I/Mục đích yêu cầu
Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của VBNL biết cách vận dụng
II/ Tài liệu bổ trợ: SGK
III/ Nội dung:
Tiết 1.
HỌC KÌ II Ngày soạn: 10/1/2010 Tuần 20 Tiết 1-2-3 NHU CẦU NGHỊ LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I/Mục đích yêu cầu Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của VBNL biết cách vận dụng II/ Tài liệu bổ trợ: SGK III/ Nội dung: Tiết 1. HĐ của GV và HS Nội dung HĐ1/ Cho HS nắm nhu cầu NL trong đời sống hàng ngày HĐ2/Nắm thế nào làNL HĐ3/HS thảo luận về đặc điểm chung củabài văn NL I/Nhu cầu nghị luận Ví dụ :_Vì sao em đi học? _Theo em như thế nào là sống đẹp? *Gặp các câu hỏi đó em có thể trả lời bằng các kiểu VB đã học như :Kể chuyện,miêu tả,biểu cảm hay không ?(không) mà em phải dùng nghị luận +NL:chứng minh, giải thích, bình luận ,phân tích II/Thế nào là văn NL: Văn NL là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tưởng ,quan điểm nào đó .Muốn thếvăn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng ,có lý lẽ ,dẫn chứng thuyết phục _Những tư tưởng quan điểmtrong văn phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặc ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa III/Đặc điểm chung: Mỗi bài văn NL đều phải có luận điểm ,luận cứ và lập luận .Trong một VB có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ Về nhà:Tìm luận điểm,luận cứ ,cách lập luận cho đe bài:” học thầy ,học bạn’ Tiết 2: YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BÀI NGHỊ LUẬN I/Mục tiêu cần đạt;: - Nắm được các yếu tố cơ bản của bài nghị luận - Bước đầu biết xác định các yếu tố đó II/Tài liệu bổ trợ:SGK III/Nội dung: HĐ của GV và HS Nội dung HĐ1/Cho HS nhận biết luận điểm ,lấy ví dụ minh họa . HĐ2/ Trình bày luận cứ HS Trả lời các câu hỏi để có lý lẽ HĐ3/HS thảo luận. Ra đề thực hành – hướng dẫn làm bài I/Luận điểm:Là ý kiến thể hiện quan điểm trong bài NL Ví dụ:”Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” luận điểm chính là đề bài II/Luận cứ:Là những lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sởcho luận điểm ,dẫn đến luận điểm như một kết luận của nhũng lý lẽ và dẫn chứng đó .Luận cứ trả lời câu hỏi :Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không? III/Lập luận: Là cách lựa chọn ,sắp xếp,trình bày các luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm. Thực hành: Chống nạn nghiện điện tử. Tìm luận điểm, luận cứ. Về nhà:Hãy chỉ ra trình tự lập luận của VB “Chống nạn thất học”và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì? Tiết 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TẬP NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ TRONG VĂN BẢN NL I/ MĐYC : - HS thấy được mối quan hệ giũa các yếu tố trong VBNL - Biết nhận diện các yếu tố đó trong một VB cho sẵn II/ Tài liệu bố trợ :- SGK - Sách tham khảo III/Nội dung : HĐ của GV và HS Nội dung HĐ1:HS đào sâu ba yếu tố đã học HĐ2:Mối quan hệ giữa ba yếu tố trên HĐ3:HS tập nhận diện thực hành I/Luận điểm là ý kiến thể hiện vấn đề nào đó _Mà ý kiến là cách nhìn, cách nghĩ ,cách đánh giá riêng của mỗi người về sự vật ,sự việc, về một vấn đề nào đó Như vậy:Nếu ai đó nói ( cơm ngon ,nước mát) là một ý kiến nhưng không thể coi là luận điểm Luận điểm là một vấn đề thề hiện một tưởng, quan điểm nào đó _Luận điểm là linh hồn ,tư tưởng ,quan điểm của bài NL_thực chất của luận điểm là tư tưởng ,quan điểm II/Luận cứ là những lý lẽ ,dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm_Lý lẽ là những đạo lý lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình III/Lập luận :Là cách nêu luận điểm và vận dụng lý lẽ đãn chứng sao cho luận điểm được nổi bậc và có sức thuyết phục Luận điểm được xem như là kết luận của lập luận( SGV/28) IV/Tập nhận diện lại đề bài (Chống nạn thất học) Về nhà:Chuẩn bị “Tìm hiểu đề và lập ý cho bài NL” dddddd &c ccccc Ngày soạn:18/1 Tuần :21 Tiết 4-5-6 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP Ý CHO BÀI NGHỊ LUẬN I/ Mục tiêu cần đạt : HS bước đầu làm quen với thể loại NL ,biết tìm hiểu đề và lập ý cho Bài NL II/Tài liệu bổ trợ : - SGK ,Sách dàn bài III/ Nội dung : Tiết 4 HĐ của GV và HS Nội dung HĐ1/ Hsđưa ra một số đề văn NL HĐ2/ Chọn một đề bài cho HSthực hành lập ý cho bài NL I/Đề văn NL: A/Không thể sống thiếu tình bạn B/Hãy biết quí thời gian C/Tiếng việt giàu và đẹp D/ Sách là người bạn lớn của con người Đề văn NL cung cấp đề bài cho bài văn nên có thể dùng đề ra làm đề bài . Thông thường đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề của nó Căn cứ vào chỗ mỗi đề nêu ra một số khái niệm,một vần đề lý luận _thực chất là những nhận định,những quan điểm ,luận điểm,tư tưởng . Khi đề nêu lên một tư tưởng , một quan điểm thì người HS có thể có 2 thái độ :Hoặclà đồng tình ủng hộ hoặc là phản đối .Nếu là đồng tình thì hãy trình bày ý kiến đồng tình của mình .Nếu là phản đối thì hãy phê phán nó là sai trái II/ Lập ý cho bài NL Đề: Sách là người bạn lớn của con người 1/ xác lập luận điểm: _Đề bài nêu ra ý kiến thể hiện một tư tưởng ,thái độ “Sách là người bạn lớn của con người” 2/Tìm luận cứ : _Con người ta sống không thể không có bạn _Người ta cần bạn để làm gì? _Sách thỏa mãn con người những yêu cầu nào mà được coi là người bạn lớn. 3/Xây dựng lập luận : Nên bắt đầu lời khuyên _dẫn dắt người đọc đi từ đâu đến đâu.(HS tự xây dựng lập luận ) Về nhà:Lập ý cho các đề bài còn lại Tiết 5 LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VBNL I/ MĐYC :Qua luyện tập mà hiểu sâu thêm về khái niệm lập luận II/Tài liệu bổ trợ: SGK III/Nội dung: HĐ của GV và HS Nội dung HĐ1/Thế nào là lập luận trong đời sống ? HĐ2/Thế nào là lập luận trong văn NL? Luận điểm trong văn nghị luận HĐ3/Thực hành 1/Lập luận trong đời sống: Ví dụ : a/ Hôm nay trời mưa/,chúng ta không đi chơi công viên nữa b/Em rất thích đọc sách /vì qua sách em học được LC KL Nhiều điều c/Trời nóng qua/ ăn kem đi LC KL 2/Lập luận trong văn NL Luận điểm trong văn NL là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội Ví dụ: a/Chống nạn thất học b/Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước c/Cần tạo ra một thói quen tốt trong đời sống xã hội Luận điểm trong văn NL` 3/Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ,nó trả lời câu hỏi: vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không ? Luận điểm đó có tác dụng gì ?......Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp ,sắp xếp chặt chẽ. 4/Hãy rút ra kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó (Thầy bói xem voi) Về nhà :Lập luận “Hãy biết quí thời gian” Tiết :6. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH I/MĐYC:Nắm được mục đích,tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh II/ Tài liệu bổ trợ :SGK,SGV/52 III/Nội dung : HĐ của GV và HS Nội dung HĐ1/ Cho Hsnắm được như thế nào là chứng minh _Chứng minh trong đời sống HĐ2/Chứng minh trong NL 1/ Chứng minh là gì ? Là dùnh sự thật để chứng tỏ một sự vật là thật hay giả Trong tòa án người ta dùng bằng chứng để chứng minh ai đó có tội hay không có tội Ví dụ :Phát hiện vân tay để chứng minh ai đó đã mở chìa khóa vào nhà ăn trộm Trong tư duy suy luận khái niệm chứng minh có một nội dung khác, đó là dùng những chân lý ,lý lẽ,căn cứ đã biết để suy ra cái chưa biết và xác nhận cái đó có tính chân thực Ví dụ:Tam đoạn luận:Mọi kim loại đều dẫn nhiệt, sắc là kim loại,vậy sắc dẫn nhiệt .Hoặc A=B,B=C .Vậy A=C.Đó là cách suy lý để chứng minh 2/Chứng minh trong NL:Là cách sử dụnh lý lẽ ,dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định,luận điểm nào đó là đúnh đắn /Về nhà:Ra đề văn chứng minh mà em biết dddddd &c ccccc Ngày soạn: 25/1 Tuần:22 Tiết: 7-8-9 CÁCH THỨC CỤ THỂ TRONG VIỆC LÀM BÀI CHỨNG MINH I/MĐYC :Giúp HS - Ôn lại những kiến thức cần thiết về tạo lập VB,về văn bản lập luận chứng minhđể việc học làm bài có cơ sở vững chắc hơn. - Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài chứng minh những điều cần lưu ý và những lỗicần tránh trong lúc làm bài II/ Tài liệu bổ trợ:SGK,SGV III/Nội dung : Tiết 7 HĐ của GV và HS Nội dung HĐ1/HS nắm được cách thức cụ thể viết bài NLCM HĐ2/ Thực hành 1/Muốn viết được một bài văn chứng minh, người viết phải tìm hiểu kỹ đề bài để nắm chắc nhiệm vụ nghị luận được đặc ra trong đề bài đó 2/Có 4 bước: a/ tìm hiểu đề và tìm ý b/ Lập dàn ý c/Viết bài d/ Đọc và sữa bài 3/Đề bài: hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắc có ngày nên kim” Về nhà:làm đề bài đã cho Tiết 8: TẬP LÀM DÀN Ý CHO BÀI VĂN CHỨNG MINH I/ MĐYC: - Cũng cố kiến thức - Biết tự xây dựng một dàn ý cho đề bài chứng minh II/ Tài liệu bổ trợ :SGK,Sách văn mẫu III/Nội dung: HĐ của GV và HS Nội dung HĐ1/GV cho HS tiếp súc một số đề bài HĐ2/ Chia nhóm HS làm dàn bài I/Đề bài:Đề số 1: Nhân dân thường nhắc nhở nhau : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Em hãy lấy dẫn chứng minh họa câu ca dao trên .Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân. 2/ Dàn bài: a/Mở bài: Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh b/ Thân bài: Chứng minh : *T rong lịch sử :Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu và chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều *Trong đời sống hằng ngày:Nhân dân ta đoàn kết trong laođộng sản xuất như cùng góp sức đắp đê ngăn nước lũ đểbảo vệ mùa màng *Bài học: đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. Bác hồ twngf khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết thành công ,thành công, đại thành công. c/ Kết bài: Là học sinh em cùng các bạn xây dựng tinh thần đoàn kết ,giúp nhau học tập và phấn đấu để cùng tiến bộ Đề số2:Nhân dân ta thường khuyên nhau:Có công mài sắc có ngày nên kim.Em hãy chứng minh lời khuyên trên Dàn bài: a/ Mở bài: _Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống _Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công b/Thân bài: *Giải thích sơ lược ý nghĩa câu tục ngữ _Chiếc kim được làm bằng sắc,trông nhỏ bé đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức ( nghĩa đen) _Muốn thành công con người phải có ý chí và sự bền bỉ,kiên nhẫn (nghĩa bóng) *Chứng minh bằng các dẫn chứng: _ Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của dân tôc ta đều theo chiến lược trường kỳ và kết thúc thắng lợi _Nhân dân ta bao đời bền bỉ dắp đê ngăn nước lũ,bảo vệ mùa màng ổ đòng bằng Bắc Bộ _Học sinh kiên trì học tập suốt 12 năm mới đủ kiến thức phổ thông _Anh nguyễn ngọc Ký kiên trì luyện tập viết chữ bằng chân để trở thành người có ích cho xã hội .Anh là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực c/ Kết bài: _Câu tục ngữ là bài học químà người xưa đã đúc rút từ trong cuộc sống chiến đấu và lao động _Trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta phải vận dụng một cách sáng tạo bài học về đức kiên trì để thực hiện thành công mục đích cao đẹp của bản thân và xã hội Về nhà:Làm ... Đức tính giản dị của Bác Hồ. PhạmVăn Đồng Đức tính giản dị của Bác Hồ Bác giản dị trong mọi phương diện, bữa cơm(ăn) cái nhà( ở) lối sống sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần của Bác. Chứng minh kết hợp giải thích, bình luận. 4. Ý nghĩa văn chương. Hoài Thanh. Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người. Nguồn góc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người. Giải thích kết hợp bình luận. II:Tóm tắt những nét nghệ thuật đặc sắccủa 4 bài nghị luận đã học. Tên bài Đặc sắc nghệ thuật. 1.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng toàn diện, chọn lọc, tiêu biểu và sắp xếp theo trình tự thời gian lịch sử, rất khoa học, hợp lí. 2. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Kết hợp chứng minh với giải thích ngắn gọn. - Luận cứ và luận chứng xác đáng toàn diện, phong phú và chặt chẽ. 3.Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận ngắn gọn. - Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục. - Lời văn giản dị, tràn đầy nhiệt tình cảm xúc. 4. Ý nghĩa văn chương. - Kết hợp chứng minh với giải thíchvà bình luận ngắn gọn. Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh. III: So sánh đối chiếu các yếu tố giữa văn tự sự, văn trữ tình và văn nghị luận TT Thể loại Yếu tố chủ yếu Tên bài - Ví dụ. 1 Truyện kí - Cốt truyện - Nhân vật - Nhân vật kể truyện - Dế Mèn phiêu lưu kí. - Buổi học cuối cùng - Cây tre Việt Nam. 2. Trữ tình. - Tâm trạng, cảm xúc. - Hình ảnh, vần , nhịp, nhân vật trữ tình. - Ca dao, dân ca trữ tình. - Nam quốc sơn hà, Nguyên tiêu, Tĩnh dạ tứ, Mưa, Lượm, Đêm nay Bác không ngủ. 3. Nghị luận - Luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng. - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương. * Hoạt động nhóm ( 2-4 em) - GV nêu yêu cầu nhiệm vụ. ? Dựa vào sự tìm hiểu ở trên, em hãy phân biệt sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình? ? Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể coi là một loại văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao? - HS trao đổi bàn - phát biểu - HS khác nhân xét, bổ sung - GV chốt lại. ( Xét 1 cách chặt chẽ thì không thể nói như vậy, nhưng nếu xét một cách đặc biệt, dựa vào những đặc điểm chủ yếu của văn bản nghị luận thì cũng có thể coi 1 câu tục ngữ là 1 văn bản nghị luận rất khái quát, ngắn gọn.) ? Qua tìm hiểu và phân tích, em hãy cho biết văn nghị luận là gì? Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình ở chỗ nào? - HS trả lời - Nhận xét - GVKL: * Sự khác nhau giữa văn nghị luận và tự sự, trữ tình. -Tự sự: ( truyện kí) Chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kể truyện để tái hiện sự vật, hiện tượng. - Trữ tình: ( thơ trữ tình, tuỳ bút.) Dùng phương thức biểu cảm để thể hiện tình cảm, cảm xúc. - Nghị luận: Dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe. 4. Củng cố - Khái niệm văn bản nghị luận? Phân biệt văn bản nghị luận với văn bản tự sự, trữ tình? 5. HD học ở nhà - Tìm đọc các văn bản nghị luận. dddddd & c ccccc Ngày Soạn: 22/3/ Tuần 31 .Tiết 31-32-33 ÔN TẬP PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Gúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức về phép lập luận giải thích. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích các đề bài nghị luận giải thích, so sánh với các đề nghị luận chứng minh. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh bước đầu biết lập luận giải thích một vấn đề. II. Chuẩn bị. GV: Tham khảo SGV, Thiết kế ngữ văn 7. HS: Tìm hiểu nội dung bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Ổn định tổ chức> 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung * Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu. Mục đích và phương pháp giải thích.( 19ph) - GV nêu tình huống: Em cần làm rõ cho bạn hiểu vì sao tối qua em không thể đến sinh hoạt được? ( Giải thích lí do) ? Vì sao có lụt? ( do mưa nhiều, ngập úng tạo nên.) ? Vì sao lại có nguyệt thực? ( Giải thích: mặt trăng không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản quang lại ánh sáng nhận từ mặt trời. Trong quá trình vận hành trái đất, mặt trăng và mặt trời có lúc cùng đứng một đường thẳng. Trái đất ở giữa che mất nguồn ánh sáng của mặt trời làm cho mặt trăng bị tối.) ? Theo em bài văn giải thích bắt nguồn từ đâu? ? Văn giải thích viết ra nhằm mục đích gì? ( Hiểu rõ, hiểu sâu, hành động đúng trong mọi lĩnh vực.) - HS đọc văn bản SGK - 70. ? Bài văn giải thích vấn đề gì? Giải thích như thế nào? ( Giải thích về lòng khiêm tốn - giải thích bằng cách so sánh các sự vật hiện tượng trong đời sống hàng ngày.) ? Phương pháp giải thích có phải là đưa ra các định nghĩa về lòng khiêm tốn không? Vì sao? ( Có. Khiêm tốn là tính nhã nhặn ... Khiêm tốn là biết mình, hiểu người... Vì nó trả lời cho câu hỏi: Khiêm tốn là gì? " Khiêm tốn là tính nhã nhặn... Khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém... khiêm tốn là biết mình hiểu người.) ? Liệt kê các biểu hiện đối lập với khiêm tốn có phải là cách giải thích không? Vì sao? ( đối lập với khiêm tốn là kiêu căng, tự mãn, kiêu ngạo... cũng được coi là 1 cách giải thích vì đó là thủ pháp đối lập) ? Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn và cái hại của không khiêm tốn có phải là cách giải thích không? Vì sao? ( Có. Vì nó làm cho người đọc hiểu khiêm tốn là gì?) ? Vậy qua phân tích em hiểu mục đích và phương pháp giải thích là gì? - HS đọc ghi nhớ SGK. * Hoạt động 2. HDHS các bước làm bài văn lập luận giải thích. - HS đọc đề văn SGK - 84. - GV chép đề bài lên bảng. ? Sau khi có đề bài , em phải làm gì? ? Đối với câu tục ngữ ta cần phải giải thích các lớp nghĩa nào? ( Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu sa của nó ) ? Tìm nghĩa của câu tục ngữ bằng cách nào? ( Tra từ điển, giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.) ? Để tìm ý cho bài văn ta có thể liên hệ với câu ca dao, tục ngữ nào? ? Sau khi tìm hiểu đề, tìm ý ta phải làm gì? ? Hãy nêu ba phần của dàn ý? ? Phần thân bài phải làm nhiệm vụ gì? ? Phần kết bài em làm như thế nào? ? Khi đã xây dựng xong dàn ý, bước tiếp theo em phải làm gì? - HS đọc phần tham khảo SGK. ? Sau khi viết xong bài công việc cuối cùng em phải làm gì? - HS tham khảo SGK. - > Như vậy muốn làm một bài văn giải thích thì em phải thực hiện theo mấy bước? Nội dung của các bước đó ntn? - HS phát biểu -> Đọc ghi nhớ sgk. *Hoạt động 3. HDHS luyện tập. ? Tìm hiểu 4 bước làm bài văn giải thích. ( 20ph) - GV chép đề bài lên bảng. - Yêu cầu HS đọc lại đề bài. ? Nội dung của phần tìm hiểu đề là làm thế nào? ? Phạm vi dẫn chứng và lí lẽ là gì? ? Để làm sáng tỏ yêu cầu của đề chúng ta phải tự đặt ra những câu hỏi và trả lời câu hỏi ntn? - Nhan đề: Sống chết mặc bay bắt nguồn tử câu nói quen thuộc nào trong dân gian? ? Câu nói có ý nghĩa gì? ( sự vô trách nhiệm...) ? Vì sao nhà văn không nói cả câu mà chỉ nói một phần? ( người đọc tự phán xét) ? Những dẫn chứng nào trong truyện có thể vận dụng làm sáng tỏ luận đề? ? Những dẫn chứng nào trong thức tế cần sử dụng để bổ sung và hoàn chỉnh luận đề? ? Trong phần mở bài của một bài văn nghị