Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (tiếp theo)

Giúp HS :

- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ ?

- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

 - Học thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

B. Chuẩn bị:

* GV: Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án, Bảng phụ

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 20
TIẾT : 73 – TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.
TIẾT : 74 – CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TLV .
TIẾT : 75 – TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN . 
Tuần :20- Tiết :73
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 
Ngày soạn:26/12/2009
Ngày dạy:28/12/2009 – 2/1/2010
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ ?
Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
 - Học thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
B. Chuẩn bị:
* GV: Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án, Bảng phụ
* HS: Đọc và tìm hiểu chú thích, soạn các câu hỏi tìm hiểu bài.
C. Phương pháp :
 Đọc sáng tạo , gợi tìm , phân tích , thực hiện nhóm .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ổn định :Sĩ số
 2. Bài cũ :Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, và SGK 
 3. Bài mới :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ 1: Giới thiệu bài
 Tục ngữ là một thể loại VHDG. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ DG, là“Túi khôn DG vô tận”. 
Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học hôm nay giới thiệu 8 câu tục ngữ chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất. Qua 1 số câu nói các em bước đầu làm quen với kinh nghiệm và cách nhìn nhận các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất, đồng thời học cách diễn đạt ngắn gọn, hàmsúc, uyển chuyển của nhân dân.
Hoạt động 2 . Tìm hiểu khái niệm tục ngữ.
 Cho HS đọc chú thích (*) 
- Dựa vào chú thích, em hãy cho biết tục ngữ có đặc điểm gì về hình thức, nội dung, về sử dụng? 
GV giảng sâu hơn nữa 3 ý trên
Hoạt động 3: Phân tích nội dung các câu tục ngữ .
Gọi hs đọc văn bản
- Có thể chia 8 câu tục ngữ làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Đọc và gọi tên từng nhóm?
Câu 1. Gọi học sinh đọc câu 1 .
-Câu tục ngữ cĩ mấy vế ?
-Nội dung của nó là gì ?
-Tác giả dân gian sử dụng phép tu từ nào trong câu nói ?
-Tác dụng của phép tu từ ấy ?
-Tháng 5,tháng 10 thuộc mùa nào ?
Chốt : Câu tục ngữ trên cho ta biết gì ?
Bình : Hiện tượng thiên nhiên độc đáo ấy nếu không chú ý ta sẽ gặp khó khăn trong công việc ,thời vụ ,đi lại 
* Gọi học sinh đọc câu 2 .
-“Mau sao” nghĩa là gì ? 
- Câu tục ngữ này nói gì ? 
-Nghệ thuật câu nói đó ?
-Kinh nghiệm này được đúc kết từ đâu và áp dụng ra sao ?
Gọi học sinh đọc câu 3
- Ráng thường xuất hiện lúc nào ?
- Ráng mỡ gà là như thế nào ?
- Câu tục ngữ này nói điều gì ?
* Gọi học sinh đọc câu 4.
- Khi nào kiến bò nhiều ?
- Câu này nói điều gì?
* Gọi học sinh đọc câu 5
-Câu 5 nói điều gì?
- Hãy giải nghĩa từng câu tục ngữ và giá trị của những kinh nghiệm mà nó thể hiện?
*Gọi học sinh đọc câu 6 .
- Giải thích “ Canh trì “ , Canh viên” , Canh điền” ?
- Câu tục ngữ nói gì ?
*Gọi học sinh đọc câu 7
- Trong xản xuất nông nghiệp khâu nào là quan trọng nhất ?
- Câu tục ngữ nói gì ?
*Cho học sinh đọc câu 8 .
- Nhất thì , nhì thục nghĩa là gì?
- Cơ sở thực tiễn của những kinh nghiệm nêu trong tục ngữ?
-Lắng nghe và ghi tựa bài mới
* Đọc.
* Cá nhân:
+Hình thức: Câu nói rất ngắn gọn, kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệuà dễ nhớ.
+ Nội dung: Diễn đạt những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội (nghĩa đen, nghĩa bóng)
+ Sử dụng: Mọi hoạt động trong đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và để lời nói hay hơn, sinh động, sâu sắc.
-đọc vanê bản
* Cá nhân: Chia 2 nhóm:
+ Từ 1® 4: Nói về thiên nhiên.
+ Từ 5® 7: Nói về LĐSX.
- Học sinh đọc câu 1.
- Có 2 vế
-Đêm tháng 5 (âl) ngắn, ngày tháng 10 cũng ngắn.
-Phép nói quá
Làm nỗi bật tính chất giữa đêm và ngày và thời gian
-Mùa hạ và mùa đông .
-Biết thêm đặc điểm của thời gian để sắp xếp công việc.
-Lắng nghe
- Học sinh đọc câu 2 .
- Nhiều sao .
- Đêm trước trời nhiều sao, hôm sau sẽ nắng; trời ít sao sẽ mưa.
-Phép đối sự khác biệt giữa nắng mưa ra sao ?
-Từ hiện tượng thiên nhiên dự đoán nắng mưa qua quan sát ->áp dụng vào đi lại ,đồng áng .
- Học sinh đọc câu 3 .
-Ráng thường xuất hiện chiều .
- Ráng có màu vàng .
- Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà tức trời sắp có bão.
-Đọc câu 4
- Khi có lụt .
Kiến bò nhiều vào tháng 7 là điềm báo sắp có lụt.
-Đọc câu 5
-Đất quý như vàng
* Cá nhân.
- Học sinh đọc .
- Nuôi cá , làm vườn , làm ruộng.
- Trong các nghề ở nông thôn, nghề đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất là nuôi cá, kế đến là làm vườn, rồi đến làm ruộng.
-Đọc câu 7
- Phân , nước, giống .
- Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, công chăm sóc, giống) trong nghề trồng lúa nước.
Gọi học sinh đọc câu 8
- “Thì” là thời vụ , “Thục”làm cho đất tốt .
- Kinh nghiệm thực tế do người dân đúc kết qua năm tháng lao động .
I/Tục ngữ là gì ? :
Là những câu nói dân gian ngắn gọn , ổn định , có nhịp điệu ,hình ảnh , thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên ,lao động sản xuất,xã hội)được nhân dân vận dụng vào đời sống suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
 II. Phân tích nội dung các câu tục ngữ:
 1) Những câu tục ngữ về thiên nhiên .
 Câu 1: 
 Đêm tháng 5 (âl) đêm ngắn ngày dài , tháng 10 (âl) đêm dài ngày ngắn.Từ phép nói quá và phép đối câu tục ngữ cho ta bài học về thời gian áp dụng vào công việc đi lại.
Câu 2 Câu tục ngữ với phép đốinhịp nhàng chỉ việc nhìn sao đón nắng / mưa giúp ta chủ động trong công việc. 
Câu 3: Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà tức trời sắp có bão.Vận dụng câu tục ngữ đoán trước có bão mà phòng tránh.
Câu 4: Kiến bò nhiều vào tháng 7 là điềm báo sắp có lụt.
2) Những câu tục ngữ về lao động sản xuất
Câu 5: Nêu giá trị của đất, Đất quý như vàng.vì thế ta nên trân trọng gìn giữ.
Câu 6: Trong các nghề ở nông thôn, nghề đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất là nuôi cá, kế đến là làm vườn, rồi đến làm ruộng.
Câu 7: Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, công chăm sóc, giống) trong nghề trồng lúa nước.
Câu 8: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và khâu làm đất trong trồng trọt.
Hoạt động 4 . Tìm hiểu đặc điểm về hình thức và diễn đạt 
-Nhìn chung, tục ngữ có những đặc điểm gì về hình thức diễn đạt? Hãy minh hoạ những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học.
* Đánh giá, chốt:
+ Số tiếng trong câu rất ít: C 5, 8.
+ Vần lưng: năm- nằm; mười- cười; nắng – vắng; bò – lo
+ Các vế đối xứng nhau về hình thức, cả nội dung.
+ Hình ảnh trong câu tục ngữ cụ thể, sinh động cả cách nói quá (C1, 5). Hình ảnh làm các câu tục ngữ trở nên tươi mát, hàm súc và kinh nghiệm diễn đạt trong đó có sức thuyết phục hơn.
Hoạt động 4 Tổng kết .
Học sinh đọc phần ghi nhớ 
- Ngắn gọn.
 - Thường có vần (vần lưng).
- Ngắn gọn.
 - Thường có vần (vần lưng).
-Lắng nghe 
Đọc ghi nhớ
 3) Đặc điểm về hình thức diễn đạt:
 - Ngắn gọn.
 - Thường có vần (vần lưng).
 - Các vế đối xứng.
 - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
III/Tổng kết :
 Bằng lối nói ngắn gọn , có vần,nhịp , giàu hình ảnh , truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ; Là “túi khôn” của dân gian có tính tương đối và được tổng hợp bằng quan sát.
Hoạt động 5: Củng cố 
- Những câu tục ngữ trên ngày nay còn được sử dụng với độ chính xác cao không ?
Hs thảo luận nhóm 2p
 Ngày nay ,khi xã hội tiến bộ ,khoa học đã can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống một số kinh nghiệm dân gian nhường chỗ cho khoa học song một số câu tục ngữ vẫn còn mang giá trị nguyên vẹn.
 – Dặn dò : 
- Học thuộc lòng 8 câu tục ngữ và ghi nhớ.
-Giải thích nghĩa và nắm được hình thức diễn đạt.
- Làm BT ở SBT trang 3,4.
-Thực hiện theo nội dung và phương pháp tiết: Chương trình địa phương.
Tuần :20- Tiết :74
CHUƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn:26/12/2009
Ngày dạy:28/12/2009 – 2/1/2010
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngư õtheo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
 - Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
B. Chuẩn bị:
*GV: Tư liệu sưu tầm về ca dao, tục ngữ địa phương .
* HS: Tham khảo hướng dẫn, phân công sưu tầm, ghi chép, tổng hợp.
C.Phương pháp:
-Đàm thoại ,gợi tìm ,thực hành nhóm .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
2. Bài Cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh .
3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1: giới thiệu bài 
* Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương là 1 việc làm có nhiều ý nghĩa, là dịp để tìm hiểu về địa phương mình để có tri thức về địa phương: Tên đất, tên người, các phong tục, tập quán, các di tích lịch sử, Cách Mạng,  mới xác định được đâu là ca dao, dân ca về địa phương, vừa giúp ta rèn luyện đức tính kiên trì. Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương mình. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
 Sưu tầm 10 câu ca dao -dân ca, tục ngữ nói về địa phương.
- Ca dao - dân ca, tục ngữ là gì?
- Thế nào là 1 câu ca dao?
- Thế nào là “ Ca dao – dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương”? VD?
* Gợi ý để HS thấy rõ các nguồn sưu tầm:
+ Hỏi cha mẹ, người già cả ở địa phương.
+ Lục tìm trong báo (sách báo nói về quê hương).
+ Các bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao nói về địa phương mình 
* Gợi ý cách sưu tầm:
+ Chép vào sổ tay.
+ Phân loại riêng phần ca dao với tục ngữ.
+ Sắp xếp theo thứ tự A, B, C (của chữ cái đầu câu).
-Lắng nghe và ghi tựa bài mới
* Cá nhân:
+ Cần Thơ gạo trắng nước trong
 Ai đi đến đó lòng không muốn về.
+ Sông Cửu Long, con rồng 9 khúc
 Tính con người lúc đục, lúc trong
 Thương em thương gái má hồng
 Thương người nề nếp thuỷ chung một lòng .
 ..............................................................
* Nghe và tự ghi nhận.
* Nghe và tự ghi nhận.
1) Nguồn sưu tầm:
 -Sách, báo các phương tiện thông tin 
 - Hỏi người thân ..
2)Cách sưu tầm: 
 - Sưu tầm, ghi nhận.
 - Phân loại 
- Sắp xếp theo thứ a,b ,c chữ cái đầu dòng 
Dặn dò :
 - Mỗi cá nhân sưu tầm 5 câu.
 -Tổ trưởng tổng hợp, loại bỏ những câu trùng và sắp xếp (thi đua giữa các tổ).
 - Soạn bài: Tìm hiểu chung văn nghị luận (Đọc và trả lời theo yêu cầu câu hỏi trang 7, 8, 9)
Tuần :20- Tiết :75
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
Ngày soạn:26/12/2009
Ngày dạy:28/12/2009 – 2/1/2010
A . Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS :
 Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị:
*GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án..
* HS: Đọc và soạn các câu hỏi trong bài.
C.Phương pháp :
 -Quy nạp ,gợi tìm,nêu vấn đề ,tích hợp ,thực hành nhóm
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định Kiểm diện, trật tự.
2. Bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh .
3. Bài mới 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Hoạt động 1 : giới thiệu bài
 Trong đời sống có nhiều vấn đề cần làm rõ .Vì thế người ta dùng văn nghị luận để thỏa nhu cầu văn chương.Tiết học hôm nay các em sẽ được tìm tiểu nội dung .
Hoạt động 2:Tìm hiểu nhu cầu nghị luận
* Cho HS đọc mục a.
- Trong đời sống, em có gặp các vấn đề và câu hỏi như thế không? Hãy đặt thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự?
- Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản như đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao?
- Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Kể tên 1 vài kiểu văn bản mà em biết.
-Chốt : Từ đó, em thấy nhu cầu nghị luận trong cuộc sống như thế nào?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu văn nghị luận là gì?
* Cho HS đọc văn bản: Chống nạn thất học.
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?
- Để thực hiện mục đích ấy, bài viết đã đưa ra những ý kiến nào?
- Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm câu văn mang luận điểm? (luận điểm: thể hiện quan điểm của tác giả).
- Câu có luận điểm có đặc điểm gì?
- Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào?
Gợi ý: Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết? Việc chống nạn mù chữ có thực hiện được 
-Lắng nghe và ghi tựa bài mới
* Đọc.
* Cá nhân:
+ Vì sao con cái phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Vì sao phải giữ cho trái đất sạch và xanh?
+ Vì sao phải luôn tu bổ và bảo vệ đê điều?
+ Vì sao phải siêng năng, cần mẫn trong học tập?
* Cá nhân:
 Không! Vì các câu hỏi đó đòi hỏi phải trả lời bằng lí lẽ kèm theo những dẫn chứng xác đáng thì mới trả lời được thông suốt (tức là phải nghị luận) – (VD SGV trang 13).
* Cá nhân: 
 Các bài xã luận, bình luận, các ý kiến trong cuộc họp, bài phát biểu.
- Văn bản nghị luận tồn tại khắp nơi trong cuộc sống.
* Đọc.
* Cá nhân: 
- Kêu gọi toàn thể nhân dân VN cùng đi học để ai ai cũng biết đọc, biết viết chữ nước nhà.
- Lên án chính sách ngu dân của Pháp trước đây. Nay đã có độc lập ta phải biết đọc biết viết để góp sức xây dựng nước nhà. Mọi người phải giúp nhau học tập.
* Thảo luận, trình bày:
+“Một công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí” ø 
+“Mọi người VN  chữ Quốc Ngữ”
+ Tiêu đề: “ Chống nạn thất học”.
* Thảo luận nhóm2p
 Đó là câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng.
* Cá nhân:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM tháng 8.
+ Những điều kiện cần phải có để xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng trong thực tế 
1/ Nhu cầu nghị luận :
 Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến,xã luận ,bình luận, bài phát biểu 
2) Thế nào là văn bản nghị luận?
 - Văn nghị luận là văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc ,người nghe một tư tưởng ,quan điểm nào đó.
-Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng ,có lí lẽ ,dẫn chứng thuyết phục .
-Những tư tưởng ,quan điểm phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
không?
-Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
Chốt :Em hiểu thế nào là văn bản nghị luận?
- Đặc điểm chung của văn bản nghị luận?
Cho HS đọc ghi nhớ.
Củng cố –dặn dò:
-Văn bản nghị luận cần có những yêu cầu gì ?
-Đọc lại văn bản nghị luận của phần tìm hiểu bài .
-Xem phần bài tập SGK trang 7
trong việc chống nạn thất học.
- Không! Vì trong trường hợp này phải dùng lí lẽ để nêu bật vấn đề, để lời kêu gọi có sức thuyết phục cao làm cho mọi ngườiđều hiểu, đều thấy đúng, hay và cùng hăng hái thực hiện.
* Cá nhân.
* Cá nhân.
* Đọc.
 - Dặn dò :
* Học ghi nhớ.
* Về làm BT3 trang 10.
* Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội.
+ Đọc văn bản, tìm hiểu nghĩa.
+ Trả lời 4 câu hỏi trang 12, 13 vào vở bài soạn.
 Ngày ....tháng ....năm 2009
 Duyệt BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc