Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 17

Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 17

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giá về lực học của mình qua phân môn văn học, về khả năng tiếp nhận các tác phẩm thơ và truyện hiện đại

 - Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa

 - Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học

B. CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: Chấm , trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác.

 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu, sự cần thiết của tiết trả bài. Tiết học này sẽ giúp các em thấy được những ưu khuyết trong bài làm văn số 3 và bài kiểm tra Tiếng Việt nhằm mục đích để các em để phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn và không bị vướng những lỗi đã gặp

 

doc 16 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Ngày soạn: 17/12/2012 Tiết: 81 Ngày dạy: 19/12/2012
TRẢ BÀI KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giá về lực học của mình qua phân môn văn học, về khả năng tiếp nhận các tác phẩm thơ và truyện hiện đại
 - Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa
 - Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học
B. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Chấm , trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác.
 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu, sự cần thiết của tiết trả bài. Tiết học này sẽ giúp các em thấy được những ưu khuyết trong bài làm văn số 3 và bài kiểm tra Tiếng Việt nhằm mục đích để các em để phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn và không bị vướng những lỗi đã gặp 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
GV đọc lại đề 
GV nhận xét chung bài làm của HS về ưu điểm, nhược điểm, hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu tự luận nhỏ
GV thống kê những lỗi của HS. Phân tích nguyên nhân mắc lỗi 
HS chữa lỗi riêng và ghi vào vở
GV: Lựa bài khá nhất đọc trước lớp (Lôi, Chân.) 
- GV trả bài, HS đọc lại bài và rút kinh nghiệm. Ghi điểm
I. Đề và Đáp án (Xem tiết 76 –tuần 16)
II. Nhận xét chung 
 a. Ưu điểm: 
- Hầu hết HS nắm và biết cách làm bài văn có hai phần: trắc nghiệm và tự luận.
- Kiến thức về văn bản khá vững, biết tình huống truyện, viết được bài cảm nhận.
 b. Nhược điểm:
 - Chưa nhớ hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Bếp lửa”
 - Diễn đạt còn dài dòng, lủng củng, viết câu chưa chuẩn, sai chính tả, danh từ riêng không viết hoa.
- Trong bài còn dùng các kí hiệu mũi tên và gạch đầu dòng
àChữa lỗi cụ thể:
Phần I: Trắc nghiệm: Đa số HS khoanh tròn đáp án đúng. Một số em chưa học bài nên nắm không kĩ.
Phần II: Tự luận
Câu 1: Cần trình bày nghiêm túc, khoa học, tránh cẩu thả.
Câu 2 : Hầu hết HS đáp ứng yêu cầu, cảm nhận tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai.
- Một số HS chưa biết cách viết một bài văn ngắn, nhiều em còn gạch đầu dòng, chưa bộc lộ được suy nghĩ của bản thân về nhân vật. 
- Lỗi diễn đạt: lủng củng, chưa gãy gọn
- Lỗi dùng từ: thiếu chính xác: dành tình yêu thương của làng-> cho; ông luôn phải ghi nhớ-> ông luôn ghi nhớ
- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu.
 - Nhiều bài chưa cảm nhận được mối quan hệ giữa tình yêu làng và yêu nước.
 - Một số em viết quá xấu , gạch xoá tuỳ tiện, danh từ riêng không viết hoa (theo giõ-> theo dõi; giám-> dám, miền suôi-> miền xuôi; vui vẽ-> vui vẻ;...)
 	BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA VĂN
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
9A2
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 - Ôn lại tất cả kiến thức đã học từ đầu năm, chuẩn bị cho thi học kì
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
	 ******************************
Tuần: 17 Ngày soạn: 17/12/2012 Tiết: 82 Ngày dạy: 20/12/2012
	Hướng dẫn học thêm: NHỮNG ĐỨA TRẺ (Trích: Thời thơ ấu)
 M. Go - rơ - ki
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go - rơ – ki và tác phẩm của ông.