luận giải thích người viết cần nêu được các ý nào? * Hoạt động nhóm( 2-4 em) - GV nêu yêu cầu nhiệm vụ: ? Phần giải quyết vấn đề cần triển khai những luận điểm chính theo hệ thống ntn? - Hoạt động nhóm ( 5 ph) - Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. Đại diện nhóm trình bày. - HS khác nhận xét, GV chốt lại vấn đề. ? Nội dung chính của phần kết thúc vấn đề là gì? I. Mục đích và phương pháp giải thích. - Văn giải thích bắt nguồn từ nhu cầu hiểu biết, nhận thức của con người. - Mục đích giải thích: Để hiểu rõ, hiểu sâu -> hành động đúng. 1. Văn bản: Lòng khiêm tốn. 2. Nhận xét: + Giải thích bằng cách: - So sánh với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày. - Đưa ra các định nghĩa về lòng khiêm tốn. - Liệt kê các biểu hiện đối lập với khiêm tốn : kiêu căng, tự phụ, tự mãn, kiêu ngạo, khinh người... - Chỉ ra cái lợi, cái hại của khiêm tốn. * Ghi nhớ ( SGK- 71) II. Các bước làm bài văn lập luận giải thích. 1. Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" Hãy giải thích câu tục ngữ đó. 2. Tìm hiểu đề, tìm ý. - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng -> nói lên khát vọng bao đời của người nông dân Việt Nam . + Tìm ý. Liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ: - Đi cho biết đõ biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn... 3. Lập dàn ý. a. Mở bài. Đề cao sự cần thiết và vai trò to lớn của việc đi vào cuộc sống để mở mang hiểu biết đối với con người -> Trích câu tục ngữ... b. Thân bài. + Giải thích: Nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ. - đi một ngày đàng nghĩa là gì? - một sàng khôn là gì? - vì sao lại đi một ngày đàng, học một sàng khôn? - đi ntn, học ntn?... c. Kết bài. - Khẳng định câu tục ngữ: Ngày xưa, ngày nay câu tục ngữ vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa, là kinh nghiệm, lời khuyên hướng tới mọi người. 4. Viết bài. 5. Đọc và sửa chữa. III. Luyện tập. * Đề bài: Vì sao Phạm Duy Tốn lại chọn và đặt nhan đề cho truyện của mình là: " Sống chết mặc bay" 1. Tìm hiểu đề, tìm ý. - Thể loại- kiểu bài: Giải thích một vấn đề văn học. - Nội dung luận đề: Truyện ngắn " Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn. - Lí lẽ và dẫn chứng: + Hiểu biết về tác giả, về văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX - Về hệ thống đê điều, nạn lũ lụt thời thuộc Pháp. + Lấy dẫn chứng trong tác phẩm... * Tìm ý. Câu tục ngữ: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. - Dân lo lắng hộ đê - Viên quan phụ mẫu cùng quan lại, sai nha ngồi trong đình đánh bài. - Thái độ thờ ơ trước phong trào học tập, rèn luyện, xây dựng giờ,ngày, tuần học tốt của một số bạn trong lớp... 2. Xây dựng dàn ý. a. Nêu vấn đề: - Giới thiệu vấn đề: Sống chết mặc bay là một nhan đề hay có nhiều ý nghĩa sâu sắc, góp phần tạo lên sự hấp dẫn và lí thú của tác phẩm. b. Giải quyết vấn đề: - Luận điểm 1: Nguồn gốc nhan đề và giới thiệu nguồn gốc. + Giới thiệu nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. - Luận điểm 2: Vì sao tác giả lại lựa chọn và đặt nhan đề như vậy? + Xuất phát từ chủ đề câu truyện. + Từ hình tượng nhân vật trung tâm. - Luận điểm 3: ý nghĩa của nhan đề sống chết mặc bay... c. Kết thúc vấn đề: - Cái hay , cái đặc sắc của truyện. - Giá trị của tác phẩm. - Cảm nhận của em về nhan đề này. - Tự do và nô lệ 4. Củng cố. - Thế nào là văn giải thích? Mục đích của giải thích là gì? - Các yếu tố để giải thích là gì? - Nêu các bước làm bài văn lập luận giảI thích? 5. HD học ở nhà. - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài”ĐI một ngày đàng”
Tài liệu đính kèm: