Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2: Tiết 5: Thánh Gióng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2: Tiết 5: Thánh Gióng

I. Chuẩn:

1. Kiến thức :

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2: Tiết 5: Thánh Gióng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:
Tiết 5: THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
Ngày soạn:/ /2011 
Ngày dạy: / /2011
A. Mục tiêu:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức :
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
3. Thái độ: 
- Tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước ngoan cường của dân tộc.
- Giáo dục long biết ơn nhớ đến công lao của những người anh hùng có công với tổ quốc.
II.Nâng cao và mở rộng:
- Kể diễn cảm nội dung câu chuyện.
- Sưu tầm một số đoạn thơ, bài thơ nói về Thánh Gióng.
B. Chuẩn bị:
- GV: + Soạn bài.
 + Tranh minh họa: Thánh Gióng nhổ tre ngà đánh giặc Ân và cưỡi ngựa bay về trời.
- HS: + Đọc văn bản “Thánh Gióng”.
 + Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản vào vở soạn”.
C. Phương pháp/KTDH:
 Phân tích, thảo luận, động não, vấn đáp, đọc hợp tác.
D. Tiến trình:
1. Ổn đinh.
2. Bài cũ: - Kể lại truyện “Bánh chưng, bánh giầy” và nêu nội dung câu chuyện?
 - Những chi tiết nào thể hiện yếu tố hoang đường kì ảo.
3. Bài mới: 
 Chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. “Thánh Gióng” là truyện dân gian thể hiện tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Câu chuyện dân gian này đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ truyền thống anh hùng dân tộc qua các thời đại cho đến ngày nay. Để hiểu hơn về nhân vật này và ý nghĩa củac câu chuyện, chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
GV dùng KT đọc hợp tác, động não, thảo luận.
* GV: Hướng dẫn HS cách đọc, kể: 
- Giọng ngạc nhiên, hồi hộp ở đoạn Gióng ra đời. Lời Gióng trả lời sứ giả cần đọc dõng dạc, đĩnh đạc, trang nghiêm. Đoạn cả làng nuôi Gióng, đọc giọng háo hức, phấn khởi. Đoạn Gióng cưỡi ngựa sắc đánh giặc cần đọc với giọng khẩn trương, mạnh mẽ, nhanh, gấp. Đoạn Gióng bay về trời đọc giọng chậm, nhẹ, thanh thản, xa vời, huyền thoại.
* Giáo viên đọc mẫu một đoạn, gọi 2 HS đọc tiếp.
1. Em hãy kể lại truyện Thánh Gióng một cách ngắn gọn?
GV nhận xét khi HS kể xong. Treo 2 bức tranh đã chuẩn bị sẵn trên bảng cho HS xem.
2. Truyện được chia làm mấy phần ? Em hãy nêu sự việc chính được kể trong mỗi đoạn? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích.
GV dùng KT phân tích, động não, thảo luận.
1. Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
2. Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó?
3. Những chi tiết nào kể về sự ra đời của Gióng? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh ra đời của T.G? 
4. Ra đời kì lạ, nhưng Gióng lại là con của một bà mẹ nông dân chăm chỉ làm ăn và phúc đức. Em nghĩ gì về nguồn gốc đó của Gióng? 
- Gióng là con của người nông dân lương thiện.
- Gióng gần gũi với mọi người.
- Gióng là người anh hùng của nhân dân.
5. Em hãy cho biết cậu bé đã cất tiếng nói trong hoàn cảnh nào?
6. Gióng lớn lên như thế nào?
7. Thánh Gióng ra trận được miêu tả qua những chi tiết nào?
8. Gióng đã lập được chiến công gì cho đất nước?
9. Khi đánh đuổi đuợc giặc Ân, Gióng đã làm gì?
10. Tại sao khi thắng giặc TG không ở lại với dân mà bay về trời?
Gióng ra đời đã là phi thường thì ra đi cũng là phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy. Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang, Gióng sống mãi.
- Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh.
11. Chiến công, dấu tích của Gióng với nhân dân ta như thế nào? Điều đó thể hiện điều gì?
12. Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em truyện “Thánh Gióng” có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
- Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.
- Vào thời Hùng Vương,cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.
13. Trong văn bản Thánh Gióng có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
14 . Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác phẩm:
- Truyền thuyết về người anh hùng đánh giặc giữ nước.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục: Gồm ba đoạn
Chia làm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “đặt đâu thì nằm đấy”: Sự ra đời của Gióng.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “chú bé dặn”: Gióng đòi đi đánh giăc.
- Đoạn 3: Tiếp theo đến “giết giặc cứu nước”: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.
- Đoạn 4: Phần còn lại: Gióng đánh thắng giặc và trở về trời.
II. Phân tích:
1. Hình tượng nhân vật Gióng:
- Bà mẹ ướm chân vào vết chân to, thụ thai 12 tháng sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú, 3 tuổi không biết đi, biết nói, biết cười =>Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì.
- Giặc Ân xâm lược-> Gióng biết nói, đòi đi đánh giặc và lớn nhanh một cách kì diệu. 
- Đánh đuổi được giặc Ân ra khỏi đất nước.
2. Sự sống của Gióng trong lòng dân tộc:
-Gióng bay về trời, trở về với cõi vô biên bất tử.
- Dấu tích của những chiến công còn mãi: Tre đằng ngà, làng cháy, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương
=> + Gióng là hình tượng tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.
 + Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước.
* Nghệ thuật: 
- Xây dựng người anh hùng dân tộc mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường, Thánh Gióng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng.
