Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 – Tiết 5: Văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 – Tiết 5: Văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê (tiếp)

MỤC TIÊU : Sau tiết học , HS có thể :

 - Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của 2 anh em trong câu chuyện .

 - Cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Đồng thời biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy .

 - Thấy được cái hay của truyện là cách kể rất chân thật và cảm động.

 - Tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở bài “Từ ghép” , với Tập làm văn ở bài “Bố cục và mạch lạc trong văn bản” (văn tự sự và miêu tả).

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1054Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 – Tiết 5: Văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 – Tiết 5 
 Văn bản : cuộc chia tay của những con búp bê
 (Khánh Hoài)
A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể :
 - Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của 2 anh em trong câu chuyện . 
 - Cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Đồng thời biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy .
 - Thấy được cái hay của truyện là cách kể rất chân thật và cảm động.
 - Tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở bài “Từ ghép” , với Tập làm văn ở bài “Bố cục và mạch lạc trong văn bản” (văn tự sự và miêu tả).
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật.
- Giúp HS thấy được vai trò của môi trường gia đình đối với cuộc sống của mỗi nguời.
 B / Chuẩn bị : * HS : - Đọc và soạn bài trước ở nhà.
	 * GV : - Tìm hiểu bài, soạn giáo án.
 - Tư liệu tham khảo. 
 C / Tiến trình hoạt động dạy - học : 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Điều em rút ra được từ việc tìm hiểu văn bản “ Mẹ tôi ” là gì ? Liên hệ với bản thân em khi em bị mắc lỗi ?
 ? Hãy đọc 1 số câu ca ngợi về tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái ? Em sẽ làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ?	
 3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài : Hạnh phúc biết bao khi những trẻ thơ được sống yên vui dưới mái ấm gia đình trong tình thương yêu của bố, mẹ. Và đau khổ biết bao đối với những đứa con thơ khi bố mẹ bỏ nhau khiến chúng phải sống trong cảnh chia ly. Chúng ta sẽ cùng sẻ chia nỗi đau này với 2 bạn Thành và Thuỷ trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
* HS trả lời dựa vào phần chú thích ộ( mục 1. SGK - 26)
* GV bổ sung và nhấn mạnh những ý chính.
- GV hướng dẫn HS cách đọc : Đọc giọng xúc động xen những lời bộc lộ thái độ thảng thốt, đau đớn của tâm trạng nhân vật. 
- GV gọi 4 em đọc phân vai : Thành, Thuỷ, mẹ và cô giáo à nhận xét cách đọc.
- GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu chú thích SGK/26 ( Chú ý các chú thích là các từ ghép).
? Truyện viết về ai ? Việc gì ? Ai là nhân vật chính? 
* HS thảo luận nhóm – trả lời :
- Đây là câu chuyện cảm động của 2 anh em chia tay nhau khi mẹ cùng em sẽ phải rời gia đình sau khi bố mẹ li dị.
- Nhân vật chính : 2 anh em.
’ GV hướng dẫn HS kể tóm tắt truyện.
* HS tóm tắt truyện theo các sự việc chính.
? Truyện có kết cấu như  thế nào?
- HS nhận xét kết cấu truyện
’ GV chốt ý.
? Truyện được kể theo ngôi nào ? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể ấy ?
* HS suy nghĩ và trả lời.
? Câu chuyện mở đầu bằng chi tiết nào?
? Cách tạo tình tiết mở đầu câu chuyện như vậy có tác dụng gì ?
à GV diễn giảng: Mở đầu bằng tình tiết gây bất ngờ “Mẹ giục chia đồ chơi...” ; bắt người đọc ngạc nhiên và muốn dõi theo diễn biến của câu chuyện để tìm hiểu nguyên nhân. (Đó chính là cách vào bài có tính nêu vấn đề).
? Tại sao 2 anh em phải chia đồ chơi ?
? Lệnh chia đồ chơi của mẹ khiến Thuỷ và Thành có tâm trạng như thế nào ? Nêu những chi tiết biểu hiện tâm trạng đó ?
? Các chi tiết trên cho thấy 2 anh em Thành, Thủy đang trong tâm trạng như thế nào ?
HS nhận xét, GV chốt ý.
? Hai anh em Thành và Thuỷ là người như thế nào ? Tình cảm của 2 anh em ra sao ?
? Việc đưa vào đoạn văn miêu tả buổi sáng vui nhộn trong khi 2 anh em rất buồn có ý nghĩa gì ?
? Qua phần đầu văn bản đã cho em biết được điều gì ?
à GV chốt : Hoàn cảnh bất hạnh nhưng tình cảm của 2 anh em luôn gần gũi thương yêu nhau.
? Tại sao tên truyện lại là “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” ? Nhan đề đó có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện ? 
* HS thảo luận - phát biểu :
- Tên truyện gợi ra 1 tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả.
- Đây là hình ảnh ẩn dụ : chia tay búp bê cũng chính là chia tay của con người.
 Những cuộc chia tay đó là gì chúng ta sẽ được tìm hiểu ở tiết sau.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả : 
- Khánh Hoài.
2. Tác phẩm : 
- Đạt giải nhì trong cuộc thi viết về quyền trẻ em năm 1992.
- Là văn bản nhật dụng viết theo phương thức tự sự.
II. Đọc, hiểu văn bản
1) Đọc, tìm hiểu chú thích 
2) Tóm tắt truyện
- Bố mẹ chia tay nhau, Thành và Thuỷ cũng phải xa nhau.
- Đồ chơi của 2 anh em, trong đó có 2 con búp bê, cũng phải bị chia đôi.
- Dằn vặt, đau khổ, 2 anh em ra trường tạm biệt cô giáo và các bạn của Thuỷ.
- Thuỷ quyết định nhường đồ chơi cho anh và do vậy, những con búp bê không bị chia đôi.
3) Kết cấu & ngôi kể
a, Tìm hiểu kết cấu của truyện :
* Cốt truyện: 
- Mở truyện: Từ đầu1 giấc mơ thôi.
- Thân truyện: Tiếp tôi đi.
- Kết truyện: còn lại.
à Có sự việc, có tình tiết, có mở đầu, có kết thúc.
b, Ngôi kể trong truyện:
- Ngôi thứ nhất (Thành).
à Tạo nên tính chân thực, cảm động; diễn tả được sâu sắc diễn biến tâm trạng của nhân vật.
4. Phân tích:
a. Hình ảnh hai đứa trẻ
- Bố mẹ li hôn, hai anh em phải xa nhau à phải chia đồ chơi.
Thủy
Thành
run bần bật.
cặp mắt tuyệt vọng.
- hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều.
- cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc.
- nước mắt cứ tuôn ra như suối ướt đầm gối và 2 tay áo.
à Tâm trạng buồn khổ, đau xót, bất lực.
- Thuỷ : người em ngoan, khéo tay, rất thương anh.
- Thành : yêu thương em .
à Hai anh em gần gũi, thương yêu , quan tâm đến nhau.
- Đối lập cảnh vui của đời với nỗi đau của 2 anh em làm tăng thêm nỗi đau trong lòng Thành.
4. Củng cố kiến thức : 
 ? Chọn đọc đoạn văn trong văn bản mà em xúc động nhất ?
 ’ GV nhận xét, cho điểm.
 5. Hướng dẫn về nhà : - Đọc lại văn bản và nắm chắc nội dung phần 1.
- Soạn bài : Chuẩn bị tiếp các câu hỏi 4, 5, 6, 7 (SGK - Tr27) tiết sau học tiếp .
***************************************
Tuần 2 – Tiết 6 :
 Văn bản : cuộc chia tay của những con búp bê
 (Khánh Hoài)
A / Mục tiêu : 
 - Tiếp tục cho HS phân tích tìm hiểu tình cảm sâu sắc của 2 anh em trong gia đình . Từ đó biết cảm thông với nỗi đau khổ của những bạn có hoàn cảnh như thế .
 - Các em thấy được mái ấm gia đình là hạnh phúc của tuổi thơ, hãy giữ gìn và bảo vệ
 - Tiếp tục tích hợp với phần Tiếng việt và Tập làm văn như ở tiết 1.
 - Rèn kĩ năng phân tích và cảm nhận văn học. 
B / Chuẩn bị : * HS : Đọc và soạn bài trước ở nhà.
	 * GV : - Bảng phụ. 
 - Tìm hiểu bài, soạn giáo án.
 C / Tiến trình hoạt động dạy - học : 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 	? Qua phần đầu của truyện , em hiểu gì về hoàn cảnh và tình cảm của 2 anh em Thành và Thuỷ ?
’ Hai anh em rất yêu thương, quan tâm gần gũi với nhau. Biết phải chia tay, 2 anh em hết sức đau đớn .
 3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài : GV nhắc lại nội dung đã tìm hiểu ở phần đầu để chuyển vào bài .
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Ban đầu khi nghe mệnh lệnh của mẹ , Thành và Thuỷ có ý định như thế nào ?
- Thành nhường em.
- Thuỷ nhường anh.
? Cuộc chia búp bê của 2 anh em đã diễn ra như thế nào ?
? Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia 2 con búp bê ra có gì mâu thuẫn 
’ GV nhấn mạnh : Thuỷ là 1 cô bé giàu tình cảm, tâm hồn trong sáng cho nên những mâu thuẫn nảy sinh trong lòng em cũng thật dễ hiểu. Ao ước có đồ chơi búp bê nhất là bé gái, là ước mơ bình thường của trẻ em. Thuỷ cũng vậy, nhưng em không nghĩ cho riêng mình vì vậy lòng em rối bời đầy mâu thuẫn .
? Sau đó Thuỷ đi đến quyết định chia búp bê như thế nào ? Vì sao ? 
? Qua cách giải quyết của Thuỷ, em thấy Thuỷ là 1 cô bé như thế nào ? 
* HS tự nêu cảm nghĩ : có thể mỗi HS nêu cảm nghĩ khác nhau, song phải làm nổi bật được Thuỷ là 1 cô bé giàu lòng vị tha , đức hi sinh .
? Mô tả bằng trí tưởng tượng của em hình ảnh 2 anh em trên đường tới trường ?
* 1 HS tưởng tượng kể lại tóm tắt
? Những hình ảnh trên giúp em cảm nhận được điều?
? Tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng của Thủy khi vào trường gặp cô giáo và các bạn
? Theo em vì sao Thủy lại có tâm trạng đó
 à Sắp phải xa mãi mãi, không còn được đi học.
? Trước nỗi niềm của Thủy cô giáo và các bạn có thái độ ra sao ?
? Các chi tiết đó có ý nghĩa gì ?
? Cảm nghĩ của em trước cuộc chia tay đầy nước mắt này ?
* HS tự bộc lộ suy nghĩ.
* GV giảng giải, liên hệ. 
? Tại sao khi dắt em ra khỏi trường Thành lại “ kinh ngạc.cảnh vật ”
* HS thảo luận nhanh trong bàn và phát biểu.
 ? Em sẽ làm gì nếu phải chứng kiến cuộc chia tay này ?
 - HS tự bộc lộ
? Nhìn thấy chiếc xe tải chở đồ đạc,hìnhảnh Thủy hiện lên với thái độ và tâm trạng như thế nào ?
? Em hiểu gì về Thủy qua chi tiết này ?
? Lời nhắn nhủ của Thủy với anh trai có ý nghĩa gì ?
? Văn bản kể về nhiều cuộc chia tay . Theo em đó có phải là cuộc chia tay bình thường không ? Vì sao ?
 - HS thảo luận nhanh trong nhóm nhỏ và phát biểu
 ? Theo em có cách nào tránh được nỗi đau của 2 anh em không ?
 - HS tự bộc lộ dưa ra các giả thiết.
*GV đưa bảng phụ 2 câu hỏi :
? Qua văn bản, em học tập được gì từ cách kể chuỵên của tác giả ?
? Qua câu chuyện tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?
- HS 3 nhóm trao đổi thảo luận và phát biểu ý kiến.
- GV khái quát, tích hợp, rút ra ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ SGK/27.
* GV cho HS đọc 2 bài đọc thêm ( SGK – Tr 27 ; 28 ).
* 2 HS đứng lên đọc bài à rút ra ý nghĩa.
4. Phân tích (tiếp)
b. Những cuộc chia tay :
* Cuộc chia búp bê :
 Thành 
 Thủy
lấy 2 con búp bê đặt sang 2 phía.
đặt vệ sĩ vào cạnh con em nhỏ.
- tru tréo giận dữ “ 
sao anh ác thế !”
- bỗng vui vẻ ‘’ anh xem chúng cười kìa.’’
- Thuỷ giận dữ ’ vì do mâu thuẫn trong lòng của Thuỷ.
- Thuỷ muốn có búp bê >< nhưng thương búp bê phải xa nhau.
- Thuỷ nhận cả 2 con búp bê > < nhưng lại thương anh không ngủ được.
à Cuối cùng Thuỷ quyết định không chia búp bê .
à Thuỷ là 1 cô bé giàu lòng vị tha , đức hi sinh , khát vọng được yêu thương đoàn tụ trong 1 mái ấm gia đình.
* Cuộc chia tay với lớp học :
+ Thành, Thủy đến trường :
- Nắm chặt tay, nép sát.
- Đi chầm chậm , nhìn đau đáu.
à Gắn bó, khó chia rời xa.
+ Thủy :
- Cắn chặt môi, im lặng, nhìn khắp sân trường.
- Khóc thút thít.
- Khóc nức nở.
+ Lớp học :
- Cô giáo: ôm chặt; tái mặt.
- Các bạn: sững sờ; khóc thút thít, nắm chặt tay, khóc to hơn.
à Niềm đồng cảm xót thương , tình thày trò bạn bè ấm áp; niềm oán ghét cảnh gia đình chia lìa.
- Cảm nhận được sự bất hạnh của 2 anh em. Cảm nhân được sự cô đơn của mình trước sự vô tình của cảnh.
 * Cuộc chia tay của hai anh em :
- Mặt tái xanh như tàu lá.
- Khóc nức lên , nắm chặt tay anh dặn dò.
- Đặt con Em Nhỏ quàng tay con Vệ Sỹ.
à Tâm hồn trong sáng, nhạy cảm thắm thiết nghĩa tình với anh trai, chịu nỗi đau không đáng có.
à Không được chia rẽ anh em. Gia đình xã hội hãy vì hạnh phúc trẻ thơ mà không nên phá vỡ hạnh phúc của mình.
- Đó l ... thế nào ? Em hãy xắp xếp lại theo đúng trình tự của lá đơn ?
* HS thảo luận - rút ra nhận xét.
’ GV chốt : Văn bản không được viết tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng, được sắp xếp đúng trình tự hợp lí.
’ GV nhấn mạnh: Sự sắp xếp nội dung các phần trong văn bản theo 1 trình tự như vậy gọi là bố cục của văn bản.
? Qua phân tích VD trên, em hiểu thế nào là bố cục của văn bản?
* HS rút ra kết luận qua mục ghi nhớ (ý 1).
’ GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ (ý 1 ).
* HS đọc câu chuyện 1; 2 SGK.
? Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa?
? Cách kể chuyện như trên bất hợp lý ở chỗ nào?
- Chi tiết nói về hoàn cảnh sống của ếch nằm ở cả đoạn 1 và đoạn 2.
- Chi tiết nói về hậu quả khi ếch ra khỏi giếng nằm ở cả 2 đoạn . 
- Chi tiết khoe áo đứng ngay ở đầu đoạn 2 => không gây cười
? Theo em nên sắp xếp lại bố cục hai câu chuyện trên như thế nào?
? Vậy muốn hiểu được dễ dàng thì các đoạn văn phải đạt được yêu cầu gì ?
* HS rút ra kết luận qua mục ghi nhớ (ý 2).
’ GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ (ý 2 ).
? Các em đã được học văn bản miêu tả và tự sự . Vậy trong văn bản miêu tả và tự sự có bố cục như thế nào ? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần đó trong bố cục văn bản ?
 ’ GV chốt: - Bố cục 3 phần :...
? Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao?
* HS suy nghĩ – trả lời.
* GV dùng bảng phụ ghi 2 câu hỏi :
? Có bạn nói rằng mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của thân bài, còn phần kết bài chẳng qua chỉ là sự lặp lại một lần nữa của mở bài. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
? Một bạn khác lại cho rằng nội dung chính của việc miêu tả, tự sự (cả đơn từ nữa) được dồn cả vào phần thân bài nên mở bài và kết bài là những phần không cần thiết lắm. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao?
* GV chốt: ( ghi nhớ ý 3 : SGK - 30 )
* HS đọc ghi nhớ (ý 3 )
’GV nhấn mạnh : Như vậy kiểu văn bản nào cũng phải tuân thủ bố cục 3 phần và các phần đều có nhiệm vụ cụ thể rõ ràng. Cần phân biệt để tránh lặp lại nội dung.
? Có thể cho biết vì sao những bài văn của em chưa được điểm cao?
 * HS dựa vào bài viết của mình phát hiện nguyên nhân.
- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu cụ thể .
 - GV yêu cầu HS làm ra nháp - trình bày .
* HS làm ra nháp ’ HS tự kể chuyện theo bố cục sáng tạo được 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS làm ra phiếu học tập . (GV gợi ý : Các điểm trong văn bản đã tập trung vào vấn đề chưa ?)
* HS làm và ghi ra phiếu học tập. 
* GV thu phiếu , nhận xét và xử lí ngay tại lớp .
I / Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản 
1. Bố cục của văn bản 
a) Ví dụ :
b) Nhận xét :
- Văn bản trình bày lộn xộn
- Không rõ , buồn cười ’ vì các phần trình bày không theo trật tự nhất định.
à Phải được sắp xếp đúng trình tự, hợp lí.
(Vì người đọc , người nghe mới hiểu rõ nguyện vọng của mình và dễ dàng chấp nhận).
c) Kết luận : (ghi nhớ ý1: SGK - Tr30 )
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
a) Ví dụ : SGK/29
b) Nhận xét :
- Chưa có bố cục.
- Các ý lộn xộn , khó hiểu , không theo một trình tự.
- Sắp xếp như trong SGK Ngữ Văn 6 là hợp lý.
c) Kết luận : (ghi nhớ ý 2: SGK/ 30)
3. Các phần của bố cục 
 3 phần :
+ Mở bài : thông báo đề tài, làm cho người đọc (nghe ) có thể đi vào đề tài đó 1 cách dễ dàng tự nhiên.
+ Thân bài: Nội dung chính của đề tài .
+ Kết bài: Kết luận về đề tài
’ Cần phân biệt rõ ràng nhiêm vụ của mỗi phần vì nó giúp cho văn bản trở nên mạch lạc hợp lí.
- Sai, vì Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu đề tài, giới hạn các nội dung cụ thể sẽ triển khai ở phần thân bài; còn Kết bài có nhiệm vụ kết luận về đề tài, thông báo về tính trọn vẹn của nội dung văn bản.
-Sai, cả ba phần có vai trò quan trọng như nhau trong văn bản tuy mỗi phần đảm nhận một nhiệm vụ riêng. 
c) Kết luận : ( ghi nhớ ý 3 : SGK - 30 )
II / Luyện tập : (11’ )
Bài tập 1:
- Chưa biết sắp xếp các ý cho rành mạch, hợp lý. 
- Bố cục chưa cân đối.
- Thiếu tính liên kết.
Bài tập 2:
- Bố cục của truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” đã rành mạch và hợp lí 
- Có thể kể theo nhiều cách khác.
Bài tập 3:
- Bố cục bản báo cáo rành mạch nhưng chưa hợp lí :
+ ý (1) (2) (3) ở thân bài chỉ kể việc học tốt chưa phải là kinh nghiệm học tốt .
+ ý (4) không nói về kinh nghiệm học tập .
- Phần kết bài có thể nói về mong muốn trao đổi kinh nghiệm với các bạn khác, sau đó mới là lời chúc hội nghị thành công.
4. Củng cố kiến thức :? Tìm những văn bản đã học ở lớp 6 và lớp 7 có bố theo 3 phần : MB - TB - KB.
? Nêu tác dụng của việc xây dựng bố cục hợp lí trong khi nói hoặc viết .
5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc nội dung bài học .
- Làm hoàn thiện các bài tập : 1 , 2, 3 ( SGK - 30 ) vào vở bài tập.
- Xem và trả lời các câu hỏi bài : Mạch lạc trong văn bản .
********************************
 Tuần 2 – Tiết 8 :
 Tập làm văn : mạch lạc trong văn bản	
 A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể :
 - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc , không đứt đoạn hoặc quẩn quanh. 
 - Tích hợp với phần Văn ở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
 - Biết xây dựng bố cục khi viết văn bản.
 - Tập viết bài văn có mạch lạc.
 B / Chuẩn bị : * HS : - Đọc và soạn bài trước ở nhà.
	 * GV : - Tìm hiểu tư liệu, soạn giáo án.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
C / Tiến trình hoạt động dạy - học : 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
	? Nêu những yêu cầu về bố cục trong văn bản ?
	 ’ Nội dung thống nhất , chặt chẽ , rạch ròi. Trình tự sắp xếp phải đạt mục đích giao tiếp cao. 
3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài : Một văn bản không chỉ yêu cầu cần có bố cục hợp lí mà còn yêu cầu sự mạch lạc trong cách diễn đạt. Vậy mạch lạc trong văn bản là như thế nào, chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
* GV cho HS tìm hiểu nghĩa đen của từ mạch lạc. 
* HS nêu khái niệm về từ mạch lạc: 1a / SGK – Tr 31.
? Khái niệm mạch lạc trong văn bản có được dùng theo nghĩa đen không ?
 - Không hẳn được dùng theo nghĩa đen nhưng cũng không xa với nghĩa đen.
? Vậy mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì ?
- Mạch lạc trong văn bản có tất cả những tính chất được nêu trong điểm 1a (SGK/31).
? Có người cho rằng : trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các đoạn theo 1 trình tự hợp lí , ý kiến đó có đúng không ? Vì sao ?
- ý kiến đó là hoàn toàn chính xác.
? Vậy trong văn bản có cần thiết phải có tính chất mạch lạc không ? Qua đó em hiểu mạch lạc trong văn bản là gì ?
* HS thảo luận và rút ra kết luận.
’ GV chốt.
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi và thảo luận mục 2 (a,b).
? Văn bản “Cuộc chia tay  ” kể về nhiều sự việc khác nhau  Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào?
? “Sự chia tay” và “những con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện?
 ? Hai anh em Thành và Thuỷ đóng vai trò gì trong truyện?
? Các từ ngữ: “chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi ” và một loạt từ ngữ biểu thị ý không muốn phân chia cũng lặp đi lặp lại  Theo em, những từ ngữ được lặp lại đó có tác dụng gì trong văn bản?
* HS đọc câu hỏi và thảo luận , ghi kết quả ra phiếu học tập.
* GV gọi các nhóm trình bày – nhận xét.
? Vậy điều kiện đầu tiên đảm bảo cho văn bản có tính mạch lạc là gì ?
 - HS rút ra kết luận dựa vào ghi nhớ ý 1 (SGK/32).
’ GV chốt ý. 
* HS đọc yêu cầu phần 2c (SGK – Tr 32).
? Cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo những mối liên hệ nào ?
a. Liên hệ thời gian.
b. Liên hệ không gian.
c. Liên hệ tâm lí.
d. Liên hệ ý nghĩa. 
? Tại sao các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ như vậy mà vẫn mạch lạc ? 
’ GV nhấn mạnh : Sự việc trong văn bản không nhất thiết phải được trình bày theo 1 liên hệ nào đó, mà cốt các sự liên hệ phải hợp lí, tự nhiên .
? Như vậy ta còn có điều kiện nào nữa để đảm bảo cho văn bản có tính mạch lạc ? 
* HS rút ra kết luận qua ghi nhớ ý 2 /SGK.
’ GV chốt ý.
* GV gọi 1 HS đọc toàn bộ ghi nhớ (SGK/ Tr 32 )
* GV gọi HS đọc bài tập và nêu yêu cầu:
? Chủ đề chung xuyên suốt các phần, các đoạn, các câu trong văn bản là gì?
? Trình tự tiếp nối của các phần, các đoạn, các câu trong văn bản có giúp cho sự thể hiện chủ đề được liên tục không, hấp dẫn, thông suốt không? (Vai trò của các phần MB, KB).
- Học sinh nhớ lại văn bản “Mẹ tôi”.
- Đọc VD 1, 2: SGK - tr 33.
à HS thảo luận - trình bày.
* Giáo viên gợi ý: 
 ? Tìm ý chủ đạo của văn bản.
 ? Nếu có sự thuật lại. thì ảnh hưởng như  thế nào đến ý chủ đạo?).
HS thảo luận theo 6 nhóm và cử đại diện trình bày.
GV khái quát và diễn giảng.
I / Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản 
1) Mạch lạc trong văn bản : 
- Mạch lạc (nghĩa đen) : mạch máu trong thân thể.
- Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối của các câu, các đoạn theo 1 trình tự hợp lí .
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc: 
a) Ví dụ : 
 Văn bản :
“Cuộc chia tay của những con búp bê”
b) Nhận xét :
- Sự việc chính: Cuộc chia tay của 2 anh em Thành – Thuỷ.
- “Sự chia tay” và “những con búp bê” đóng vai trò là đề tài, chủ đề của văn bản
- Nhân vật chính: Thành, Thuỷ.
- Các từ ngữ lặp lại có tác dụng làm nổi bật chủ đề và duy trì chủ đề ’ Tạo mạch lạc cho văn bản
à Điều kiện 1: Các phần, các đoạn đều nói về 1 đề tài, chủ đề xuyên suốt.
- Sử dụng cả 4 mối liên hệ.
- Vì tất cả đều tập trung vào tình cảm của 2 anh em và có các phương tiện liên kết ( từ ngữ ).
à Điều kiện 2: Các phần, các đoạn, các câu phải được tiếp nối theo 1 trình tự rõ ràng hợp lí.
3. Ghi nhớ (SGK/32)
II . Luyện tập 
 Bài tập 1:
- Mạch lạc trong các văn bản đó là:
+ Văn bản “ Mẹ tôi”: Thể hiện ở sự truyền cảm về tình cảm mẹ - con.
+ Văn bản “Lão nông”: Thể hiện ở lời khuyên của cha - con.
 + Văn bản của Tô Hoài: Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào giữa ngày mùa, trong mùa đông.
à Trình tự tiếp nối các phần, các đoạn, các câu đã thể hiện chủ đề liên tục, hấp dẫn.
 Bài tập 2:
 Trong văn bản “Cuộc chia tay ...”, tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của 2 người lớn; không những không làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc mà ý tứ chủ đạo của văn bản (xoay quanh cuộc chia tay của 2 đứa trẻ và 2 con búp bê) cũng không bị phân tán, giữ được sự thống nhất, tạo nên sự mạch lạc của câu chuyện. 
4. Củng cố kiến thức :	? Cần phải có những điều kiện nào đảm bảo cho văn bản có tính mạch lạc ?
5. Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc ghi nhớ để nắm chắc nội dung bài học .
- Làm hoàn thiện bài tập vào trong vở.
- Ôn lại 3 bài đã học : Tính liên kết trong văn bản, bố cục trong văn bản, mạch lạc trong văn bản.
- Đọc và trả lời các câu hỏi của bài : “Quá trình tạo lập văn bản”.
- Xem trước bài: “Những câu hát về tình cảm gia đình.”
 Ngày 14 tháng 9 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc