Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Văn bản : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Văn bản : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tiết 1)

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Cảm nhận được đề tài vọng nguyệt hồi hương ( Nhìn trăng nhớ quê )được thể hiện giả dị, nhẹ nhàng mà sâu lắng, thấm thía trong bài thơ cổ thể của Lí Bạch.

 - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong thể thơ Tứ tuyệt.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành ,sâu sắc của Lí Bạch.

 - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Văn bản : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 
TIẾT 37 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Văn bản : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
 ( Tĩnh dạ tứ ) - Lí Bạch 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Cảm nhận được đề tài vọng nguyệt hồi hương ( Nhìn trăng nhớ quê )được thể hiện giả dị, nhẹ nhàng mà sâu lắng, thấm thía trong bài thơ cổ thể của Lí Bạch.
 - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong thể thơ Tứ tuyệt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành ,sâu sắc của Lí Bạch.
 - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
 - Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình của nhà thơ.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - Hiểu bài thơ cổ qua bản dịch Tiếng Việt.
 - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, Phân tích tác phẩm.
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc khi học.Trân trọng tài năng thơ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Đọc thuộc lòng bài Xa ngắm thác núi Lư và cho biết vài nét về tác giả?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - “Vọng nguyệt hoài hương“ trông trăng nhớ quê là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ không chỉ ở VN mà cả ở Trung Quốc .Vầng trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ cho nên ở xa quê ,trăng càng sáng ,càng tròn lại càng nhớ quê.Tình cảnh trông trăng của Lý Bạch sẽ được tìm hiểu qua bài thơ “Tĩnh dạ tứ “ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
? Nhắc lại nét chính về tác giả Lý Bạch?
? Hãy xác định thể thơ của bài thơ ? (Ngũ ngôn tứ tuyệt )
* GV nói thêm: Lý Bạch quê ở Cam Túc nhưng sinh ra ở Tứ Xuyên ,thuở nhỏ ông thường lên núi Nga Mi và núi Thanh Thành đọc sách ,ngắm trăng .Những ấn tượng và kỷ niệm đẹp đẽ của quê hương ông không thể nào quên .Suốt cuộc đời mấy mươi năm xa quê hình ảnh của quê hương nhất là những đêm trăng sáng ,đối với ông đầy nổi nhớ thương .Tình cảm sâu sắc đó, Lý Bạch đã diễn tả một cách tha thiết trong bài thơ này.
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
- GV: Đọc mẫu ,hướng dẫn học sinh đọc (đọc giọng diễn cảm,thể hiện nỗi buồn )
Gv: Gọi hs đọc phần chú thích sgk/124.
Thảo luận 3p: So sánh 2 bài thơ “Xa ngắm thác”và “Cảm nghĩ ”hãy nhận xét nội dung miêu tả k/gian và thời gian và cảm xúc của tác giả ở 2 bài thơ trên có gì khác nhau?
- Hs: Thảo luận (5’)
- Gv : Định hướng.
+ Cảnh thiên nhiên hùng vĩ
+ Bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh
+ TG: Ban ngày (Nhật) – ban đêm (nguyệt)
+ Cảnh đẹp thác nước-suy tư trong đêm trăng.
? Có người cho rằng bài “Tĩnh dạ tứ “2 câu đầu tả cảnh ,2 câu cuối tả tình .Em có tán thành ý kiến đó không ? vì sao?
hs tự bộc lộ
? Ánh trăng ở lời thơ đầu được miêu tả ntn?( Anh trăng cực sáng )
GV: Có thể cảm nhận được từ “sáng “ở đây bằng so sánh với câu thơ nổi tiếng của An Thù đời Tống
 - Trăng sáng chẳng am hiểu nỗi khổ, cảnh biệt ly. Vẫn cứ chênh chếch chiếu mãi vào phòng cho tới sáng.
-> Rõ ràng là An Thù cũng như Lý Bạch trong 1 đêm trăng cực sáng ở chốn tha hương đã trằn trọc không ngủ được, cũng có thể đã ngủ rồi song tỉnh dậy mà không ngủ được.
? Vậy ý của 2 câu thơ đầu ở đây là gì ?
 Gọi HS đọc 2 câu cuối ,giải thích nghiã.
? Nhận xét gì về nghệ thuật 2 câu cuối?
Đối ( Cử >< cố hương )
GV bình: Hành động ngẩng đầu xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ 2 đặt ra vùng sáng trước giường là sương hay trăng .
? Qua hành động của tác giả em hiểu điều gì về tình quê hương của tác giả ?
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Như sgk/111
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác : Sống tha phương, trong cơn ly loạn ,nhìn trăng nhớ quê.
 - Thể thơ : Ngũ ngôn tứ tuyệt
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: Chia 2 phần
b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình
c. Phân tích :
* Hai câu đầu :
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
-> Miêu tả, biểu cảm gián tiếp .
-> Trăng thanh tĩnh,cảnh gợi tâm tình 
à Phép đối ,BC trực tiếp -> Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng.
* Hai câu cuối :
- Cử đầu vọng minh nguyệt 
 Đê đầu tư cố hương
- Phép đối , biểu cảm trực tiếp .
à Tình yêu cố hương sâu nặng ,da diết
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
- Sử dụng biện pháp đối ở câu 3, 4 ( Số lượng các tiếng bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp, từ loại các chữ ở các vế tương ứng với nhau.
b. Nội dung :
- Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.
* Ghi nhớ :sgk/124
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Học thuộc bài thơ ,nắm được nội dung ,nghệ thuật bài 
 - Soạn bài :Hồi hương ngẫu thư; đọc kỹ trước phần phiên âm,dịch nghĩa,dịch thơ của bài thơ.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
................
******************************************************
TUẦN 10 
TIẾT 38 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Văn bản :HDĐT: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
 ( Vọng Lư Sơn Bộc Bố ) - Lí Bạch -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch trong bài thơ.
 - Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Lí Bạch .
 - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch. Qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - Hiểu bài thơ Đường qua bản dịch Tiếng Việt.
 - Sử dụng phần dịch nghĩaỉtong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích luỹ vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ: 
 - Trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Đọc thuộc lòng bài Bạn đến chơi nhà và cho biết vài nội dung chính của bài?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Ở các bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tiếp sau đây chúng ta sẽ làm quen với nền văn học của đất nước láng giềng: Nước Trung Hoa qua việc tìm hiểu các bài thơ của các tác giả nổi tiếng thời Đường. Bài đầu tiên chúng ta được học là bài “Vọng lư”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu tác giả ,tác phẩm.
? Em hãy nêu những nét chính về nhà thơ Lý Bạch
? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? ?
Hs: Trả lời như phần chú thích sgk/111.
? Thể thơ này giống bài thơ nào mà chúng ta đã học (Sông núi nước Nam- LTK).
Hs: Trả lời.
*HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu văn bản.
GV: Đọc văn bản, hướng dẫn học sinh đọc
(Giọng nhẹ nhàng và diễn cảm).
Hs: Đọc bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
Lưu ý hs ngắt giọng ở sau chữ thứ 4 của mỗi câu.
? Vậy câu mở đầu ở đây nói điều gì? Với mục đích nào?(Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác núi Lư)
 ? Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư sơn là Hương Lô? (Núi cao có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lô hồng nên gọi là Hương Lô)
Hs: Dựa vào phần chú thích trình bày.
? Ở câu thứ nhất ta thấy có sự tương tác giữa mặt trời và núi. Đó là chi tiết ngôn ngữ nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
- Hs: Phát hiện trả lời.
Gv: Định hướng.
? Các chi tiết đó gợi tả một cảnh tượng như thế nào?
Hs tự bộc lộ, GV nhận xét, ghi bảng.
? Trên cái nền cảnh núi rực rỡ hùng vĩ đó, thác nước hiện ra qua câu thơ nào?
 ? Câu thơ cho thấy rõ hơn vị trí đứng ngắm thác của tác giả, hãy khẳng định lại lần nữa vị trí này?(Cảnh vật được nhìn ngắm từ xa)
? Vẻ đẹp của thác nước được tác giả thể hiện qua nghệ thuật gì
Hs: Liên hệ kiên thức Tiếng Việt để trả lời. 
Gv: Hình ảnh “Nước bay thẳng” là một cảnh tượng đẹp 
Ngoài vẻ đẹp tráng lệ, kỳ vĩ thì thác nước còn có vẻ đẹp khác.
Gv: Gọi Hs đọc câu 4.
? Em hiểu thế nào về giải ngân hà?
Hs: Trả lời.
? Qua việc miêu tả cảnh đẹp của thác nước tác giả muốn thể hiện tình cảm gì của nhà thơ trước thác núi Lư ? 
Hs: Dựa vào ghi nhớ trả lời.
GV liên hệ với“Thác nước Lư Sơn”của Từ Ngưng.
? Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của nhà thơ 
Hs: Bộc lộ 
GV Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ.
? Nêu cảm nhận về bài thơ.
Hs : Thực hiện.
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học.
- Đọc bài đọc thêm “đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều”.
- Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ. Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Lý Bạch (701-762) Nổi tiếng đời Đường. Được mệnh danh là “ Thi Tiên”. Thơ ông biểu lộ tâm hồn tự do , phóng khoáng. Hình ảnh thơ mang tín chất tươi sáng kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.
2. Tác phẩm:
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Là một trong những tác phẩm thơ hay nhất của LB viết về thiên nhiên.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: Chia 2 phần
b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình
c. Phân tích :
* Cảnh đẹp thác núi Lư nhìn từ xa 
 Nhật chiếu hương lô sinh tử yên.
-> Câu kể, miêu tả.
=> Cảnh tượng rực rỡ, lộng lẫy hùng vĩ, huyền ảo như thần thoại.
- Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
(Như dải lụa trắng treo lên giữa vách núi và dòng sông).
-> So sánh.=> Vẻ đẹp tráng lệ.
- Phi lưu trục há tam thiên xích.
(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước).
-> Miêu tả bằng động từ gợi cảm.
=> Tốc độ mạnh mẽ ghê gớm của dòng thác. -> Cảnh tượng mãnh liệt, kỳ ảo của thiên nhiên.
Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên.
(Tưởng tượng dải ngân hà tuột khỏi mây).
-> So sánh bằng cách phóng đại. Trí tưởng tượng phong phú.
=> Vẻ đẹp huyền ảo của thác nước.
*Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư.
- Vọng( ngắm)
- Dao khan(xa,nhìn,trông.)
- Nghi(ngờ, tưởng)
-> Ý nghĩa thưởng ngoạn.
=>Tâm hồn nhạy cảm, thiết tha với những vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ của thiên nhiên. Tính cách mãnh liệt, hào phóng.
3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật: 
- Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo, Thể hiện cảm giác kì ảo. Sử dụng biện pháp so sánh phóng đại, liên tưởng, tưởng tượng phóng đại, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh.
b. Nội dung:
- Bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiênvà tâm hồn phóng khoáng bay bổng của nhà thơ.
*Ghi nhớ: sgk/112.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...
******************************************************
TUẦN 10 
TIẾT 39 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Văn bản NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
 ( Hồi Hương Ngẫu Thư ) - Hạ Tri Chương - 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Cảm nhận được tình yêu quê hương bề chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong thể thơ Tứ tuyệt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương.
 - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
 - Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
 - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - Hiểu bài thơ tứ tuyệt qua bản dịch Tiếng Việt.
 - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.
 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, Phân tích tác phẩm.
3. Thái độ: 
 - Yêu quê hương, trân trọng tình cảm quê hương.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Đọc thuộc lòng bài Tĩnh Dạ Tứ và cho biết nội dung chính của bài?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Quê hương – hai tiếng giản dị mà thiêng liêng bởi nó gần gũi và chan chứa tình yêu thương .Tình quê hương thường được bộc lộ sâu sắc mỗi khi phải xa rời ,ngăn cách.Và nỗi sầu xa xứ được Lý Bạch và một số nhà thơ cổ thể hiện khi nhẹ nhàng thấm thía lúc quằn quại nhói đau .Vậy mà Hạ Tri Chương lại khác, khi cáo quan về tận quê nhà rồi mà nỗi nhơ,tình yêu thương không những chẳng vơi đi mà dường như càng tăng lên gấp bội. Để hiểu rõ tâm tình yêu quê hương của nhà thơ chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vài nét về tác giả,tác phẩm
? Hãy giới thiệu đôi nét khái quát về tác giả Hạ Tri Chương?
? Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
HS : Dựa vào sgk trình bày .
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
- GV Đọc mẫu ,nêu cách đọc ,gọi hs đọc ( phiên âm, dịch nghĩa ,dịch thơ ).Chú ý đọc giọng biểu cảm ,cách ngắt nhịp ở câu 1,2,3 là nhịp 4/3 .Câu 4 nhịp 2/5 giọng trầm xuống.
+ Hồi hương ngẫu thư : Khi xa quê về đến làng của mình
GV bình : Ngày xưa ,tình cảm quê hương thường được thể hiện qua nỗi sầu xa xứ .Bài thơ này hoàn toàn khác Hạ Tri Chương được vua mời ở lại – không chịu – nhất định đòi về à Đó là tình cảm quê hương .Đó chính là chỗ đáng quí trong tình cảm của nhà thơ ,tình huống đó là điều kiện cơ bản tạo nên tính độc đáo của bài thơ.
Gv :Gọi hs đọc 2 câu đầu bài thơ .
? Em hãy giải thích nghĩa từng từ tố trong 2 câu thơ?
HS: Tự bộc lộ ,GV nhận xét
? Nhận xét gì về cách diễn đạt ý của 2 câu đầu
Hãy chỉ ra phép đối ở 2 câu đó?
Hs : Thảo luận, trình bày.
Gv: Định hướng.
C1: Thiếu ><hồi
Thiếu tiểu ly gia ><lão đại hồi
à Đối từ, đối vế .
à Đối ý, lời ,ngữ pháp .
? Khi trở về quê nhà thơ đã gặp phải tình huống bất ngờ như thế nào?
Hs đọc 2 câu cuối 
? Thảo luận 3p: Vì sao về đến quê nhà mà chẳng ai nhận ra ông?
+ Tác giả có quá nhiều thay đổi (vóc người, tuổi ,mái tóc ..)
+ Có sự thay đổi ở phía quê hương Những người lạ ,thiếu thời ,hoặc đã chết ,hoặc còn sống chưa chắc đã có ai nhận ra ông .Trẻ con thì không biết ông .
GV bình: Trở thành người lạ ngay chính quê hương mình ,nơi mình sinh ra ,lớn lên ,còn điều gì trớ trêu ,ngang trái hơn,đau đớn hơn.Trong khi trẻ con :cười ,hỏi ..thì tâm trạng nhà thơ : Buồn đau, ngậm ngùi .Chữ “khách “là nhãn tự của bài thơ tạo nên kịch tính ,mang phong vị bi hài
? Vậy làm cách nào để chúng ta không trở thành khách lạ ngay chính trên quê hương mình ?
Hs : Liên hệ bản thân.
? Theo em văn bản này thuộc loại văn bản nào?tình cảm mà tác giả bộc lộ trong bài thơ ntn? Hình thức bộc lộ ?
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Học bài và làm bài tập bài Từ đồng nghĩa
- Soạn bài :Từ trái nghĩa.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Hạ Tri Chương học sgk/127
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 744 ,lúc 86 tuổi Hạ Tri Chương xin từ quan về quê và bài thơ được sáng tác khi về đến quê.
- Thể thơ: TNTT-phiên âm. Lục bát – dịch thơ
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: Chia 2 phần
b. Phương thức biểu đạt: 
c. Phân tích :
* Hai câu đầu :
- Thiếu tiểu ly gia/ lão đại hồi-Hương âm vô cải /mấn mao tồi 
à Phép đối, kiểu câu kể, tả.
à Tình yêu quê hương thắm thiết.
+ câu 1: Là câu kể ,khái quát một cách ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan,làm nổibật sự thay đổi về vóc người ,tuổi tác song đồng thời cũng hé lộ tình cảm qh của tgiả.
 + câu 2: Là câu tả .Dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc)để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (hương âm ,giọng quê,tiếng nói quê hương )
* Hai câu cuối
- Nhi đồng tương kiến bất tương thức 
Tiếu vấn :khách tòng hà xứ lai?
à Điệp từ ,đối lập ,câu hỏi biểu cảm .
à Ngỡ ngàng,ngậm ngùi ,đau xót khi bị xem là khách ngay chính quê hương mình .
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố tự sự, câu tứ độc đáo. Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả. Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối.
b. Nội dung: Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bềnvà thiêng liêng nhất của con người.
 *Ghi nhớ : sgk/128
4. Luyện tập 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
******************************************************
TUẦN 10 
TIẾT 40 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiếng Việt :TỪ TRÁI NGHĨA
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được khái niệm từ trái nghĩa.
 - Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.
( Lưu ý : HS đã học từ trái nghĩa ở bậc Tiểu học )
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ trái nghĩa.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
 - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ: 
 - Vận dụng từ trái nghĩa trong văn nói, viết.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là từ đồng nghĩa ? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cách sử dụng từ đồng nghĩa?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Trong khi nói và viết có những từ có nghĩa trái ngược nhau ( Nóng -lạnh. Già - trẻ.....)vậy những từ có nghĩa trái ngược nhau là từ loại gì và nó sử dụng như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về từ loại này.
.HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm từ trái nghĩa.Tìm hiểu việc sử dụng từ trái nghĩa
 Gọi hs đọc lại bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong” của Tương Như và bản dịch thơ “Ngẫu nhiên viết “của Trần Trọng San.
? Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa của các từ: 
Hs : Thảo luận trình bày.
 Ngẩng- Cúi (Vd a)
 Trẻ- Già; đi- trở lại(Vd b).
? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong :Rau già , cau già , bắp già.
Hs: Phát hiện trả lời.
? Những từ có nghĩa trái ngược nhau gọi là gì? (Từ trái nghĩa)
Gv : Chỉ định 1hs đọc phần ghi nhớ.
? Em hãy tìm thêm một số từ trái nghĩa mà em biết qua các bài văn, thơ, ca dao đã học. Căn cứ vào đâu mà em xác định được nghĩa trái ngược nhau của các từ ấy?
Hs : Thảo luận (3’) trình bày.
 ? Thử tìm từ trái nghĩa với từ “Đầy”? (Đầy: vơi, cạn)
? Trong hai văn bản thơ trên tác dụng của cặp từ trái nghĩa có tác dụng gì?
? Tìm các thành ngữ có sử dụng các cặp từ trái nghĩa?
 ? Tìm từ trái nghĩa và nêu tác dụng của từ trái nghĩa trong đoạn thơ?
Hs:Thiếu >< cường bạo.
? Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa đó.
Hs : Đọc ghi nhớ 2. sgk/128.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
Gọi hs đọc bài 1/129. nêu yêu cầu bài.
? Muốn xác định từ trái nghĩa ta phải dựa trên căn cứ nào? ( Cơ sở chung).
Đọc bài 2. Nêu y/c đề. Hướng giải quyết .
 HS: Đứng tại chỗ làm, 
GV: Nhận xét cho điểm. 
Lưu ý: Từ trái nghĩa được sử dụng nhiều trong thành ngữ, tục ngữ.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Học bài, làm bt4.
- Soạn bài: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người.
- Lựa chọn 1 đề trong sgk/130 và lập dàn ý
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thế nào là từ trái nghĩa:
a. Ví dụ:
*VD1: Bài Tĩnh dạ tứ.
- Ngẩng >< Cúi.
-> Trái nghĩa về hành động của đầu theo hướng lên xuống.
*VD2: Bài “HHNT”
- Trẻ >< già: Trái nghĩa về tuổi tác.
- Đi >< trở lại: Trái nghĩa về sự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay trở lại nơi xuất phát .
Þ Từ trái nghĩa.
- Già Trẻ (tuổi tác)
 Non (tính chất)
-> Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa nhau.
b. Kết luận.
- Từ trái nghĩ là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau. Một từ trái nghĩa thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2. Sử dụng từ trái nghĩa:
a.Xét ví dụ:
* VD1: Tác dụng của cặp từ trái nghĩa ở hai văn bản trên tạo ra cặp tiểu đối.
* VD2: Tìm các thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa :
 Ba chìm bảy nổi , đầu xuôi đuôi lọt
 * VD3: Đoạn thơ:
Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí.
Sống chẳng cúi đầu chết ung dung.
Giặc muốn ta nô lệ ta lại hóa anh hùng.
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
b. Kết luận:
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối , tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động.
II. LUYỆN TẬP.
Bài 1/129.
- Lành >< tối.
Bài 2/129.
- Tươi: Cá tươi - ươn.
- Hoa tươi- héo.
- Yếu: Ăn yếu- ăn khoẻ.
- Học lực yếu-học lực tốt, giỏi
Bài 3/129.
Điền các từ trái nghĩa thích hợp.( mềm, lại, xa, mở, ngửa, phạt, trọng, đực, cao, ráo.)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • dochuygia v7 tuan 10cktkn(1).doc