
 HOẠT ĐỘNG 4
- Hãy nhận xét về cách kể truyện của tác giả , cách kể này có tác dụng gì trong việc làm nổi rõ tư tưởng của truyện ?
Hs :Thảo luận(3’) trình bày.
Gv : Định hướng.
- Qua câu chuyện này , theo em tác giả muốn gửi gắm đến mọi người điều gì ?
GV : Thông điệp mà câu chuyện gửi tới cho người đọc là gì?
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: 
 2.Tác phẩm: Truyện ngắn được trao giải nhì trong cuộc thi thơ-văn viết về quyền trẻ em 1992.
3. Thể loại : Vb nhật dụng viết theo kiểu văn bản tự sự.
4. Tóm tắt
II. ĐỌC-BỐ CỤC
1. Đọc tìm hiểu từ khó 
2. Bố cục : 2 phần
 + Từ đầu đến .Từ thủa ấu thơ :Cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy.
 + Còn lại: Cuộc chia tay của Thủy với lóp học,và chia tay giữa hai anh em.
III. PHÂN TÍCH
1. Cuộc chia tay của Thuỷ với anh trai .
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc trong truyện : bố mẹ Thành và Thuỷ li hôn .
- Những giọt nước mắt xót xa, ngậm ngùi của hai anh em trong đêm.
- Kỉ niệm của người anh đối với em. 
- Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
 - Chiều nào Thành cũng đón em đi học về , dắt tay nhau vừa đi vừa trò chuyện .
- Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại thương anh “Không ai gác đêm cho anh ngủ” nên để lại cho anh cả 2 con búp bê .
® Tình cảm chân thành , sâu nặng, tấm lòng nhân hậu,vị tha . 
2. Cuộc chia tay với lớp học 
- Thuỷ nức nở
- Cô giáo: sửng sốt, tái mặt
- Các bạn thút thít
-> Cuộc chia tay thật xúc động, bất ngờ
IV. Tổng kết :
1 Nghệ thuật : 
 - Xây dựng tình huống tâm lí 
- Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể : nhân vật tôi trong truyện kể lại câu chuyện của minh nên những day dứt , nhớ thương được thể hiện một cách chân thực .
- Khắc hoạ hình tượng nhân vật trẻ nhỏ ( Thàng và Thuỷ) qua đó gợi lại suy nghĩ về sự lựa trọn ,ứng sử của những người làm cha làm mẹ.
- Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc 
2 Ý nghĩa văn bản:
- Là câu truyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy nghĩ .Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình . Mỗi người cần phải biết giữ cho gia đình hạnh phúc
* Ghi nhớ : (SGK/27)
4. Củng cố-dặn dò
 -Hệ thống kiến thức
 - Tìm các chi tiết của truyện thể hiện tình cảm gắn bó của hai anh em Thành và Thuỷ
 - Soạn bài “Bố cục trong văn bản ". 
TPPCT: 07 
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểt được tần quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó ,có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
- Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch ,hợp lí cho các bài làm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Tác dụng của việc xây dựng bố cục .
 2. Kĩ năng: 
- Nhân biết ,phân tích bố cục trong văn bản.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản , xây dựng bố cục trong một văn bản nói ( viết ) cụ thể.
 III. CHUẨN BỊ.
	 - GV: SGK, bài soạn
 - HS:SGK, bài soạn 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định : 
 2.Kiểm tra bài cũ 
 - Thế nào là liên kết trong vb
 - Muốn 1 vb có tính liên kết người viết phải ntn?
 3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:
- Em muốn viết một lá đơn để xin ra nhập Đội TNTP HCM, hãy cho biết trong lá đơn ấy cần ghi những nội dung gì ?
HS: Tên , tuổi , nghề nghiệp .
Nêu yêu cầu , nguyện vọng , lời hứa.
- Những nội dung trên được sắp xếp theo một trật tự ntn?
Gv giảng : Theo trật tự trước sau một cách hợp lí , chặt chẽ , rõ ràng 
- Em có thể tuỳ tiện thích ghi nội dung nào trước cũng được không ? Ví dụ có thể viết lí do trước sau đó mới viết tên được không ?
Hs : Phát biểu.
- Từ đó em thấy bố cục một vb cần đạt những yêu cầu gì để người đọc có thể hiểu được vb đó ? ( ghi nhớ 1)
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
HOẠT ĐỘNG
Gv : Gọi hs đọc 2 câu chuyện trong phần 2.
Chú ý câu chuyện thứ nhất.
- Đọc câu chuyện này lên ta thấy nội dung được sắp xếp ntn so với vb kể trong sách Ngữ văn ?
-Trong câu chuyện thứ nhất gồm mấy đoạn ? các câu trong mỗi đoạn có tập trung 1 ý chung không ? ý của đoạn này và đoạn kia có phân biệt được với nhau không ?
Hs : Thảo luận trả lời.
Gv : Chốt ý.
- Vậy trong 1 vb bố cục phải như thế nào ?
Gv : Yêu cầu hs chú ý câu chuyện thứ 2
- Câu chuyện này gồm mấy đoạn ? ( 2 đoạn)
-Vậy cách kể này bất hợp lí chỗ nào ?
Hs : Phát hiện trả lời
 ( Làm cho câu chuyện không nêu bật được ý phê phán, không còn buồn cười )..
- Từ đây em rút ra được bài học gì về 1 bố cục rành mạch , hợp lí.
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
HOẠT ĐỘNG 3:
Gv : Khái quát nội dung và yêu cầu hs nêu tên 3 phần của văn bản.
Định hướng : Nói như vậy là không đúng vì qua bảng hệ thống đã điền vào nd thích hợp và qua sự lập luận về 1 bố cục rành mạch như trên , ta thấy rõ sự phân biệt giữa các đoạn , phần . Có như thế bố cục mới đạt yêu cầu .
 GV khái quát lại bài. HS đọc ghi nhớ.
*HOẠT ĐỘNG 4
Gv : Hướng dẫn hs thực hiện các bài tập trong sgk.
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản
1. Bố cục của vb 
VD: Một lá đơn xin gia nhập Đội.
- Tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của người viết đơn.
- Yêu cầu, nguyện vọng, lời hứa.
® Các nội dung được sắp xếp theo một trình tự , 1 hệ thống rành mạch, hợp lí 
*Ghi nhớ (sgk- ý1)
2. Những yêu cầu về bố cục trong vb .
 - Nội dung trong vb phải thống nhất chặt chẽ với nhau , giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi .
- Trình tự sắp xếp các phần các đoạn phải giúp cho người viết (nói) dễ dàng đạt được mục đích .
*Ghi nhớ (sgk-ý 2)
3. Các phần của bố cục .
3 phần : Mở bài , Thân bài , Kết bài. Mỗi phần có một nhiệm vụ riêng .
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 2 : 
- Mb: Từ đầu  khóc nhiều .
- Tb: Tiếp theo ..đi thôi con .
- Kb: Còn lại .
Bố cục đã rành mạch hợp lí .
Bài tập 3: Chưa rành mạch hợp lí vì các điểm 1,2,3 ở phần thân bài mới chỉ kể lại việc học chứ chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tốt . Trong đó điểm 4 lại không phải nói về việc học .
4. Củng cố-dặn dò
- Học ghi nhớ , Làm hết bài tập còn lại .
-Xác điịnh bố cục của một văn bản tự chọn, nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó.
 Soạn bài “ Mạch lạc trong vb”.
Tuần 2 Ngày dạy.. LớpLớp
TPPCT: 08 
Tiết 8: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lac trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc .
- Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong văn bản vào đọc - hiểu văn bản và thực tiễn tạo lập văn bản viết, nói.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
 - Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
 - Điều kiện cần thiết để văn bản có tính mạch lạc.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc.
III. CHUẨN BỊ.
	 - GV: SGK, bài soạn
 - HS:SGK, bài soạn 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ 
 -Bố cục của vb là gì ?
 - Một bố cục như thế nào được gọi là rành mạch và hợp lí ? cho vd minh hoạ .
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1
GV : Yêu cầu hs đọc ví dụ trong sgk.
- Dựa vào hiểu biết (sgk/ 31) , em hãy xác định mạch lạc trong vb có những tính chất gì trong số 3 tính chất được nêu trong sgk ?
- Khái niệm mạch lạc trong vb có được dùng theo nghĩa đen không ?(Không).
- Nội dung của khái niệm mạch lạc trong vb có hoàn toàn xa rời với nghĩa đen của từ mạch lạc không ?
- Vậy sự mạch lạc có vai trò ntn đối với vb ?
Hs : Dựa vào bài soạn ở nhà trả lời.
Gv : Định hướng 
HOẠT ĐỘNG 2
 Gv : Yêu cầu hs chú ý phần 2 
- Hãy cho biết toàn bộ sự việc trên xoay quanh sự việc chính nào ? ( chia tay).
-Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện ? Hai anh em Thành và Thuỷ có vai trò gì trong truyện ?
Hs :Thảo luận trình bày.
Gv : Trong vb Cuộc chia tay của những con búp bê có đoạn kể việc hiện tại , có đoạn kể việc quá khứ , có đoạn kể việc ở nhà , có đoạn kể việc ở trường , có đoạn kể chuyện hôm nay , có đoạn kể chuyện sáng mai .
-Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào trong các mối liên hệ dưới đây : Liên hệ thời gian , không gian , liên hệ tâm lí , liên hệ ý nghĩa ? 
- Từ thực tế của truyện , theo em 1 vb có tính mạch lạc là 1 vb như thế nào ? 
Hs : Dựa vào mục 2 phần ghi nhớ trả lời.
Gv : Gọi 1 hs thực hiện phần ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3
Gv :Yêu cầu hs đọc bài tập 1 
- Nêu yêu cầu của bài tập 1? 
-Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? 
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản. 
1. Mạch lạc trong vb :
-Văn bản cần phải mạch lạc.
Thông suốt , liên tục , không đứt quãng 
® Văn bản rất cần sự mạch lạc 
2.Các điều kiện để một vb có tính mạch lạc 
- Các phần các đoạn , các câu trong vb đều nói về một đề tài , biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần , các đoạn , các câu được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng hợp lí , trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc( người nghe ).
* Ghi nhớ : sgk/ 32 
II. LUYỆN TẬP 
* Bài tập 1 /32,33 
 + Ý chủ đạo xuyên suốt toàn đoạn văn là : sắc vàng trù phú , đầm ấm của làng quê vào mùa đông , giữa ngày mùa. Ý tứ ấy được dẫn dắt theo một dòng chảy hợp lí , phù hợp với nhận thức của người đọc .
 - Câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian .
 - Hai câu cuối : là nhận xét cảm xúc về màu vàng .
 - Một trình tự với 3 phần nhất quán và rõ ràng như thế đã làm cho mạch văn thông suốt và bố cục các đoạn văn trở nên mạch lạc .
*Bài tập 2 : 
Ý chủ đạo của câu chuyện xoay quanh việc chia tay của 2 đứa trẻ và 2 con búp bê . .do đó , làm mất sự mạch lạc của câu chuyện 
4.Củng cố-dặn dò
 - Học thuộc ghi nhớ sgk - Hoàn thành bài tập.
 -Tìm tính mạch lạc trong một văn bản đã học. Tuần 02
TPPCT:05-08
Ngày 27/08/2012
TT: Châu Thanh Gương
 - Soạn câu hỏi bài “Ca dao – dân ca ...”

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2van 71213.doc