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm của đoạn trích.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
- Những đóng góp của M. Go - rơ – ki vào nền văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kỹ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
3. Thái độ: 
 - Có cái nhìn đúng đắn đối với xã hội Nga lúc bấy giờ.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận nhóm, bình giảng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa và chủ đề tư tưởng của hình ảnh “con đường”?
- Tinh thần phê phán xã hội và lễ giáo phong kiến trong tác phẩm “Cố hương” thể hiện qua những chi tiết nào?
 3. Bài mới: GV cho HS xem chân dung của M. Go - rơ – ki kết hợp với giới thiệu các tác phẩm và vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG 
Gọi HS đọc lại mục chú thích * Sgk/216
GV: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả? HS xem chân dung nhà văn
GV: Tác phẩm được sáng tác vào thời gian nào? Viết theo thể loại nào? 
HS suy nghĩ và trả lời
GV: (Go - rơ - ki đã trải qua tuổỉ thơ cay đắng, tủi nhục. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, A -li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Do cảnh nhà ngày càng túng thiếu, A-li-ô-sa phải bỏ học, tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Năm 16 tuổi, A-li-ô-sa đi Can - đan, ước mơ vào đại học, nhưng vì không có tiền nên lại phải tiếp tục đi làm nuôi thân.
- Các tác phẩm chính: bộ ba tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1915-1916), Những trường đại học của tôi(1923), Người mẹ (1906-1907), Cuộc đời Clim Xam - ghin (1925-1936)
HS: Suy nghĩ và trả lời. Gv chốt ý và ghi bảng
Gv tích hợp với tập làm văn và chuyển ý
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
GV:Gv hướng dẫn học sinh đọc: to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, sâu lắng 
(GV đọc mẫu – HS đọc – nhận xét).
GV: Bố cục, nội dung chính từng đoạn ?
HS: GV chốt ý và ghi bảng
HS: Nhân vật kể chuyện xưng tôi, nhân vật tôi xuất hiện trong mọi sự việc được kể
GV:Cuộc gặp gỡ, trò truyện lúc đầu giữa nhân vật “ tôi” với ba bạn nhỏ diễn ra ở đâu? 
HS:Cuộc gặp gỡ, trò chuyện lúc đầu giữa “tôi” và mấy đứa nhỏ con ông đại tá diễn ra trên cái xe trượt tuyết cũ để dưới mái hiên nhà kho
GV: Chúng nói với nhau những chuyện gì ?Vì sao những bon trẻ con ông đại tá lại chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của ông bố ?
HS:Vì chúng đều thiếu tình thương của mẹ, chúng là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoat nạn
GV: Cách kể chuyện của tác giả trong đoạn trích này có gì đặc biệt? 
HS: Chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật 
GV: Tâm hồn trẻ thơ được thể hiện như thế nào qua buổi trò chuyện ấy? 
Trẻ thơ rất dễ đồng cảm với nhau, nhất là khi các em có cùng cảnh ngộ .Tuổi nhỏ rất thích nghe chuyện cổ tích, thường sống với thế giới cổ tích. 
GV chốt và chuyển ý
GV: Vì sao ông đại tá lại cấm bọn trẻ chơi với nhau ? (Hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang
GV: Những đứa trẻ tìm thấy sự đồng cảm qua những điều gì? 
HS thảo luận nhóm 4 phút – 4 nhóm. Các nhóm nhận xét và Gv chốt ý
GV: Mặc dù bị ông bố cấm đoán, mấy đứa trẻ vẫn tìm cách gặp gỡ nhau để trò chuyện. Chúng chơi với nhau ở đâu và nói với nhau những chuyện gì ? 
GV: Từ đó, em hiểu như thế nào về cuộc sống của bọn trẻ? 
HS: Cuộc sống đơn độc, sợ hãi, thiếu tình yêu thương của cha mẹ  Đó là cuộc sống bất hạnh 
GV:Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thường với chuyện cổ tích. Đó là một đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này. 
GV liên hệ giáo dục HS tình bạn, lòng thương yêu đối với những đứa trẻ bất hạnh
GV: Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? Phát biểu ngắn gọn chủ đề của đoạn trích?
GV nhận xét, chốt ý và HS ghi bảng
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi” về tình bạn tuổi thơ
Chi tiết những đứa trẻ bị người bố tàn nhẫn đánh đòn làm cho nhân vật “tôi” tức tối..
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: M. Go - rơ – ki (1886 - 1936), là nhà văn Nga nổi tiếng.
Hoàn cảnh sống mồ côi từ nhỏ, vất vả tự kiếm sống, tự học là những nhân tố góp phần tạo nên tấm lòng nhân hậu và tài năng nghệ thuật của nhà văn.
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ : Những đứa trẻ trích từ chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu.
b. Thể loại : Là truyện ngắn.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu đến ấn em nó cúi xuống (Những đứa trẻ gặp nhau)
Phần 2: Tiếp theo cho đến không được đến nhà tao (Những đứa trẻ bị cấm đoán)
Phần 3: Còn lại (Những đứa trẻ lại gặp nhau) 
b. Phân tích:
b1. Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ: 
- Ba đứa trẻ nhà Ốp – xi – an – ni – cốp tuy là con nhà quan chức giàu sang nhưng lại là những đứa trẻ thiếu tình thương, mẹ mất sớm, chúng phải sống với dì ghẻ và người cha độc đoán. A -li – ô – sa cùng cảnh ngộ với chúng.
=> Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích: tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
b2. Tình cảm trong sáng đẹp đẽ của những đứa trẻ:
- Tìm thấy sự đồng cảm trở thành những người bạn thân thiết thể hiện qua:
+ Những câu chuyện của chúng hằng ngày: sở thích nuôi chim; kể cho nhau nghe chuyện cổ tích
+ Những điều tin tưởng vào thế giới cổ tích.
+ Bất chấp những cấm đoán của người cha, những đứa trẻ vẫn thân thiết
=> Chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Trẻ thơ rất dễ đồng cảm với nhau, nhất là khi các em có cùng cảnh ngộ. Tuổi nhỏ rất thích nghe chuyện cổ tích, thường sống với thế giới cổ tích
3.Tổng kết:
a.Nghệ thuật
- Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
- Kết hợp kể với tả, biểu cảm làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể chân thực, sinh động và đầy cảm xúc.
b. Nội dung: Hoàn cảnh đáng thương và tình cảm đẹp đẽ của những đứa trẻ.
b.Ý nghĩa văn bản: 
Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
* Ghi nhớ (SGK/234)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Đọc, nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi” về tình bạn tuổi thơ.
- Nắm được những kiến thức của bài học
- Chuẩn bị: Tập làm thơ tám chữ 
 Hs tự sáng tác thơ 8 chữ theo chủ đề:
 - Mái trường
 - Tình bạn 
 - Quê hương
(Mỗi HS sẽ sáng tác một chủ đề trong ba chủ đề trên)
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tuần: 17 Ngày soạn: 17/12/2012 Tiết: 83 Ngày dạy: 20/12/2012
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- HS nắm được biết cách làm thơ tám chữ, gieo vần thích hợp.
 ... h, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
- Sáng tạo kết hợp hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa
7
Làng – Viết đầu kháng chiến chống Pháp, in trên Tạp chí văn nghệ 1948
Truyện ngắn
Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn 
 Đề tài: cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê
Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Tạo tình huống truyện gay cấn tin :làng Chợ Dầu theo giặc
- Miêu tả tâm lí nhân vật,thông qua suy nghĩ, hành động, lời nói(đối thoại và độc thoại) 
8
Lặng lẽ Sa Pa
(Là kết quả của chuyến đi Lào Cai, rút trong tập Giữa trong xanh 1972)
Truyện ngắn
Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký.
Là câu chuyện gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
Tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn 
- Kết hợp giữa tự sự, trữ tình với nghị luận.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- Tạo tính trữ tình trong tác phẩm
9
Chiếc lược ngà
(Viết 1966 ở chiến trường Nam Bộ)
Truyện ngắn
NguyễnQuang Sáng
Đề tài chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình
Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trãi qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Tạo tình huống éo le
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ .
- Lựa chọn người kể chuyện 
- Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật.
3. Văn bản nhật dụng 
TT
TÊN VB
NỘI DUNG 
NGHỆ THUẬT
1
Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà
( Trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam)
- Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm và lập luận
2
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mackét sinh năm 1928 là nhà văn CôLômbia.
- Trích trong “Thanh gươm Đa mô clét”
- Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của tác giả đối với hòa bình thế giới
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực
- Sử dụng gnhệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục
3
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển ở trẻ em
Trích của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu-oóc, ngày 30/9/1990.
- Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Gồm 17 mục, được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lí. Mối liên kết lôgíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ
4, Văn bản nước ngoài: 
TT
TÊN VB
NỘI DUNG 
NGHỆ THUẬT
1
Cố hương – Lỗ Tấn 
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc
Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của tác giả về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai
- Kết hợp sự, miêu tả,biểu cảm và nghị luận
Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng; kết hợp tả, biểu cảm, lập luận
2
Hdđt: Những đứa trẻ
M. Go – rơ – ki
Nhà văn Nga nổi tiếng
Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích
Kết hợp kể, tả và biểu cảm
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
...
Tuần: 18 Ngày soạn: 20/12/2012
Tiết PPCT: 86 - 87 Ngày dạy: /12/2012
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I (TIẾP). 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- HS nắm được cách viết bài văn cụ thể theo yêu cầu. Ôn tập tổng hợp tất cả kiến thức về phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học ở học kì 1. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra học kì 1
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Những kiến thức cơ bản phần đọc hiểu văn bản và phần tiếng Việt, Tập làm văn.
 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tổng hợp khái quát các kiến thức đó học.
 3. Thái độ: - Nắm chắc các kiến thức, ôn tập kỹ lưỡng, nghiêm túc đạt hiệu quả cao trong học tập..
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, giải thích – minh họa, phân tích
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: Gv giới thiệu về vai trò của tiết ôn tập rồi vào bài. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
Củng cố lại kiến thức Tiếng Việt đã học:
- HS: Nhắc lại các kiến thức Tiếng Việt đã học. GV sửa một số BT trong đề cương ôn tập
Các phương châm hội thoại ? Nhắc lại nội dung? Lấy VD cụ thể
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ minh họa? Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp?
Tập làm văn:
- HS kể các kiến thức về Tập làm văn đã học?
Tiết 87
LUYỆN TẬP 
GV hướng dẫn HS viết bài theo yêu cầu. Sau đó, GV sửa bài cụ thể cho HS
- HS: thực hiện viết đoạn văn dưới sự hướng dẫn của GV và trao đổi bài cho nhau và chỉnh sửa
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Gv gợi ý và hướng dẫn HS cách làm bài, trình bày trước một đề bài cụ thể.
- HS chú ý đề bài thi có cấu trúc tự luận gồm nhiều câu hỏi nhỏ
- Phần 1 là câu hỏi Tiếng Việt và áp dụng lí thuyết vào làm bài tập
- Phần 2: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội ngắn (HS chủ yếu xem lại các văn bản nhật dụng)
- Phần còn lại là Phần Tập làm văn (Nghị luận văn học: thơ, truyện...) 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
2. Tiếng Việt: 
a. Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt. Nghĩa của từ. Từ mượn. Một số phép tu từ từ vựng đã học.
b. Các cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt
+ Biến đổi phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
+ Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
c. Các phương thức chuyển nghĩa của từ: hoán dụ và ẩn dụ
d. Các phương châm hội thoại: 
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa .( Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học; Gà là loài gia cầm có hai cánh; Trâu là loài gia súc nuôi ở nhà..)
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.( Khua môi múa mép, Quả bí to bằng cái đình làng; Nói nhăng nói cuội; Nói trạng; Nói dối; Nói mò; Ăn đơm nói đặt; Nói dơi- nói chuột; Hứa hươu hứa vượn)
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (Nói một đằng nghe một nẻo, Ông nói gà – bà nói vịt; 
- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ (Nói úp nói mở; Nói ra đầu ra đũa ; Dây cà ra dây muống; Lúng búng như ngậm hột thị)
 - Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (Nói băm nói bổ; Lời nói đọi máu; Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi. Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời; Lời nói đọi máu; Một câu nhịn, chín câu lành.)
e. Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép 
- Lời dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ cảu người hoặc nhân vật , có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
f. Có 8 biện pháp tu từ từ vựng đã học: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói giảm - nói tránh, nói quá. 
3. Tập làm văn:
a. Văn thuyết minh (sử dụng yếu tố miêu tả, các bpnt...) Xem lại SGK/42
b. Văn tự sự (sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) Xem lại các đề bài viết số 2, số 3 SGK
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua hai bài thơ” Đồng chí”- Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật?
* Nét chung: Ca ngợi người lính trong chiến đấu, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc. Họ đều mang lòng nhiệt huyết, tinh thần quả cảm. Vẻ đẹp của họ là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn
* Nét riêng:
- Đồng chí viết 1948 trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí cùng chung cảnh ngộ, chung lí tưởng chiến đấu thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh góp phần tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tình thần của người lính cách mạng 
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật viết năm 1969 trong kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo và hình ảnh người lính hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn gian khổ vì miền Nam ở phía trước. Nghệ thuật giàu tính khẩu ngữ, lời thơ tự nhiên, khỏe khoắn
Câu 2:Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Cảnh biển vào đêm trong cảm quan của Huy Cận thật độc đáo và thú vị:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
+ Hình ảnh so sánh “mặt trời .hòn lửa” thật độc đáo và gây ấn tượng mạnh
+ Hình ảnh nhân hoá “sóng cài then, đêm sập cửa”gợi ra trước mắt người đọc một khung cành rộng lớn vừa gần gũi với con người. -> phóng đại
Trong khung cảnh bí ẩn, kì vĩ ấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi với không khí đầy hứng khởi
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi-> Công việc hàng ngày, diễn ra thường xuyên Câu hát căng buồm cùng gió khơi” -> phóng đại
=>Màn đêm buông xuống đoàn thuyền lại ra khơi với niềm say sưa ,hứng khởi.
Câu 3: Cảm nhận của em về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt?
Qua hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện sự kính yêu bà và lòng biết ơn đối với bà cũng là đối với quê hương - đất nước . Bài thơ là sự kết khợp giữa biểu cảm, tự sự và miêu tả, thành công với sự sáng tạo hình ảnh “bếp lửa” gắn liền với người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm , cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
- Xem lại tất cả các kiến thức và nội dung trọng tâm đã ôn tập trong đề cương
- Chuẩn bị thứ 2 ngày 19/12 thi kiểm tra đề của Phòng GD & ĐT huyện Đam Rông
* HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 - HS chú ý đề bài thi có cấu trúc tự luận gồm nhiều câu hỏi nhỏ
- Phần 1 là câu hỏi Tiếng Việt và áp dụng lí thuyết vào làm bài tập
- Phần 2: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội ngắn.
- Phần còn lại là Phần Tập làm văn 
 - Đọc kĩ và phân tích đề bài trước khi làm, đồng thời ghi chép hết sức cẩn thận và trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng
 E. RÚT KINH NGHIỆM:.
...
......

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 ngu van 9.doc