- Cách thức xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước, truyền thuyết TG còn giải thích về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà.
* Ý nghĩa văn bản:
- Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
E. Tổng kết - Rút kinh nghiệm.
- Củng cố phần kiến thức, kĩ năng:
+ Hình ảnh nào của Thánh Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
+ Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại ma tên Hội khỏe Phù Đổng?
- Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh – lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.
- Mục đích của hội thi là khỏe để học tập tốt, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Hướng dẫn học bài : 
+ Học bài, nắm nội dung bài học.
+ Kể lại truyện
+ Chuẩn bị bài cho tiết sau : Từ mượn.
. Từ mượn là gì?
. Nguồn gốc của từ mượn?
. Tìm một số từ mượn thường gặp trong cuộc sống.
- Đánh giá chung về buổi học.
....................................................................................................................................................................
* Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................... ... thổi
-T.G trở thành tráng sĩ.
-T.G đánh tan giặc.
-T.G bay về trời.
-Vua lập đền thờ, phong danh hiệu, những vết tích còn lại.à Tự sự.
* Kết luận:
-Tự sự (kể chuyện)là phương thức trình bày một chuổi các sự việc, các sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa
-Tự sự giúp người kể giải thích sự việc tìm hiểu con người nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
II. Luyện tập.
1. sgk/28.
Ông già mang củi vềà ông kiệt sức à muốn chếtà thần chết xuất hiệnà sợ hãià nhờ thần chết vác củi
9 Diễn biến tâm trạng của ông già, mang sắc thái hóm hỉnh -> yêu cuộc sống, dù kiệt sức, sống cũng hơn chết.
2. sgk/29. 
Bài thơ “Sa bẫy” là tự sự vì nó kể câu chuyện có nhân vật (mèo, chuột và bé Mây) có sự việc nối tiếp và kết thúc.
Bé cùng mèo nướng cá bẫy chuộtà cả hai tên chuột sa bẩyà Mây cùng mèo mơ được xử án chuộtà ai ngờ sáng ra mèo lại nằm trong bẩy
Ý nghĩa: Hại người không khéo lại tự hại mình.
E. Tổng kết - Rút kinh nghiệm:
- Củng cố phần kiến thức, kĩ năng.
+ Tự sự là gì? Tác dụng của tự sự? 
- Hướng dẫn về nhà.
+ Học bài, hoàn thành bài tập.
+ Xác định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học.
+ Chuẩn bị bài cho tiết sau: Tìm hiểu chung về văn bản tự sự(t2)
. Làm bài tập 3, 4, 5 sgk/29-30
- Đánh giá chung về buổi học.
....................................................................................................................................................................
* Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Tiết 8: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
Ngày soạn:/ /2011 
Ngày dạy: / /2011
A. Mục tiêu:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: 
-Đặc điểm của văn tự sự.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: Tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc tìm hiểu bài học.
II. Nâng cao và mở rộng:
 Nhận biết kiểu văn bản tự sự và phương thức biểu đạt qua ví dụ cụ thể.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, phiếu học tập, bảng phụ.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi ở sgk.
C. Phương pháp/KTDH:
 Thảo luận, động não, thực hành có hướng dẫn.
D. Tiến trình:
1. Ổn đinh.
2. Bài cũ: 
 Tự sự là gì? Nêu tác dụng của tự sự?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập3 sgk/29.
GV dùng KT thảo luận nhóm.
HS làm việc theo nhóm đôi.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
GV dùng KT thực hành có hướng dẫn.
Gợi ý: Biết lựa chọn chi tiết và sắp xếp lại để giải thích một tập quán.
Vì kể nhằm giải thích là chính cho nên không cần sử dụng nhiều chi tiết cụ thể, mà chỉ cần tóm tắt.
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự. 
II. Luyện tập.
3. sgk/29.
- Văn bản: Huế khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3” và văn bản “Người Âu Lạc đánh tan quân tần xâm lược” đều là văn bản tự sự.
Vì: Ở văn bản 1, đây là một bản tin, nội dung là kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 - tại thành phố Huế chiều ngày 3-4-2002. Ở văn bản 2, đây là một đoạn trong Lịch sử lớp 6 kể về người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược.
9 Tự sự ở đây có vai trò giới thiệunghệ thật điêu khắc và tìm hiểu về con người thời Âu Lạc.
4. sgk/30.
Ví dụ: 
- Tổ tiên người Việt xưa là Hùng Vương lập nước Văn Lang, đống đô ở Phong Châu.
- Vua Hùng là con trai của Long Quân và Âu Cơ
- Long Quân người Lạc Việt, mình rồng, thường rong chơi ở thủy phủ.
- Âu Cơ là con gái thuộc dòng họ Thần Nông, giống tiên ở núi phương Bắc.
- Long Quân và Âu cơ gặp nhau, lấy nhau, Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con, người con trưởng được chọn làm vua Hùng, đời đời nối tiếp làm vua. Từ đó để tưởng nhớ tổ tiên mình, người Việt Nam tự xưng là côn Rồng - cháu Tiên.
E. Tổng kết - Rút kinh nghiệm:
- Củng cố phần kiến thức, kĩ năng.
+ Tự sự là gì? Tác dụng của tự sự? 
- Hướng dẫn về nhà.
+ Học bài, hoàn thành bài tập.
+ Xác định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học.
+ Chuẩn bị bài mới: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Đánh giá chung về buổi học.
....................................................................................................................................................................
* Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 tuan 2 CKTKN LANHVC.doc